Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề thi chọn hsg môn hóa học thành phố lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.17 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MƠN: HĨA HỌC
Ngày thi: 02/10/2015
(Thời gian: 180 phút)

Câu I (3,0 điểm)
1. Hai nguyên tố X, Y đều thuộc các nhóm A. Nguyên tử X có phân lớp electron ngồi cùng là 3p, ngun tử
Y có phân lớp electron ngoài cùng là 4s. Biết X, Y đều khơng phải là khí hiếm, tổng số electron ở các phân
lớp ngoài cùng của X, Y là 7.
a. Xác định các nguyên tố X, Y. Viết cấu hình electron, cho biết tính chất kim loại, phi kim và vị trí
trong bảng tuần hồn của X, Y.
b. Viết các phương trình hóa học tương ứng với các nguyên tố X, Y theo sơ đồ sau:
Y → Y(OH)2 → YOX2 → YCO3 → YX2 → Y(OH)2 → Y(XO3)2 → X2 → HBrO3
2. Người nông dân thường dùng vôi bột để cải tạo loại đất nào? Tại sao không nên trộn vôi bột với phân ure
để bón ruộng?
3. Dung dịch axit C2H5COOH 0,01M (dung dịch A). Biết Ka = 10-4,89; KW = 10-14.
a. Tính độ điện li của axit trong dung dịch A.
b. Tính độ điện li của axit propionic trong các trường hợp sau:
- Thêm 40ml dung dịch C2H5COOH 0,0475M vào 10ml dung dịch A.
- Thêm 40ml dung dịch C2H5COOH 6,25.10-3M vào 10ml dung dịch A.
Câu II (3,0 điểm)
1. Hòa tan hết 0,775 gam đơn chất X màu trắng bằng dung dịch HNO 3 thu được 0,125mol khí NO2 (sản phẩm
khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 2 axit. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau:
Biết các chất A, B, D, E, M, G, L, Q, R đều là hợp chất của X và có phân tử khối thỏa mãn: M A + ML = 449;
MB + ME = 100; MG + MM = 444; MD + MQ = 180.
2. Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3O4 vào bình chứa 400ml dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, phản ứng
xong thu được dung dịch Y và cịn một phần chất rắn khơng tan. Thêm tiếp dung dịch AgNO 3 đến dư vào bình


phản ứng, sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn thu được chất kết tủa Z. Tính khối lượng kết tủa Z.
Câu III (4,0 điểm)
1.
a. Clorofom tiếp xúc với khơng khí ngồi ánh sáng dễ bị oxi hóa thành photgen (cacbonyl điclorua) rất
độc. Để ngừa độc người ta bảo quản clorofom bằng cách cho thêm một lượng nhỏ ancol etylic để chuyển
photgen thành đietyl cacbonat không độc. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b. Đun nóng vài giọt clorofom với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch
KMnO4 thấy xuất hiện màu xanh. Viết các phương trình hóa học xảy ra và giải thích sự xuất hiện màu xanh.
2.
a. Tính tỉ lệ các sản phẩm monoclo hóa (tại 1000c) và monobrom hóa (tại 1270c) isobutan. Biết tỉ lệ khả
năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên cacbon bậc nhất, bậc hai và bậc ba trong phản ứng clo hóa lần
lượt là 1,0 : 4,3 : 7,0 và trong phản ứng brom hóa là 1 : 82 : 1600.
b. Dựa vào kết quả tính được ở câu (a), cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các sản
phẩm của phản ứng halogen hóa ankan.
3. Hidrocacbon A không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02mol chất A rồi hấp thụ hết sản
phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15mol Ca(OH)2 thu được chất kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình
tăng lên 1,32 gam. Thêm tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch thu được, thấy khối lượng kết tủa tăng lên,
tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20 gam. Chất A không phản ứng với dung dịch KMnO 4/H2SO4/đun nóng,
cịn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng chỉ tạo ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định công thức
phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Tiến hành điều chế etyl axetat trong phịng thí nghiệm từ các hóa chất tương ứng. Trình bày cách tiến hành
và nêu hiện tượng của thí nghiệm đã làm.


