Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình Khởi sự doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.17 KB, 37 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

Khởi sự doanh nghiệp
NGHỀ KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành theo quyết định số :……/QĐ-CĐN ngày …… tháng …… năm 20…
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

Tên tác giả : Dƣơng Thị Cẩm Vân
Năm ban hành : 2018
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều SV băn khoăn, lo lắng sau khi rời ghế nhà trường không biết bắt đầu
khởi nghiệp từ đâu và bắt đầu thực hiện ước mơ, hoài bão của mình như thế nào?
Các em muốn chinh phục đỉnh cao của thành cơng trong sự nghiệp của mình
trong tuổi đời cịn rất trẻ?


Chương trình mơn học khởi sự doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các em những
kiến thức cơ bản giúp các em có cơ hội biến ước mơ, hồi bão của mình thành hiện
thực. Giúp cho SV có thêm định hướng mới về nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp; Giúp
cho SV khởi tạo được các ý tưởng kinh doanh; Và giúp các em tự tin hơn khi ra
trường ngồi việc xin việc làm, các em có thể tự khởi nghiệp cho bản thân mình.
Mục tiêu của mơn học:
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về cơ sở khởi sự DN.
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân đối
với việc khởi nghiệp kinh doanh.
- Xây dựng và trình bày được 01 bản kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa trên ý
tưởng kinh doanh.
- Có ý tưởng và mong muốn khởi sự DN
Nội dung môn học gồm 3 chương
Chương 1: Bạn có phù hợp với hoạt động kinh doanh?
Chương 2: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Chương 3: Lập kế hoạch kinh doanh
An Giang, ngày tháng năm 2018
Tham gia biên soạn

Dương Thị Cẩm Vân

3


MỤC LỤC

Lời mở đầu
 Giới thiệu chương trình, mục tiêu
 Phương pháp, những quy định chung
Chƣơng 1 Bạn có phù hợp với hoạt động kinh doanh.

1. Khái niệm về kinh doanh, tại sao người ta nên kinh doanh?
2. Những thuận lợi, thách thức khi khởi sự kinh doanh, nghĩa vụ của
người làm kinh doanh
3. Phân tích điều kiện bản thân với tư cách là người chủ kinh doanh
4. Hoàn thiện năng lực làm chủ kinh doanh
5. Đánh giá tình hình tài chính của tổ chức
6. Game 1: Dịng chảy đồng tiền
Chƣơng 2. Lựa chọn ý tƣởng kinh doanh
1. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
2. Thế nào là ý tưởng kinh doanh tốt
3. Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt
Kiểm tra
Chƣơng 3: Lập kế hoạch kinh doanh.
I. Phân tích đánh giá thị trường
1. Khái niệm và nội dung kế hoạch KD
2. Phương pháp phân tích đánh giá thị trường
3. Lập kế hoạch Marketing
4. Game 2: Cung cầu
II. Tài chính doanh nghiệp
1. Tính chi phí cho sản phẩm/dịch vụ
2. Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
3. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt
4. Ước tính vốn khởi sự kinh doanh
5. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

Trang
1

6
6

6
8
10
11
13
13
19
21
25
25
25
26
28
29
30
32
33
34
35

4


CHƢƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
Mã môn học:
Thời gian môn học: 30 giờ; (LT: 15 giờ; TH: 13 giờ, KT: 2 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠN HỌC :
1. Vị trí: Khởi sự doanh nghiệp là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức
chuyên ngành trong chương trình đào tạo.

2. Tính chất: Mơn học cung cấp cho người học kiến thức chung về quá trình
khởi nghiệp, những tố chất cần có cho một người khởi nghiệp thành cơng.
II. MỤC TIÊU MƠN HỌC
Sau khi học xong học phần Khởi sự doanh nghiệp, người học có khả năng:
1. Về iến thức
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về cơ sở khởi sự doanh nghiệp.
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân
đối với việc khởi nghiệp kinh doanh.
- Trình bày được các nội dung cơ bản của kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh
và tổ chức thực hiện kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh.
2. Về
năng
Xây dựng và trình bày được 01 bản kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa trên ý
tưởng kinh doanh của người học.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có ý tưởng và mong muốn khởi sự doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm với người lao động trong doanh nghiệp và trách nhiệm với
xã hội, với mơi trường sống sung quanh mình
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
STT
Tên chƣơng
Thời gian
Tổng LT TH KT
Bài mở đâu
1
1
 Giới thiệu chương trình, mục tiêu
 Phương pháp, những quy định chung
8

Chƣơng 1 Bạn có phù hợp với hoạt động kinh
doanh.
1. Khái niệm về kinh doanh, tại sao người ta nên
kinh doanh?
2. Những thuận lợi, thách thức khi khởi sự kinh
doanh, nghĩa vụ của người làm kinh doanh
3. Phân tích điều kiện bản thân với tư cách là
người chủ kinh doanh
4. Hoàn thiện năng lực làm chủ kinh doanh

4

4

5


5. Đánh giá tình hình tài chính của tổ chức
6. Game 1: Dòng chảy đồng tiền
Chương 2. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
4. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
5. Thế nào là ý tưởng kinh doanh tốt
6. Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh
tốt
Kiểm tra
Chƣơng 3: Lập kế hoạch kinh doanh.
I. Phân tích đánh giá thị trường
5. Khái niệm và nội dung kế hoạch KD
6. Phương pháp phân tích đánh giá thị trường
7. Lập kế hoạch Marketing

8. Game 2: Cung cầu
II. Tài chính doanh nghiệp
6. Tính chi phí cho sản phẩm/dịch vụ
7. Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
8. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt
9. Ước tính vốn khởi sự kinh doanh
10.Hồn thiện kế hoạch kinh doanh

6

3

3

1

1

6

3

3

8

3

5


IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MƠN HỌC
1. Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng
2. Trang thiết bị, máy móc.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên liệu.
4. Các điều kiện khác.
V. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung:
- Kiến thức: Phân tích , đánh giá và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh tốt
nhất
- Kỹ năng: Lập được bản kế hoạch kinh doanh
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có ý tưởng kinh doanh tốt và khả thi
2. Phương pháp:
Thi viết tự luận và đánh giá bản kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh.
VI. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC
1. Phạm vi áp dụng môn học: Sinh viên cao đẳng nghề
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học đối với giáo viên
và người học: Sử dụng linh hoạt các phương pháp: Thuyết trình, trình diễn, bài tập,
thảo luận nhóm, khách mời nói chuyện, phân tích tình huống điển hình, trị chơi
kinh doanh, thực hành.
3. Những trọng tâm cần chú ý: Lựa chọn được ý tưởng kinh doanh tốt nhất và
lập được bản kế hoạch kinh doanh
6


4. Tài liệu tham khảo
Bộ giáo trình SIYB của tổ chức lao động quốc tế ILO
Bộ giáo trình SIYB của Phịng thương mại cơng và cơng nghiệp Việt Nam
VCCI
5. Ghi chú và giải thích (nếu có).


