Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Giáo trình Thiết bị may và an toàn lao động - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 54 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ được nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu thiết bị may trình bày những kiến thức cơ bản về cách sử dụng và chỉnh
sửa máy may một kim, hai kim, máy chuyên dùng máy vắt sổ, thùa khuy, đính nút,
máy cắt vải, các thiết bị ủi nhiệt, ủi hơi
Tài liệu thiết bị may trình bày những kiến thức cơ bản về cách sử dụng và chỉnh
sửa máy may một kim, hai kim, máy chuyên dùng máy vắt sổ, thùa khuy, đính nút,
máy cắt vải, các thiết bị ủi nhiệt, ủi hơi
Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học tập
cho sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và là tài liệu có giá trị cho các cán bộ kỹ thuật
ngành may.
Đây là một tài liệu có chất lượng và giá trị vế mặt kiến thức được trình bày rõ
ràng, có minh họa hình ảnh, cách hướng dẫn cần thiết để chỉnh sửa các thiết bị may
công nghiệp giúp cho sinh viên nắm vững nguyên tắc sử dụng đúng kỹ thuật và
bảo quản thiết bị may được lâu dài.
An Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2019

Tham gia biên soạn

Phan Thị Yến Khang

1


MỤC LỤC
Lời giới thiệu…………………………………………………………………1


Mục lục……………………………………………………………………… 2
Giáo trình mơ đun Thiết kế thời trang trang phục trẻ em…………………… 4
Chương 1. An toàn lao d0ộng trong ngành may…………………………….5
Bài 1: Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động.........................................……..5
I. Lao động và khoa học lao động….....……………………………………..5
II. Bảo hộ lao động……………………..…………………………………….5
III. Điều kiện lao động…………………..……………………………………5
IV. Tai nạn lao động………………………………………………….………6
V. Bệng nghề nghiệp…………………………………………………………6
VI. Sự cần thiết của bảo hộ lao động trong sản xuất…………………………6
Bài 2: An toàn lao động trong sản xuất ngành may……………………… ….7
I. An toàn lao động trong ngành may………..………………………………7
II. Một số nội dung thực hiện hoạt động cải thiện điều kiện làm việc đối với
ngành may……………………………………………………………………9
III. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị chuyên dùng………………10
IV. Nguyên tắc về sự lựa chọn tư thế lao động hợp lý để giảm các tác hại
nghề nghiệp………………………………………………………………….12
Chương 2. Thiết bị may công nghiệp……………………………………… 14
Bài 1: Một số mũi may máy cơ bản…………….….……………….….……14
I. Đường may thắt nút hai chỉ …………….………….…………..…………14
II. Đường may móc xích đơn……….…….………………………..………..15
III. Đường may móc xích kép....……………………………………………16
IV. Đường may vắt sổ…….…………………………………………….…..16
Bài 2: Máy may 1 kim mũi may thắt nút……………..………………….…18
I. Bộ phận tạo mũi……………...…...……………………………….……..18
II. Đặc tính kỹ thuật và tính năng tác dụng …………………........................20
III. Cấu tạo một số bộ phận chính…………………………………………..20
IV. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy…………………………………..21
2



V. Một số sai hỏng thường gặp....………...……………..………………...25
Bài 3: Thiết bị chuyên dùng………………… ……………………………27
I. Máy vắt sổ….…………………………………………………………...27
1. Tính năng tác dụng…………………………..………………………....27
2. Thông số kỹ thuật của máy…………………………………………….28
3. Hướng dẫn sử dụng vận hành máy……………………………………..28
4. Một số sai hỏng thường gặp máy vắt sổ………………………………..31
II. Máy thùa khuy (LBH 771)………………………….………………….32
1. Tính năng tác dụng……………………………………………………...32
2. Thơng số kỹ thuật…………………………………………………….…33
3.. Quy trình thùa khuy bằng…………………………………………..….33
4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản………………………………………..34
5. Một số sai hỏng và cách khắc phục…………………………….………38
III. Máy đính nút………….………………………………………...…..…39
1. Tính năng tác dụng……………………………………………………...39
2. Thơng số kỹ thuật………………………………………………………40
3. Phân loại máy đính cúc ……………….………………………….……40
4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản………………………………………..41
5. Một số sai hỏng và cách khắc phục…………………………………..…41
Bài 4. Giới thiệu một số thiết bị ngành may……………..………………..43
I. Máy 2 kim……………...………………………………………….…...43
II. Máy cắt ……………………………………………………………….44
III. Thiết bị ủi……………………………………………………………..47

3


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC THIẾT BỊ MAY
VÀ AN TỒN LAO ĐỘNG

