Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 93 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH
Kế tốn Hành chính sự nghiệp
NGHỀ KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
Trình độ trung cấp và cao đẳng
(Ban hành theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN ngày tháng năm 20
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

Tên tác giả : Ths. Phan Tiến Dũng
Năm ban hành: 2018

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
1


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI MỞ ĐẦU
2


Kế tốn hành chính sự nghiệp là phân hệ thơng tin thuộc hệ thống thơng tin kế
tốn, thực hiện chức năng cung cấp thơng tin về tình hình tài sản, nguồn kinh phí
cũng như tình hình và kết quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị để phục vụ cho yêu
cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau, bên trong cũng như bên ngồi đơn vị.


Chất lượng của thơng tin kế tốn có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng và
hiệu quả quản lý không chỉ đối với bản thân đơn vị, mà còn với nhiều đối tượng
khác trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Do vậy việc tổ chức, thực
hiện tốt kế tốn trong đơn vị hành chỉ sự nghiệp khơng chỉ là mối quan tâm của các
đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước mà còn là mối quan tâm của cơ quan soạn
thảo, ban hành chế độ kế toán, của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản
lý vĩ mô nền kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo ngành kế tốn doanh
nghiệp của trường, để đáp ứng nhu cầu tài liệu trong giảng dạy và học tập của giáo
viên và sinh viên học mơn kế tốn hành chính sự nghiệp, có tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, học tập, ứng dụng kế toán chúng tôi biên soạn tài liệu giảng dạy
này dựa trên thơng tư 107/2017/TT.BTC về kế tốn hành chính sự nghiệp.
Tài liệu giảng dạy gồm 7 chương của phần Kế toán hành chính sự nghiệp gồm :
Chƣơng 1: Tổng quan về kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp
Chƣơng 2: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu và ứng trƣớc
Chƣơng 3: Kế tốn ngun vật liệu và cơng cụ, dụng cụ và tài sản cố định
Chƣơng 4: Kế toán các khoản nợ phải trả
Chƣơng 5: Kế toán nguồn vốn và các khoản thu
Chƣơng 6: Kế toán các khoản chi và xác định kết quả hoạt động
Chƣơng 7 : Báo cáo tài chính
Tài liệu giảng dạy được biên soạn trên cơ sở tham khảo luật kế toán, các chuẩn
mực kế tốn đã ban hành, các thơng tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán;
các quy định quản lý tài chính vừa được nhà nước ban hành. Tuy nhiên, tài liệu
giảng dạy được biên soạn trong điều kiện nền kinh tế đang thay đổi, các chế độ
chính sách chưa hồn thiện, đồng thời với khả năng có hạn của người viết nên
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để tài liệu giảng dạy ngày
càng hoàn thiện hơn.
An Giang, ngày tháng năm 2018
Tham gia biên soạn

1. Ths. Phan Tiến Dũng
2. Ths. Nguyễn Thị Khanh
MỤC LỤC

3


ĐỀ MỤC

TRANG

Tuyên bố bản quyền................................................................................................1
Lời mở đầu...............................................................................................................2
Mục lục.....................................................................................................................3
Giới thiệu môn học..................................................................................................9
Chƣơng I: Tổng quan về kế tốn hành chính sự nghiệp..................................11
I.Nhiệm vụ của kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp............................................11
1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp.......................................................11
2. Đặc điểm của kế tốn hành chính sự nghiệp.....................................................11
3. Nhiệm vụ của kế tốn hành chính sự nghiệp.....................................................12
II.Tổ chức kế tốn trong đơn vị hành chính sự nghiệp...........................................12
1. Tổ chức hạch tốn ban đầu................................................................................12
2. Hình thức tổ chức kế tốn của đơn vị hành chính sự nghiệp............................13
3. Hình thức tổ chức sổ kế toán.............................................................................13
4. Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp............................................19
5. Chứng từ kế tốn trong đơn vị hành chính sự nghiệp.......................................19
Chƣơng II: Kế tốn vốn bằng tiền, các khoản phải thu và các khoản ứng
trƣớc.......................................................................................................................21
I. Kế toán tiền mặt tại quỹ......................................................................................21
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................21