7


CHƢƠNG 1
BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH?
A. Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
Trình bày được kinh doanh là gì, ai có thể là người kinh doanh thành đạt.
Tự đánh giá bản thân mình với tư cách là một chủ doanh nghiệp.
B. Nội dung
Trước khi bắt đầu xác định ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu xem
bạn có phù hợp với việc điều hành công việc kinh doanh của riêng bạn hay không.
Bạn cũng cần phải biết rằng thành công của bất cứ cơ sở kinh doanh nào cũng phụ
thuộc rất nhiều vào những đặc tính cá nhân, kỹ năng và khả năng tài chính của
người chủ. Việc đầu tiên bạn cần phải làm khi bắt đầu nghĩ đến việc hoạt động kinh
doanh đó là tìm hiểu kinh doanh là gì và đánh giá trung thực về bản thân xem mình
có phù hợp với việc kinh doanh hay khơng.
Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu kinh doanh là gì, ai có thể là người kinh
doanh thành đạt. Bạn cũng sẽ tự đánh giá bản thân mình với tư cách là một chủ
doanh nghiệp.
1. KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH? TẠI SAO NÊN KINH DOANH?
1.1. Kinh doanh là gì?
Có nhiều cách để mơ tả hoạt động kinh doanh. Trong đó, có thể hiểu kinh
doanh là hoạt động của một người hay một nhóm người nhằm mục đích thu lợi
nhuận thơng qua các hoạt động mua - bán, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Có nhiều
loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng tất cả các hoạt động kinh doanh đều có
những đặc tính cơ bản sau:
- Hoạt động kinh doanh là hoạt động mà bạn thực hiện thường xuyên để kiếm
tiền và tạo ra lợi nhuận.
- Hoạt động kinh doanh có thể là làm ra sản phẩm hoặc mua hàng hóa để bán

hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm cung cấp cho con người hàng hóa hoặc
dịch vụ mà họ cần và sẵn sàng trả tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó
- Mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận nên tiền thu được từ kinh doanh
phải lớn hơn tiền bỏ vào kinh doanh. Một công việc kinh doanh thành đạt sẽ trải
qua quá trình kinh doanh một cách liên tục, có hiệu quả và tiếp tục hoạt động sản
xuất, mua bán trong nhiều năm.
1.2. Tại sao bạn nên kinh doanh?
- Để có thu nhập đảm bảo và ổn định.
- Giúp người dân địa phương tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Tạo công ăn việc làm cho người khác,...
2. NHỮNG THUẬN LỢI, THÁCH THỨC KHI KHỞI SỰ KINH
DOANH, NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI LÀM KINH DOANH
8


Khởi sự kinh doanh là một bước đi dài và có thể sẽ thay đổi cuộc đời bạn.
Bạn sẽ phải làm việc rất vất vả để thành công nhưng những cố gắng của bạn sẽ thu
lại lợi nhuận và phần thưởng thỏa đáng. Hoạt động kinh doanh của bạn cũng sẽ thay
đổi cuộc sống của cộng đồng nơi bạn ở, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
đất nước
2.1. Những thuận lợi khi làm chủ doanh nghiệp
- Không phải tuân thủ mệnh lệnh;
- Làm việc với nhịp độ chính của bạn;
- Được cơng nhận, có uy tín, thu được lợi nhuận khi làm việc tốt;
- Có khả năng tự kiểm sốt cuộc sống của mình hơn;
- Được tận hưởng cảm giác sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng và đất nước.
2.2. Những thách thức khi làm chủ doanh nghiệp
- Làm việc suốt ngày đêm;
- Khơng có ngày nghỉ và thời gian dưỡng bệnh khi ốm;

- Chịu rủi ro với các khoản tiết kiệm của mình;
- Khơng được hưởng những khoản tiền thường xuyên như lương, phụ cấp,...
- Lo lắng về tiền lương cho công nhân và các khoản nợ, thậm chí bản thân
khơng được hưởng lương;
- Phải làm những việc mà bạn khơng thích như rửa dọn, mua bán;
- Khơng có thời gian dành cho gia đình và bạn bè.
Nếu bạn đã có một cơng việc ổn định, nên cân nhắc kỹ việc phải từ bỏ các
đảm bảo, phúc lợi, các khoản tiền được trả thường xuyên. Tiến hành một công việc
kinh doanh sẽ rất căng thẳng. Bạn cần phải tính đến những thách thức trước mắt
mà mình phải đối mặt.
2.3. Những nghĩa vụ của người làm kinh doanh
Một doanh nhân có trách nhiệm cũng cần phải biết và hoàn thành những
nghĩa vụ của người làm kinh doanh. Các nghĩa vụ đó bao gồm:
- Nghĩa vụ về thuế
- Nghĩa vụ với người lao động
- Nghĩa vụ với cộng đồng
2.4. Những nguyên nhân dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh:
- Những vướng mắc trong công tác quản lý
- Gian lận và trộm cắp
- Khơng có đủ kinh nghiệm
- Các vấn đề về Marketing
- Quản lý tiền mặt và các khoản nợ kém
- Chi phí tốn kém
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển
- Đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định và hàng tồn kho
- Tai họa
- Thiếu thơng tin thị trường, tiêu thụ hàng hóa và quản lý rủi ro thị trường
kém
9



Tất cả những vấn đề trên có thể giảm bớt nếu bạn được đào tạo tốt và tích lũy
được thêm kinh nghiệm.
Bài tập 1 -Trại gà của anh Minh
Anh Minh rất muốn lập một trại gà. Anh đang sống với mẹ và bà mẹ sẵn sàng
giúp anh kinh doanh. Bà cho anh lấy nhà ra thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Anh Minh vay được tiền lập tức đi mua công cụ và thiết bị phục vụ kinh
doanh: thuê một gian hàng lớn gần thị trấn, mua tủ làm lạnh hiện đại, một xe tải
nhỏ đời mới và một máy vi tính. Anh Minh nói với mẹ điều quan trọng là phải tạo
ấn tượng tốt về chất lượng để thu hút khách hàng.
Công việc của anh Minh khá thuận lợi. Nhu cầu về gà rất ổn định.
Tuy nhiên trong một thời gian ngắn số tiền bán gà không đủ để anh trả lãi và
gốc cho ngân hàng vì số tiền anh vay để đầu tư ban đầu quá lớn.
Đến cuối năm, ngân hàng liên tục đòi nợ khiến anh Minh khơng cịn cách nào
khác phải bán bộ máy vi tính và xe tải đi để trả nợ. Số tiền cả nợ và lãi cộng vào đã
trở nên rất lớn và mẹ anh Minh có nguy cơ mất nhà.
1. Bạn hãy phân tích vì sao cơng việc của anh Minh lại thất bại mặc dù anh
vẫn có nhiều khách hàng?
2. Lẽ ra anh Minh phải làm như thế nào?
3 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN BẢN THÂN VỚI TƢ CÁCH LÀ CHỦ
KINH DOANH
Ai cũng biết làm kinh doanh có thể có khả năng sinh lời và trở nên giàu có.
Tuy nhiên, kinh doanh có phải là cơng việc dễ dàng và ai cũng có thể làm được?
Bản thân bạn có thể trở thành nhà kinh doanh được không?
Bạn hãy tham khảo những điều kiện dưới đây của người làm kinh doanh:
3.1. Tính cách
a) Sáng tạo
Muốn có nhiều khách hàng thì sản phẩm, dịch vụ của bạn cần có sự khác
biệt, vượt trội hơn so với những sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy bạn cần
khơng ngừng suy nghĩ và tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng sản

