Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Giáo trình Sửa chữa màn hình LCD (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 54 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

SỬA CHỮA MÀN HÌNH LCD
NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành theo Quyết Định số: /QĐ-CĐN, ngày tháng

năm

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

An Giang, năm 2020

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, màn hình vi tính đã trở nên phổ biến và không thể thiếu trong


thời đại bùng nổ CNTT và cơng nghệ 4.0, Cơng nghệ màn hình máy tính ngày
càng phát triển đa dạng và hiện đại. Nên một kỹ thuật viên được trang bị kiến
thức và kỹ năng về sửa chữa màn hình là điều cần thiết trong tình hình thực tế.
Giáo trình nhằm cung cấp cho học viên một tài liệu tham khảo chính về
mơn sửa chữa màn hình thơng dụng hiện nay. Trong đó, giới thiệu cách lắp sửa
chữa thay thế linh kiện, đồng thời trang bị những kiến thức về giải quyết các sự
cố khi xảy ra lỗi, giúp người học lĩnh hội tốt kiến thức đáp ứng nhu cầu sau khi ra
trường để làm việc.
Giáo trình chủ yếu dùng cho học hệ Trung cấp chính quy, thời gian giảng
dạy là 150 giờ. Sau khi học xong các môn:kỹ thuật điện tử, Sửa chữa bộ nguồn,
xử lý sự cố phần mềm, lắp ráp cài đặt máy tính, sửa chữa laptop.
Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Lao Động TB&XH phê duyệt, với
mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức về sửa chữa màn hình. Giáo
trình gồm 6 bài, cấu trúc thống nhất, phù hợp với đối tượng đào tạo:
+ Bài 1: Tổng quan màn hình
+ Bài 2: Mạch cấp nguồn
+ Bài 3: Bo mạch chính
+ Bài 4: Mạch cao áp
+ Bài 5: Bóng cao áp
+ Bài 6: Panel LCD
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cũng
như các bạn học sinh - sinh viên và những ai sử dụng giáo trình này, để giáo trình
được hồn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn q Thầy Cô trong hội đồng thẩm định của trường Cao
Đẳng Nghề An Giang để giáo trình Sửa chữa màn hình LCD được hoàn chỉnh.
An Giang, ngày

tháng

năm


Tham gia biên soạn

Lê Hữu Tính

3


MƠ ĐUN:SỬA CHỮA MÀN HÌNH LCD
Tên mơn học : SỬA CHỮA MÀN HÌNH LCD
Mã mơn học: MĐ17
Thời gian thực hiện mơn học: 150 giờ (Lý thuyết: 32 giờ, thực hành,
thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 112 giờ, kiểm tra:6 giờ).
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠN HỌC
1.Vị trí: Mơn học được bố trí sau khi học sinh học xong các mơn học
chung, trước các mơn học/ mơ-đun đào tạo chun ngành.
2.Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc.
II.MỤC TIÊU CỦA MƠN HỌC
1.Về kiến thức:
-Phân biệt được các loại màn hình .
-Hiểu được các nguyên tắc hoạt động màn hình
2.Về kỹ năng:
-Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của màn hình
3.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
-Điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất
III.NỘI DUNG MÔN HỌC
1.Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Thời gian
Mã bài
Tên các bài trong mô đun Tổng

Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
số
MĐ19-01 Tổng quan màn hình
17
15
2
MĐ19-02 Mạch cấp nguồn
35
8
26
1
MĐ19-03 Bo mạch chính
25
8
16
1
MĐ19-04 Mạch cao áp
28
5
22
1
MĐ19-05 Bóng cao áp
18
2
15
1
MĐ19-06 Panel LCD
25
3
20

2
Tổng cộng
150
32
112
6

4


BÀI 1

TỔNG QUAN MÀN HÌNH
GIỚI THIỆU:
Bài tổng quan màn hình gồm tổng cộng 17 giờ học, trong đó có 15 giờ lý
thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về các linh kiện cơ
bản, giúp cho người học có thể có kiến thức cơ bản về màn hình. 2 giờ thực hành
tạo cho người học các kỹ năng cơ bản. Trước khi học chương này, người học cần
phải có kiến thức cơ bản về các mạch điện tử.
MỤC TIÊU :
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của màn hình
- Biết được Các loại linh kiện thường sử dụng trong màn hình
- Phân tích sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của màn hình
NỘI DUNG:
I.Giới thiệu màn hình:
1.Sơ đồ khối tổng quát