Tên mơn học: Thiết bị may và an tồn lao động
Mã số của mơn học: MH 16
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
1. Vị trí: Mơn học Thiết bị may và an tồn lao động là mơn kỹ thuật cơ sở

trong chương trình các mơn học, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề May
và Thiết kế thời trang.
2. Tính chất: Mơn học thiết bị may và an tồn lao động là mơn học lý

thuyết kết hợp thực hành.
3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Cung cấp cho sinh viên những kiến
thức về sử dụng, bảo quản sửa chữa cơ bản một số máy may 1 kim, 2
kim, vắt sổ, thùa khuy, đính nút, thiết bị ủi. Kiến thức an toàn trong lao
động, phịng chống cháy nổ, an tồn điện......
Mục tiêu của mơn học:
Về kiến thức :
- Trình bày các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
- Trình bày an rồn lao động trong ngành may, quy tắc an toàn khi sử
dụng thiết bị chuyên dùng.
- Nhận biết được một số mũi may cơ bản: Thắt nút, móc xích....
- Trình bày khái niệm và phân loại chính xác các loại máy may công
nghiệp cơ bản
− Về kỹ năng :
+ Vận hành, bảo quản các loại máy may công nghiệp cơ bản: 1 kim, 2
kim, vắt sổ, thùa khuy, đính nút….
+ Vận hành được thiết bị cắt và thiết bị ủi.
− Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận tác
phong trong việc sử dụng các loại máy may cho phù hợp.

4



CHƯƠNG 1
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH MAY
BÀI 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mục tiêu của bài:
Trình bày các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
Biết được sự cần thiết của bảo hộ lao động trong sản xuất công nghiệp
Nội dung:
I. LAO ĐỘNG VÀ KHOA HỌC LAO ĐỘNG:
Lao động của con người là sự cố gắng cả về tinh thần và thể chất để tạo nên
sản phẩm tinh thần và thể chất để tạo nên sản phẩm tinh thần, những động lực và
những giá trị vật chất cho cuộc sống con người.
Quá trình lao động được ghi nhận bởi những ảnh hưởng từ các yếu tố khác
nhau, thể hiện ở điều kiện và các yêu cầu sau:
- Về xã hội
- Về kỹ thuật
- Về khoa học
- Về thị trường
II. BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
Bảo hộ lao động là những biện pháp phịng tránh hay xóa bỏ những nguy
hiểm của con người trong quá trình lao động.
Tổ chức thực hiện lao động là những biện pháp đảm bảo lời giải đúng đắn
thông qua việc ứng dụng những tri thức về kỹ thuật an toàn cũng như đảm bảo
phát huy hiệu quả của hệ thống lao động.
Kinh tế lao động là những biện pháp để khai thác và đánh giá năng xuất vế
phương diện kinh tế, chuyên môn, con người và thời gian.
Quản lý lao động là những biện pháp chung của xí nghiệp để phát triển, thực
hiện, đánh giá sự liên quan của hệ thống lao động.
III. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:

Nói đến điều kiện lao động là nói về tổng thể các yếu tố:
Kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện trong quy trình công nghệ, công
cụ lao động, đối tượng lao động, máy, thiết bị, môi trường lao động. Con người

5


và sự tác động qua lại giữa chúng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của con
người trong quá trình sản xuất.
Các yếu tố điều kiện lao động:
- Máy, thiết bị công cụ lao động.
- Nhà xưởng (nơi làm việc).
- Năng lượng – nguyên liệu.
- Đối tượng lao động.
- Người lao động.
- Yếu tố tự nhiên môi trường, ánh sáng, nhiệt độ cao…
- Yếu tố văn hóa - xã hội.
Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội liên quan đến tâm lý, trạng thái người
lao động.
IV. TAI NẠN LAO ĐỘNG:
Là tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, do kết quả của sự tác
động đột ngột từ bên ngoài dưới dạng cơ năng, điện năng, nhiệt năng, quang
năng, hóa năng hay phong năng làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy
hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể
người.
V . BỆNG NGHỀ NGHIỆP:
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe dẫn đến gây bệnh tật cho
người lao động do tác động các yếu tố có hại phát sinh trong q trình sản xuất.
VI. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP:

Người lao động là tài sản vô giá ở bất kỳ xã hội nào. Tuy nhiên sự mất
mát về người lao động vẫn luôn xảy ra gây tổn thất to lớn và nặng nề cho gia
đình và xã hội. “ An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”

