Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG_ Tài liệu số 1 (CÂU HỎI LÝ THUYẾT + BÀI TẬP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.57 KB, 19 trang )

ĐỀ THI MƠN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Hệ Chính quy
Người ra đề:
I. PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1
Thế nào là đồng bảo lãnh? Vẽ sơ đồ và giải thích quy trình thực hiện nghiệp vụ đồng bảo
lãnh. Hãy nêu những ưu và nhược điểm của đồng bảo lãnh.
Đáp án
(i) Khái niệm: đồng bảo lãnh là việc nhiều TCTD cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách
hàng thông qua một TCTD làm đầu mối.
(ii) Trình bày sơ đồ nghiệp vụ đồng bảo lãnh (SGK).
(1) Giao dịch thương mại phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh
(2) Khách hàng đề nghị mở dịch vụ bảo lãnh
(3) Một ngân hàng đóng vai trị đầu mối dàn xếp quan hệ đồng bảo lãnh với các ngân hàng đồng
minh khác
(4) Ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng
(5) Trong trường hợp phải chi trả cho người thụ hưởng, ngân hàng đầu mối có thể địi bồi hoàn
từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ tham gia của họ, dựa trên các bảo lãnh đối ứng do các
ngân hàng này phát hành. Các ngân hàng này lại tiếp tục truy đòi từ người được bảo lãnh
(iii) Ưu điểm


Giúp các TCTD có thể bảo lãnh cho các dự án mà quy mô vượt quá giới hạn bảo lãnh của





một TCTD.
Có sự phối hợp giữa các TCTD về nhân sự, kỹ thuật, sự chia sẻ thông tin.
Chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các TCTD tham gia.


Có thể giảm rủi ro dựa vào lợi thế về thơng tin giữa các TCTD và cái nhìn đa chiều khi có
nhiều TCTD đưa ra ý kiến.

Nhược điểm


Có thể xuất hiện tâm lý ỷ lại khi các ngân hàng quá lệ thuộc vào các báo cáo phân tích



của các ngân hàng khác, mà thiếu đưa ra ý kiến, nhận định độc lập.
Có thể tốn kém thời gian và các chi phí trung gian.

Câu 2
1


Phân biệt hoạt động cho thuê tài chính với các hoạt động cho thuê vận hành. Tại sao trong
hợp đồng cho th tài chính, các bên khơng được đơn phương hủy ngang?
Đáp án
(i) Một số tiêu chuẩn nhận diện hoạt động cho th tài chính


Thời gian th chiếm phần lớn thời gian hoạt động của tài sản (60% theo tiêu chuẩn Việt




Nam)
Hiện giá các khoản tiền thuê gần bằng giá trị thị trường của tài sản.

Hợp đồng thuê có điều khoản chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền chọn mua vào
thời điểm đáo hạn hợp đồng

(ii) Hợp đồng cho thuê tài chính nếu bị hủy ngang có thể gây ra thiệt hại cho bên cho thuê. Tiền
thuê ghi trên hợp đồng đã được tính tốn sao cho khi kết thúc thời hạn thuê, bên cho thuê thu hồi
đủ vốn và lãi. Tuy nhiên, khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn, giá trị thị trường và giá trị sổ
sách có thể chênh lệch lớn và đây là phần thiệt hại đối với bên cho th. Ngồi ra, bên cho th
có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người th tiếp theo hoặc khi thanh lý tài sản.
Ở khía cạnh ngược lại, việc hủy ngang hợp đồng cũng có thể gây thiệt hại cho bên đi thuê vì ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và kế hoạch tài chính của họ. Chẳng hạn, khơng có máy để duy
trì sản xuất hoặc tài sản hiếm, khó kiếm trên thị trường.
Câu 3
Hệ thống chấm điểm trong phân tích cho vay tiêu dùng là gì? Trình bày ưu và nhược điểm
của hệ thống này. Nêu hướng khắc phục những nhược điểm này.
Đáp án
(i) Khái niệm: hệ thống chấm điểm là tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đến khách hàng
vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau. Tổng hợp điểm số là cơ sở nhằm phân
loại những khoản vay tốt hay xấu.
(ii) Ưu điểm



Đơn giản hóa giai đoạn phân tích, dễ hiểu, dễ áp dụng.
Tiết kiệm thời gian và chi phí cho giai đoạn phân tích tín dụng khi số lượng khoản vay
nhiều; giảm áp lực cho cán bộ tín dụng.

Nhược điểm
2





Khơng chú ý đến những trường hợp đặc biệt, vì tổng điểm đã bình qn hóa tương đối



điểm số của các yếu tố.
Hệ thống chấm điểm được xây dựng dựa trên các dữ liệu quá khứ và giả định những yếu
tố này vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng trong tương lai. Nhưng
thực tế những tiêu chuẩn này có thể sẽ thay đổi trong tương lai, thay đổi theo từng đối
tượng khách hàng riêng biệt và theo từng khu vực địa lý.

(iii) Hướng khắc phục



Áp dụng thêm những phương pháp phán đốn (6C, CAMPARI)
Xem xét điều chỉnh lại mơ hình định kỳ hoặc khi tình hình vĩ mơ có những biến động
lớn.