phẩm, dịch vụ của mình.
b) Kiên trì
Tính kiên trì giúp bạn vượt qua những khó khăn trong kinh doanh. Tính kiên
trì còn thường đi cùng với lòng quyết tâm cao độ và niềm tin vững chắc vào bản
thân và những ý tưởng, kế hoạch đã đặt ra.
c) Trung thực
Uy tín rất quan trọng đối với người làm kinh doanh. Điều này đòi hỏi người
kinh doanh phải tuân thủ đạo đức kinh doanh và quy định của pháp luật. Nếu để mất
uy tín, tiếng xấu đồn xa và hoạt động kinh doanh không thể tiếp tục thuận lợi được.
d) Chấp nhận rủi ro
10


Khơng có ý tưởng kinh doanh nào là tuyệt đối an tồn cả. Bạn ln phải đối
mặt với nguy cơ thất bại. Do vậy bạn cần biết xác định và chấp nhận những rủi ro
vừa phải. Tuy nhiên, đánh cuộc bằng mọi giá hoặc không chuẩn bị đương đầu với
rủi ro là một điểm yếu dễ dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
e) Tự tin
Hiểu chính bản thân mình và tin tưởng chắc chắn vào khả năng của chính
mình. Thể hiện sự tự tin để đưa ra những quyết định mang lại thành công trong kinh
doanh. Tuy nhiên, tự tin khơng có nghĩa là khơng quan tâm đến ý kiến đóng góp của
những người xung quanh.
f) Quyết tâm
Để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực và thành công, bạn cần phải có
quyết tâm. Quyết tâm có nghĩa là bạn đặt công việc kinh doanh lên trên hết, bạn sẽ
dành thời gian lâu dài và sẵn sàng chấp nhận rủi ro với những khoản tiền của mình
thậm chí khơng có thời gian cho bạn bè và những cuộc giao lưu, khoản tiền tiết
kiệm của bạn sẽ được dành hết cho đầu tư.
3.2. Kỹ năng chuyên môn
a) Kỹ năng chuyên ngành

Kỹ năng chuyên ngành là những am hiểu về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ. Ví dụ, nếu bạn muốn mở tiệm kinh doanh và sửa chữa điện
thoại di động, bạn cần biết về các loại điện thoại đã, đang và sẽ có mặt trên thị
trường, có chuyên môn về sửa chữa điện thoại. Nếu việc kinh doanh địi hỏi kỹ
năng chun ngành mà bạn chưa có, điều đó sẽ rất khó cho bạn trong việc vận hành
và quản lý hoạt động kinh doanh của mình.
b) Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý rất quan trọng để kinh doanh một cách có hiệu quả. Kỹ năng
quản lý liên quan đến tất cả các hoạt động kinh doanh. Để quản lý tốt bạn cần biết
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và kiểm tra để chắc chắn
các hoạt động đang diễn ra như kế hoạch của bạn. Dù là kinh doanh nhỏ, nếu khơng
có kỹ năng quản lý bạn sẽ rất khó thành công.
c) Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp tốt với mọi người như nhà phân
phối, khách hàng, người lao động, tổ chức cho vay vốn… để giúp cho công việc
kinh doanh diễn ra suông sẻ, thuận lợi. Để có được điều này bạn cần biết lắng nghe,
hiểu và thông cảm với ý kiến của người khác và cố gắng tìm cách để cả đơi bên
cùng đạt được điều mình mong muốn.
3.3. Hậu thuẫn xã hội
a) Hậu thuẫn từ gia đình, bạn bè
Việc điều hành kinh doanh đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Do vậy bạn cần
có sự thơng cảm, động viên và hậu thuẫn tích cực từ phía những người thân như gia
đình, bạn bè để có thể hoạt động tốt hơn. Thiếu sự hậu thuẫn này, cơng việc kinh
doanh sẽ rất khó thành công.
b) Hậu thuẫn từ các quan hệ xã hội khác
11


Hoạt động kinh doanh địi hỏi phải có quan hệ tốt đối với các cá nhân và tổ
chức như quan hệ với các hiệp hội, với các doanh nghiệp khác, quan hệ với tổ chức

cho vay vốn…Quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt
động kinh doanh như mở rộng thị trường, tăng khả năng vay vốn, có được sự trợ
giúp khi kinh doanh gặp khó khăn.
3.4. Quan tâm đến mơi trường-cộng đồng
Một điều rất quan trọng là cần cân nhắc xem việc kinh doanh của bạn sẽ lệ
thuộc và tác động như thế nào đến môi trường.
Bạn cần biết các vấn đề về mơi trường có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh
của bạn không và nghĩ tới trách nhiệm của bạn trong việc bảo vệ mơi trường sống
của chính mình và những người xung quanh.
Ý tưởng kinh doanh của bạn cần giúp ích cho cộng đồng chứ không phải chỉ
để phục vụ mục đích kiếm lời của bạn. Ví dụ ý tưởng kinh doanh sẽ tạo ra việc làm,
giảm bớt những khó khăn của người dân khi phải đi lại xa xôi mới có được sản
phẩm dịch vụ nhưng ý tưởng kinh doanh sẽ khiến một bộ phận học sinh nghỉ học,
người lớn nghỉ làm để đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn (như quán chơi game…)
thì bạn cần suy nghĩ lại.
4. HOÀN THIỆN NĂNG LỰC LÀM CHỦ KINH DOANH
Nhiều người kinh doanh thành đạt trong khi chưa có đủ tất cả những đặc tính
cần thiết của một người chủ doanh nghiệp thành đạt khi họ mới bắt đầu công việc
kinh doanh của mình. Họ có thể học thêm các kỹ năng, trau dồi rèn luyện những đặc
tính cần thiết để cải thiện bản thân.
Hãy tự đánh giá bản thân với tư cách là chủ doanh nghiệp để xem đâu là điểm
mạnh, đâu là điểm cần cải thiện. Bây giờ, bạn hãy xác định những kỹ năng và đặc
tính nào bạn cho là điểm cần cải thiện? Bạn có thể làm gì để cải thiện những điểm
đó? Hãy nghĩ về các ví dụ dưới đây:
* Nếu bạn cho rằng kỹ năng chun mơn là điểm yếu, bạn có thể:
- Học thêm;
- Tuyển cơng nhân có tay nghề nếu bạn thấy bản thân bạn khơng cần phải có
kỹ năng đó;
- Tìm một đối tác có kỹ năng đó
Hãy cân nhắc về chi phí của mỗi phương án cả về mặt tiền bạc lẫn thời gian

trước khi quyết định.
* Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu và chuẩn bị như thế nào, bạn có thể:
- Nói về ý định khởi sự doanh nghiệp của mình với các thành viên trong gia
đình, bạn bè, đối tác kinh doanh, khách hàng tương lai,...và nhờ họ tư vấn;
- Nghe đài, xem vơ tuyến để tìm ý tưởng từ diễn đàn doanh nghiệp;
- Ra chợ, đến các cửa hàng,v.v. quan sát và hỏi han. Có thể bạn sẽ tìm được
cách giải quyết từ những câu trả lời đó;
- Đọc thêm các sách về quản trị doanh nghiệp.
12