6


BÀI 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NGÀNH
MAY
Mục tiêu của bài:
Trình bày an tồn lao động trong ngành may, quy tắc an toàn khi sử dụng
thiết bị chuyên dùng.
Trình bày nguyên tắc về sự lựa chọn tư thế lao động hợp lý để giảm các tác
hại nghề nghiệp
Nội dung:
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH MAY:
1. Một số tai nạn thường gặp trong ngành may mặc:
- Cắt phải ngón tay khi thao tác trong phịng cắt.
- Kim đâm phải tay khi may.
- Bỏng trong khi ủi.
Ngồi ra cịn tiềm ẩn một số nguy cơ khác như: các bộ phận máy gây bỏng,
hơi nước bị ô nhiễm, dây điện bị hở....
2. Nguyên tắc thiết kế nơi làm việc hiệu quả, thuận tiện và an toàn:
Chiều cao nhà xưởng xác định tùy tính chất cơng việc nhưng khơng nhỏ hơn 3,2
mét.
Phải đảm bảo đủ khơng khí cho cơng nhân trong phân xưởng dung tích
khơng ít hơn 10 mét khối khơng khí cho một cơng nhân.
Để ngun liệu, dụng cụ và các thiết bị trong tầm với.
3. An toàn lao động đối với người lao động:
Toàn bộ các cán bộ - công nhân viên đều được trang bị đầy đủ các phương

tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ trong khi làm việc, phải sử dụng
đúngvà đầy đủ các phương tiện bảo hộ đã được cấp phát để đảm bảo an tồn cho
người lao động.
Trong q trình làm việc cán bộ - công nhân viên phải:
- Không được vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luyện phương pháp
vận hành.
7


- Tuyệt đối tuân thủ các thao tác kỹ thuật, q trình cơng nghệ, cách thức vận
hành.
- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thiết bị, thay đổi thao tác vận hành hoặc q
trình cơng nghệ vì rất nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra.
- Nghiêm cấm việc tự ý tháo gở các phương tiện che chắn của các loại máy.
- Trong khi máy đang hoạt động nếu thấy có điều bất thường thì phải báo
ngay cho thợ cơ điện tới sửa chữa để đảm bảo an toàn.
- Người lao động nếu có bệng phải xin đi khám bệng. Nếu trong quá trình làm
việc mà bị bệnh thì xin phép người quản lý để đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị.
- Máy móc, thiết bị phải bảo dưỡng theo định kỳ, hệ thống điện phải thường
xuyên được theo dõi, kiểm tra các đường dây dẫn, mối nối cầu dao để đề phòng tai
nạn điện gây ra.
- Khi lấy hàng hóa phải sử dụng máy nâng, khơng được leo trèo.
- Nghiêm cấm việc ném hàng hóa từ trên cao xuống
- Mọi cán bộ - công nhân viên nếu phát hiện sự cố nào của thiết bị hoặc có
hành động vi phạm an tồn lao động...đều có trách nhiệm báo cho cán bộ phụ trách
an toàn lao động biết và sử lý.
4. Vệ sinh lao động trong sản xuất:
- Toàn bộ cán bộ - công nhân viên phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao
động trong quá trình làm việc.

- Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc,
chổ làm phải gọn gàng, ngăn nắp.
- Người lao động không xả rác nơi làm việc, nơi công cộng, trước cổng công
ty.
- Xưởng sản xuất phải vệ sinh, lao chùi ít nhất một lần trong ngày.
- Nghiêm cấm việc làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn xưởng.
- Cán bộ - cơng nhân viên phải tham gia chống dịch bệnh và kiểm tra sức
khỏe định kỳ hàng năm.
- Cán bộ - công nhân viên phải đeo khẩu trang khi làm việc.
8


- Nhà bếp, nhà ăn phải luôn sạch sẽ, thức ăn thì phải đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm.
- Nước sử dụng cho người lao động phải kiểm tra 1- 2 lần.
- Nhà vệ sinh phải được lao chùi sạch sẽ.
- Tất cả bãi rác, phế liệu phải để đúng nơi quy định và đưa đến nơi xử lý.
- Nếu có vi phạm về vệ sinh lao động thì mọi người phải có trách nhiệm báo
cho người quản lý biết để xử lý.
5. An toàn điện:
- Thiết kế dây chuyền phải đảm bảo khơng rị rỉ điện.
- Cơng nhân phải đi giày (dép) cao su để cách điện.
- Nối đất các thiết bị có vỏ kim loại.
- Bảo trì thường xuyên các thiết bị sử dụng điện.
- Thay thế các thiết bị điện hư hỏng hoặc định kỳ thay thế bảo trì.
6. An tồn phịng chống cháy nổ:
- Trong cơng ty trang bị các phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy đầy đủ.
- Các phương tiện chữa cháy phải đặt nơi dể thấy, dể lấy và có biển báo.
- Mọi người học sử dụng phương tiện chữa cháy định kỳ 2 lần/ năm.
- Nghiêm cấm việc dùng bình PCCC vào mục đích khác