Câu 4
Vốn lưu động rịng của doanh nghiệp là gì? Nêu cách tính. Anh chị hãy giải thích tại sao vốn lưu
động rịng của doanh nghiệp bị âm và đưa ra nhận xét. Khi khách hàng doanh nghiệp có vốn lưu
động rịng âm, cán bộ tín dụng nên xử lý như thế nào?
Đáp án
(i) Khái niệm: vốn lưu động ròng là phần nguồn vốn dài hạn (gồm vốn chủ sở hữu và các khoản
nợ dài hạn) tài trợ cho tài sản lưu động tồn tại có tính thường xun.
Cách tính
VLĐR = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
hoặc VLĐR = Vốn CSH + Nợ dài hạn - TSCĐ

(ii) VLĐR của doanh nghiệp bị âm là do doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho
tài sản dài hạn.
Nhận xét: lúc này, cơ cấu vốn của doanh nghiệp kém ổn định, doanh nghiệp dễ dàng rơi vào tình
trạng thiếu thanh khoản khi các khoản nợ ngắn hạn lần lượt đến hạn thanh toán.
(iii) Khi doanh nghiệp vay có VLĐR âm, CBTD có thể xử lý như sau:
+ Nếu là doanh nghiệp đang yêu cầu vay, CBTD có thể từ chối cho vay cho đến khi doanh
nghiệp có sự điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng an toàn hơn.

3


+ Nếu là doanh nghiệp đang vay tại NH, CBTD có thể tạm ngưng giải ngân và yêu cầu doanh
nghiệp phải có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu vốn theo quy định; hoặc yêu cầu phải có thêm tài sản
bảo đảm và các biện pháp đảm bảo khác.
Câu 5
Anh chị hãy nêu các điều kiện của tài sản khi được nhận là bảo đảm tín dụng. Và ý nghĩa
của việc quy định một tỷ lệ cấp tín dụng tối đa dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm?
Đáp án
(i) Một số tiêu chuẩn khi tiếp nhận tài sản bảo đảm
+ Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay: có giấy tờ chứng minh, dễ xác minh…
+ Tài sản có giá trị tương đối ổn định trong suốt thời hạn vay
+ Tài sản có tính thanh khoản: tài sản hợp pháp, được phép giao dịch, có thị trường tiêu thụ, dễ
định giá
+ Tài sản nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng: về mặt kỹ thuật và địa lý.
(ii) Tổ chức tín dụng (TCTD) thường quy định tỷ cho vay tối đa dựa trên giá trị TSBĐ là do
những nguyên nhân sau:


Hầu hết tài sản sẽ bị giảm giá trị theo thời gian, nên các TCTD cần phải có một độ lệch




(giữa giá trị của TSBĐ và giá trị khoản vay) nhằm bù đắp phần giá trị tài sản bị giảm giá.
Nếu khách hàng phá sản, ngồi vốn gốc ngân hàng cần phải thanh tốn chi phí phát mãi,
lãi trong hạn, lãi quá hạn, phí…nên cần thiết phải có độ lệch để bù đắp các chi phí này.

II. PHẦN TÌNH HUỐNG
Câu 1
Tư vấn sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong các trường hợp sau (có giải
thích lý do chọn)
a. Công ty An Thái chuyên sản xuất bánh kẹo phục vụ thị trường trong nước. Tháng 6/2014 cơng
ty có nhu cầu thu mua nguyên vật liệu dự trữ để sản xuất bánh trung thu.
b. Công ty TNHH May 09 chuyên xuất khẩu hàng may mặc sang châu Âu. Khách hàng của công
ty phân bổ rộng ở nhiều nước. Hiện công ty đang cần vốn để tài trợ nhu cầu vốn lưu động để tiếp
tục sản xuất sau khi đã xuất hàng bán cho đối tác.
4


c. Cơng ty Nam Sơn gặp khó khăn về ngân quỹ vì đối tác chậm thanh tốn tiền hàng. Trong khi
đó, cơng ty đã chi q nhiều tiền để nâng cấp hệ thống sản xuất trong năm trước đó.
d. Cơng ty xây dựng Hưng Thịnh mua máy dập khuôn nhựa của công ty HighTech của Nhật. Tuy
nhiên HighTech không tin tưởng năng lực của công ty nên yêu cầu công ty Hưng Thịnh phải ký
quỹ 80% giá trị máy. Hiện tại, Hưng Thịnh không đủ tiền ký quỹ nên chưa thể ký hợp đồng.
Đáp án
a. Cho vay từng lần (nhu cầu mùa vụ, ngắn hạn) hoặc cho vay hạn mức
b. Bao thanh toán hoặc cho vay ngắn hạn với TSBĐ là khoản phải thu
c. Bán và cho thuê lại
d. Bảo lãnh thanh tốn
Câu 2
Anh chị hãy nêu hình thức nhận bảo đảm trong các trường hợp sau

a. Công ty An Thái dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của chủ tịch Hội đồng quản trị để bảo
đảm cho các khoản nợ của cơng ty.
b. Ơng Bình vay tiền mua căn hộ chung cư và dùng chính căn hộ này là tài sản bảo đảm.
c. Công ty Tây Nguyên vay tiền thu mua cà phê của người nông dân và dùng chính lượng cà phê
này làm tài sản bảo đảm.
d. Công ty TNHH Hưng Thịnh được ngân hàng IB đứng ra bảo lãnh thanh toán, tuy nhiên ngân
hàng IB yêu cầu công ty phải nộp một số tiền vào tài khoản của ngân hàng và cam kết không
được rút số tiền này cho đến khi thanh toán hết tiền cho đối tác.
e. Chị Ngân được Hội Nông dân bảo lãnh uy tín để đi vay vốn của Ngân hàng chính sách.
Đáp án
a. Bảo lãnh bằng thế chấp tài sản của bên thứ 3
b. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
c. Cầm cố hàng tồn kho – bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai
d. Ký quỹ
e. Tín chấp
Câu 3