Nói tóm lại là bạn cần phải tích cực, chủ động học hỏi. Đừng thụ động chờ
đợi.
5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC
Bên cạnh những kỹ năng kinh doanh, điều quan trọng là bạn phải có đủ tiền
để bắt đầu kinh doanh. Bạn không thể trông chờ vào việc vay vốn từ một tổ chức
nào nếu bạn khơng có tiền tiết kiệm hay một yếu tố đảm bảo hợp lý nào. Bạn sẽ phải
sử dụng một khoản tiền riêng để bắt đầu kinh doanh.
Bạn không thể đầu tư toàn bộ vốn liếng vào kinh doanh. Nếu gia đình bạn
khơng có nguồn thu nhập nào khác thì ít nhất bạn phải dành một khoản tiền để đảm
bảo sinh hoạt gia đình cho đến khi việc kinh doanh có thể chu cấp cho gia đình bạn.
Tuỳ vào sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mà thời gian công việc kinh doanh mới có
lãi sẽ khác nhau, nhưng nói chung, một cơng việc kinh doanh mới sẽ phải cần ít nhất
là ba tháng mới có đủ lãi để trang trải các chi phí sinh hoạt của người chủ doanh
nghiệp.
Bạn nên chuẩn bị một bản tóm tắt tình hình tài chính của mình. Hãy ước tính
thu nhập có từ bây giờ cho tới lúc cơng việc kinh doanh mới có thể ni sống gia
đình.
Hãy lập kế hoạch khởi sự kinh doanh với số tiền cịn lại sau khi đã trừ đi chi
phí sinh hoạt cho gia đình.

Ví dụ:Vốn kinh doanh của anh Dũng và chị Hạnh
Anh Dũng và chị Hạnh đã quyết định kinh doanh, đầu tư mở một cơ sở sản
xuất mũ vải tại nhà.
Họ định bắt đầu kinh doanh vào tháng 3, một tháng trước khi vào hè, khi mà
nhu cầu về mũ vải cao. Họ có 2 tháng chuẩn bị. Trong thời gian 2 tháng ấy anh
Dũng vẫn tiếp tục làm việc ở nhà máy với mức lương 2.000.000 đồng/tháng. Chị
Hạnh vẫn đi làm thêm với mức thu nhập 800.000 đồng/tháng. Hiện anh chị đã dành
dụm gửi tiết kiệm được 8.900.000đ. Ngồi ra chị Hạnh cịn một đơi nhẫn vàng do bà
mẹ đẻ của chị cho chị để làm vốn mà chị chưa dùng tới. Đôi nhẫn này bán đi cũng
có thể được 14.000.000đ. Anh chị tin tưởng rằng sau 3 tháng, việc kinh doanh sẽ có
đủ lãi để ni gia đình và chuẩn bị tích lũy để mở rộng kinh doanh. Như vậy anh
chị phải tính tốn để đủ bảo đảm sinh hoạt cho gia đình trong 5 tháng tới.
Khoản thu
1. Tiền hiện có
2. Thu nhập của anh Dũng trong 2 tháng tới: 2 x 2.000.000
3. Thu nhập của chị Hạnh trong 2 tháng tới: 2x 800.000
4. Tiền bán dôi nhẫn vàng của chị Hạnh:
Tổng thu
Các khoản chi tiêu (Trong 5 tháng tới)
1.Tiền ăn 2.800.000đ x 5 tháng
2. Điện nước sinh hoạt 300.000đ x 5 tháng

Số tiền
8.900.000
4.000.000
1.600.000
14.000.000
28.500.000
14.000.000
1.500.000

13


3.Các khoản chi khác 400.000 đ x 5 tháng
2.000.000
4. Học phí của con anh Dũng 20.000 đ x 5 tháng
1.000.000
Tổng chi:
18.500.000
Tiền để bắt đầu kinh doanh = Tổng thu – tổng chi
10.000.000
Như vậy, mặc dù tổng số tiền hiện có và sẽ có trong vịng hai tháng trước khi
kinh doanh là 28.500.000đ, nhưng anh Dũng và chị Hạnh biết được rằng họ
chỉ có 10.000.000 đ để bắt đầu kinh doanh.
TĨM TẮT
Hoạt động kinh doanh rất đa dạng, phong phú và hứa hẹn đem lại cho bạn
nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không phải dễ dàng và ai cũng có
thể làm được. Để có thể kinh doanh bạn cần phải đáp ứng những điều kiện cần thiết
mà một người cần có khi hoạt động trong lĩnh vực này.
Người làm kinh doanh ngồi mục đích thu lại lợi ích cho bản thân mình cịn
phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người lao động, đối với Nhà nước thông qua
việc nộp thuế, và trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Công việc kinh doanh bắt đầu từ ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh
đó cũng cần hướng tới lợi ích và những điều tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường
sống.
Khi bạn đã thực hiện xong bước này một cách thận trọng và trung thực, bạn
sẽ có hiểu biết cơ bản và xác thực về tính cách cá nhân trong kinh doanh, những
kỹ năng và tình hình tài chính của mình. Bạn có thể quyết định xem mình có nên bắt
đầu lập kế hoạch kinh doanh hay không.


14


CHƢƠNG 2. LỰA CHỌN Ý TƢỞNG KINH DOANH
A. Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Xác định được có nên bắt đầu kinh doanh hay không?
- Xác định và khởi tạo ý tưởng kinh doanh của
- Nhận biết được các loại hình kinh doanh mà mình có thể tiến hành, cách làm
thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt.
B. Nội dung chương:
Sau chương 1, bạn đã xác định được có nên bắt đầu kinh doanh hay không,
nếu bạn muốn tiếp tục, bước kế tiếp là xác định và khởi tạo ý tưởng kinh doanh của
bạn
Ở chương này bạn sẽ hiểu thêm về loại hình kinh doanh mà mình có thể tiến
hành, cách làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt.
1. KHỞI TẠO Ý TƢỞNG KINH DOANH
1.1. Ý tưởng kinh doanh là gì?
Ý tưởng KD là ý nghĩ hình thành từ mọi khía cạnh của cuộc sống nhằm giải
quyết các khó khăn của cuộc sống với mục đích sinh lợi.
Ý tưởng kinh doanh là sự khởi đầu cho hoạt động kinh doanh. Bạn không thể
thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào nếu không xuất phát từ các ý tưởng.
Để bắt đầu khởi sự kinh doanh một cách thuận lợi, bạn cần có những ý tưởng
rõ ràng về cơng việc kinh doanh mà bạn định làm. Ý tưởng kinh doanh sẽ cho bạn
biết:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Bạn sẽ bán những sản phẩm dịch vụ gì?
- Nhu cầu nào của khách hàng sẽ được ý tưởng kinh doanh của bạn đáp ứng?
- Làm thế nào để bán được sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
- Việc kinh doanh của bạn sẽ chịu ảnh hưởng và tác động gì đến môi trường?