- Mọi người lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng nội quy PCCC.
- Nghiêm cấm việc hút thuốc tại xưởng.
- Công nhân trước khi ra về phải tắt máy, tất cả các lối thoát hiểm phải có chỉ
dẫn, đèn báo.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN ĐIỀU
KIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI NGÀNH MAY:
1. Sắp xếp và vận chuyển nguyên vật liệu một cách có hiệu quả:
Việc xuất kho và đưa nguyên vật liệu liên tục vào các công đoạn sản xuất
xung quanh nhà xưởng sẽ làm giảm diện tích khu nhà xưởng và cản trở sự di
chuyển của công nhân, tuy cản trở thơng thống khí nhưng kiểm sốt ngun vật
liệu hiệu quả hơn.

9


Tránh để nguyên vật liệu trên sàn nhà dẫn đến thiếu diện tích sản xuất gây
bẩn thỉu và bụi bặm. Nếu chúng được sắp xếp hợp lý sẽ giảm tai nạn lao động và
cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh cho công nhân, nếu sắp xếp lộn xộn, công nhân
phải tốn nhiều thời gian xử lý nguyên vật liệu, gây ùn tắc cho việc lưu thơng hàng
hóa.
2. Sử dụng và bảo dưỡng máy an tồn, kiểm sốt mơi trường hiệu quả:
- Luôn kiểm tra máy cẩn thận. Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy
móc định kỳ tránh gây rủi ro trong sản xuất.
- Mua máy an toàn.
- Bảo dưỡng máy đúng cách.
- Hướng dẫn công nhân sử dụng máy an toàn.
- Trang bị các đồ dùng bảo vệ hoặc thiết kế các khung che chắn các bộ
phận gây nguy hiểm để cách li với chúng.
3. Thiết kế và sử dụng nhà xưởng phù hợp cho sản xuất
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

- Tránh ánh sáng chói.
- Chọn vị trí làm việc có màu nền thích hợp.
- Chọn đúng vị trí lắp đặt đèn chiếu sáng và sử dụng thiết bị chiếu sáng phù
hợp.
- Tránh sấp bóng.
- Chiếu sáng từng vị trí theo nhu cầu cơng việc.
- Trồng cây xanh quanh khu vực nhà xưởng để cho nhà xưởng ln xanh
mát và tạo bóng râm tự nhiên tránh cho tường nhà bị bức xạ ánh sáng mặt trời và
hấp thụ nhiệt.
III. MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIÉT BỊ
CHUYÊN DÙNG:
1. An toàn lao động đối với máy cắt vòng:
Điều 1: cấm tất cả các cán bộ - công nhân viên sử dụng máy khi khơng có
nhiệm vụ, chưa học các quy tắc an tồn của máy.
Điều 2: Trước khi cho máy chạy, công nhân đứng máy phải kiểm tra:
10


- Hộp bảo hiểm dao cắt.
- Sức căng của dao.
- Vị trí bàn gá đá mài dao.
- Khoảng cách dao và mặt nguyệt
Điều 3: Bấm nút ON cho máy chạy không tải để kiểm tra động cơ điện và
phát hiện các hiện tượng lạ của máy (tiếng kêu lạ, mùi khét khói...) nếu có thì tắt
máy, báo ngay cho bộ phận cơ điện biết để sửa chữa.
Điều 4: Công nhân đứng máy cắt vòng cần chú ý những điểm sau:
- Không được cắt (NPL) quá số lớp quy định.
- Không được cắt những vật cứng.
- Khi cắt keo phải thường xuyên ngưng máy để lao nhựa keo bám vào dao.
- Khi mài dao phải để cho máy chạy khộng tải (khơng được vừa cắt ngun

liệu vừa mài).
- Trong q trình cắt không không để tay quá sát. Phải dùng ống nhựa che
để gạt nguyên liệu dư ở gần lưỡi dao. Trong khi cắt khơng được nói chuyện.
- Khi có sự cố phải ngắt máy (OFF), chờ cho máy và dao ngừng hẳn mới
tiến hành sửa chữa
2. An toàn lao động đối với máy dập nút:
Điều 1: cấm tất cả các cán bộ - công nhân viên sử dụng máy máy dập nút khi
không được phân công.
Điều 2: Những cán bộ - công nhân viên đã học và hướng dẫn quy trình, quy
phạm máy dập nút, khi được phân cơng sử dụng máy dập nút phải tuân thủ một số
quy định sau:
- Phải kiểm tra máy, dây curoa , công tắc điện, cơ phận, vệ sinh.
- Kiểm tra khóa an tồn, nắp bảo hiểm.
Điều 3: Khi lắp khuôn cối vào máy phải đảm bảo độ đồng tâm giữa khuôn
trên và khuôn dưới.
Điều 4: Trong khi sử dụng tuyệt đối không được mở khóa an tồn và mở nắp
của máy, khơng được nói chuyện khi vận hành máy.