5


Một doanh nghiệp đề nghị ngân hàng cho vay để mua cà phê tạm trữ và nhận tài sản bảo đảm là
lô cà phê trong kho. Ngân hàng lại không có kho chứa hàng. Theo anh, chị ngân hàng có nên
nhận tài sản này khơng? Nêu hình thức bảo đảm phù hợp. Ngân hàng cần làm gì để quản lý được
hàng và tiền bán hàng một cách an tồn?
Đáp án
Có thể nhận. Hình thức bảo đảm là bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Ngân hàng có thể thuê kho của công ty kho bãi hoặc gửi tại kho của chính doanh nghiệp, tuy
nhiên cần niêm phong kho hàng và thuê người giám sát.
Khi khách hàng muốn xuất hàng bán thì phải báo cho phía ngân hàng để cử CBTD xuống giám
sát, mở niêm phong và xuất hàng; tiền bán hàng phải được đưa vào tài khoản do ngân hàng chỉ

định.
Câu 4
Công ty Sao Mai được ngân hàng Quốc tế cấp hạn mức tín dụng là 350 triệu trong thời hạn 6
tháng nhằm bổ sung vốn lưu động. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ ngày 1/1/2014.
Anh chị hãy giải quyết các nhu cầu rút tiền trong các trường hợp sau, có kèm theo giải thích.
a. Ngày 15/02, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 250 triệu để thanh tốn tiền mua ngun vật liệu
có hợp đồng kèm theo .
b. Ngày 19/02, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 50 triệu để chi thưởng Tết cho nhân viên.
c. Ngày 18/03, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 100 triệu để xây dựng nhà kho chứa hàng.
d. Ngày 20/04, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 40 triệu để mua bao bì, tuy nhiên trong hợp đồng
mua bán chỉ thể hiện 25 triệu đồng.
e. Ngày 25/04, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 50 triệu để thanh toán tiền điện nước.
f. Ngày 10/05, doanh nghiệp yêu cầu giải ngân 20 triệu để thanh toán nợ cho ngân hàng MB.
Đáp án
a. Chấp nhận giải ngân
b. Khơng giải ngân vì khơng nằm trong mục đích vay vốn
c. Khơng giải ngân vì khơng nằm trong mục đích vay vốn
d. Chỉ giải ngân 25 triệu theo đúng giá trị hợp đồng
e. Chấp nhận giải ngân
f. Không giải ngân (đảo nợ)
6


Câu 5 => dự bị
Ơng Bình hiện là giám đốc của công ty TNHH Sao Mai. Đầu tháng 2/2014, ông Bình đi cơng tác
ở Thái Lan. Ơng Bình ủy quyền cho ơng Phương, phó Giám đốc cơng ty, giải quyết các công
việc của công ty trong thời gian ông đi cơng tác. Ơng Phương với tư cách đại diện cơng ty đã vay
ngân hàng IB 200 triệu đồng với mục tiêu bổ sung vốn lưu động. Tuy nhiên, ông Phương lại sử
dụng tiền để tiêu xài cá nhân, mất khả năng trả nợ và bỏ trốn. Cán bộ tín dụng nhiều lần địi nợ
cơng ty TNHH Sao Mai nhưng đều bị ơng Bình từ chối với lý do khoản nợ này là của cá nhân

ơng Bình, khơng liên quan đến công ty. Đến tháng 8/2014, ngân hàng IB phong tỏa tài khoản và
tài sản bảo đảm của công ty Sao Mai với lý do công ty không chịu trả nợ. Theo anh, chị, ai là
người có trách nhiệm thanh tốn khoản nợ trên? Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với trường hợp
này?
Đáp án
Cán bộ tín dụng phải xem xét mối quan hệ ủy quyền giữa ơng Bình và ơng Phương. Ơng Bình có
làm giấy ủy quyền cho ơng Phương vay vốn hay khơng?
Nếu trong hồ sơ có giấy ủy quyền hợp pháp thì khoản nợ này cơng ty Sao Mai phải hoàn trả cho
IB, và ngân hàng đã xử lý chính xác. Việc ơng Phương lừa đảo là vấn đề nội bộ của công ty.
Nếu trong hồ sơ không có giấy ủy quyền hợp pháp thì khoản nợ này ngân hàng phải chịu rủi ro
(do cán bộ tín dụng thiếu sót). Và ngân hàng khơng được phong tỏa tài khoản tài khoản và tài sản
bảo đảm của công ty.
Biện pháp phòng ngừa:
Chú trọng tư cách pháp lý của người đi vay, đặc biệt trường hợp có ủy quyền phải có giấy tờ xác
nhận.
III. PHẦN BÀI TẬP
Câu 1 (Cho vay từng lần)
Công ty TMCP XNK Sao Mai chuyên thu mua và xuất khẩu cà phê cao cấp sang thị trường Châu
Âu. Đầu tháng 4/2014, cơng ty có ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê với đối tác ở Luân Đôn. Để
thực hiện phương án trên, công ty dự kiến vay vốn Ngân hàng TMCP Quốc tế (IB). Một số thơng tin
cơng ty cung cấp như sau:
Chi phí thu mua cà phê
7


Loại cà phê
Số lượng (tấn)
Giá mua (triệu đồng/tấn)
Giá bán (USD/tấn)
Robusta

15
40
2.200
Arabica
20
65
4.000
Các chi phí khác như sau: Chi phí vận chuyển là 520.000 đồng/tấn. Chi phí đóng gói bao bì là
450.000 đồng/tấn. Chi phí nhân cơng liên quan là 40 triệu đồng. Chi phí khấu hao phân bổ là 30 triệu
đồng.
Thuế mơn bài là 2 triệu đồng. Thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng cà phê là 0%.
Theo hợp đồng thu mua, công ty Sao Mai sẽ nhập kho cà phê nguyên liệu vào ngày 15/05/2014
và thanh tốn 50% giá trị đơn hàng. Phần cịn lại sẽ được thanh toán vào ngày 15/09/2014.
Theo hợp đồng xuất khẩu, giá bán được cố định với tỷ giá là 21,000 VND/USD. Cơng ty giao hàng
làm hai đợt:



Đợt 1 giao hàng vào ngày 30/06/2014 và nhận thanh toán 30% giá trị hợp đồng.
Đợt 2 giao hàng vào ngày 31/08/2014 và nhận thanh toán 70% giá trị hợp đồng.