1.2. Ý tưởng kinh doanh bắt nguồn từ đâu?
Bằng cách suy nghĩ tích cực, sáng tạo, bạn sẽ tìm được các ý tưởng kinh
doanh. Ýtưởng kinh doanh có thể xuất hiện từ những mối quan tâm, sở thích của
bạn, những khó khăn của chính bạn trong cuộc sống hàng ngày, những khó khăn
của những người sống xung quanh bạn, những nguồn lực sẵn có tại địa phương bạn,
v.v.
a) Từ những sở thích và kinh nghiệm của bạn
Mối quan tâm và sở thích của bạn cũng như các kinh nghiệm làm việc thực tế
có thể là những yếu tố quan trọng giúp bạn hình thành những ý tưởng kinh doanh.
Ví dụ như bác Hùng rất thích trồng cây. Bác thấy nhu cầu về cây cảnh ngày
càng nhiều và bác có ý tưởng cải tạo mảnh vườn rộng trước nhà để trồng và kinh
doanh cây cảnh.
b) Từ những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải
15


Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc sử
dụng các dịch vụ tại nơi bạn ở hay chưa? Chú ý vào những gì khơng thể mua tại nơi
bạn đang ở. Trong nhiều trường hợp khó khăn của bạn cũng chính là khó khăn của
những người xung quanh và đây có thể là cơ hội để bạn có thể kinh doanh.
c)Từ các vấn đề mà những người khác gặp phải
Nên quan sát, tìm hiểu, lắng nghe những người xung quanh để tìm xem họ có
những nhu cầu, những gì họ cần mà lại khơng có thể mua, khơng thể giải quyết tại
đại phương.
d)Từ những gì cịn thiếu trong cộng đồng
Hãy tìm hiểu ngay nơi bạn sống xem những sản phẩm, dịch vụ nào cịn ít hay
chưa có, hay những sản phẩm dịch vụ nào có nhiều rồi nhưng chất lượng vẫn cịn
chưa tốt. Bạn có thể nảy sinh rất nhiều ý tưởng kinh doanh sau khi xem xét, tìm hiểu
về hoạt động kinh doanh trong cộng đồng của mình
e)Từ nguồn lực sẵn có của bạn

Nguồn lực ở đây có thể là nguồn lực từ bản thân và gia đình, ví dụ như bạn có
một tay nghề trong lĩnh vực gì đó và bạn muốn phát triển nó, gia đình hay nơi bạn ở
có nghề truyền thống mà bạn muốn phát huy, hay nguồn lực tài chính của bạn và gia
đình khá dồi dào và bạn bắt đầu nghĩ đến kinh doanh để đồng tiền sinh lời.
Bên cạnh đó, ý tưởng kinh doanh cũng có thể nảy sinh từ những nguồn lực tự
nhiên mà bạn có, ví dụ như chăn ni, trồng trọt nếu bạn có hoặc có thể thuê,…
Thực hành:
Hãy viết ra chi tiết các nội dung sau đây, liệt kê càng nhiều càng tốt
- Sở thích của tơi
- Kỹ năng và kinh nghiệm của tơi
- Khó khăn của tơi
- Khó khăn của mọi người
- Nền tảng gia đình
- Mối quan hệ
- Nguồn lực tự nhiên
Việc liệt kê những nội dung này giúp bạn có những ý tưởng ban đầu để có thể
khởi tạo ý tưởng kinh doanh.
1.3. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh của bạn
Khởi tạo ý tưởng kinh doanh nghĩa là bạn đưa ra ý tưởng về những sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng những nhu cầu hay vấn đề còn tồn tại ở thị trường để thu lợi nhuận.
Khi ý tưởng kinh doanh, mục tiêu đầu tiên là nghĩ được càng nhiều ý tưởng
càng tốt và tạo ra một danh sách tất cả các cơ hội kinh doanh có thể
Ý tưởng kinh doanh có thể được khởi tạo bằng cách:
- Trị chuyện để tìm hiểu và rút kinh nghiệm
Thực hành 1:
Hãy suy nghĩ về những vấn đề của bạn, nói chuyện, tìm hiểu những người
xung quanh và ghi lại những vấn đề của họ. Từ đó hãy suy nghĩ về những ý tưởng
kinh doanh có thể thực hiện để giải quyết các vấn đề vừa nêu:
16



Kinh nghiệm bản thân
Sở thích

Ý tưởng kinh doanh

Kỹ năng, kinh nghiệm
Các sản phẩm dịch vụ chưa được đáp ứng
Kinh nghiệm của mọi người

Những sản phẩm, dịch vụ chưa đáp ứng
được nhu cầu (mơ tả về chất lượng, hình
dáng, mẫu mã,...)

Những mong muốn về sản phẩm, dịch vụ tốt
hơn
- Khảo sát tình hình kinh doanh tại địa phương
Khi khảo sát bạn nên quan tâm đến những khu công nghiệp tại địa phương,
khu vực chợ búa, khu vực tập trung đông dân cư.
Hãy ghi chép những vấn đề mà bạn quan sát được từ đó đưa ra các ý tưởng
kinh doanh có thể thực hiện.
Thực hành:
Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để thu thập thông tin về các ngành
nghề kinh doanh hiện có và những việc kinh doanh mới, có tiềm năng tại địa
phương hay khu vực mà bạn muốn khởi sự.
1. Quan sát
Hãy quan sát thị trường và khu vực bạn định khởi sự kinh doanh và cố gắng trả lời
các câu hỏi sau:
- Các ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ nào hiện có quá nhiều? Loại nào quá ít? Loại
nào chưa có? Lý do tại sao?

- Danh sách nói lên điều gì về thị trường tại địa phương và cách mọi người
tiêu tiền? Viết ra ít nhất 5 nhận xét của bạn về thị trường địa phương:
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
17


.......................................................................................................................................
..
2. Nhận định cơ hội kinh doanh
Hãy trả lời các câu hỏi:
Cịn chỗ cho kinh doanh khơng? Cịn cơ hội kinh doanh nào cho bạn khơng?
Vì sao?
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
3. Liệt kê các ý tưởng kinh doanh có thể khả thi

Từ những quan sát và nhận định trên, hãy liệt kê những ý tưởng kinh doanh có thể
khả thi:
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
.......................................................................................................................................
..
4. Hãy cất danh sách này đi và lấy ra xem lại và một ngày khác. Xem kỹ lại
lần nữa và bổ sung những việc kinh doanh tiềm năng khác mà danh sách này chưa
có. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè, người thân để họ giúp bạn bổ sung thêm các ý tưởng
vào danh sách.
- Quan sát môi trường của bạn
Sẽ là rất hữu ích nếu bạn tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh tốt trên cơ sở
xem xét các nguồn lực và tổ chức tại địa phương, chẳng hạn bạn có thể nghĩ về:
+ Nguồn lực tự nhiên
+ Khả năng và kỹ năng của người dân trong vùng
+ Các hiệp hội kinh doanh trong vùng
- Động não

18


Động não là một càch thức dùng để sản sinh ra các ý tưởng. Mục tiêu là để
đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, động não thường bắt đầu với một từ, một
câu hỏi hay một vấn đề.