2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................21
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................21
II. Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc..................................................................28
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................28
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................28
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................29
III. Kế toán tiền đang chuyển..................................................................................30
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................30
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................30
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................30
IV. Kế toán phải thu khách hàng.............................................................................31
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................31
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................32
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................32
V. Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.......................................................34
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................34
4


2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................35
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................35
VI. Kế toán phải thu nội bộ.....................................................................................36
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................36
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................37
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................37
VII. Kế toán tạm chi................................................................................................38
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................38
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................38
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................39
VIII. Kế toán phải thu khác.....................................................................................41

1. Tài khoản sử dụng.............................................................................................41
2. Phương pháp hạch toán.....................................................................................42
IX. Kế toán tạm ứng................................................................................................45
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................45
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................46
3. Phương pháp hạch tốn.....................................................................................46
X. Kế tốn chi phí trả trước.....................................................................................47
1. Tài khoản sử dụng.............................................................................................47
2. Phương pháp hạch toán.....................................................................................47
Bài tập thực hành.....................................................................................................50
Chƣơng III: Kế tốn ngun vật liệu và cơng cụ, dụng cụ và tài sản cố định.54
I. Kế toán nguyên liệu, vật liệu...............................................................................54
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................54
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................56
3. Phương pháp hạch tốn.....................................................................................56
II. Kế tốn cơng cụ, dụng cụ...................................................................................60
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................60
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................61
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................61
III. Kế toán tài sản cố định hữu hình.......................................................................62
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................62
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................63
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................63
IV. Kế tốn tài sản cố định vơ hình.........................................................................74
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................74
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................75
5


3. Phương pháp hạch tốn.....................................................................................75

V. Kế tốn hao mịn tài sản cố định .......................................................................77
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................77
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................77
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................77
VI. Kế toán xây dựng cơ bản..................................................................................78
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................78
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................80
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................80
Bài tập thực hành.....................................................................................................85
Chƣơng IV: Kế toán các khoản nợ phải trả………............................................93
I. Kế toán phải trả cho người bán............................................................................93
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................93
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................93
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................93
II. Kế toán các khoản phải nộp theo lương.............................................................95
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................95
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................95
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................95
III. Kế toán phải trả người lao động........................................................................97
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán....................................................................97
2. Tài khoản sử dụng.............................................................................................98
3. Phương pháp hạch toán.....................................................................................98
IV. Kế toán các khoản phải nộp nhà nước............................................................101
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................101
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................101
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................102
V. Kế toán phải trả nội bộ.....................................................................................107
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................107
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................107
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................107

VI. Kế toán tạm thu...............................................................................................109
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................109
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................110
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................110
VII. Kế toán phải trả khác.....................................................................................116
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................116
6


2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................117
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................117
VIII. Kế toán các quỹ đặc thù...............................................................................119
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................119
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................119
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................119
IX. Kế toán các khoản nhận trước chưa ghi thu...................................................120
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................120
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................120
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................121
Bài tập thực hành..................................................................................................126
Chƣơng V: Kế toán nguồn vốn và các khoản thu………................................132
I. Kế toán nguồn vốn kinh doanh..........................................................................132
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................132
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................132
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................132
II. Kế toán thặng dư (thâm hụt) luỹ kế..................................................................133
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................133
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................134
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................134
III. Kế toán các quỹ...............................................................................................136

1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................136
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................136
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................137
IV. Kế toán nguồn cải cách tiền lương..................................................................140
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................140
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................140
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................140
V. Kế toán thu hoạt động do NSNN cấp...............................................................141
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................141
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................142
3. Phương pháp hạch tốn...................................................................................142
VI. Kế tốn thu phí được khấu trừ, để lại.............................................................144
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................144
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................145
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................145
VII. Kế toán doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ...............................................147
7


1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................147
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................148
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................148
VIII. Kế toán thu nhập khác..................................................................................150
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................150
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................151
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................151
Bài tập thực hành..................................................................................................153
Chƣơng VI: Kế toán các khoản chi và xác định kết quả hoạt động……......155
I. Kế tốn chi phí hoạt động..................................................................................155
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................155