Tài sản bảo đảm là tồn bộ số cà phê thu mua (tính trên giá trị mua) và một nhà kho của công ty. IB
đã định giá nhà kho là 2 tỷ đồng. Vốn khách hàng tham gia vào phương án là 350 triệu đồng.
Cơng ty hiện khơng có khoản nợ nào khác tại ngân hàng.
Về phía ngân hàng
IB là ngân hàng bán lẻ chuyên tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đã hoạt động từ năm 2003
đến nay. Vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 4300 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay ngắn hạn thu mua cà phê ngân hàng đang áp dụng là 9%/năm. => bỏ
Theo chính sách tín dụng, mức cho vay tối đa khơng vượt q 40% giá trị TSBĐ đối với TSBĐ là
động sản và không vượt quá 75% đối với TSBĐ là bất động sản.

Yêu cầu
(i) Anh chị hãy tư vấn sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu vay của doanh nghiệp Sao Mai. Giải
thích tại sao?
(ii) Xác định nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp và mức cho vay đối với công ty Sao Mai
(iii) Anh chị hãy đánh giá khả năng trả nợ của công ty Sao Mai? Xác định thời hạn vay hợp lý, kỳ
hạn trả nợ và số tiền trả nợ mỗi kỳ hạn.
(iv) Nếu người bán yêu cầu Sao Mai thanh toán 100% giá trị đơn hàng vào ngày 15/05/2014 thì có
ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và thời gian trả nợ không? Nếu có, hãy xác định lại nhu cầu vay và
thời gian trả nợ hợp lý

8


(v) Ba tháng sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng nhận được nguồn tin đáng tin cậy cho biết lô cà phê
này đã được Sao Mai đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác để vay vốn. Anh chị trong vai trị cán
bộ tín dụng sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Đáp án
(i) Sản phẩm phù hợp là Cho vay từng lần.
Lý do: xét nhu cầu vốn của DN là ngắn hạn, tài trợ cho phương án kinh doanh cụ thể và mang
tính chất thời vụ. (SV có thể trả lời thêm nhưng ý khác)
(ii) Xác định nhu cầu vay
Tổng chi phí thực hiện phương án = 1973. 95 triệu đồng (cộng tất cả các khoản chi phí, ngoại trừ
chi phí khấu hao và thuế mơn bài)
Nợ người bán = 950 triệu
Vốn khách hàng tham gia = 350 triệu
Nhu cầu vay hợp lý = 1973.35 – 950 – 350 = 673.35 triệu
Giới hạn cho vay:
Mức cho vay tối đa dựa trên vốn ngân hàng = 4300*15% = 645 tỷ đồng
Mức cho vay tối đa dựa trên giá trị TSBĐ = 1900*0.4 + 2000*0.75 = 2260 triệu
Như vậy mức cho vay tối đa đối với công ty Long Nguyễn nằm trong giới hạn là 2260 triệu

đồng.
Nhu cầu vay vẫn nằm trong giới hạn cho vay nên chấp nhận cho vay với mức cho vay là 673.35
triệu đồng
(iii) Xác định thời hạn vay, số kỳ hạn vay, số tiền trả nợ mỗi kỳ hạn
Dựa trên chu kỳ ngân quỹ
Doanh thu = (2200*15 + 4000*20) *0,021 = 2372 triệu đồng
Số tiền thực thu vào ngày 30/6 = 2372*0.3 = 711.6 triệu đồng
Số tiền thực thu vào ngày 31/08 = 2373*0.7 = 1660.4 triệu đồng
Giả sử tỷ lệ hoàn trả nợ vay = 673.35/1973.95 = 34.11% (xác định dựa vào phần vốn ngân hàng
tham gia vào phương án)
Kỳ 1 trả = 711.6*34,11% = 242,727 triệu đồng (vào ngày 30/06).
9


Lãi vay kỳ 1 = 673.35*(9%/365)*47 = 7.8 triệu đồng
Kỳ 2 trả = 673.35 – 242.727 = 430.623 triệu đồng (vào ngày 31/08).
Lãi vay kỳ 2 = 430.623* (9%/365)*62= 6,58 triệu đồng
Thời hạn vay là 109 ngày
Số kỳ hạn trả nợ là 2 kỳ
Công ty đủ khả năng trả nợ.
Lưu ý: Sinh viên có thể tự xác định tỷ lệ trả nợ và tính theo tỷ lệ này.Thầy cơ linh hoạt chấm bài.
(iv) Nếu người bán yêu cầu thanh toán 100%
Nhu cầu vay = 1623.35 triệu đồng (tăng lên)
Thời gian vay không đổi
(v) Nếu phát hiện TSBĐ bị đem thế chấp ở nhiều ngân hàng khác, CBTD có thể xử lý:
Tiến hành kiểm tra đột xuất tình hình tài sản bảo đảm, phong tỏa tài sản.
Xác định mức độ thiệt hại ước tính.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp ra tịa.
Câu 2 (Tín dụng tiêu dùng)
Ơng Bình là cơng chức nhà nước đã về hưu. Đầu tháng 5/2014, ông dự định vay ngân hàng

