BẢN THUYẾT MINH
“Sử dụng phế phẩm nông nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt”
1. Giới thiệu ý tưởng (lý do chọn mô hình, sản phẩm):
Nước sạch là nguồn tài nguyên q giá nhưng khơng phải là vơ tận, vì thế
nguồn nước cần được con người bảo vệ. Thế nhưng, nguồn nước sạch dùng trong
sinh hoạt của con người đang ngày càng cạn kiệt, trong khi đó, nguồn nước thải
đang dần tăng lên đến mức báo động và cần được xử lý.
Vậy nước thải sinh hoạt là gì? Tại cần xử lý nước thải?
Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra từ các hoạt động, mục đích sinh
hoạt của con người.
Nước thải sinh hoạt được chia thành 3 loại chính:
- Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, toilet …
- Nước thải từ nhà bếp, nấu nướng ….
- Nước thải từ tắm giặt…
Khi thải ra môi trường, nước thải mang theo dầu mỡ và các kim loại nặng
làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước như tắc nghẽn, bị tê liệt hệ thống thoát
nước, sự cố tràn nước thải, tràn ngược cống... Đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con người khi mắc phải các bệnh cấp và mãn tính, ung thư,
viêm màng kết...
Về lâu dài, chúng em nhận thức rõ về tình trạng xả nước thải ơ nhiễm
trong cuộc sống như hiện nay sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, chúng em đã lựa chọn đề tài
““Sử dụng phế phẩm nơng nghiệp xử lí nước thải sinh hoạt” từ các nguyên liệu
sẵn có, rẻ, dễ làm nhưng lại hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ mơi trường, tiết
kiệm chi phí, lọc và tái sử dụng nguồn nước thải.
2. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng của Mơ hình, sản
phẩm:
2.1- Tính mới:
- Việc dùng phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu lọc kim loại nặng
và dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt đơn giản dễ làm, khơng địi hỏi kỹ thuật cao
hay máy móc, hóa chất.
- Thiết bị lọc nước thải khơng dùng điện, đầu tư chi phí thấp, sử dụng các
ngun liệu sẵn có từ các phế phẩm nơng nghiệp (lõi ngô, vỏ lạc, trấu...), các loại
vật liệu dễ tìm kiếm (bột than hoạt tính, cát, đất cao lanh, sỏi được làm sạch
nhiều lần sau đó đem phơi khơ dùng làm phân bón sinh học), nguồn nguyên liệu
sẵn có.
- Thời gian để thay thế phế phẩm nông nghiệp là 4 tháng để đảm bảo hiệu
quả lọc tốt nhất. Khi thay thế mới, vật liệu cũ có thể tiêu hủy bằng nhiệt lấy tro
hoặc ủ làm phân hữu cơ cho cây trồng, các vật liệu khác sau 12 tháng đem rửa
sạch và tiếp tục sử dụng.
2.2- Tính sáng tạo:
- Cây nông nghiệp khá quen thuộc với người dân nên việc sử dụng phế
phẩm nông nghiệp để lọc nước thải và xử lý nước ô nhiễm nhẹ tiết kiệm nhiều
1
chi phí cho việc làm sạch nước so với áp dụng công nghệ tiên tiến trong khi đời
sống người dân cịn khó khăn.
- Nước sau khi xử lý có thể tái sử dụng tưới rau, tưới cây, rửa nhà vệ sinh,
vệ sinh lớp học, phòng ở…
- Khi thay thế mới vật liệu cũ có thể tiêu hủy bằng nhiệt lấy tro hoặc ủ làm
phân hữu cơ cho cây trồng.
2.3- Khả năng áp dụng:
Nước sau khi xử lý có thể áp dụng cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh tái
sử dụng tưới rau, tưới cây, rửa nhà vệ sinh, vệ sinh lớp học, phòng ở...
3. Hướng dẫn các bước làm ra sản phẩm:
- Bước 1: Thu thập các vật liệu có sẵn
- Bước 2: Lọc.
- Bước 3: Chia các phế phẩm nông nghiệp vào các túi đựng.
- Bước 4: Hàn cắt các bể sao cho phù hợp, vừa với đường ống nước (sử
dụng ngun lý bình thơng nhau, áp suất).
- Bước 5: Sắp xếp các bộ phận, nguyên vật liệu đã chuẩn bị vào các bể
theo thứ tự.
+ Bể 1: Ống nước thải vào, màng đọng dầu mỡ, ống nước thải đã được xử
lý thô.
+ Bể 2: Ống nước từ bể 1 sang, bột than, bột phế phẩm nông nghiệp, cát
và đất cao lanh, ống nước sang bể 3.
+ Bể 3: Ống nước từ bể 2 sang, lõi ngô và các phế phẩm nơng nghiệp, than
hoạt tính, đất cao lanh.
4. Thuyết minh nguyên lý hoạt động (đối với các sản phẩm kỹ thuật):
Nước thải
BỂ
LỌC
THỨ
NHẤT
lọc lần 1
BỂ
LỌC
THỨ
HAI
lọc lần 2
BỂ
LỌC
THỨ
BA
nước sạch
* Bể lọc thứ nhất :
- Đường nước thải vào
- Đường nước thải đã được xử lý thô ( dầu mỡ,cặn bẩn…)
- Màng đọng dầu, mỡ
Nguyên tắc xử lý: …….
* Bể lọc thứ hai: Chia thành 2 tầng: (2 tầng ngăn cách với nhau bởi các
túi đựng vật liệu lọc)
- Tầng 1: xử lý các chất độc
+ Vật liệu lọc: phế phẩm nơng nghiệp …… hấp phụ các hóa chất, các chất
thải, lơ lửng.
+ Nguyên tắc xử lý: ………(hợp chất nitơ, phốt pho, các chất hoạt động
bề mặt, vi khuẩn, các chất rắn lửng lơ, màu, kim loại nặng và có mùi trong nước
thải).
2
- Tầng 2: tiếp nhận nước đã được xử lí và chuyển sang bể 3.
*Bể lọc thứ ba:
- Gồm:
+ Đường nước từ bể 2 vào
+ Đường nước sạch
+ Các túi đựng các phế phẩm nông nghiệp
+ 2 tầng: (2 tầng ngăn cách với nhau bởi các túi đựng vật liệu lọc)
- Tầng đáy: xử lí các chất độc
+ Vật liệu lọc: …….. bột phế phẩm nông nghiệp, than, đất cao lanh.
+ Nguyên tắc xử lý: …….
- Tầng trên:
+ Khi tầng đáy có nước từ bể 2 sang làm cho áp suất tăng đẩy nước đã
được xử lý lên tầng trên thì nước sẽ theo đường ống nước sạch chảy ra môi
trường.
Các phế phẩm sau khi đã sử dụng được thu gom và phơi khơ, có thể tiêu
hủy bằng nhiệt lấy tro hoặc ủ làm phân hữu cơ cho cây trồng.
Ngày 20 . tháng 06 năm 2022
Tác giả (hoặc Đại diện nhóm tác giả)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3