2. Viết phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau:
C2H5OH → A1 → (CH3COO)2Ca A2 A3 A6 → A4 → A5 → poli(etyl metacrylat)
3. Hỗn hợp khí X gồm hiđro sunfua và ankan được trộn với nhau theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1 : 4. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong oxi dư, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào lượng dư dung dịch Ba(OH) 2
tạo ra 17,93 gam kết tủa. Đem lượng kết tủa này cho phản ứng với dung dịch KMnO 4 có mặt HNO3 dư thấy

khối lượng kết tủa cịn lại là 2,33 gam. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm cơng thức phân tử của
ankan.
Câu V (3,0 điểm)
1. Có 4 amin đồng phân X1, X2, X3, X4 có cơng thức phân tử C3H9N. Chất X1 và X3 khi chế hóa với natri nitrit
có mặt axit clohidric giải phóng khí nitơ và đều cho sản phẩm có cơng thức phân tử là C 3H8O. Trong cùng
điều kiện đó, X4 khơng có hiện tượng gì. Sản phẩm của X 1 khi tác dụng với natri nitrit có mặt axit clohidric,
khi cho tác dụng với CuO ở 3000c cho sản phẩm là anđehit.
a. Tìm cơng thức cấu tạo của 4 amin nói trên.
b. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 amin đó, viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ A thuần chức, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung
dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam.
a. Tìm cơng thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với khí NH3 là 10 (ở cùng điều kiện).
b. Đun nóng 34 gam A trong 500ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành hợp chất hữu cơ B. Phần dung
dịch cịn lại đem cơ cạn thu được 41,6 gam chất rắn trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức.
Chất B phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Xác định công thức cấu tạo của A, biết các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn.
Câu VI (4,0 điểm)
1. Trong công nghiệp, brom được điều chế từ nước biển theo quy trình như sau: Cho một lượng dung dịch
H2SO4 vào một lượng nước biển, tiếp theo là sục khí clo vào dung dịch mới thu được (1), sau đó dùng khơng
khí lơi cuốn hơi brom vào dung dịch Na2CO3 tới bão hòa brom (2). Cuối cùng cho H 2SO4 vào dung dịch đã
bão hòa brom (3) thu hơi brom rồi hóa lỏng. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình
(1), (2), (3).
2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaOH, sau đó thêm tiếp từ từ đến dư dung dịch
HCl vào bình phản ứng.
b. Thêm từ từ đến dư dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3.
3. Chất X ở dạng tinh thể màu trắng có các tính chất sau: Đốt X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. Hòa
tan X vào nước thu được dung dịch A. Sục khí CO 2 từ từ qua dung dịch A thấy có màu nâu, tiếp tục thêm SO 2
vào thì màu nâu biến mất thu được dung dịch B. Thêm một ít HNO 3 vào dung dịch B, sau đó thêm dung dịch
AgNO3 tạo kết tủa màu vàng. Mặt khác hòa tan 0,1 gam X vào nước, thêm dung dịch KI dư và vài ml dung

dịch H2SO4 lỗng, lúc đó dung dịch có màu nâu, thêm tiếp dung dịch Na 2S2O3 đến khi dung dịch mất màu nâu
thì cần dùng vừa hết 37,4 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm cơng thức
chất X.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56;
Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
----------- HẾT -----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MƠN: HĨA HỌC
Ngày thi: 14/9/2016