2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................155
3. Phương pháp hạch tốn...................................................................................156
II. Kế tốn chi phí hoạt động thu phí....................................................................159
1. Nội dung và ngun tắc hạch tốn..................................................................159
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................159
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................159
III. Kế toán giá vốn hàng bán................................................................................161
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................161
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................162
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................162
IV. Kế toán chi phí quản lý hoạt động SXKD, dịch vụ........................................162
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................162
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................163
3. Phương pháp hạch tốn...................................................................................163
V. Kế tốn chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí............................165
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................165
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................165
3. Phương pháp hạch tốn...................................................................................165
VI. Kế tốn chi phí khác.......................................................................................166
1. Nội dung và ngun tắc hạch toán..................................................................166
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................166
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................166
VII. Kế toán xác định kết quả...............................................................................167
1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán..................................................................167
2. Tài khoản sử dụng...........................................................................................168
3. Phương pháp hạch toán...................................................................................168
8


Bài tập thực hành..................................................................................................170

Chƣơng VII: Báo cáo tài chính………..............................................................179
I. Những qui định chung về hệ thống báo cáo tài chính.......................................179
1. Khái niệm........................................................................................................179
2. Mục đích.........................................................................................................179
3. Nguyên tắc, yêu cầu lập..................................................................................179
4. Kỳ báo cáo......................................................................................................180
5. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính........................180
II. Danh mục báo cáo............................................................................................181
1. Báo cáo tài chính.............................................................................................181
2. Báo cáo quyết tốn..........................................................................................182
Bài tập thực hành..................................................................................................183
Các thuật ngữ chun mơn...................................................................................187
Tài liệu tham khảo................................................................................................188

GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
9


Tên mơn học : KẾ TỐN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Mã mơn học : MH27
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
-Vị trí: Mơn học kế tốn hành chính sự nghiệpthuộc nhóm các mơn học
chun mơn của chuyên ngành kế toán của các lớp đào tạo về kế tốn, do đó cần
được học sau các mơn cơ sở trong chương trình đào tạo và sau mơn lý thuyết kế
tốn, kế tốn tài chính
-Tính chất: Mơn học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về
kế tốn cơng trong đơn vị hành chính – sự nghiệp như: kế toán vốn bằng tiền, kế
toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định…Với kiến thức của mơn học, sinh viên
có cơ sở để nghiên cứu các mơn học kế tốn chun sâu khác và có thể tìm được
việc làm kế tốn trong các đơn vị hành chính – sự nghiệp.

-Ý nghĩa và vai trị của mơn học:
Các đơn vị HCSN chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn
hóa, thơng tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của
nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt
động kinh doanh hay viện trợ khơng hồn lại. Do đó, để quản lý và chủ động trong
các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho từng
khoản chi tiêu này. Dựa vào bản dự tốn, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các
đơn vị. Chính vì vậy, kế tốn khơng chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn
quan trọng đối với NSNN.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành
quy định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán
HCSN do Nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài
chính, tăng cường quản lý kiểm sốt chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng cao
chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị HCSN. Vì thế,
cơng tác kế tốn trong đơn vị HCSN phải đảm bảo được tính thống nhất giữa kế
toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị; Đảm bảo sự thống nhất về nội
dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị...
Mục tiêu của môn học/mô đun:
-Về Kiến thức: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
tài chính Nhà nước và nghiệp vụ kế tốn tài chính Nhà nước. Mơn học giúp sinh
viên có thể hiểu, phân tích, tổng hợp và thực hành các phần hành kế toán: vốn bằng
tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định…tại các đơn vị hành chính – sự nghiệp
+ Sinh viên có khả năng đọc hiểu các BCTC của các đơn vị HCSN.
10


+ Sinh viên hiểu được các ngun tắc tính tốn và định khoản các nghiệp vụ
kinh tế liên quan đến quản lý các nguồn kinh phí trong đơn vị HCSN.
+ Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tiễn.

-Về kỹ năng:
+ Sinh viên biết cách lập chứng từ, định khoản và ghi sổ kế tốn hồn chỉnh
theoquy định của Bộ tài chính
+ Sinh viên thực hiện thành thạo các thao tác hạch toán kế toán ở các đơn vị
HCSN
-Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Sinh viên được rèn luyện tính tự giác học tập bằng việc tự chuẩn bị tất cả
các bài tập cho các chương mục đã học
+ Sinh viên hỗ trợ và học hỏi qua lại các bạn của mình trong quá trình học,
thảo luận nhóm.