11


Điều 5: Khi có sự cố, người sử dụng phải cắt cầu dao công tắc điện và phải
báo ngay thợ máy để sửa chữa và xử lý kịp thời.
3. An tồn lao động đối với máy thùa khuy – đính nút – vắt sổ:
Điều 1: cấm tất cả các cán bộ - công nhân viên sử dụng máy khi không có
nhiệm vụ, chưa học các quy tắc an tồn của máy.
Điều 2: Trước khi sản xuất công nhân phải cho máy chạy không tải 1 phút
(khi bấm nút ON không để chân lên bàn đạp máy) và phát hiện hiện tượng khơng
bình thường của mơtơ như tiếng kêu lạ, mùi khét hoặc khói trong mơtơ. Vệ sinh
bơng nụi bám trên máy.

Nếu phát hiện có sự cố nhanh chóng cắt điện (bấm nút OFF) và báo cho bộ
phận cơ điện biết để sửa chữa.
Điều 3: Nghiêm cấm mọi điều chỉnh, sửa chữa máy ngoài phạm vi quy định,
giử nguyên hiện trường và báo cho lãnh đạo phân xưởng khi có sự cố tai nạn.
Không được đưa tay vào đường duy chuyển của máy – dao xén.
Điều 4: Công nhân sử dụng máy phải cắt điện vào môtơ (bấm nút OFF) khi:
- Máy có sự cố (tiếng kêu lạ, mơtơ có mùi khét...)
- Nghĩ việc giữa ca và hạ ca.
- Điện lưới bị mất đột xuất.
Điều 5: Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài máy trước khi hạ ca.
Điều 6: Tất cả các cán bộ - công nhân viên phải thực hiện nội quy này.
IV. NGUYÊN TẮC VỀ SỰ LỰA CHỌN TƯ THẾ LAO ĐỘNG HỢP LÝ
ĐỂ GIẢM CÁC TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP:
1. Tư thế lao động phải đạt được mức độ bền vửng tối đa
- Trọng tâm cơ thể và công cụ càng thấp càng tốt.
- Mặt tựa càng lớn sẽ tăng mức độ bền vững của cơ thể, vì vậy khi lao
động ngồi cần taọ ra chổ tựa tốt cho hai chân, mông, lưng và hai khủy tay.
2. Tư thế lao động phải tiết kiệm được mức tối đa sức lực con người, cần
tránh các tư thế cúi gập hoặc khom lưng trong lao động.
3. Nguyên tắc bố trí nơi làm việc

12


- Những nơi chốn để vật liệu, dung cụ cần được xác định để tạo thói quen
cho cơng nhân.
- Dụng cụ và vật liệu cần được sắp xếp, đặt vào đúng vị trí để tránh tìm
kiếm.
4. Thiết kế dụng cụ
- Các cử gá lắp, rập cải tiến.

- Cần kết hợp nhiều dung cụ khi có thể.
- Tay địn, giá đỡ, bánh xe quay tay cần được thiết kế sao cho người sử
dụng chúng phải thay đổi tư thế ít nhất và với một ưu thế về lực lớn nhất.

13


CHƯƠNG 2
THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP
BÀI 1. MỘT SỐ MŨI MAY MÁY CƠ BẢN
Mục tiêu của bài:
Trình bày khái niệm, đặc tính phạm vi ứng dụng của mũi may cơ bản và một
số mũi may khác.
Ứng dụng các mũi may vào thực tế sản xuất.
Nội dung:
I. ĐƯỜNG MAY THẮT NÚT HAI CHỈ:
1. Khái niệm:
Là dạng mũi may được tạo bởi một chỉ trên của kim cùng với một chỉ dưới
của thoi lồng vào nhau tạo thành nút thắt nằm giữa lớp nguyên liệu cần may.
2. Ký hiệu:
− Ký hiệu quốc tế 300.
− Ký hiệu đường may thẳng 301.
− Ký hiệu đường may thắt nút zigzăc thường 304 (máy thùa, đính).
− Kết cấu đường may thắt nút: 301

Chỉ trên

Chỉ dưới
Nút thắt


3. Đặc tính và phạm vi ứng dụng:
Đặc tính của đường may:
− Tiêu hao chỉ không lớn.
− Rất bền chặt.
− Chiều may thực hiện cả 2 hướng tiến – lùi.