TMCP Quốc tế (IB) để mua nhà cho con với tổng chi phí dự kiến là 1.600 triệu và thời gian vay
dự kiến là 48 tháng. Số tiền ơng Bình phải trả trước là 480 triệu đồng và ơng dùng chính ngơi
nhà sắp mua làm tài sản bảo đảm. IB đã định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng và theo chính sách
ngân hàng, tỷ lệ cho vay tối đa dựa trên giá trị tài sản đảm bảo là 75% đối với bất động sản. Ông
Bình cũng gửi đến ngân hàng bảng kê thu nhập và chi tiêu hàng tháng của gia đình ơng như sau:
Thu nhập (tháng)
Giá trị (triệu đồng)
Chi phí (tháng)
Giá trị (triệu đồng)
Lương hưu
6
Chi phí sinh hoạt
6
Lương con trai
12
Tiền cho thuê nhà
10
Dự phịng
0,7
Tiền lãi tiết kiệm
3
Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của IB đưa ra hai phương án trả nợ theo tháng như sau:
(a) trả gốc đều, lãi tính theo dư nợ đầu kỳ với mức lãi suất 11%/năm;
(b) trả gốc và lãi đều, lãi tính theo phương pháp cộng gộp (add-on) với mức lãi suất 6%/năm.
10


Yêu cầu => chưa sửa
(i) Anh chị hãy tư vấn cho ơng Bình lựa chọn phương án trả nợ với chi phí lãi thấp nhất? Giải thích
tại sao?

Dữ kiện sau dùng để giải quyết câu (ii), (iii), và (iv): Ông Bình quyết định trả nợ theo phương án (b)
(ii) Anh chị hãy tính số tiền vay và số tiền gốc và lãi ơng Bình phải thanh tốn cho IB hàng tháng với
thời hạn vay dự kiến là 48 tháng?
(iii) Xác định khả năng trả nợ hàng tháng của ơng Bình. Theo anh chị, ơng Bình có thể trả được nợ
trong 48 tháng hay không? Nếu không, hãy xác định lại thời gian vay hợp lý. Tính lại số tiền ơng
Bình phải thanh toán định kỳ cho IB.
(iv) Sử dụng kết quả câu (iii), giả sử ơng Bình muốn tất tốn hợp đồng trước 6 tháng, anh chị hãy
tính tốn số tiền ơng phải thanh tốn cho IB? Biết rằng IB phân bổ lãi vay theo quy tắc 78s.
(v) Anh chị hãy cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với việc nhận TSBĐ như trên biết rằng căn
nhà ông Bình thuộc dự án Sky View do công ty HT làm chủ đầu tư, chỉ mới hoàn thành được ½ cơng
trình, dự kiến sẽ hồn thành vào cuối năm 2015. Nêu một số biện pháp nhằm phòng ngừa những rủi
ro đó.
Đáp án:
(i) So sánh lãi suất hiệu dụng giữa 2 trường hợp
(a) Trả lãi theo dư nợ đầu kỳ lshd = 0.11/12 = 0.9167%/tháng
và (b) Trả lãi gộp lshd = 2*0.005*48/49 = 0.979%/tháng (thời gian vay dự kiến là 48 tháng)
Nên chọn theo cách (a) vì khách sẽ chịu lãi thấp hơn
(ii) Nhu cầu vay = 1600 – 480 = 1.120 triệu
Giới hạn cho vay dựa trên giá trị TSBĐ = 0,75 * 1.500 = 1.125 triệu
Do nhu cầu vay vẫn nằm trong giới hạn cho vay tối đa nên số tiền có thể chấp nhận cho ơng Bình
vay là 1.120 triệu đồng
Số tiền ơng Bình phải thanh tốn hàng tháng = (1120+1120*0.005*48)/48 = 28,9 triệu
(iii) Xác định khả năng trả nợ
Tổng thu = 6 + 12 + 10 + 3 = 31 triệu
Tổng chi = 6 + 0.7 = 6.7 triệu
thu nhập ròng = 24.3 triệu
11


Ơng Bình khơng thể trả nợ trong 12 tháng vì thu nhập rịng hàng tháng khơng đủ thanh tốn nợ

ngân hàng. (24,7 < 28,9 )
Thời gian vay hợp lý = 1120/(24,3 – 5,6) = 60 tháng
Số tiền ơng Bình phải thanh tốn hàng tháng = (1120+1120*0.005*60)/60 = 24,2 triệu
Trong đó tiền gốc = 18,67 triệu và tiền lãi = 5,6 triệu
(iv) Trả trước hạn 6 tháng
Tiền gốc thanh toán = (1120 – 18.67*54) = 111.82 triệu
Tổng lãi = 1120*0.005*60 = 336 triệu
Tiền lãi NH phân bổ theo quy tắc 78 = (1- (6+5+4+3+2+1)/ 1830) * 336 = 332,14 triệu
Tiền lãi KH đã trả trong 54 tháng = 1120*0.005*54 = 302,4 triệu
Lãi KH phải thanh toán thêm = 44.032 – 39 = 29,74 triệu
(v) Rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay
Rủi ro về pháp lý.
Rủi ro khi chủ đầu tư khơng thể hồn thành được căn hộ.
Rủi ro cháy nổ….
Biện pháp:
+ Đăng ký giao dịch bảo đảm
+ Mua bảo hiểm cho ngôi nhà
+ Yêu cầu thêm bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Câu 3 (Hạn mức tín dụng)
Cơng ty Sao Mai chuyên thu mua chế biến nông sản xuất khẩu, hiện đang là khách hàng
vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (IB). Cuối năm 2013, công ty gửi đến
ngân hàng các báo cáo tài chính để ký kết hợp đồng hạn mức tín dụng mới cho năm 2014.
Đơn vị: triệu đồng
STT
1
2
3
4
5


Khoản mục
Tài sản
Tiền
Phải thu
Tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn ròng

31/12/2013

1/1/2013

90
250
500
45
615

45
225
300
30
570
12


Tổng tài sản
1.500
1.170
Nguồn vốn

1
Phải trả người bán
450
250
2
Nợ vay ngắn hạn
300
150
3
Nợ vay dài hạn
150
250
4
Vốn chủ sở hữu
600
520
Tổng nợ & vốn CSH
1.500
1.170
- Doanh thu bán hàng năm 2013 là 2.000 triệu đồng, giá vốn hàng bán năm 2013 là 1.400 triệu
đồng.
Kế hoạch tài chính dự kiến của doanh nghiệp trong năm 2014 như sau:
- Doanh thu năm 2014 sẽ tăng 20% so với năm 2013, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu
giữ nguyên so với năm 2013.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2014 chiếm 15% doanh thu trong năm.
- Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến năm 2014 là 50% lợi nhuận sau thuế.
- Doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm một lượng cổ phiếu trị giá 200 triệu đồng, đồng thời mua
cổ phiếu quỹ trị giá 100 triệu đồng. => Bỏ, và sửa lại đáp án
- Trong năm 2014, doanh nghiệp cũng dự kiến mua sắm thêm máy móc trị giá 500 triệu đồng,
trong đó 50% giá trị được huy động bằng cách phát hành thêm trái phiếu dài hạn.

- Doanh nghiệp cũng trả bớt nợ vay dài hạn 80 triệu đồng.
- Trích khấu hao trong năm 2014 là 120 triệu đồng.
Yêu cầu
(i) Anh /chị hãy nêu một số nhược điểm của phương pháp xác định hạn mức tín dụng dựa vào
bảng cân đối kế toán như trên.
(ii) Xác định hạn mức tín dụng năm 2014 của cơng ty Sao Mai, giả định rằng chu kỳ ngân quỹ
của năm 2014 không thay đổi.
(iii) Giả sử công ty dự kiến trong năm 2014, thời gian phải thu giảm 6 ngày, thời gian tồn kho
tăng 4 ngày, thời gian phải trả tăng 5 ngày. Anh/chị hãy xác định lại nhu cầu vốn lưu động và hạn
mức tín dụng mới cho cơng ty Sao Mai. => bỏ
(iv) Tháng 5/2014, Sao Mai gửi đến IB yêu cầu tăng thêm hạn mức tín dụng, ngun nhân cơng
ty đưa ra là do chi phí vận chuyển tăng cao khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng hơn so với dự
kiến; mặc khác người mua chậm trễ thanh tốn nên cơng ty khơng có tiền để nhập hàng mới. Với
tư cách là cán bộ tín dụng quản lý khoản vay trên, anh chị sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án
13


(i) Nhược điểm
- Sử dụng số liệu bình qn có thể dẫn đến những ước tính khơng chính xác
- Khơng gắn với diễn biến dòng tiền
(ii) Xác định chu kỳ ngân quỹ
Sn trữ tiền = [(90+45)/(2*2000)]*365 = 12,32 ngày
Sn phải thu =[(250+225)/(2*2000)]*365 = 43,34 ngày
Sn tồn kho = [(500+300)/(2*1400)]*365 = 104,29
Sn phải trả = [(450+250)/(2*1400)]*365 = 91,25
Chu kỳ ngân quỹ năm 2013 = 12,32+43,34+104,29 – 91,25 = 68,7 ngày = 69 ngày
Chu kỳ ngân quỹ năm 2014 = 69 ngày (không đổi)
Doanh thu năm 2014 = 2000*1,2 = 2400 triệu đồng
GVHB năm 2014 = (1400/2000) * 2400 = 1680 triệu đồng

Nhu cầu VLĐ năm 2014 = 1680/365 * 69 = 317,59 triệu đồng

Xác định VLĐ ròng năm 2014
Lợi nhuận sau thuế 2014 = 2400* 15% = 360 triệu đồng
Lợi nhuận giữ lại tăng thêm = 360 (1-50%) = 180 triệu đồng
Vốn CSH năm 2014 = 600 +180 +200 - 100 = 880 triệu đồng
Nợ dài hạn năm 2014 = 150 + 500*50% - 80 = 320 triệu đồng
Tài sản dài hạn năm 2014 = 615 + 500 – 120 = 995 triệu đồng
VLĐ ròng = 880 + 320 – 995 = 205 triệu
Hạn mức tín dụng = 317,59 – 205 = 112,59 triệu đồng

(iii) Xác định lại chu kỳ ngân quỹ và hạn mức tín dụng
Chu kỳ ngân quỹ = 69 – 6 + 4 – 5 = 62 ngày
14