11


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Sau khi hồn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc :
- Giúp cho người học khái quát hoá, hệ thống hoá, những nội dung cơ bản
của chế độ kế tốn áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, trước hết là nội
dung của chế độ kế tốn hiện hành.
- Tạo điều kiện giúp người học tìm hiểu, xác định hệ thống chứng từ,
tài khoản, sổ sách và báo biểu kế toán theo chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm
của đơn vị hành chính sự nghiệp.
I. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TỐN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh
phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác
như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh,
dịch vụ,... Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các

cơ quan Đoàn thể, các tổ chức xã hội do trung ương và địa phương quản lý và các
đơn vị trực thuộc lực lương vũ trang.
Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp được tổ chức
theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với cơng tác
chấp hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
- Đơn vị sự toán cấp I
- Đơn vị dự toán cấp II
- Đơn vị dự toán cấp III
Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ
yếu được thực hiện thơng qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát. Đặc điểm nổi
bật của đơn vị HCSN là khơng phải là đơn vị hạch tốn kinh tế, chức năng chủ yếu
không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.
2. Đặc điểm của kế tốn hành chính sự nghiệp
- Các khoản chi tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy
kế tốn phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán
phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung
và chi tiêu tiền mặt nói riêng.
11


- Thơng qua cơng tác kế tốn để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến
hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.
3. Nhiệm vụ của kế tốn hành chính sự nghiệp
- Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợpthơng tin về nguồn kinh phí được
cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các
khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt tình hình thu, chi, sử dụng các loại vật tư, tài

sản công ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách,...
- Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo qui định.
II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Tổ chức kế tốn trong đơn vị HCSN một cách khoa học và hợp lý khơng những
có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế tốn mà cịn là nhân tố
quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị,
thực hiện tốt vai trò của kế tốn là cơng cụ quản lý tài chính trong đơn vị. Tổ chức
kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng nhu cầu sau:
- Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành
- Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị
- Phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế tốn hiện có.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và u cầu của cơng tác kế
tốn và tiết kiệm được chi phí hạch tốn.
Cơng việc tổ chức kế toán ở đơn vị HCSN thuộc trách nhiệm của phụ trách kế
tốn đơn vị (trưởng phịng tài chính kế tốn hoặc kế toán trưởng).
1. Tổ chức hạch toán ban đầu
- Quy định mẫu chứng từ ban đầu để ghi chép hạch toán ban đầu đối với
từng loại nghiệp vụ phù hợp với mẫu chứng từ qui định của Bộ Tài chính và Tổng
cục Thống kê.
- Xác định trách nhiệm của những người thực hiện việc ghi chép, hạch toán
ban đầu các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh.
- Hướng dẫn cách ghi chép hạch toán ban đầu vào chứng từ nhằm phản ánh
đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ kinh tế-tài chính phát sinh.
- Phân cơng nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thu nhập và kiển tra
các chứng từ hạch tốn ban đầu, đơng thời chuyển chứng từ ban đầu về phịng kế
tốn để kiểm tra và ghi sổ kế toán.

12



2. Hình thức tổ chức kế tốn của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị HCSN phải dựa vào hệ thống tài khoản kế toán đơn vị HCSN ban
hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính và
tùy đặc điểm hoạt động của đơn vị để xác định tài khoản cần sử dụng, bảo đảm
phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động của đơn vị và quản lý chặt chẽ tài sản. vật tư,
tiền vốn của đơn vị.
Lựa chọn các hình thức tổ chức cơng tác kế tốn có liên quan mật thiết đến việc
thiết kế bộ máy kế tốn ở đơn vị. Trưởng phịng kế tốn phải căn cứ vào qui mơ,
đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế tốn
hiện có để lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn và bộ máy kế toán của đơn
vị. Tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức
tổ chức cơng tác kế tốn sau:
- Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung.
- Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn phân tốn.
- Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn vừa tập trung vừa phân tán.
3. Hình thức tổ chức sổ kế tốn
- Hình thức nhật ký chung
- Hình thức nhật ký sổ cái
- Hình thức chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế tốn trên máy vi tính.
Việc lựa chọn hình thức kế tốn hợp lý phải căn cứ vào khả năng và trình độ
của đội ngũ cán bộ kế tốn hiện có và đặc điểm, qui mơ của đơn vị.
3.1. Hình thức kế tốn nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký
chung, theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế nghiệp vụ đó. Sau đó
lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế tốn Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
Sơ đồ 1.2 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN
THEO HÌNH THỨC KẾ TỐN NHẬT KÝ CHUNG