1.1.POWER (Khối nguồn)
Khối nguồn của màn hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện
5



áp DC ổn định cho cácc bộ phận của máy, bao gồm:
- Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp
- Điện áp 5V cung cấp cho Vi xử lý và các IC nhớ
- Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video
Khối nguồn có thể được tích hợp trong máy cũng có thể được thiết kế ở
dạng Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoặc 19V DC.
1.2.MCU (Micro Control Unit – Khối vi xử lý)
Khối vi xử lý có chức năng điều khiển các hoạt động chung của máy, bao
gồm các điều khiển:
- Điều khiển tắt mở nguồn
- Điều khiển tắt mở khối cao áp
- Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản
- Xử lý các lệnh từ phím bấm
- Xử lý tín hiệu hiển thị OSD
- Tích hợp mạch xử lý xung đồng bộ
1.3.INVERTER (Bộ đổi điện – Khối cao áp)
Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh
để chiếu sáng màn hình:
- Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình.
- Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình.
1.4.ADC (Mạch Analog Digital Converter)
Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G , B từ dạng tương tự
sang tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scaling
1.5.SCALING (Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)
Đây là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu
video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình,
đồng thời nó cũng tạo ra tín hiệu Pixel Clock – đây là tín hiệu quét qua các điểm
ảnh.

1.6.LVDS (Low Voltage Differential Signal)
Đây là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín
6


hiệu ảnh số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình, tạo tín
hiệu qt ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này thường gắn liền với đèn
hình.
1.7.LCD PANEL (Màn hình tinh thể lỏng)
Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn
hình.
Phần hiển thị LCD sẽ tái tạo lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp xếp
chúng lại theo chật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị.
2.Cấu tạo nguyên lý hoạt động
LCD được chia làm 6 phần chính
2.1.Bo nguồn (Power Supply Circuit)
Đúng với tên gọi, nó giữ nhiệm vụ cung cấp nguồn cho tồn bộ màn hình
LCD. Thường thì nó sẽ có 2 nguồn chính là nguồn 12V và 5V. Một số đời LCD
bo nguồn này nằm rời ra bên ngoài dưới dạng 1 Adapter (Như cục xạc pin của
máy laptop). Thật ra thì bên trong nó cũng giống như cục xạc của máy laptop. Mà
cục xạc cũng chỉ là một “bộ nguồn” gồm 1 hoặc 2 nguồn ngỏ ra (Đơn giản hơn
nguồn ATX nhiều).
Mạch nguồn 5V sẽ cấp nguồn cho các mạch ổn áp 3.3V hay 2.5V cấp cho
các mạch và IC xử lý. Gần 70% hư hỏng thường rơi vào khu vực “bo nguồn” này.
2.2.Bo Cao áp (Inverter Circuit board)

7



Mạch này sẽ tạo ra điện áp rất cao từ 600V – 1000V thường thấy khu vực
có các biến áp xung tương ứng với dây nối lên các bóng cao áp (backlights). Phần
lớn Bo nguồn và bo cao áp được thiết kế chung một vỉ mạch:
2.3.Bóng cao áp (Backlights – Lamps)

Đây là nguồn sáng chính mà chúng ta thấy khi sử dung LCD.

2.4.Bo chính (Mainboard – Board AD)

8


Chủ yếu chuyển đổi tính hiệu RGB dạng Analog sang tín hiệu kỹ thuật số
để cấp cho Bo đảo pha hay Bo điều khiển nằm trên Panel của LCD.
2.5 Bo đảo pha / Bo điều khiển (LCD Driver/Controller board):

Nhận tính hiệu từ bo chính xử lý, đảo pha và xuất ra các tấm panel. Bo này
thường được gắn chung vô Panel gồm cả bóng cao áp bên trong. (Thường gọi
chung là Panel).
2.6 Panel:

Là nơi cuối cùng để xuất hiện mà mắt ta thấy được từ bên ngoài. Thường
được gắn chung với các bóng cao áp và bo đảo pha như đã nói ở trên. Và được
goịu chung là Panel. Ngồi ra cịn có phần “bàn phím” để điều chỉnh và tắt mở,
cịn lại là vỏ của màn hình.

9


3.Nguyên lý trộn màu

Trong tự nhiên có ba màu sắc có tính chất .Bất kỳ màu sắc nào cũng có thể
phân tích thành ba mầu sắc đó. Từ ba màu sắc đó có thể tổng hợp thành một mầu
bất kỳ => Ba mầu đó là Đỏ (Red) , Xanh lá (Green) , Xanh lơ (Blue).
Trong truyền hình mầu, máy vi tính và điện thoại di động người ta đã sử
dụng 3 mầu sắc trên để truyền đi hoặc lưu trữ các hình ảnh mầu.
Màn hình mầu thực chất là ba chiếc đèn hình đơn sắc có chung màn hình
và các lưới G1, G2, G3, cực Anơt, 3 hình ảnh phát ra từ 3 Katơt chồng khít lên
nhau và cho ta cảm nhận được một hình ảnh với hàng triệu mầu sắc .
Nếu như mất đi một nguồn tín hiệu hay một Katơt nào đó bị hỏng thì hình
ảnh sẽ mất đi một mầu cơ bản và các mầu khác sẽ bị sai .
=> Tại vị trí có đủ 3 mầu => cho ta mầu trắng
=> Vị trí thiếu mầu đỏ => màn hình ngả mầu xanh
=> Vị trí thiếu mầu xanh lá => màn hình ngả mầu tím
=> Vị trí thiếu mầu xanh lơ => màn hình ngả mầu vàng
II.Các linh kiện thường dùng:
1.Linh kiện thụ động
Điện trở hạn dòng R1 là điện trở sứ khoảng 2Ω
10W có nhiệmvụ hạn chế dòng điện nạp vào tụ, trong trường hợp nguồn bịchập
10


thì R1 đóng vai trị như một cầu chì .
Các Điốt D1 - D4 chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều thành dòngmột chiều, tụ lọc C3 sẽ lọc cho điện
áp một chiều bằng phẳng cung cấp cho nguồn xung
hoạt động .
2.Linh kiện tích cực
Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vơ cùng vì vậy chúng rất nhậy
với các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếuMosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị
hỏng ngay lập tức .

Monitor thường sử dụng cặp linh kiện là IC tạo dao động kết
hợp với Mosfet đóng mở tạo thành dịng điệnxoay chiều tần số cao
đưa vào biến áp xung .IC dao động đa số sử dụng IC - KA3842 đây
là IC rất thôngdụng và giá thành rẻ .
3.Công suất
Công suất nguồn đi với IC là Mosfet , thông thường sử dụng
Mosfet K... ,2SK...
Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vơ cùng vì vậychúng rất nhậy
với các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếuMosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị
hỏng ngay lập tức .
Điện áp dao động từ chân 6 IC dao động được đưa vào chân G của Mosfet
để điều khiển cho Mosfet đóng mở, trong cáctrường hợp IC dao động hư làm cho
áp dao động ra ở dạng một chiều cũng làn hỏng Mosfet .
3.1 Mạch hồi tiếp ổn định áp ra

Là toàn bộ mạch mầu tím ở sơ đồ trên, chúng có nhiệm vụ hồi tiếp để giữ
cố định điện áp ra trong trường hợp điện áp vào thay đổi .
11


3.2 Mạch hồi tiếp cao áp

Trong hai trường hợp cao áp hoạt động và khơng hoạt động, nguồn có sự
thay đổi lớn về dòng tiêu thụ, do sự sụt áp trên cuộn hồi tiếp ít hơn so với cuộn
thứ cấp khi cao áp chạy, vì vậy vịng hồi tiếp trên khơng giữ được điện áp ra cố
định, vì vậy người ta khắc phục bằng cách đưa xung dòng hồi tiếp về chân 4 của
IC dao động
Khi có xung dịng hồi tiếp về chân 4 thì điện áp ra khơng cịnbị sụt áp khi
cao áp chạy . ( cao áp tiêu thụ 70% công suấtnguồn).
3.3 Mạch bảo vệ