Nhu cầu VLĐ = 1680/365 * 62 = 285,37 triệu đồng
Hạn mức tín dụng = 285,37 – 205 = 80,37 triệu đồng
(iv) Xử lý
Cần xác định rõ nguyên nhân khiến khách hàng gặp khó khăn về tiền mặt.
Có thể xem xét điều chỉnh hạn mức nếu nhu cầu hợp lý.
Hoặc có thể khơng điều chỉnh hạn mức nhưng cho vay thêm đối với những nhu cầu phát sinh.
Yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch thu hồi các khoản nợ hiệu quả hơn, có thể kết hợp sử dụng
các dịch vụ thu hồi nợ.
Câu 4 (Hạn mức tín dụng) => Thầy Long chỉnh lại
Công ty Sao Mai chuyên sản xuất hàng gia dụng bằng nhựa phục vụ nhu cầu trong và ngồi
nước. Do có đơn hàng thường xun, giám đốc công ty quyết định nộp hồ sơ xin vay theo hạn
mức tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (IB) cho 6 tháng đầu năm 2014. Cuối năm 2013, công ty gửi
đến ngân hàng IB kế hoạch tài chính của mình trong năm 2014 như sau:
+ Kế hoạch doanh thu


ĐVT: triệu đồng

12/201

Tháng
Doanh
thu

11/2013

600

3

1/2014

800

1,000

2/2014

1,000

3/2014

1,200

4/2014


1,200

5/2014

1,400

6/2014

7/2014

1,400

1,000

Cơng ty sẽ giữ ngun chính sách bán chịu giống năm 2013 như sau: bán thu tiền ngay 40%
doanh thu; 40% doanh thu sẽ thu sau 1 tháng và phần còn lại sẽ thu sau 2 tháng.
+ Kế hoạch chi phí: chi phí nguyên vật liệu chiếm 60% doanh thu; mỗi tháng công ty thường
nhập nguyên vật liệu đủ để sản xuất cho tháng tiếp theo.
Chính sách thanh tốn của người bán như sau:


Trong 3 tháng đầu, cơng ty phải thanh toán ngay 70% giá trị hàng nhập mỗi tháng, phần



cịn lại thanh tốn sau 1 tháng (chính sách này giữ nguyên so với năm 2013)
Từ tháng 4 trở đi, cơng ty chỉ phải thanh tốn ngay 50% giá trị hàng nhập mỗi tháng,
phần cịn lại thanh tốn sau 1 tháng.


Chi phí cố định thanh tốn bằng tiền mặt hàng tháng là 400 triệu trong 3 tháng đầu năm 2014 và
là 300 triệu trong 3 tháng tiếp theo.
15


Chi phí khấu hao là 150 triệu mỗi tháng.
Cơng ty cũng phải đóng thuế 150 triệu vào cuối tháng 4.
Một số dữ kiện khác
Số tiền tối thiểu hàng tháng công ty dự kiến để lại trong năm 2014 là 50 triệu đồng.
Số tiền vào cuối năm 2013 cơng ty cịn lại là 40 triệu đồng.
Dư nợ từ hợp đồng cũ chuyển sang là 20 triệu đồng.
Yêu cầu
(i) Hãy nêu cơ sở của phương pháp xác định hạn mức tín dụng dựa theo dòng tiền => bỏ.
Theo anh chị, những giấy tờ nào doanh nghiệp cần chuẩn bị để chứng minh nhu cầu vay và khả
năng trả nợ?
(ii) Anh chị hãy xác định Hạn mức tín dụng đối với cơng ty Sao Mai trong 6 tháng đầu năm
2014.
(iii) Hãy nhận xét tình hình vay và trả nợ của cơng ty trong tháng 6 năm 2013 => bỏ
(iv) Tháng 5/2014, Sao Mai gửi đến IB yêu cầu tăng thêm hạn mức tín dụng, ngun nhân cơng
ty đưa ra là do chi phí vận chuyển tăng cao khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng hơn so với dự
kiến; mặc khác người mua chậm trễ thanh tốn nên cơng ty khơng có tiền để nhập hàng mới. Với
tư cách là cán bộ tín dụng quản lý khoản vay trên, anh chị sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án
(i) Cơ sở xác định hạn múc tín dụng: dựa vào dự kiến dịng tiền vào và dòng tiền ra => bỏ
Những giấy tờ cần chuẩn bị: hợp đồng, hóa đơn mua bán hàng hóa, kế hoạch kinh doanh dự
kiến…
(ii) Xác định hạn mức tín dụng
Kế hoạch thu tiền
Tháng
Doanh thu

Thu ngay (40%)
Thu sau 1 tháng
(40%)
Thu sau 2 tháng
(20%)
Dịng tiền vào

11/2013
600
240

12/2013
800
320

1/2014
1,000
400

2/2014
1,000
400

3/2014
1,200
480

4/2014
1,200
480


5/2014
1,400
560

6/2014
1,400
560

7/2014
1,000
400

240

320

400

400

480

480

560

560

160

880

200
1000

200
1080

240
1200

240
1280

280
1400

280

1

2

3

4

5

6


Kế hoạch thanh tốn
Tháng

11

12

16


Chi phí NVL
Trả ngay
Trả sau 1 tháng
Thực chi NVL
Chi phí cố định
Chi thuế
Dòng tiền ra

480
224
224

600
420
144
564

600
420

180
600
400

720
504
180
684
400

720
504
216
720
400

1000

1084

1120

840
420
216
636
300
150
1086


840
420
420
840
300

600
300
420
720
300

1140

1020

Kế hoạch ngân quỹ
Tháng
Dòng tiền vào
Dòng tiền ra
Ngân lưu ròng
Tiền đầu kỳ
Thặng dư/(Thâm hụt)
Tiền tối thiểu
Vay/(Trả) rịng
Tiền cuối kỳ
Dư nợ tích lũy

1


2

3

4

5

6

880
1000
-120
40
-80
50
130
50
150

1000
1084
-84
50
-34
50
84
50
234


1080
1120
-40
50
10
50
40
50
274

1200
1086
114
50
164
50
-114
50
160

1280
1140
140
50
190
50
-160
30
0


1400
1020
380
30
410
50
0
410
0

Vậy hạn mức tín dụng cấp cho công ty Sao Mai là 274 triệu đồng
(iii) Nhận xét tình hình vay trả trong tháng 6
Vay trả rịng = 0 có thể xảy ra 2 trường hợp



Cơng ty khơng vay nợ cũng khơng trả nợ
Cơng ty có vay và trả nhưng tổng vay bằng tổng trả.