(Thời gian: 180 phút)
Câu I (3,0 điểm)
1. Phân tử A có cơng thức X 4YnZm (với n + m = 5). Tổng số các hạt mang điện trong 1 phân tử A là 84. Trong
phân tử A, nguyên tố X có số hiệu nguyên tử nhỏ nhất, X là phi kim. Nguyên tố Z liền sau nguyên tố Y trong
1 chu kì.
a. Xác định số hiệu nguyên tử của X, Y, Z và tìm cơng thức phân tử của A.
b. Cho biết ứng dụng của A trong thực tiễn. Viết phương trình hóa học điều chế chất A từ 2 muối tương
ứng.
2. Phản ứng thuận nghịch ở pha khí: 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 được thực hiện trong bình A, thể tích khơng đổi là 3,0
lit.
a. Nếu cho vào bình A một hỗn hợp gồm 0,2 mol SO 3 và 0,15 mol SO2. Khi cân bằng hóa học được
thiết lập ở 250c và áp suất chung của hệ là 3,2 atm. Tính thành phần % theo thể tích của oxi trong hỗn hợp ở
trạng thái cân bằng.

b. Cũng ở 250c nếu chỉ cho vào bình A một lượng khí SO 3. Ở trạng thái cân bằng thấy có 0,105 mol O 2.
Tính hàm lượng SO3 bị phân hủy, xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí ở trạng thái cân bằng và
tính áp suất chung của hệ.
3. Khi cắm hoa tươi, để hoa được tươi lâu hơn ta thêm một sợi dây đồng đã cạo sạch vào trong nước của bình
cắm hoa. Hãy giải thích cách làm trên.
Câu II (3,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp gồm 6 hidrocacbon A, B, D, E, F, G có cùng cơng thức phân tử (đều
là chất khí ở điều kiện thường). Đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2,
sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 24,52 gam so với dung dịch
trước phản ứng. Khi cho từng chất vào dung dịch Br 2 trong CCl4 (khơng có chiếu sáng) thì thấy A, B, D, E tác
dụng rất nhanh, F tác dụng chậm hơn, G hầu như không tác dụng. B và D là những đồng phân hình học. Khi
cho A, B hoặc D tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) đều cho cùng một sản phẩm. Biết chất B có nhiệt độ sơi cao
hơn chất D. Xác định cơng thức cấu tạo của các chất A, B, D, E, F, G.
2. Khi điều chế etilen bằng cách đun nóng ở 1700c hỗn hợp C2H5OH và H2SO4 đậm đặc, nếu cho sản phẩm khí
đi qua dung dịch KMnO4 ta khơng thấy có kết tủa MnO 2 như khi cho khí etilen tinh khiết đi qua dung dịch
KMnO4.
a. Giải thích hiện tượng nêu trên.
b. Để loại bỏ được tạp chất gây nên hiện tượng trên trong thành phần sản phẩm khí thu được có thể
dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau đây: KMnO 4, KOH, Br2, Na2CO3, BaCl2. Viết phương trình phản
ứng minh họa.
Câu III (4,0 điểm)
1. Hồn thành và cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a. Cu2FeS3 + HNO3 → CuSO4 + Cu(NO3)2 + Fe2(SO4)3 + N2O + …
b. FeCl2 + PbO2 + H2SO4 → …
c. MnO(OH)2 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + …
d. KMnO4 + Na2SO3 + KOH → …
e. CuO + … → N2 + … + …
2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng và 0,045mol
NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam hỗn hợp muối sunfat trung hịa (khơng chứa ion Fe 3+) và
6,08 gam hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, CO2 và 0,02mol H2). Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 865ml dung

dịch NaOH 1M thu được 31,72 gam kết tủa. Mặt khác, cho lượng dung dịch BaCl 2 vừa đủ vào dung dịch Y rồi
thêm tiếp lượng dư dung dịch AgNO 3 thu được tổng khối lượng kết tủa là 256,04 gam. Tính thành phần %
theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu IV (4,0 điểm)