Khi các phụ tải tiêu thu điện của nguồn bị chập => dẫn đến Mosfet công
suất hoạt động quá tải và hỏng, để bảo vệ Mosfet công suất người ta đấu từ chân
S của mosfet công suất xuống mass qua điện trở 0,68Ω và lấy sụt áp trên điện trở
12


này đưa về chân bảo vệ của IC dao động, khi Mosfet công suất hoạt động mạnh,
sụt áp trên điện trở này tăng => điện áp đưa về chân bảo vệ tăng => ngắt dao
động.
III.Phân tích sơ đồ khối :
1.Giới thiệu sơ đồ khối

2.Chức năng cơ bản của các khối trong màn hình
2.1.Khối nguồn

Đầu vào là nguồn điện lưới 220V AC.
Dùng mạch nguồn ngắt mở (nguồn xung) để tạo ra 2 điện áp chính là 5V
cấp cho Bo xử lý và 12V cấp cho Bo cao áp.
13


2
2.2.Khối Cao áp

Nhận nguồn 12V từ bo nguồn.

14



Nhận tín hiệu 3v3 On/Off từ bo xử lý để điều khiển việc ngắt mở mạch cao
áp. Nhận tín hiệu điều chỉnh sáng tối từ bo xử lý.
Xuất ra điện thế cao áp khoảng 600 ~ 1000 V AC đốt sáng bóng cao áp
nằm bên trong Panel LCD.
2.3.Bo xử lý

Nhận nguồn 5V từ bo nguồn để cấp cho các IC trên bo. Nhận tín hiệu VGA
từ cáp VGA nối với card màn hình.
Xử lý tín hiệu và xuất tín hiệu lên Panel LCD thơng qua cáp tín hiệu (lọai
thơng dụng 20 hoặc 30 pin).
Chức năng của các IC trên bo:
IC giao tiếp:Nó bao gồm Pre-Amp, ADC (chuyển đổi analog sang digital),
tự động cân chỉnh (Auto Adjustment), PLL (Phase Locked Loop), các hiển thị
trên màn hình (On Screen Display - OSD)… Chuyển đổi tín hiệu màu RGB sang
8 bit hay 16 bit tùy thuộc vào MCU đang dùng để cấp cho IC điều khiển panel
LCD. Chức năng tự động cân chỉnh tần số, phase, vị trí ngang / dọc và cân bằng
trắng… khi chuyển đổi độ phân giải. Ở các monitor LCD đời củ, các chức năng
này không nằm chung 1 IC mà chia thành nhiều IC khác nhau.
MCU (Microcontroller Unit):Nó là một vi xử lý bao gồm cả CPU,
SRAM, DAC, ADC và 64K FlashROM. Điều khiển mọi họat động trên bo như
một máy tính thu nhỏ.
EEprom:Lưu các đoạn chương trình như là BIOS của mainboard máy
tính. Và dĩ nhiên, nó cũng có thể bị lỗi và cũng được xả ra nạp lại bằng các máy
nạp ROM thông dụng như PCB50 của TME hay Máy ProTool U580…như chính
BIOS mainboard máy tính.
15


Nếu lỗi EEprom: sẽ Khơng lên hình, sai khng hình ngang dọc, không thể
lưu các cài đặt, cân chỉnh của người dùng, một số chức năng điều chỉnh âm

thanh, ánh sáng khơng họat động, khơng hiển thị các màn hình chức năng điều
khiển hoặc hiện các màn hình chức năng hịai mà khơng tắt.
Việc nạp lại ROM này chủ đọc từ ROM máy tốt để dành nạp lại. Các chip
EEprom thơng dụng là: 24C02, 24C21, 24C04, 24C08, 24C16