13


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI SỔ
PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
- Sổ Nhật ký chung.
- Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ để ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các
tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế tốn chi tiết thì đồng thời với
việc ghi Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi vào các Sổ kế

toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, cuối quí, cuối năm công số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) dùng để lập các Báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Sổ Nhật
ký chung cùng kỳ.

14


3.2. Hình thức kế tốn Nhật ký- Sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Sổ cái các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống hóa theo
nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp
là sổ Nhật ký - Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng
tổng hợp chứng từ kế tốn cùng loại.
Hình thức sổ kế tốn Nhật ký - sổ cái gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Nhật ký - sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế tốn Nhật ký - sổ cái.
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi
vào Sổ Nhật ký - sổ cái. Mỗi chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ được ghi một
dòng đồng thời ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ được lập
cho những chứng từ cùng loại, phát sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu,
phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập vật liệu,…).
- Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ sau khi được dùng để ghi
Nhật ký - sổ cái phải được ghi vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong
tháng vào sổ Nhật ký và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký- sổ
cái ở cột phát sinh của phần Nhật ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng
trước và số phát sinh tháng này để tính ra số phát sinh lũy kế từ đầ quí đến cuối
tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quí) và số phát sinh trong tháng, tính
ra số dư cuối tháng (cuối quí) của từng tài khoản.
- Việc kiểm tra đối chiếu các số liệu sau khi cộng Nhật ký - sổ cái phải đảm
bảo yêu cầu sau:
Tổng số phát sinh
ở phần Nhật ký

=

Tổng số phát sinh Nợ
của tất cả các tài khoản

=

Tổng số phát sinh Có
của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản.
- Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết cũng phải cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có
và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng; căn cứ số liệu của từng đối tượng
chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp
chi tiết từng tài khoản được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư
của tài khoản đó trên Nhật ký - sổ cái.
- Số liệu trên Nhật ký- sổ cái, trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và Bảng tổng
hợp chi tiết sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng được sử dụng để lập Bảng cân

đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.
15


Sơ đồ phản ánh trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký- sổ cái:
Sơ đồ 1.3. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN
THEO HÌNH THỨC KẾ TỐN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ
QUỸ

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ GỐC

NHẬT KÝ - SỔ CÁI

SỔ, THẺ
KẾ TOÁN
CHI TIẾT

BẢNG
TỔNG HỢP
CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng

3.3. Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế
toán tổng hợpđược căn cứ trực tiếp vào “chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ là
một loại sổ kế toán để phân loại, hệ thống hóa và xác định nội dung kinh tế của
các hoạt động kinh tế tài chính đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở
Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng rẽ:
- Ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế tài chính trên Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên Sổ
cái.
Các loại sổ kế tốn chủ yếu của hình thức Chứng từ ghi sổ:
- Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sổ cái,
- Các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

16


Sơ đồ 1.4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI


SỔ QUỸ

SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ, THẺ
KẾ TOÁN
CHI TIẾT

CHỨNG TỪ GHI SỔ

BẢNG CÂN ĐỐI
SỔ PHÁT SINH

SỔ CÁI

BẢNG
TỔNG
HỢP
CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu số liệu cuối tháng


Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để lập
Chứng từ ghi sổ hoặc để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, sau đó mới
căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng chứng từ kế toán để lập
Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ đã được lập chuyển cho phụ trách kế toán ký
duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (lấy số và ngày)
mới được dử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả các Chứng từ ghi sổ đã được lập trong tháng vào Sổ
cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối

17


tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu kiểm tra, số liệu trên Sổ cái được sử
dụng để lập “Bảng cân đối tài khoản” và các báo cáo tài chính khác.
Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì Chứng từ kế tốn,
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ,
thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng, tiến hành cộng các
sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản
tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ cái của tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp
chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài
chính.
3.4. Hình thức kế tốn trên máy vi tính
Sơ đồ 1.4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TỐN
THEO HÌNH THỨC KẾ TỐN TRÊN MÁY VI TÍNH
CHỨNG TỪ KẾ TỐN