Khi sử dụng phương pháp này bạn cần tuân theo 4 ngun tắc:
+ Khơng chỉ trích ý tưởng của người khác
+ Ln khuyến khích tự do đưa ra ý tưởng
+ Những ý tưởng phi lý hay điên rồ cũng được hoan nghênh
+ Càng có nhiều ý tưởng càng tốt
Hồn thiện ý tưởng trên cơ sở phân tích và kết hợp ý tưởng của nhiều người.
Thực hành: Hãy đưa ra các ý tưởng kinh doanh liên quan đến từ “Gỗ”
Kinh nghiệm tìm ý tưởng kinh doanh của Dũng
Dũng muốn mở doanh nghiệp để có thêm nguồn thu và tự tạo việc làm. Cơ
của anh có cửa hàng đang kinh doanh rất thành công về dịch vụ cho thuê thiết bị và
cung cấp phần cứng. Bà muốn là đối tác về tài chính, cấp vốn và ăn chia lợi nhuận,
nhưng để anh tự do điều hành cơng việc kinh doanh.
Dũng thích tranh vẽ và các đồ trang trí treo tường, điều mà nhiều bạn bè anh
rất say mê. Vì vậy, đầu tiên anh định mở cửa hàng bán lẻ đồ lưu niệm cho khách du
lịch. Nhưng sau khi nói chuyện với nhiều người bán hàng trong khu vực, anh thấy
rằng quá ít khách hàng trong khu vực để việc kinh doanh này có thể có lãi.
Những bức tranh và đồ trang trí treo tường này trơng thật đẹp! Nhưng khơng
có nhiều khách du lịch ở khu vực này để có thể quan tâm đến chúng.
Sau đó, Dũng lại nghĩ tới việc kinh doanh quần áo, nhưng anh nhận thấy đã
có rất nhiều tiệm may thời trang trong khu vực.
Người đàn ông làm dịch vụ lễ tang nói rằng đang có nhu cầu rất lớn về hoa
phục vụ cho các đám tang. Dũng chưa trồng hoa bao giờ và chỉ có một mảnh vườn
nhỏ, nhưng anh quyết định trước tiên là tìm hiểu thơng tin đã.
Trong khi cịn đang tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh tốt, Dũng cố gắng tìm
phương tiện chở cái tủ lạnh mà anh vừa mua được trong dịp giảm giá. Các loại xe
máy chuyên chở thông dụng không thể chở cả Dũng và chiếc tủ lạnh. Anh đang
đứng trên vệ đường cùng với một đám đơng cũng đang tìm kiếm phương tiện
chuyên chở. Họ bàn tán với nhau về sự cần thiết của các phương tiện vận chuyển
phù hợp để có thể chun chở đống hàng hố q cỡ của họ.
Dũng nhận thấy rằng anh có thể sử dụng kỹ năng về thiết kế và gia cơng cơ

khí mà anh đã học ở trường để chế tạo các rơ-moóc cho xe máy có thể chở những
hàng hố nặng và cồng kềnh, với một chi phí hợp lý. Xe rơ-mc cũng có thể chở
hàng hố cho các hộ kinh doanh trong chợ, chẳng hạn như rau quả.
Dũng trao đổi với cô của anh và họ lên kế hoạch tiến hành việc kinh doanh
đó. Tuy vậy, trước khi triển khai ý tưởng này, Dũng tới hỏi nhiều người làm dịch vụ
chuyên chở xem liệu họ có muốn mua hay thuê rơ mc khơng. Khảo sát tình hình
cho thấy có điều kiện để khởi sự sản xuất rơ-moóc cho xe máy.
Dũng tới các xưởng cơ khí trong vùng bàn cách hợp tác sản xuất rơ-mc và
dự tính mua xe máy với số tiền được cơ trợ giúp và sau đó sẽ bán lại xe cho cộng
19


đồng. Mặc dù Dũng chưa được đào tạo, anh ta đã biết phát huy các điểm mạnh của
mình và tài sản anh có. Anh đã sử dụng mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ vận
chuyển để điều tra về quy mô và hiện trạng của xe máy kéo. Anh đã dựa vào công
việc kinh doanh của bà cô để có được khoản tài chính cần thiết và anh cũng dựa trên
trải nghiệm của mình như là một khách hàng.
Tóm lại, Dũng đã:
- Tìm ra cái cịn thiếu trong cộng đồng - thông qua việc lắng nghe những điều
mà mọi người cần, anh đã tìm ra cơ hội kinh doanh;
- Tiếp cận thị trường – anh đã nói chuyện với khách hàng;
- Có thơng tin và kỹ năng – anh đã tới thăm những công ty kinh doanh tương
tự và cố gắng tìm kiếm sự hợp tác từ các cơng ty có uy tín;
- Có tài chính – để sản xuất và tiếp thị;
- Sử dụng kinh nghiệm – anh khám phá ra cách chế tạo cơ khí và biết được
cần phải làm gì và cung cấp dịch vụ gì cho khách hàng.
Thực hành:
Bạn đã đọc về Dũng, hãy xem xung quanh bạn có câu chuyện nào thành cơng
tương tự như Dũng khơng. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đã trải
qua quá trình thành lập doanh nghiệp.

1. Hãy nghĩ về 3 công việc kinh doanh thành cơng tại địa phương. Cố gắng
tìm những việc kinh doanh đã hoạt động được trên 3 năm. Hãy viết ra từng công
việc kinh doanh, cùng với sản phẩm hay dịch vụ của nó.
2. Hãy trị chuyện với 3 chủ doanh nghiệp thành cơng đó. Hỏi xem họ đã tìm
kiếm ý tưởng kinh doanh như thế nào? Họ có dựa trên những vấn đề của mình
khơng? Họ có dựa trên những kinh nghiệm, mối quan hệ hay kỹ năng nào không?
Họ có dựa vào nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người địa phương khơng? Đó
có phải là cơng việc kinh doanh đầu tiên của họ không?
Hãy cố gắng miêu tả quá trình tìm kiếm ý tưởng kinh doanh của các doanh
nghiệp trên càng chi tiết càng tốt. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu bạn có thể
sử dụng khi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho riêng mình.
Thực hành: Lập danh sách ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh
của bạn
Sở thích, Kinh nghiệm bản thân
Khó khăn chính bạn gặp phải
Khó khăn người khác gặp phải
Những điều cịn thiếu trong cộng đồng
Nguồn lực tự nhiên
20