(iv) Xử lý
Cần xác định rõ nguyên nhân khiến khách hàng gặp khó khăn về tiền mặt.
Có thể xem xét điều chỉnh hạn mức nếu nhu cầu hợp lý.
Hoặc có thể khơng điều chỉnh hạn mức nhưng cho vay thêm đối với những nhu cầu phát sinh.
Yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch thu hồi các khoản nợ hiệu quả hơn, có thể kết hợp sử dụng
các dịch vụ thu hồi nợ.
Câu 5 (Bao thanh tốn)
Cơng ty Sao Mai chun cung cấp sản phẩm gốm sứ cao cấp xuất khẩu sang thị trường châu Âu
và đã liên hệ với ngân hàng Quốc tế (IB) cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Doanh số mua bán
hàng của Sao Mai với công ty GM của Pháp vào khoảng 10.000 triệu đồng/năm. Công ty chấp
nhận bán chịu cho đối tác trong 30 ngày.

(i) Anh chị hãy nêu các giấy tờ cần thiết công ty Sao Mai phải xuất trình cho ngân hàng IB.
17


(ii) Giả sử Ngân hàng đồng ý ký hợp đồng Bao thanh tốn với cơng ty Sao Mai. Xác định hạn
mức bao thanh tốn Ngân hàng IB cấp cho cơng ty Sao Mai.
Dữ liệu sau để giải quyết câu (iii) và (iv)
Ngày 15/04/2014, cơng ty mang đến ngân hàng hóa đơn giao hàng trị giá 550 triệu đồng, đáo hạn
vào ngày 30/06/2014 và yêu cầu ngân hàng giải ngân. Theo hợp đồng, ngân hàng chỉ giải ngân
tối đa 70% giá trị của hóa đơn; lãi suất bao thanh tốn được áp dụng là 1,25%/tháng; phí bao
thanh tốn là 0.25% giá trị hóa đơn và được thu ngay khi giải ngân. Dư nợ bao thanh tốn tính
đến đầu ngày 15/04/2014 là 522 triệu đồng.
(iii) Tính số tiền ngân hàng giải ngân cho công ty Sao Mai và xác định giá mua bán khoản phải
thu
(iv) Xác định số tiền ngân hàng sẽ hồn lại cho cơng ty Sao Mai trong hai trường hợp



Ngân hàng thu hồi được khoản phải thu vào ngày 30/06/2014.
Ngân hàng thu hồi được khoản phải thu vào ngày 10/07/2014, biết rằng ngân hàng áp
dụng lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.

(v) Cán bộ tín dụng phát hiện một số những sai phạm trong các hóa đơn của cơng ty như sau:



Hóa đơn được lập trước khi hàng hóa được giao.
Hóa đơn bị ghi sai ngày lập hóa đơn.

Anh chị hãy nhận xét và đưa ra biện pháp xử lý đối với các hành vi nói trên.

Đáp án
(i) Các giấy tờ cần thiết
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ tài chính
Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có)
Các giấy tờ quan trọng: Bảng kê tuổi nợ, Bảng kê các khoản phải thu và phải trả, Các khách hàng
lớn, Hóa đơn và hợp đồng mua bán…
(ii) Hạn mức bao thanh toán = (10000/365)*30 = 822 triệu đồng
(iii) hạn mức giải ngân còn lại = 822 – 522 =300 triệu đồng
Số tiền ứng trước = 550 * 0,7 = 385 triệu
Do hạn mức giải ngân chỉ còn 300 triệu nên ngân hàng IB chỉ giải ngân cho cơng ty 300 triệu
đồng.
Phí BTT thu ngay = 550*0,25%= 1,375 triệu
18


Lãi BTT = 300* 76*1,25%/30 = 9,5 triệu
Giá trị BTT ròng = 550 – 9,5 – 1,375 = 539,125 triệu đồng
(iv) Số tiền IB sẽ hoàn lại cho Sao Mai
Nếu thu hồi đúng ngày 30/06
ST = 539,125 – 300 + 1,375 = 240, 5 triệu
Nếu thu hồi vào 10/07
Lãi quá hạn = 300*10*1,25%*1,5/30=1,875 triệu
ST = 240,5 – 1,875 = 238,625 triệu đồng
(v) Nhận xét
Hóa đơn lập trước khi giao hàng: đây có thể được xem là hóa đơn lập khống và có dấu hiệu lừa
dối ngân hàng (hàng hóa có thể khơng được giao và ngân hàng khơng thể địi lại các khoản phải
thu)
Hóa đơn ghi sai ngày lập: nhằm thay đổi tình trạng tuổi nợ các khoản phải thu, để được giải ngân
số tiền lớn hơn

Hai hành vi này đều khiến ngân hàng nhầm lẫn về tình trạng các khoản phải thu, gây ra rủi ro
trong khi thu hồi các khoản nợ.
CBTD cần : (1) Kiểm tra đối chiếu dữ liệu để phát hiện sai sót; (2) Ngừng giải ngân hoặc từ chối
giải ngân đối với các hóa đơn; (3) Có thể chấm dứt hợp đồng nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục sai
phạm.
Hết

19



×