1. Oxi hóa một ancol X đơn chức bậc I bằng CuO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y gồm anđehit, hơi
nước và ancol dư. Chia Y thành 3 phần bằng nhau: phần 1 đem hóa lỏng rồi cho phản ứng với Na dư thu được
0,25mol H2; phần 2 cho tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH dư được 64,8 gam Ag; khi đốt cháy hoàn toàn
phần 3 thu được 1,5mol CO2 và 1,5mol H2O. Tính hiệu suất oxi hóa ancol X, xác định cơng thức cấu tạo và
gọi tên X.
2. Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, đều mạch hở được tạo thành từ cùng một ancol B và 3 axit hữu cơ, trong
đó có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no, cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và chứa
một liên kết đơi. Xà phịng hóa hồn tồn m gam hỗn hợp A bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối
và p gam ancol B. Cho p gam ancol B đó vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit H 2 (đktc) và
khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A, thu được 13,44 lit
CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của mỗi este trong hỗn hợp A và tìm giá trị
của m.
Câu V (3,0 điểm)
1. Hịa tan hết 28,4 gam hỗn hợp X gồm K, K 2O, Ba và BaO vào nước thu được 500ml dung dịch Y chứa
0,15mol Ba(OH)2 và 2,24 lit H2 (đktc). Dẫn 7,84 lit CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam chất kết tủa
và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tìm giá trị của m và tính nồng độ mol/lit của chất tan trong
dung dịch Z (coi thể tích của dung dịch khơng thay đổi).
2. Đốt cháy hết 4,96 gam đơn chất X (là chất rắn màu đỏ) trong clo thu được 29,1 gam hỗn hợp Y gồm 2 chất
rắn. Hịa tan hồn tồn hỗn hợp Y vào nước thu được thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan). Lấy 1/2 lượng
dung dịch Z đem tác dụng với 600ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được
m gam chất rắn khan. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
Câu VI (3,0 điểm)
1. X và Y là 2 axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (M X < MY). Trộn X và Y theo tỉ lệ mol 1
: 1 thu được hỗn hợp A. Ancol Z no, mạch hở có số nguyên tử C bằng số nguyên tử C trong phân tử X. Trộn Z

vào hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Để đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp B cần vừa đủ 1,42 mol O 2 và
phản ứng tạo thành 53,312 lit (2730c và 2atm) hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước có tổng khối lượng 72,48 gam.
a. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z.
b. Tính khối lượng este tạo thành khi đun 0,34 mol hỗn hợp B với xúc tác H 2SO4 đặc, biết hiệu suất
phản ứng este hóa là 75%, các este tạo thành đều thuần chức và có số mol bằng nhau.
2. Tiến hành phản ứng nhiệt nhơm hồn tồn hỗn hợp X gồm Al và Fe xOy trong điều kiện không có oxi, thu
được hỗn hợp rắn B. Cho tồn bộ B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần khơng tan
D và 0,672 lit khí H2 (đktc). Tách lấy phần không tan D cho tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu
được dung dịch E chỉ chứa 1 muối sắt duy nhất và 2,688 lit SO 2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cho từ từ
dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung trong khơng
khí đến khối lượng khơng đổi được 5,1 gam chất rắn. Tìm cơng thức của oxit sắt trong hỗn hợp X.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
----------- HẾT ----------Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………. Số báo danh: ……………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
NĂM HỌC 2019 – 2020
ĐỀ THI MƠN: HĨA HỌC
Ngày thi: 03/10/2019
(Thời gian: 180 phút)

Câu I (2,5 điểm)
1. Cho X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hồn có tổng số proton là 90 (X có số
proton nhỏ nhất).
a. Xác định số proton của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.

b. Viết cấu hình electronc các các ion X2-, Y-, R, A+, B2+. So sánh bán kính của R, A, B, X2-, Y-, A+, B2+
và giải thích.
2. Crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, bán kính nguyên tử của crom là 1,26 A 0. Khối lượng
mol nguyên tử của crom là 52 gam/mol. Xác định khối lượng riêng của crom và độ đặc khít của mạng tinh thể
trên.
Câu II (2,5 điểm)
1. Hình vẽ bên mơ tả một thí nghiệm:

a. Nêu mục đích của thí nghiệm?
b. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm?
c. Trong thí nghiệm, tại sao đáy ống nghiệm đựng saccarazơ và CuO phải để cao hơn so với miệng ống
nghiệm?
2. Muối Y nguyên chất không màu, tan trong nước. Cho dung dịch chỉ chứa muối Y tác dụng với HCl được
kết tủa Z. Cho Z tan trong dung dịch NH 3 lỗng thu được dung dịch T. Axit hóa dung dịch T bằng dung dịch
HNO3 lại có kết tủa Z xuất hiện trở lại. Cho lượng dư Cu vào dung dịch muối Y và H 2SO4 lỗng, đun nóng thì
sinh ra chất khí khơng màu bị hóa nâu ngồi khơng khí. Xác định cơng thức của Y và viết các phương trình
phản ứng hóa học xảy ra.
Câu III (3,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho axit clohiđric vào ống nghiệm đựng propen trong dung dịch CCl4.
b. Đun nóng hỗn hợp butan – 2 – ol với H2SO4 đặc ở 1700c.
c. Cho hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc vào ống nghiệm đựng toluen đun nóng.
d. Dẫn khí Cl2 dư vào dung dịch H2S.
e. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
f. Dẫn từ từ đến dư khí Cl2 vào dung dịch NaI.
2. Thời kì phục hưng, các bức họa của các danh họa được vẽ bằng bột “trắng chì” (có chứa PbCO 3.Pb(OH)2).
Qua một thời gian, các bức họa bị ố đen khơng cịn đẹp như ban đầu. Giải thích hiện tượng trên. Để khắc phục
điều đó cần dùng hóa chất nào? Viết các phương trình hóa học minh họa?
3. Geranol (C10H18O) là một ancol dẫn xuất của monotecpen có mặt trong tinh dầu hoa hồng. Biết: cho geranol
phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 2 tạo ra dẫn xuất tetrabromua (C 10H18OBr4); có thể oxi hóa geranol

thành anđehit hoặc axit cacboxylic có 10 nguyên tử trong phân tử; khi oxi hóa geranol một cách mãnh liệt sẽ


tạo thành CH3COCH2CH2COOH, CH3COCH3, HOOC-COOH. Dựa vào các dữ kiện nêu trên, xác định cơng
thức cấu tạo có thể có của geranol.
Câu IV (4,0 điểm)
1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
1. A1 A2 + A3 + A4
2. A1 A2 + A4
3. A3 A2 + A4
4. A1 + Zn + H2SO4 → A2 + ZnSO4 + H2O
5. A3 + Zn + H2SO4 → A2 + ZnSO4 + H2O
6. A1 + A2 + H2SO4 → A5 + NaHSO4 + H2O
7. A5 + NaOH → A2 + A6 + H2O
8. A6 A1 + A2
Biết A1 là hợp chất của clo có chứa 21,596% Na về khối lượng; A 3 là hợp chất của clo có chứa 18,776% Na về
khối lượng; ở điều kiện thường A4 và A5 là các chất khí. Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6 và viết
phương trình hóa học minh họa.
2. Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe 2O3 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Hịa tan hồn tồn Y
bằng V lit dung dịch H2SO4 0,2M (loãng) sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa
và 0,896 lit H2 (đktc). Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, thu được kết tủa M. Đem tồn bộ M
nung đến khối lượng khơng đổi thu được 4,48 gam chất rắn T. Cho 3,12 gam hỗn hợp E gồm CO và CO 2 đi
qua ống sứ đựng chất rắn T nung nóng, sau khi T phản ứng hết thu được 4,24 gam hỗn hợp khí F. Biết các
phản ứng hóa học đều được thực hiện trong điều kiện chân khơng. Tìm giá trị của m và V.
Câu V (4,0 điểm)
1. Nung 4,44 gam một hợp chất X đến phản ứng hoàn toàn, thu được các sản phẩm khí và 1,2 gam một chất
rắn Y khơng tan trong nước. Cho tất cả sản phẩm khí hấp thụ hết vào bình chứa 100 gam dung dịch NaOH
1,2%, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Biết khi nung, kim
loại trong chất X khơng thay đổi số oxi hóa. Xác định công thức phân tử của X.
2. Để 26,88 gam bột sắt ngồi khơng khí một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa

tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối (khơng có NH 4+) và
hỗn hợp Z gồm 2 khí, trong Z oxi chiếm 61,111% về khối lượng. Cô cạn dung dịch Y, làm khô, rồi đem chất
rắn thu được nung đến khối lượng khơng đổi, sau thí nghiệm thấy khối lượng chất rắn giảm 67,84 gam so với
trước khi nung. Xác định nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch Y.
Câu VI (4,0 điểm)
1. Axit xitric có trong quả chanh (axit X) có cơng thức là: HOOC-CH 2-C(COOH)(OH)-CH2-COOH. Trong
nước, X có thể phân li theo 3 nấc tạo ra 3 ion tương ứng là X-, X2-, X3-.
a. Viết cơng thức cấu tạo của X-, X2-, X3-.
b. Đun nóng axit xitric đến 176 0c thu được axit A (C 6H6O6). Khử axit A tạo ra axit propan-1,2,3tricacboxylic. Nếu tiếp tục đun nóng axit A sẽ thu được hỗn hợp gồm axit B (C 5H6O4, khơng có đồng phân
hình học) và axit C (C5H6O4, có đồng phân hình học); B và C chuyển hóa ngay thành các hợp chất mạch vịng
có cùng cơng thức phân tử C 5H4O3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra dưới dạng công thức
cấu tạo.
2. X và Y là hai hợp chất hữu cơ đều chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và đều có mạch cacbon khơng phân
nhánh. Phân tử khối của X, Y lần lượt là M X, MY trong đó MX < MY < 130. Khi cho hỗn hợp gồm X, Y tác
dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thì số mol CO2 sinh ra ln bằng tổng số mol của X và Y, không phụ thuộc
vào tỉ lệ số mol của X và Y. Nếu cho 3,3 gam hỗn hợp X, Y (ứng với tổng số mol của X, Y bằng 0,04mol) tác
dụng hết với Na thu được 784 ml khí H2 (đktc).
a. Các chất X, Y có chứa những loại nhóm chức nào?
b. Xác định cơng thức phân tử của X, Y. Biết X, Y đều khơng có phản ứng tráng bạc và đều khơng làm
mất màu nước brom
c. Khi tách một phân tử nước khỏi Y, thu được Z là hỗn hợp hai đồng phân cis-, trans- trong đó một
đồng phân có thể bị tách bớt một phân tử nước nữa tạo thành chất P mạch vịng, P khơng phản ứng với
NaHCO3. Xác định cơng thức cấu tạo của Y và viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa: Y → Z →
P.


Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; NA = 6,023.1023.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
----------- HẾT ----------Họ và tên thí sinh: …………………………………………………. Số báo danh: ……………………………


GV. PHẠM LÊ THANH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Mơn thi: HĨA HỌC 12 – VỊNG TRƯỜNG

(Đề thi có 03 trang)

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (4,0 điểm)
1.1. Theo các tài liệu tra cứu từ trung tâm khuyến
nông 2017 cung cấp báo động một thực trạng là
diện tích đất ở các tỉnh miền Tây bị nhiễm phèn,
biệt ở đồng bằng sông Cửu Long là 1,6 triệu ha
tương đương với 41% diện tích tự nhiên (Tạp chí
khuyến nơng tháng 8/2017, quyển 4, trang 112).
Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ, phân hủy
chất hữu cơ kết hợp với ion sắt chuyển hóa tạo
thành pirit sắt, sau đó nó bị oxi hóa chậm tạo các