Khả năng và kỹ năng của người dân trong vùng
Các hiệp hội kinh doanh trong vùng
TÓM TẮT
Ý tưởng kinh doanh là nguồn gốc cho mọi hoạt động kinh doanh, Hoạt động
kinh doanh sau này của bạn có thành cơng hay không phụ thuộc đầu tiên vào ý
tưởng kinh doanh của bạn.
Ý tưởng kinh doanh có thể đến từ rất nhiều nguồn. Từ sở thích, đam mê, kinh
nghiệm và kỹ năng bạn sẵn có, từ những vấn đề hàng ngày bạn và những người
xung quanh gặp phải với tư cách là những khách hàng, từ những sản phẩm, dịch vụ

còn thiếu trong cộng đồng của bạn. Ý tưởng kinh doanh cũng có thể đến từ những
điều kiện về tài nguyên mà khu vực bạn có, nguồn lực về con người nơi bạn sinh
sống hay chính những tổ chức, hiệp hội kinh doanh đang phát triển tại địa phương
cũng có thể mang đến cho bạn nhiều cơ hội
Tuy nhiên, Ý tưởng kinh doanh khơng phải tự nhiên mà đến. Bạn cần tìm tịi,
suy nghĩ về nó. Bạn cần tiếp xúc, nói chuyện, chia sẻ với mọi người về những kinh
nghiệm và vấn đề của họ. Bạn cũng cần quan sát và đưa ra những nhận định đúng
đắn về diễn biến của thị trường, các loại hàng hóa, sản phẩm xung quanh bạn. Từ đó
hãy đưa ta những ý tưởng mà bạn tin là sẽ làm thỏa mãn được nhu cầu của mọi
người
2. THẾ NÀO LÀ Ý TƢỞNG KINH DOANH TỐT
Một công việc kinh doanh thành công được bắt đầu từ một xuất phát điểm
hoặc một ý tưởng tốt. Cần phải có một xuất phát điểm tốt để tránh thất vọng và thua
lỗ sau này. Nếu ý tưởng của bạn không tốt, kinh doanh sẽ thất bại bất kể là bạn đã
tiêu tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc vào đó.
Bạn đang có trong tay một danh sách dài các ý tưởng kinh doanh nhưng
khơng phải ý tưởng nào cũng có thể thực hiện được. Có ý tưởng kinh doanh thơi
chưa đủ, trước khi biến ý tưởng đó thành hiện thực, bạn cần đánh giá lại ý tưởng
kinh doanh xem liệu đó có phải là ý tưởng kinh doanh tốt hay khơng.
Một ý tưởng kinh doanh tốt được đánh giá dựa trên hai 2 yếu tố cơ bản sau:
-Cơ hội kinh doanh
- Kỹ năng và nguồn lực để tận dụng cơ hội
Thực hành: HOẠT ĐỘNG SÀNG LỌC Ý TƯỞNG KINH DOANH
Bước 1: hãy liệt kê các ý tưởng kinh doanh bạn đang cân nhắc theo mức độ quan
tâm của bạn
Bước 2: Ở mỗi ý hãy đọc và lực chọn điểm cho các nội dung theo hướng dẫn sau:
- Kiến thức của bạn về ngành kinh doanh này. Bạn đã biết những gì về ngành
kinh doanh này? Bạn có cần bỏ thêm nhiều thời gian và tiền bạc để học hỏi về
21



ngành kinh doanh này không?
Thang điểm đánh giá:
0 - không hiểu gì về ngành kinh doanh này;
1 - có một số hiểu biết gián tiếp;
2 - hiểu biết một cách hạn chế;
3 - hiểu qua kinh nghiệm làm việc.
- Kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này. Trong một số trường hợp bạn có
thể hiểu sâu về lĩnh vực này nhưng lại khơng có nhiều kinh nghiệm. Bạn đã bao giờ
làm việc trong lĩnh vực này chưa?
Thang điểm đánh giá:
0 - khơng có kinh nghiệm gì;
1 - kinh nghiệm gián tiếp;
2 - kinh nghiệm chưa nhiều;
3 - thông thạo lĩnh vực này.
- Khả năng thâm nhập thị trường. Ngành nghề kinh doanh của bạn có bị cạnh
tranh nhiều khơng? Nếu có nhiều doanh nghiệp khác đã và đang kinh doanh ngành
này thì việc thâm nhập thị trường của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thang điểm đánh giá:
0 - lĩnh vực bị cạnh tranh mạnh;
1 - có một số đối thủ cạnh tranh cả lớn và nhỏ;
2 - chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh nhỏ;
3 - hầu như khơng có đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn lực tài chính. Bạn có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện ý tưởng kinh
doanh này khơng? Có những ý tưởng rất hay nhưng nguồn lực tài chính hạn hẹp sẽ
khiến bạn rất khó thực hiện.
Thang điểm đánh giá:
0 - số tiền đầu tư quá lớn, không thể đáp ứng được;
1 - sẽ phải vay thêm rất nhiều và chưa chắc chắn về khả năng trả nợ;
2 - có thể huy động được và không chịu áp lực quá lớn về việc trả nợ;

3 - hồn tồn đáp ứng được.
- Tính độc đáo. Đây chính là sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của bạn và
là lý do để khách hàng sẽ đến với sản phẩm dịch vụ của bạn chứ không phải của đối
thủ cạnh tranh.
Thang điểm đánh giá:
0 - sản phẩm và dịch vụ của bạn khơng có gì khác biệt với các đối thủ cạnh
tranh;
1 - có một chút khác biệt nhưng khơng đáng kể;
2 - cũng có 1,2 người cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống cách bạn định làm;
3 - sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ rất khác biệt với cách các đối thủ cạnh tranh
đang làm, nó sẽ thỏa mãn những điều mà hiện nay khách hàng chưa thấy hài lòng.
22


Bước 3: Bây giờ hãy tính tổng điểm cho từng ý tưởng kinh doanh:
Ý tưởng
Kiến thức Kinh
Khả năng Nguồn
Tính độc Tổng
nghiệm
thâm nhập lực
tài đáo
cộng
thị trường chính
1
2
3
4
5
...