14


− Thiếu đàn hồi.
− Chỉ dưới bị giới hạn do đánh suốt.
− Bộ phận ổ phức tạp, chiếm nhiều không gian.
Phạm vi ứng dụng của đường may:
− Ứng dụng cho tất cả các loại máy may bằng, máy may đường thẳng, một
số loại máy chuyên dùng như đính bọ, thùa khuy, đính cúc, …
II. ĐƯỜNG MAY MĨC XÍCH ĐƠN:
1. Khái niệm:
Là dạng mũi may được tạo thành bởi một chỉ của kim tạo ra vịng xích khố
lấy nhau nằm ở mặt dưới của các lớp nguyên liệu may.
2. Ký hiệu:
Ký hiệu quốc tế 100.
Ký hiệu đường may thẳng 101.
Ký hiệu đường may dấu mũi (may chìm) 103
Kết cấu đường may 103:

3. Đặc tính và phạm vi ứng dụng:
Đặc tính của đường may 103:
− Kết cấu mũi may đơn giản.
− Độ đàn hồi lớn có thể co giãn theo nguyên liệu.
− Chỉ dùng một chỉ mà không bị giới hạn.

− Độ bền kém, rất dễ tuột.
Phạm vi ứng dụng của đường may 103:
− Dùng để may lược, đính khuy, may đường may chìm.

15


III. ĐƯỜNG MAY MĨC XÍCH KÉP:
1. Khái niệm:
Là dạng mũi may được tạo thành do một chỉ của kim và một chỉ của móc tạo
thành móc xích nằm ở mặt dưới lớp nguyên liệu.
2. Ký hiệu:
Ký hiệu quốc tế 400.
Ký hiệu mũi may đường thẳng 401.
Mũi may móc xích kép zigzăc 404.
Kết cấu đường may móc xích kép 401
Chỉ kim

Chỉ móc

1. Đặc tính và phạm vi ứng dụng:
Đặc tính của đường may móc xích kép:
− Bộ tạo mũi đơn giản.
− Độ đàn hồi lớn.
− Chỉ dưới không bị giới hạn.
− Độ bền rất ổn định.
− Tiêu hao nhiều chỉ.
Phạm vi ứng dụng đường may móc xích kép:
− Dùng cho các loại máy may đường thẳng thông thường.
− Đặc biệt các loại máy có nhiều đường song song như máy cuốn ống, máy

nhiều kim…cho tất cả các loại nguyên liệu và các vị trí co giãn, chịu lực.
IV. ĐƯỜNG MAY VẮT SỔ:
1. Khái niệm:

16


Là dạng mũi may được phát triển từ móc xích. Bằng 1 hoặc 2 chỉ của kim
cùng 1 hoặc 2 chỉ của móc tạo thành những móc xích khố lấy nhau nằm ở mặt
dưới, mặt trên, và ở cạnh mép nguyên liệu đồng thời bọc lấy mép nguyên liệu
không bị sổ sợi.
2. Ký hiệu:
Ký hiệu quốc tế 500.
Ký hiệu vắt sổ một chi 501
Ký hiệu vắt sổ hai chi 502, 503.
Ký hiệu vắt sổ ba chi 504, 505.
Kết cấu đường may vắt sổ 503:

3. Đặc tính và phạm vi ứng dụng:
Đặc tính của đường may vắt sổ:
− Có độ đàn hồi rất lớn.
− Bộ tạo mũi đơn giản.
− Chỉ không bị giới hạn.
− Bọc giữ được mép cắt của vải không để sổ sợi.
Phạm vi ứng dụng của đường may vắt sổ:
− Chuyên dùng để bọc mép cho các loại nguyên liệu, bọc mép vải cho các
loại chi tiết, sản phẩm có độ co giãn.

17



BÀI 2: MÁY MAY MỘT KIM MŨI MAY THẮT NÚT
Mục tiêu:
Trình bày đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy may một kim.
Biết cách sử dụng, vận hành và bảo dưỡng máy may một kim đúng quy trình
kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
Nội dung:
I. BỘ PHẬN TẠO MŨI:
1. Kim may:
Kim là chi tiết rất quan trọng của máy may, mang chỉ xuyên qua nguyên liệu
để phối hợp với các chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Có nhiều loại kim khác
nhau như kim cong, kim thẳng… với nhiều chỉ số và nhiều chủng loại phù hợp
với yêu cầu công nghệ và loại máy.
Kết cấu kim may:

2. Chỉ số kim:

18


Là thơng số đặc trưng cho kích thước đường kính của thân kim, nó được ghi
trên phần đốc kim cho tất cả các loại kim và không phụ thuộc vào bất kỳ chủng
loại kim nào.
3. Ổ máy may:
Ổ phối hợp với kim để tạo thành mũi may, là chi tiết rất quan trọng có nhiệm
vụ bắt lấy vịng chỉ do kim đem xuống tạo nên sự liên kết của chỉ thành dạng
mũi may.
4. Ổ thuyền:
Là chi tiết bắt mũi có dạng cái thuyền như thoi dệt, nó tịnh tiến qua lại để tạo
thành mũi may.