đặc

các
sản




phẩm làm cho đất bị chua có pH 4 với hàm lượng cao các độc tố SO42-, Fe3+, Al3+ (giải phóng
từ khống sét). Các độc tố này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đất vì vậy việc
bón phân và sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ cây trồng sẽ kém hiệu quả.
a. Viết phương trình hóa học giải thích sự tạo thành sản phẩm làm đất vùng này bị chua,


pH 4.
b. Có hai giải pháp cải tạo đất phèn mà nông dân nơi đây thường sử dụng đó là dùng xi
măng (thành phần chính là CaO và SiO2, Al2O3, Fe2O3) (giải pháp 1) hoặc chỉ dùng hợp chất
vôi sống (CaO) (giải pháp 2) để làm giảm độ chua của đất. Theo em, giải pháp nào hợp lí
hơn? Giải thích.
1.2. Magie, một kim loại có độ phổ biến xếp thứ ba
trong nước biển, thứ chín trong lớp vỏ Trái Đất, thứ
mười một trong cơ thể người. Ion Mg2+ rất cần thiết cho
tế bào, các enzym, AND và ARN trong cơ thể sinh vật
còn kim loại Mg rất cần thiết trong cơng nghệ luyện
kim. Do đó, sản xuất magie để phục vụ cho con người
luôn được quan tâm. Người ta sản xuất magie chủ yếu
từ nước biển, một nguồn nguyên liệu chứa khoảng
0,13% Mg về khối lượng. Các cơng đoạn sản xuất có thể được tóm tắt như sau:
- Nung đá vơi hoặc vỏ sị biển, (CaCO3) đến khối lượng không đổi để thu lấy CaO.


- Cho CaO vào nước biển, khuấy đều rồi lọc lấy kết tủa Mg(OH) 2 tạo ra cho vào dung dịch
HCl để hịa tan Mg(OH)2. Cơ cạn dung dịch sau phản ứng để thu lấy muối clorua khan.
- Tạo hỗn hợp rắn cho điện phân gồm 25%MgCl 2, 15%CaCl2, và 60%NaCl về khối lượng.
Tiến hành điện phân nóng chảy hỗn hợp tại một điện thế thích hợp ở nhiệt độ 700 - 725 0C thu
được magie nóng chảy ở catot với độ tinh khiết là 99,9% và khí clo ở anot. Clo sinh ra tác
dụng với hiđro để tạo ra HCl phục vụ lại cho giai đoạn hai.
a. Viết phương trình các phản ứng cho tồn bộ q trình sản xuất magie theo ba giai

đoạn đã cho.
b. Hãy cho biết trong hai điện cực làm việc của bình điện phân, điện cực nào làm bằng
thép, điện cực nào làm bằng than chì ?
c. Sản lượng magie tồn thế giới năm 2006 ước tính khoảng 7.10 9 tấn. Nếu giả sử toàn
bộ lượng magie này được khai thác từ nước biển, ước tính xem cần phải xử lí tối thiểu bao
nhiêu m3 nước biển có d = 1030 kg/m3; hàm lượng magie là 0,13% về khối lượng để có được
lượng magie nói trên ?
Câu 2. (4,0 điểm)
2.1. Hợp chất A chứa 2 nguyên tố là chất rắn ở điều kiện thường và chứa hơn 10% Hiđro về khối lượng. A là
một tác nhân khử mạnh, có thể tác dụng với nước giải phóng đơn chất B. Nung nóng A trong CO 2 tạo ra sản
phẩm duy nhất là chất rắn kết tinh không màu C chứa 61,54% Oxi về khối lượng. Cho chất C phản ứng với
H2SO4 loãng tạo ra chất hữu cơ D, song khi tác dụng với H 2SO4 đặc thì thu được chất khí E nhẹ hơn khơng
khí. Xác định các chất A, B, C, D, E và viết các phương trình hóa học xảy ra.

2.2. Một hợp chất mạch hở A (chứa C, H, O, chỉ chứa một loại nhóm chức và có mạch cacbon
khơng phân nhánh). Phân tử khối của A bằng 146. Cho 14,6 gam A tác dụng với 100 ml dung
dịch NaOH 2M vừa đủ thu được hỗn hợp gồm một muối và một ancol. Xác định công thức cấu
tạo của A.
2.3. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết a mol C7H8O2 tác dụng vừa đủ với 2a mol Na, cịn khi tác dụng với dung dịch
NaOH thì cần a mol NaOH và các nhóm thế ở các vị trí liền kề.
Câu 3. (2,0 điểm)

