Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cũi cũng có an toàn với trẻ ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.45 KB, 3 trang )

Cũi cũng có an toàn với trẻ ?
Các bậc cha mẹ thường tin rằng cũi là một trong những nơi an toàn nhất họ cho bé,
và mặc dù điều đó vẫn đúng, song họ vẫn nên chú ý từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Số liệu từ Bệnh viện Nhi trung ương Mỹ cho thấy mỗi năm có hơn 10.000 bé nhập
viện vì sự cố liên quan đến cũi.
Ngoài ra, 100 bé sơ sinh hoặc trẻ biết đi tử vong mỗi năm vì môi trường ngủ trong
cũi không an toàn.
Bé trai Conner Smith suýt nữa rơi vào danh sách đen này một năm trước, khi mẹ
của bé đến cũi để kiểm tra hai đứa con sinh đôi của mình, Conner và Ethan, khi ấy
một tuổi. Chị phát hiện ra Conner đang bị treo lủng lẳng trên một thanh cũi bị gẫy,
chiếc áo sơ mi, mắc vào thanh cũi, đang siết chặt cổ cậu bé và em đã tím nhợt.
Theo ABC, cậu bé lập tức được đưa đến bệnh viện. Nhưng trước khi về nhà, cha
của em đã phải thay ngay chiếc cũi khác.
“Đó là chiếc cũi chúng tôi dùng cho con gái mình, và hai cậu con trai được dùng
lại đồ của chị. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nó có thể gây nguy hiểm. Chuyện
này đã khiến chúng tôi hiểu rằng điều gì cũng có thể xảy ra. Các bậc cha mẹ nên
kiểm tra cũi thường xuyên để xem chúng có bị hỏng hay bong ở chỗ nào không”,
chị Kelly Smith nói.
Tai nạn xảy ra với trẻ thường là do cũi được thiết kế không hợp lý, bị gãy, hoặc đã
quá cũ. Theo một nghiên cứu mới nhất vừa công bố, từ năm 1990 đến 2008, hơn
180.000 trẻ dưới hai tuổi đã phải nhập viện do những vết thương liên quan đến
cũi, xe đẩy có mui hoặc xe cũi đẩy. Trong đó, 83% liên quan đến cũi.
Và theo tiến sĩ Gary Smith, tác giả nghiên cứu, con số này chắc chắn không đủ.
Để tạo ra môi trường thực sự an toàn cho trẻ trong cũi, chuyên gia khuyến
cáo nên để cái cũi đúng với công năng của nó – giữ trẻ – chứ không phải là
nơi chứa bất kỳ món đồ nào khác như chăn màn, gối, bỉm…
Tất cả những thứ này đều có liên quan đến việc làm tăng các ca chết đột tử ở trẻ.
Hãy mặc cho trẻ thật ấm, và đừng thả thứ gì khác vào cũi.
Đệm trong cũi nên khít tới mức không thể đút vừa hai ngón tay giữa đệm và thành
cũi, bởi trẻ sơ sinh có thể mắc kẹt trong những khoảng trống và chết ngạt.
Các ông bố bà mẹ còn đang dùng những chiếc cũi cũ kỹ hoặc đồ rẻ tiền đã bị long


gãy thì nên vứt chúng đi.
Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì
đây là một bệnh lây nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là điều cần thiết.
Giữ một đôi bàn tay sạch sẽ khi ăn uống sẽ loại trừ lượng virus khỏi bàn tay và do
đó chúng không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp (vì virus xâm nhập vào
đường hô hấp theo đường thở và đường ăn uống). Đeo khẩu trang cách ly với
mầm bệnh sẽ làm giảm nhiều yếu tố có hại cho đường hô hấp trên như bụi, hơi
nóng, hơi lạnh, khí độc. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng
vì virus có thể theo hơi thở, nói chuyện, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện và
xâm nhập. Tránh nằm điều hoà quá lạnh, tránh làm việc trong môi trường nhiệt độ
quá cao. Giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ là những biện pháp tuy
đơn giản nhưng lại giúp ta phòng tránh khá tốt với những căn bệnh thuộc loại này.
Cho đến nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương án điều trị. Nhưng
vì chủ yếu là do vi rút gây ra nên tất cả những phương án đó đều là những phương
án điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.


×