Hình dáng thực tế EEprom
2.4.Panel LCD
Nhận nguồn từ cao áp để đốt sáng đèn cao áp bên trong.
Nhận tín hiệu đã qua xử lý từ bo điều khiển.
3.Các hư hỏng thường gặp:
Máy có cao áp nhưng màn hình khơng sáng:
Khi thấy màn hình khơng sáng mặc dù đã có đèn báo nguồn thì cần kiểm
tra các chế độ điện áp cung cấp cho đèn hình, cần kiểm tra các điều kiện sau :
=> Kiểm tra điện áp G2 ( đo ở vỉ đuôi đèn hình ) nếu như điện áp này vẫn
có khoảng 400V ( đo đồng hồ số ) hoặc trên 200V ( nếu đo đồng hồ cơ ) thì cao
áp vẫn đang chạy.
16


Khơng có đèn báo nguồn, khơng có điện áp ra .
Nguyên nhân : hiện tượng trên là do một
trong 2 nguyên nhân sau :
Chập Mosfet hoặc IC công suất, nổ cầu chì,
mất nguồn 300V
Cịn 300V trên tụ lọc nguồn chính,
mất dao động, đèn côngsuất không hoạt động
Kiểm tra
Cần để ý cầu chì ? nếu cầu chì nổ
cháy đen là biểu hiện củachập đèn công suất
( hoặc IC công suất )

Nếu cầu chì khơng đứt là biểu hiện
cơng suất khơng bị chập,nguồn bị mất dao
động .
Đo kiểm tra trở kháng :
+ Chú ý trước khi đo cần thoát điện trên tụ để đề phòng điệnáp dư làm
hỏng đồng hồ, bạn dùng mỏ hàn để thốt điện, khơngđược chập trực tiếp .
+ Chuyển đồng hồ về thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc nguồn,đảo chiều
que đo hai lần và xem kết quả .
IV.Q trình tạo ảnh:
1.Ngun lý tạo ảnh
Tín hiệu hình ảnh trên máy tính được lưu ở dạng tín hiệu số trên đĩa cứng
hoặc đĩa CD Rom, khi ta mở hình ảnh đó ra, dữ liệu của File ảnh được nạp lên bộ
nhớ RAM và được ánh xạ sang bộ nhớ của Card Video sau đó chúng được đổi
thành tín hiệu Analog Tín hiệu Video Analog mà Card Video cho ra gồm 3
đường:
- Tín hiệu Video - R ( mang thơng tin về mầu đỏ của ảnh )
- Tín hiệu Video - G ( mang thông tin về mầu xanh lá của ảnh )
- Tín hiệu Video - B ( mang thông tin về mầu xanh lơ của ảnh )
Nguồn gốc của tín hiệu R, G , B
- Theo nguyên lý phân tích và tổng hợp mầu sắc trong tự nhiên thì mỗi
mầu sắc bất kỳ ta có thể phân tích thành ba mầu cơ bản là đỏ (R), xanh lá (G),
17


xanh lơ (B) và ngược lại từ ba mầu cơ bản trên ta cũng có thể tổng hợp thành một
mầu bất kỳ, chính vì vậy một bức ảnh có hàng triệu mầu nhưng thực chất máy
tính chỉ lưu lại ba mầu cơ bản của mỗi điểm ảnh mà thôi .
Nguồn gốc của tín hiệu R, G, B là do bức ảnh mầu được phân tích thành ba
bức ảnh ngay từ khi chúng mới được thu vào, sau đó các bức ảnh này được đổi
thành tín hiệu Video nhờ nguyên lý quét hoặc nhờ các Sensor ( cảm biến ) .

2.Các hư hỏng thường gặp
- Nếu mất một tín hiệu mầu đỏ đưa tới Katơt R, màn hình sẽ lệch sang mầu
xanh lam do chỉ cịn hai tín hiệu xanh lá và xanh lơ trộn lại
- Nếu mất tín hiệu mầu xanh lá đưa tới Katơt G, màn hình sẽ lệch sang
mầu tím .

18


CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1
1. Nêu các linh kiện thụ động, tích cực?
2. Hãy nêu chức năng khối nguồn?
3. Nêu nguyên lý tạo ảnh
4. Hãy nêu các hư hỏng thường gặp?