5. Ổ chao:
Bao gồm các chi tiết cố định như vỏ ổ, ốp ổ, nhíp ổ và các chi tiết chuyển
động như sừng trâu, chao, thuyền, suốt chỉ.
6. Suốt:
Dùng chứa chỉ dưới, được lắp trong thuyền.

Ổ chao, thuyền, suốt

19


II. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ TÍNH NĂNG TÁC DỤNG:
1. Đặc tính kỹ thuật:
Tốc độ máy: max 5500 mũi/phút.
Chiều dài mũi may: (0 ÷ 5) mm.
Độ cao nâng chân vịt:
− Nâng bằng tay: 5.5mm.
− Nâng bằng gối: max 13mm.
Kim DB x 1
Loại ổ quay trịn.
Bơi trơn bơm dầu tự động.
Dùng cho vật liệu may có chiều dày trung bình.
2. Tính năng tác dụng:
Máy may bằng một kim thuộc chủng loại máy vạn năng, tốc độ cao, nó có thể
thực hiện được loại đường may có kết cấu mũi may thắt nút nên thường được
dùng để may các loại nguyên liệu có độ co giãn kém.
Máy có thể may kết hợp được tiến và lùi nên trong quá trình vận hành máy ta
có thể thực hiện được việc lại mũi hai đầu đường may để đảm bảo đường may
bền.
1

Đầu máy

III. CẤU TẠO CHUNG:

8 Dàn
cọc chỉ

2
Bàn máy

7 Hộp nút
bấm
3
Chân máy

5
Gạt gối

6 Môtơ

4 Bàn
điều
khiển

20


− Đầu máy là phần quan trọng nhất của máy may, được thiết kế nhằm đảm
bảo yêu cầu công nghệ cụ thể.
− Bàn máy là phần đỡ đầu máy và là nơi làm việc của công nhân, thường

được làm bằng gỗ dán ép phẳng để chống cong vênh và giảm rung ồn.
− Chân máy có thể đúc bằng gang hoặc thép hàn và có thể điều chỉnh độ cao
phù hợp với người sử dụng.
− Mô tơ dùng truyền chuyển động quay cho đầu máy. Mơ tơ có thể là loại 1
pha hay 3 pha, công suất từ 250 – 550w.
IV. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN MÁY:
1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn:
Kiểm tra mức dầu bôi trơn: kiểm tra khi máy dừng, điện nguồn vào máy phải
được cắt.
Lật dầu máy lên, kiểm tra mức dầu trong bể luôn luôn nằm giữa hai vạch giới
hạn High (cao) và Low (trung bình).
Kiểm tra hoạt động của bơm dầu:
Kiểm tra qua mắt báo dầu trên đầu máy. Khi máy chạy bình thường dầu sẽ
bắn lên phía mắt dầu. Kiểm tra thường xuyên khi vận hành máy.
2. Cách lắp kim:
Tắt máy, dời chân khỏi bàn đạp, xoay bánh đà để trụ kim lên đến vị trí cao
nhất. Nới lỏng vít trụ kim , gắn kim vào cho đốc kim sát lên trên, phần rãnh dài
quay về phía bên tay trái.

3. Cách lắp suốt vào hộp suốt (ổ thuyền):

21


Đặt suốt vào hộp suốt sao cho chiều quay của suốt ngược chiều kim đồng hồ
khi kéo chỉ. Kéo chỉ qua khe thuyền, nằm dưới me thuyền. Nhưng cũng có loại
chỉ mà có thể lắp theo chiều ngược lại.
4. Cách lắp hộp suốt vào bộ phận giữ hộp suốt (ổ chao):
Tắt điện nguồn vào máy, đưa trụ kim về vị trí cao nhất, dời chân khỏi bàn
đạp.

Đẩy nắp mặt nguyệt sang bên trái để quan sát. Luồn bàn tay trái qua gầm bàn
máy, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo nhẹ.
Khi lấy ra kéo nhẹ khoá và lấy ra.
5. Điều chỉnh mật độ mũi may và cách may lại mũi:
Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và tuỳ từng loại vải mà điều chỉnh mật độ mũi may
cho phù hợp.
Khi vạch dấu của núm điều chỉnh trên thân máy chỉ đúng số cần thiết của núm
điều chỉnh chiều dài mũi may, ta có chiều dài mũi may theo ý muốn.
Khi muốn may lùi thì ấn cần lại mũi xuống tận cùng dưới cho hết cỡ. Muốn
kết thúc thì bng tay ra, cần lại mũi sẽ trở về vị trí cũ.