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TỐN CÙNG LOẠI


Ghi chú:

SỔ KẾ TOÁN

PHẦN
MỀM
KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

MÁY VI TÍNH

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

3.5. Tổ chức lập và nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán định kỳ.
Kế toán trưởng đơn vị phải phân cơng cụ thể cho cán bộ kế tốn thực hiện
từng phần hành cơng việc kế tốn cụ thể, qui định rõ thời hạn hồn thành cơng việc,
kiểm tra đối chiếu số liệu và lập các báo cáo tài chính bắt buộc theo mẫu qui định,
cũng như các báo cáo khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của cơ quan chủ quản và
của đơn vị. Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về các số liệu
báo cáo, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ các báo cáo trước khi ký, đóng dấu gửi
đi.


18


4. Hệ thống tài khoản kế toán HCSN
4.1. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán phản ánh thường xun, liên tục, có hệ thống tình hình về
tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản
khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
4.2. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán
- Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch
toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng
dùng để kế tốn tình hình tài chính (gọi tắt là kế tốn tài chính), áp dụng cho tất cả
các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, cơng nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,
thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
- Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch tốn đơn (khơng
hạch tốn bút tốn đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan
đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008,
009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước,
theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý
khác của ngân sách nhà nước.
- Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận,
sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngồi; nguồn
phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản
trong bảng, đồng thời hạch tốn các tài khoản ngồi bảng, chi tiết theo mục lục
ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
4.3. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản
- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban
hành tại Thơng tư này để lựa chọn tài khoản kế tốn áp dụng cho đơn vị.
- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong

danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này để
phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định
trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thơng tư này
thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
5. Chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị HCSN
Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ
kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong q trình thực hiện,
các đơn vị khơng được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
Ngoài các chứng từ kế tốn bắt buộc được quy định tại Thơng tư này và các
19


văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản
ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối
thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và
yêu cầu quản lý của đơn vị.
Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để
hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như
tiền.
Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc
quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

20


CHƢƠNG II
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU
VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƢỚC
Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc :

- Nội dung và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu
- Nội dung và kết cấu của các tài khoản sử dụng
- Nội dung hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thu, chi tiền mặt;
tăng, giảm tiền gửi ngân hàng và các khoản nợ phải thu
- Thực hành các nghiệp vụ kinh tế
I. KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ
1. Nội dung và nguyên tắc hạch tốn
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị,
bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ.
- Chỉ phản ánh vào TK 111- Tiền mặt về giá trị tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập,
xuất quỹ.
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế tốn quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại
tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm, ln đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi
trên sổ kế toán, sổ quỹ và thực tế.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày, thủ
quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và
sổ kế toán tiền mặt. Mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo
lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
- Kế toán tiền mặt phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản
lý lưu thông tiền tệ hiện hành và các quy định về thủ tục thu, chi, nhập quỹ, xuất
quỹ, kiểm soát trước quỹ và kiểm kê quỹ của Nhà nước.
2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 111 : Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 :
- TK 1111 : Tiền Việt Nam
- TK 1112 : Ngoại tệ
3. Phƣơng pháp hạch toán
3.1. Kế toán nhập quỹ tiền mặt
- Khi rút tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc về quỹ tiền mặt của đơn vị:
Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
21


- Trường hợp rút tạm ứng dự toán chi hoạt động về quỹ tiền mặt của đơn vị để
chi tiêu:
Nợ TK 111- Tiền mặt.
Có TK 337- Tạm thu (3371).
Đồng thời, ghi: Có TK 008- Dự tốn chi hoạt động (008211, 008221).
- Khi thu phí, lệ phí bằng tiền mặt:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 3373, 1383
- Khi thu được các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 131, 141, 136, 138
- Khi thu được lãi đầu tư túi phiếu, trái phiếu, cổ tức/lợi nhuận được chia và các
khoản đầu tư tài chính khác:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
- Khi thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bằng tiền mặt:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế
TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các
khoản thuế này phải được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111- Tổng giá thanh tốn
Có TK 531- Giá bán chưa có thuế
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước.
+ Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp kế toán ghi
nhận doanh thu bao gồm cả thuế gián thu phải nộp:
Nợ TK 111- Tổng giá thanh tốn