19


BÀI 2 : MẠCH

CẤP NGUỒN

GIỚI THIỆU
Bài mạch cấp nguồn tổng số tiết học là 35 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết
nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về các mạch cấp nguồn của
màn hình LCD thơng dụng , giúp cho người học có thể nắm được nguyên lý hoạt
động của mạch . 27 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản đo kiểm
tra, thay thế các linh kiện tích cực.
Trước khi học bài này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về các linh
kiện tụ động, thao tác được đối với các thiết bị đo VOM...

MỤC TIÊU:
- Phân tích được sơ đồ khối và chi tiết mạch cấp nguồn IC3842 và STR
- Phân tích được các Pan hư hỏng và khắc phục các sự cố hư hỏng phần
mạch nguồn
NỘI DUNG:
I.Giới thiệu mạch nguồn:
1.Mạch nguồn AC
Mạch nguồn xung (còn gọi là nguồn ngắt/mở - switching) là mạch nghịch
lưu thực hiện việc chuyển đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện
xoay chiều.
Mạch lọc nhiễu - Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây
điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh
kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu cơng
nghiệp v v…
Mạch chỉnh lưu - Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một
chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.
Mạch chỉnh lưu điện áp 220VAC thành 300VDC:
Điện áp AC 220V đầu vào có hai cực, một cực tiếp đất có giá trị 0V, cực kia
có hai pha âm và dương đảo chiều liên tục.
2.Mạch nguồn DC

20


Khi cực trên có pha dương, dịng điện sẽ đi từ +220V qua đi ốt D2 => qua R
tải => qua D4 rồi trở về 0V.
Khi cực trên có pha âm, dòng điện đi từ 0V đi qua đi ốt D3 => qua R tải =>
qua D1 rồi trở về điện áp -220V.
Nếu một đi ốt bất kỳ bị đứt hoặc có hai đi ốt đối diện bị đứt thì điện áp đầu
ra có dạng nhấp nhơ thưa cách qng, lúc này nguồn vẫn hoạt động nhưng khi

cấp điện cho Mainboard thì nó làm cho máy tính khởi động lại liên tục do chất
lượng của điện DC không được lọc bằng phẳng.
Chức năng của mạch chỉnh lưu là để tạo ra điện áp 300V DC bằng phẳng
Phụ tải của mạch chỉnh lưu là đèn công suất của nguồn cấp trước và hai đèn
cơng suất của nguồn chính.
Khi đèn cơng suất của nguồn cấp trước hoặc hai đèn công suất của nguồn
chính bị chập thì sẽ chập phụ tải 300V DC.=> Khi chập tải 300V DC nguồn sẽ bị
nổ cầu chì và có thể gây hỏng các đi ốt chính lưu.
II.Mạch tạo xung:
1.Giới thiệu mạch tạo xung

Mạch lọc nhiễu: Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây
điện không để chúng lọt vào trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn
hình.
Mạch chỉnh lưu: Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC
300V cung cấp cho nguồn xung hoạt động.
Mạch dao động : Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển
đèn Mosfet ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.
21


Transistor công suất : Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để
tạo ra dòng điện sơ cấp chạy qua biến áp xung.
Mạch hồi tiếp: Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về
mạch dao động để tự động điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện áp ra
được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
Biến áp xung: Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều
khiển điện áp đồng thời lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn
2.Các loại IC tạo xung
IC dao động KA3842 được sử dụng rộng dãi

