Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm sinh học cá Tra potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.99 KB, 6 trang )




Đặc điểm sinh học cá
Tra





1. Phân loại

- Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra ( Pangasiidae) đã được xác
định ở Sông Cửu Long.

- Phân loại cá tra

Bộ cá nheo Siluriformes

Họ cá tra Pangasiidae

Giống cá tra dầu Pangasianodon

Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878).

– Cá tra là một loài cá
nuôi truyền thống trong ao của nông dân ở các tỉnh ĐBSCL.

2. Phân bố

- Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả 4 nước Lào,


Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta những năm trước đây khi
chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và
sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, ít gặp trong tự nhiên, do
cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh
sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho
thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5
đến tháng 9 hàng năm.

- Ở Việt Nam cá tra không đẻ trong ao nuôi, cũng không có bãi đẻ tự nhiên.
Cá tra đẻ ở Campuchia và cá bột theo dòng nước về Việt Nam.

3. Hình thái, sinh lý

- Cá tra là cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lưng xám đen, bụng hơi bạc,
miệng rộng, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to. Vây lưng cao, có một gai
cứng có răng cưa. Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi
các loài khác có 6 tia (Phạm Văn Khánh, 1996).

- Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu
cơ, oxy hòa tan thấp, có thể nuôi với mật độ cao và có thể sống được ở vùng
nước lợ (nồng độ muối 7 -10‰).

4. Đặc điểm dinh dưỡng

- Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt
lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không
được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong
đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ
dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ
dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp

khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh
dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi
vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh
hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.

- Trong quá trình ương thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại động vật
phù du có kích thước nhỏ và thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn
rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật.

- Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc
khác như mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả và thức ăn có nguồn gốc
động vật như tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Trong ao nuôi cá tra có khả
năng thích nghi với nhiều loại loại thức ăn khác nhau như: thức ăn tự chế,
thức ăn công nghiệp, cám, tấm, rau muống… Thức ăn có nguồn gốc động
vật giúp cá lớn nhanh hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

5. Đặc điểm sinh trưởng

- Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, lúc còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài từ 10-12cm (14 –
15gam). Từ khoảng 2,5kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với
chiều dài cơ thể.

- Cá nuôi trong ao 1 năm đạt từ 1 – 1,5kg/con (năm đầu), những năm về sau
cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 – 6kg/năm tuỳ thuộc môi trường
sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều
hay ít.

6. Đặc điểm sinh sản


- Cá tra không sinh sản trong ao nuôi, cá có tập tính di cư sinh sản trên
những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Trong tự nhiên chỉ gặp cá
thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái Lan. Ở Viết Nam cá
tra cũng không có bãi sinh sản tự nhiên. Cá sinh sản ở Campuchia, cá bột
theo dòng nước về Việt Nam (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

- Tuổi thành thục của cá tra trên sông Mekong 3 – 4 năm tuổi. Cá tra có tập
tính di cư ngược dòng. Mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên bắt đầu từ
tháng 5 – 7 âm lịch hàng năm. Trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 – 3
kg (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

- Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì
khó phân biệt được cá đực và cá cái. Bắt đầu phân biệt được cá đực cái từ
giai đoạn II, các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng
màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang
màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ
1,76 – 12,94 (cá cái) và từ (0,83 – 2,1 (cá đực) cỡ cá từ 8 – 11kg (Nguyễn
Văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt
19,5%.

- Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản
tuyệt đối, sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200.000 đến vài triệu trứng.
Sức sinh sản tương đối có thể là 135.000 trứng/kg cá cái. Kích thước của
trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính
trung bình 1mm, khi đẻ ra trứng trương nước thì đường kính trứng có thể là
1,5 – 1,6 mm.

- Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1
– 3 lần trong một năm.


×