Có TK 531- Giá bán có thuế
- Khi đơn vị vay tiền về nhập quỹ:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 338- Phải trả khác (3382).
- Nhận vốn góp kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đơn vị:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Khách hàng đặt tiền trước cho các dịch vụ, hàng hóa; bệnh nhân đặt tiền trước
khi sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện,... bằng tiền mặt:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 131- Phải thu khách hàng.

22


- Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 348- Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược.
- Nhận lại tiền đơn vị đã đi đặt cọc, ký quỹ, ký cược cho đơn vị khác:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 248- Đặt cọc, ký quỹ, ký cược.
- Khi phát sinh các khoản thu hộ đơn vị, cá nhân khác (như thu hộ tiền đề tài
cho các chủ nhiệm đề tài hoặc các đơn vị thực hiện đề tài,...) bằng tiền mặt:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 338- Phải trả khác (3381).
- Khi thu tiền thanh lý, nhượng bán TSCĐ kể cả thu tiền bán hồ sơ thầu liên
quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (trường hợp theo cơ chế tài chính
phần chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được
để lại đơn vị), khi thu ghi:
Nợ TK 111- Tổng giá thanh tốn

Có TK 7111- Số thu chưa có thuế GTGT
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Khi thu tiền thanh lý, nhượng bán TSCĐ kể cả thu tiền bán hồ sơ thầu liên quan
đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (trường hợp theo cơ chế tài chính phần
chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đơn vị phải
nộp lại cho NSNN):
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 3378- Tạm thu
- Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 338- Phải trả khác (3388).
- Thu tiền bán hồ sơ mời thầu các cơng trình XDCB bằng tiền NSNN:
+ Phản ánh số thu bán hồ sơ mời thầu các công trình XDCB:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 337- Tạm thu (3378).
+ Phản ánh số chi cho lễ mở thầu:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có TK 111- Tiền mặt
+ Chênh lệch thu lớn hơn chi phải nộp NSNN:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
+ Khi nộp:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 111- Tiền mặt.
23


- Kế toán hoạt động đấu thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của đơn vị bằng tiền mặt:
+ Khi phát sinh các khoản thu từ hoạt động đấu thầu mua sắm tài sản nhằm

duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị (như thu bán hồ sơ thầu, thu để bù đắp
chi phí giải quyết xử lý kiến nghị của nhà thầu và các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật đấu thầu):
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 337- Tạm thu (3378).
+ Khi phát sinh các khoản chi phí cho q trình đấu thầu, giải quyết các kiến
nghị của nhà thầu:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có TK 111- Tiền mặt.
+ Xử lý chênh lệch thu, chi:
- Trường hợp thu lớn hơn chi, theo quy định của cơ chế quản lý tài chính
phần chênh lệch đó được bổ sung vào nguồn thu hoạt động (thu hoạt động khác)
của đơn vị:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp. (5118)
- Trường hợp thu nhỏ hơn chi theo quy định của cơ chế quản lý tài chính
đơn vị được phép sử dụng nguồn thu hoạt động do NSNN cấp của đơn vị để bù đắp
chi phí thiếu:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 111- Tiền mặt.
- Thu các khoản thuế đã nộp nhưng sau đó được hồn, được giảm; tiền phạt do
khách hàng vi phạm hợp đồng; thu nợ khó địi của hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ đã xử lý xóa sổ; các khoản nợ phải trả khơng xác định được chủ; Bên thứ 3
bồi thường thiệt hại (tiền bảo hiểm, tiền đền bù được bồi thường):
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 711- Thu nhập khác (7118).
3.2. Kế tốn xuất quỹ tiền mặt
- Các khoản chi trực tiếp từ quỹ tiền mặt thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà
trước đó đơn vị đã tạm ứng:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động

Có TK 111- Tiền mặt.
Đồng thời:
Nợ TK 337- Tạm thu (3371)
Có TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp.
- Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho người lao động trong đơn vị:
24


×