trong các bộ nguồn xung có sử dụng Mosfet, IC
này có 8 chân và các chân có chức năng như sau:
Chân 1 (COMP) đây là chân nhận điện áp hồi tiếp dương đưa về mạch so
sánh, khi điện áp chân 1 tăng thì biên độ dao động ra tăng => điện áp ra tăng, khi
điện áp chân 1 giảm thì biên độ dao động giảm => điện áp ra giảm.
Chân 2 (FB) đây là chân nhận điện áp hồi tiếp âm, khi điện áp chân 2 tăng
thì biên độ dao động ra giảm => và điện áp ra giảm, khi điện áp chân 2 giảm thì
điện áp thứ cấp ra sẽ tăng lên.
Chân 3 (ISSEN) – chân bảo vệ, khi chân này có điện áp > = 0,6 V thì IC sẽ
ngắt dao động để bảo vệ đèn công suất hoặc bảo vệ máy.
Chân 4 (R/C) đây là chân dao động R/C, giá trị điện trở và tụ điện bám vào
chân này sẽ quyết định tần số dao động của bộ nguồn, khi khối nguồn đang hoạt
động ta khơng được đo vào chân này, vì khi đó dao động bị sai làm hỏng đèn
cơng suất.
Chân 5 (GND) – đấu với mass bên sơ cấp hay cực âm tụ lọc nguồn
Chân 6 (OUT) đây là chân dao động ra, dao động ra từ chân 6 sẽ được đưa
tới chân G của transistor công suất để điều khiển đèn công suất hoạt động.
Chân 7 (VCC) – Chân cấp nguồn cho IC, chân này cần phải có 12V đến
14V với IC chân cắm và cần từ 8V đến 12V với IC chân rết loại nhỏ.
Chân 8 (VREF) Chân điện áp chuẩn 5V, chân này đưa ra điện áp chuẩn 5V
để cấp cho mạch dao động và các mạch cần điện áp chính xác và ổn định.
III.Mạch ổn áp:
1.Khái niệm mạch ổn áp

22


Nếu như khơng có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào tăng hoặc dịng
tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điện áp đầu vào giảm hoặc dịng
tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống, vì vậy điện áp ra sẽ khơng ổn định.

2.Các dạng mạch ổn áp
Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi
trường hợp, mạch được thiết kế như sau: Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra
một điện áp lấy mẫu thông qua cầu phân áp R711 và R712, điện áp lấy mẫu này
sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.
Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431
hoặc KA431
Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC – KA431 điều khiển.
Dòng điện qua đi ốt phát quang sẽ làm đi ốt phát sáng chiếu sang đèn thu
quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát quang tỷ lệ thuận với
dòng điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang, dòng điện anỳ sẽ được đưa về
chân hồi tiếp âm (chân 2) của IC.
3.Nguyên lý hoạt động mạch ồn áp

Giả sử khi điện áp đầu vào tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng
lên => điện áp lấy mẫu tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi
qua TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt trong IC so quang tăng => dòng điện
qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về chân 2 của IC tăng
=> biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công suất hoạt động giảm và điện áp
ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở về vị trí ban đầu.
Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra theo xu hướng ngược lại, và
kết quả là khi điện áp đầu vào thay đổi lớn nhưng điện áp đầu ra thay đổi khơng
đáng kể, vịng hồi tiếp này có tốc độ điều chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn
23


giây vì vậy nó hồn tồn có thể điều chỉnh kịp thời với các thay đổi đột ngột của
điện áp đầu vào.

IV.Mạch công suất:

1.Giới thiệu mạch công suất
Công suất nguồn đi với IC là Mosfet , thông thường sử dụng Mosfet K... ,
2SK...
Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vơ cùng vì vậychúng rất nhậy
với các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếuMosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị
hỏng ngay lập tức .
Điện áp dao động từ chân 6 IC dao động được đưa vào chânG của Mosfet
để điều khiển cho Mosfet đóng mở, trong cáctrường hợp IC dao động hư làm cho
áp dao động ra ở dạng một chiều cũng làn hỏng Mosfet

24


2.Nguyên lý hoạt động
Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên cho
transistor Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn
vào chân số 7 của IC.
Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi
động mềm). Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và
điều khiển cho khối nguồn hoạt động.
Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 – 10 được chỉnh lưu
qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC hoạt động.
Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref ra từ chân 8 sẽ đi qua R610
làm cho transistor Q603 dẫn, tụ điện C618 sẽ làm cho đèn Q618 dẫn chậm lại,
khi transistor Q618 dẫn thì transistor Q602 sẽ tắt, vì vậy dịng điện đi qua Rmồi
(R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu.
3.Các trường hợp hư hỏng mạch công suất

Để bảo vệ transistor công suất khơng bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có
sự cố nào đó khiến dịng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá

dòng như sau:
Từ chân S transistor công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass
để tạo ra sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.
Khi dòng tiêu thụ tăng cao, transistor công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên
Rs tăng lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, transistor công
suất được bảo vệ.

25


×