Núm điều
chỉnh
Cần lại mũi

6. Điều chỉnh lực nén của chân vịt:
Nới lỏng đai ốc nhựa, sau đó xoay núm điều chỉnh áp lực theo chiều kim đồng
hồ sẽ làm tăng lực nén của chân vịt, xoay theo chiều ngược lại sẽ làm giảm lực
nén của chân vịt. Sau khi chỉnh xong, vặn chặt đai ốc lại.

22


Núm điều chỉnh
Đai ốc nhựa

7. Cách nâng chân vịt:
Bằng tay: dừng máy, dùng tay nâng chân vịt lên khi cần (đánh suốt hay chỉnh
sửa máy).


Nâng bằng tay

Gạt gối: dùng chân phải đẩy gạt gối sang bên phải khi cần nâng chân vịt lên
trong quá trình may, khi muốn hạ xuống thì kéo chân về và gạt gối tự động quay
trở về vị trí cũ.

23


Nâng bằng gạt gối

8. Cách xâu chỉ kim:
Chỉ từ ống chỉ qua các lỗ dẫn chỉ trên cọc máy, qua giữa 2 cụm đồng tiền cặp
chỉ, vịng qua râu tơm, lên trên qua lỗ cần giật chỉ từ phải qua trái, xuống móc
dẫn lỗ ơm kim, qua lỗ kim từ rãnh dài sang rãnh ngắn (vẹt kim).
9. Điều chỉnh sức căng chỉ:
Điều chỉnh sức căng chỉ kim:
Để đảm bảo đường may đẹp cần phải điều chỉnh độ căng của chỉ trên và chỉ
dưới cho đều và mật độ mũi may đúng (mật độ mũi may là số mũi may trên 1cm
đường may).
Trường hợp nút chỉ kết lại ở phía trên của vải gọi là sùi chỉ trên, do chỉ trên
căng quá, chỉ dưới trùng. Điều chỉnh: nới lỏng chỉ trên (cụm đồng tiền) và tăng
dần sức căng chỉ dưới (me thuyền).
− Trường hợp nút chỉ kết lại ở phía dưới của vải gọi là sùi chỉ dưới, do chỉ
dưới căng quá, chỉ trên trùng. Điều chỉnh: tăng sức căng chỉ trên và nới lỏng chỉ
dưới.
− Điều chỉnh sức căng chỉ suốt: Điều chỉnh bằng cách quay vít me thoi. Quay
vít me theo chiều kim đồng hồ làm tăng sức căng của chỉ tăng và ngược lại.
10. Cách lấy chỉ dưới:


24


Xâu chỉ theo đường dẫn của máy, giữ đầu chỉ kim xoay vơ lăng máy theo
đúng chiều 1 vịng để lấy chỉ dưới lên. Chập hai đầu chỉ lại, đặt dưới chân vịt và
kéo về phía sau chân vịt.
11. Vận hành máy:
Bật công tắc nguồn của máy về ON (phải chờ cho động cơ máy đạt đủ tốc độ
tối đa, chờ khoảng 15 đến 30 giây).
Nhấc chân vịt lên để đưa sản phẩm vào may, cắm kim xuống vị trí cần may,
kéo 2 sợi chỉ về phía sau chân vịt, hạ chân vịt xuống.
Nhấn bàn đạp để điều khiển tốc độ máy, nhấn về phía trước thì máy chạy,
nhấn về phía sau thì dừng máy. Khi may xong thì nhấc chân vịt lên để lấy sản
phẩm ra.
V. MỘT SỐ SAI HỎNG THƯỜNG GẶP:
Hiện

Cách khắc phục

Nguyên nhân

tượng

Bỏ
mũi

− Xâu chỉ sai

− Xâu lại


− Lắp kim sai

− Lắp lại kim, rãnh ngắn quay về
phía mỏ ổ

− Trụ kim cao hoặc thấp
(chiều sâu kim không đúng)
− Khoảng cách giữa kim và
mỏ ổ lớn

Gãy
kim

− Hạ trụ kim hoặc nâng trụ kim
lên
− Điều chỉnh mỏ ổ cách kim 0.05
→ 0.1mm

− Chỉ to so với kim

− Chọn chỉ phù hợp với kim

− Sức căng chỉ trên quá lớn

− Giảm sức căng chỉ trên

− Mỏ ổ chạm vào kim

− Điều chỉnh khoảng cách kim và
mỏ ổ


− Kim chạm vào chân vịt

− Chỉnh lại chân vịt

− Dùng tay kéo sản phẩm

− Không dùng tay kéo sản phẩm,

khi may

để răng cưa tự đẩy vải

25


×