- Loại bỏ các ý tưởng có điểm nhỏ hơn 10
- Loại bỏ các ý tưởng mà khơng đạt điểm 2 ở từng tiêu chí
- Loại bỏ các ý tưởng không đạt điểm 3 ở tiêu chí độc đáo
TĨM TẮT
Ý tưởng kinh doanh có thể có nhiều nhưng khơng phải tất cả đều là ý tưởng
kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh được cho là tốt khi:
- Bạn có kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức về ngành nghề định kinh doanh
- Bạn có khả năng đáp ứng những nguồn lực cần thiết như tài chính, nhân
công và cả sự ủng hộ của người thân, bạn bè
- Bạn có cơ hội thâm nhập thị trường khi sản phẩm của bạn có sự khác biệt và
hứa hẹn đáp ứng được những nhu cầu còn thiếu của khách hàng, và tất nhiên chưa
có nhiều người đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống như bạn.
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƢỢC Ý TƢỞNG KINH DOANH TỐT
NHẤT
Bạn đã lựa chọn được 2-3 ý tưởng kinh doanh tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ không
thể thực hiện được tất cả các ý tưởng đó cùng lúc. Cần có những phương pháp để
một lần nữa sàng lọc và lựa chọn ý tưởng tốt nhất để thực hiện. Dưới đây là các
bước để bạn có thể đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh tốt nhất.
3.1. Phân tích cá điều kiện cơ bản để thực hiện ý tưởng kinh doanh
a) Đánh giá thị trường
Thị trường là nơi cung cấp thông tin chân thực, chính xác nhất về mặt hàng
mà bạn định kinh doanh. Hãy kiểm tra lại một lần nữa các thông tin sau về một số
sản phẩm, dịch vụ bạn dự định kinh doanh:
- Số lượng các nhà cung cấp mặt hàng này trên thị trường. Điểm mạnh, điểm
yếu của họ và sản phẩm của họ.
- Chủng loại, chất lượng của sản phẩm trên thị trường hiện nay. Những điểm
được và chưa được của mặt hàng này trên thị trường, sức tiêu thụ của mặt hàng này
trên thị trường.
- Khách hàng của mặt hàng này là ai? Khả năng mua của họ đến đâu? Cịn
những nhu cầu gì của họ chưa được đáp ứng?

23


- Xu hướng của thị trường về mặt hàng này.
- Các rủi ro có thể xảy ra như khả năng xuất hiện sản phẩm mới cạnh tranh
với sản phẩm bạn định cung cấp, sự thay đổi về thị hiếu khách hàng, khả năng có
thêm đối thủ cạnh tranh.
b) Đánh giá khả năng về vốn
Để bắt đầu kinh doanh bạn sẽ phải tốn chi phí khá nhiều. Đặc biệt, bạn cần
chuẩn bị cho trường hợp trong thời gian đầu số tiền và lợi nhuận bạn thu về không
được như mong đợi do sản phẩm của bạn chưa đến được với nhiều khách hàng và
bạn chưa có những khách hàng quen thuộc, vì vậy bạn cần biết số tiền cần thiết để
có thể bắt đầu kinh doanh và đánh giá khả năng tài chính của mình xem có thể đáp
ứng được khơng.
Một số chi phí ban đầu bao gồm:
- Thuê, xây dựng cửa hàng, nhà xưởng
- Mua sắm máy móc thiết bị
- Mua nguyên vật liệu
- Trả lương
- Trả lãi vay (nếu có vay vốn), tiền điện, nước, xăng xe,...
- Sinh hoạt phí gia đình
- Khoản dự phịng
c) Đánh giá nhân lực
Bên cạnh nguồn lực về vốn thì nguồn lực về con người là một yếu tố rất quan
trọng trong kinh doanh. Con người gồm:
Bản thân bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp (phần trên đã cung cấp cho bạn
những tính cách và điều kiện cơ bản nhất của một người chủ kinh doanh, tuy nhiêu,
mỗi hoạt động kinh doanh lại chó những yêu cầu riêng biệt bạn cần phải biết).
Nhân công: Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn cần thuê thêm nhân cơng, bạn
cần có kế hoạch sơ bộ về vấn đề này như:

- Vị trí cơng việc nào cần th nhân cơng?
- u cầu đối với từng vị trí?
- Th nhân cơng ở đâu?
- Liệu có dễ tìm kiếm hay khơng?
Việc th nhân cơng có thể dễ dàng nhưng cũng có thể sẽ rất khó khăn và làm
cản trở công việc kinh doanh của bạn. Bạn cần liệt kê tất cả thuận lợi và khó khăn
trong việc thuê nhân cơng vì đây cũng là điều kiện quan trọng để đánh giá ý tưởng
kinh doanh của bạn
3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ sẽ giúp bạn tìm ra ý
tưởng kinh doanh tốt nhất.
Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong mà bạn có thể can thiệp,
giải quyết như những vấn đề liên quan đến kỹ năng, kiến thức, năng lực chuyên môn
24


của bạn, tay nghề nhân công, nguồn vốn, địa điểm kinh doanh, dây chuyền cơng
nghệ, các chi phí liên quan,...
- Điểm mạnh là những mặt bạn có khả năng làm tốt, ví dụ như bạn có địa
điểm cửa hảng thuận tiện, khơng phải th cửa hàng, có nhân viên lành nghề, bản
thân bạn có kiến thức chun mơn đối với ý tưởng kinh doanh
- Điểm yếu là những mặt hạn chế đối với cơng việc kinh doanh của bạn, ví
dụ, sản phẩm của bạn có thể đắt hơn những doanh nghiệp cạnh tranh, bạn khơng có
đủ tiền để quảng cáo nhiều như bạn muốn, kỹ năng quản lý chưa tốt hoặc bạn không
cung cấp dịch vụ nhiều như đối thủ cạnh tranh,...
Cơ hội và nguy cơ là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến các
diễn biến đang diễn ra trên thị trường, xu hướng cung cầu sản phẩm dịch vụ, hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế
chung của địa phương, của đất nước,...
- Cơ hội là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh bạn có tác động tốt đến

ý tưởng kinh doanh của bạn. Ví dụ, khu vực bạn đang ở có nhiều khu cơng nghiệp
mới mở, dân số trong khu vực sẽ tăng và bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng
hay mặt hàng bạn dự định kinh doanh được Nhà nước khuyến khích với các chính
sách hỗ trợ vốn, giảm thuế,...
- Nguy cơ là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh bạn có tác động xấu
đến việc kinh doanh của bạn. Ví d ụ, sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, việc càng
ngày càng có nhiều người mở mặt hàng bạn định kinh doanh, các yếu tố thời tiết có
thể ảnh hưởng đến hoạt động của bạn, các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh,...
Khi phân tích SWOT, bạn cần hãy tập trung vào điểm yếu và các nguy cơ.
Bạn hãy đánh giá xem các điểm yếu và nguy cơ đó bạn có khả năng khắc phục
khơng.
Với những điểm yếu và nguy cơ khơng thể khắc phục được, bạn hãy cho điểm
(*)
Ví dụ :
- Với điểm yếu là chủ doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm quản lý, bạn có khả
năng khắc phục bằng cách học hỏi kinh nghiệm, tham gia các khóa đào tạo về quản
lý hay không?
- Với nguy cơ về dịch bệnh nếu bạn định chăn nuôi gia cầm, bạn có tin tưởng
vào biện pháp khắc phục như tiêm phịng dịch không?
LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH TỐT NHẤT
Bạn đã có trong tay Bả ng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
đối với một số ý tưởng đã được sàng lọc từ các bước trên. Trong số các ý tưởng đó,
ý tưởng tốt nhất là ý tưởng:
- Có nhiều điểm mạnh hơn điểm yếu;
- Có nhiều cơ hội hơn nguy cơ;
- Có ít điểm yếu khơng thể khắc phục được (có ít điểm *);
- Có ít nguy cơ khơng thể khắc phục được (có ít điểm *).
25



×