3.1. Cho các chất rắn riêng biệt: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Nếu chỉ dùng
nước thì có thể phân biệt được bao nhiêu chất rắn. Trình bày cách phân biệt và viết phương
trình hóa học xảy ra.
3.2. Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng sau:
a. Y + NaOH → Z + C + F + H2O
b. Z + NaOH → CH4 + … (Biết nZ: nNaOH = 1 : 2)



c. C + AgNO3 + NH3 + H2O → D + Ag + ...
d. D + NaOH →

E + ...

e. E + NaOH → CH4 +...
f. F + CO2 + H2O → C6H5OH + ...
3.3. Sắp xếp các dung dịch: H2SO4, HCl, NaOH, Na2CO3 và Na2SO4 có cùng nồng độ 0,1M
theo chiều tăng pH của dung dịch và giải thích bằng số liệu cụ thể thứ tự sắp xếp đó.
Câu 4. (5,0 điểm)
4.1. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) gồm Na, Na 2O, K, K2O,
Ba và BaO vào nước, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H 2 (đktc). Trộn 200 ml dung
dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H 2SO4 0,15M thu được 400 ml dung
dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị của m.
4.2. Cho 3,64 gam hỗn hợp R gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của
một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H 2SO4 10%. Sau phản
ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối
lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b. Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp R.
4.3. Chia 1,6 lít dung dịch A chứa HCl và Cu(NO3)2 làm 2 phần bằng nhau.
a. Phần 1 đem điện phân (điện cực trơ) với cường độ dòng 2,5 ampe, sau thời gian t
giây, thu được 3,136 lít khí (đktc) một chất khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân
phản ứng vừa đủ với 550 ml dung dịch NaOH 0,8M và thu được 1,96 gam kết tủa. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra, tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A và thời gian t.
b. Cho m gam bột sắt vào phần 2, lắc đều để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản
ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí. Tính m và V (đktc).
Câu 5. (5,0 điểm)

5.1. Xà phịng hóa hồn toàn x mol chất béo A trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và hỗn hợp muối B. Đốt cháy hoàn toàn x mol A thu được 2,55 mol H 2O và 2,75 mol
CO2. Mặt khác, x mol A tác dụng tối đa với 0,1 mol Br 2 trong dung dịch (dung mơi CCl4).
Tính khối lượng của hỗn hợp muối B.
5.2. Hỗn hợp X gồm metyl aminoaxetat (H 2N-CH2-COOCH3), axit glutamic và vinyl fomat.
Hỗn hợp Y gồm etilen và metylamin. Để đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì tổng số
mol oxi cần dùng vừa đủ là 2,28 mol, thu được H 2O; 0,2 mol N2 và 1,82 mol CO2 . Mặt khác,


để phản ứng hết với x mol X cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 4M, đun nóng. Biết các phản
ứng xảy ra hồn tồn. Tính V.
5.3. Este A1 tạo bởi 2 axit cacboxylic X1, Y1 đều đơn chức, mạch hở và ancol Z 1. Xà phịng
hóa hồn tồn m gam A1 bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch B 1. Cô cạn dung dịch B1,
rồi nung trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R 1 và hỗn hợp khí K1 gồm 2
hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K1 lội qua dung dịch nước brom dư thấy có
0,24 mol một chất khí thốt ra. Cho tồn bộ lượng chất rắn R 1 tác dụng với dung dịch H2SO4
loãng dư, thu được 0,36 mol khí CO 2. Để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z1 cần dùng vừa
đủ 0,105 mol O2, thu được CO2 và nước có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11:6. Cho các phản
ứng xảy ra hồn tồn. Viết các phương trình phản ứng và tìm cơng thức cấu tạo của X 1, Y1, Z1
và A1.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;
Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.
---------- HẾT ---------(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu – Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………………Số báo danh:
…………………………………
Cán bộ coi thi 1 (ký, ghi rõ họ và tên)

Cán bộ coi thi 2 (ký, ghi rõ họ và tên)





×