Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.17 KB, 5 trang )
Biện pháp phòng tránh
chứng mỏi mắt
Triệu chứng chính của mỏi mắt là giảm thị lực tạm thời tại thời điểm
nhất định, chảy nước mắt, mắt đỏ và cảm giác nặng mí mắt. Vậy
nguyên nhân gây nhức mỏi mắt và cách phòng tránh như thế nào?
Triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng chính của mỏi mắt là giảm thị lực tạm thời tại thời điểm nhất
định, chảy nước mắt, mắt đỏ và cảm giác nặng mí mắt. Tuy nhiên, cần phân
biệt chứng mỏi mắt với một số triệu chứng tương tự của các bệnh khác. Có
thể mắt đỏ là do nhiễm khuẩn hay virus, phù nề mí mắt là triệu chứng của
chứng bệnh về thận và tim. Bạn nên cẩn trọng, nếu các triệu chứng của mỏi
mắt không biến mất sau một vài giờ nghỉ ngơi thì cần có cuộc hẹn sớm nhất
với bác sĩ nhãn khoa để loại trừ khả năng bệnh xấu hơn và có phương pháp
điều trị sớm nhất có thể.
Thiếu ánh sáng là nguyên nhân đầu tiên gây nhức mỏi mắt, vì làm việc trong
môi trường điều kiện ánh sáng kém sẽ làm cho mắt không điều tiết được
thường xuyên. Thiếu ngủ là nguyên nhân tiếp theo, nó gây chảy nước mắt,
mí mắt nặng nề, và nhìn mọi vật với cảm giác mơ màng, khó định vị được
đồ vật. Nếu những triệu chứng này trở thành mãn tính, nó có thể mở đường
cho căn bệnh tăng nhãn áp và mất thị lực. Ngoài ra, mỏi mắt cũng bắt nguồn
từ việc ăn uống kém, thiếu chất, thiếu vitamin tổng hợp và các vi chất thiết
yếu, đặc biệt là thiếu vitamin A, C, vitamin nhóm B. Lối sống không lành
mạnh, thường xuyên căng thẳng, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá và lạm
dụng cà phê cũng là nguyên nhân gây nhức mỏi mắt.
Thiếu ánh sáng là nguyên nhân đầu tiên gây nhức mỏi mắt.
Phòng tránh nguy cơ
Vị trí bàn làm việc: