Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG _ Tài liệu số 3 (CÂU HỎI LÝ THUYẾT + BÀI TẬP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.96 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: Tín dụng ngân hàng

I.

Khối lớp

: Đại học chính quy

Thời gian

: 90 phút

LÝ THUYẾT

Câu 1: (2 điểm)
Hãy bình luận về câu nói: “Bảo đảm tín dụng là biện pháp phịng ngừa rủi ro của ngân
hàng, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu coi đó là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định
chấp nhận cấp tín dụng”.
Trả lời:
Nêu khái niệm bảo đảm tín dụng (0.5 điểm)
Phân tích vai trị của bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng: tạo động lực kích thích khách hàng trả nợ, hạn chế được rủi ro
đạo đức của người vay và bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả
được nợ (0.5 điểm)
Nếu bảo đảm tín dụng là căn cứ duy nhất để cấp tín dụng thì sẽ rất nguy hiểm bởi đây
chỉ là nguồn thu nợ thứ 2. Phân tích hậu quả của việc cấp tín dụng chỉ dựa trên tài sản
bảo đảm: Nếu thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng khơng đảm bảo thì rất dễ
dẫn đến rủi ro tín dụng  tốn kém chi phí, căng thẳng thanh khoản, thua lỗ… (1 điểm)


Câu 2: (2 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhận định “rủi ro tín dụng khơng thể loại trừ hoàn toàn”. Nêu
những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Trong các biện pháp đó, theo các anh/chị
biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
Nêu khái niệm rủi ro tín dụng (0.5 điểm)
Phân tích nguyên nhân tại sao rủi ro tín dụng khơng thể loại trừ hồn tồn: do thơng tin
bất cân xứng  khó đánh giá chính xác về thiện chí của khách hàng. Khả năng trả nợ là


yếu tố trong tương lai, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan  khó phán đốn chính
xác. (0.5 điểm)
Nêu các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng: xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín
dụng chặt chẽ; thực hiện phân tích tín dụng chặt chẽ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro
của khách hàng trước khi ra quyết định; quản trị danh mục cho vay; áp dụng các biện
pháp bảo đảm tín dụng...(0.5 điểm)
Lựa chọn biện pháp quan trọng nhất theo lập luận của thí sinh (0.5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Anh/chị hãy kể tên các phương pháp xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng phổ biến phương pháp nào?
Trình bày tiến trình thực hiện và ưu nhược điểm của phương pháp đó.
Trả lời:
• Nêu các phương pháp xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp: (0.5 điểm)
- Phương pháp chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn, bao gồm: phương pháp theo chu

kỳ ngân quỹ, phương pháp theo vòng quay vốn lưu động, phương pháp tỷ lệ phần trăm
doanh thu.
- Phương pháp lưu chuyển tiền tệ
• Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng phổ biến phương pháp
chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. (0.5 điểm)

• Trình bày tiến trình thực hiện: (0.5 điểm)
- Xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch
- Xác định các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể tự tài trợ cho nhu cầu vốn lưu
động đã dự kiến
- Hạn mức tín dụng sẽ được xác định từ phần chênh lệch giữa 2 yếu tố trên.
• Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp (0.5 điểm)
- Ưu điểm: Phù hợp với thực tế và trình độ kế tốn cịn hạn chế; Cách thực hiện đơn
giản.
- Nhược điểm: Hạn mức tín dụng thiếu linh hoạt; Thời điểm giải ngân thu nợ chưa xác
định được nên ngân hàng khó quản lý, giám sát.
Câu 4: (2 điểm)
Phân biệt giữa bao thanh toán và chiết khấu thương phiếu.
Trả lời:


Phân biệt bao thanh toán và chiết khấu thương phiếu dựa theo các tiêu chí dưới đây:
- Bản chất
- Chứng từ
- Khả năng bảo đảm thanh toán
- Kỹ thuật tài trợ
- Phương thức
- Lãi và phí
- Quyền truy địi
Câu 5: (2 điểm)
Trình bày các phương pháp hồn trả trong tín dụng tiêu dùng. Cho ví dụ minh họa
từng trường hợp.
Trả lời:
Các phương pháp hồn trả trong tín dụng tiêu dùng, cho ví dụ
- Phương pháp trả góp: trả lãi theo dư nợ giảm dần, phương pháp lãi gộp, phương pháp
hiện giá

- Phương pháp phi trả góp
- Phương pháp vay trả tuần hồn
II.

TÌNH HUỐNG

Câu 1: (3 điểm)
Anh/chị hãy xác định phương thức cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm tín dụng và giải
thích lý do lựa chọn trong các trường hợp dưới đây:
a. Công ty cổ phần An Tâm là khách hàng uy tín đối với ngân hàng, có vịng quay vốn

nhanh, sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng. Công ty cần bổ sung vốn lưu động phục
vụ sản xuất kinh doanh trong năm tới. Công ty sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của giám
đốc công ty làm tài sản bảo đảm.
b. Công ty XYZ cần vốn thực hiện một phương án xuất khẩu hạt điều có thời hạn 3

tháng theo đơn đặt hàng của bên đối tác. Công ty muốn sử dụng hàng tồn kho nguyên
vật liệu làm đảm bảo cho khoản vay.
c. Gia đình ơng Lý có nhu cầu mua căn hộ chung cư. Ông dự định trả gốc và lãi hàng

tháng bằng thu nhập hàng tháng của gia đình và dùng chính căn hộ chung cư làm tài
sản bảo đảm.


Trả lời:
Sinh viên phân tích và đưa ra các nội dung phù hợp: (1 điểm/câu)
a. Cho vay theo hạn mức tín dụng – Thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba.
b. Cho vay từng lần – Thế chấp/cầm cố hàng tồn kho.
c. Cho vay tiêu dùng trả góp – Thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai.


Câu 2: (3 điểm)
Anh/chị hãy lựa chọn hình thức bảo đảm tín dụng phù hợp và phân tích rủi ro có thể
phát sinh trong quá trình nhận tài sản làm bảo đảm tại ngân hàng.
a. Công ty TNHH AB dùng căn nhà của giám đốc làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại

ngân hàng.
b. Ông B vay vốn ngân hàng để mua xe ô tô phục vụ đi lại và dùng chính xe ơ tơ này
làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
c. Doanh nghiệp ZC vay vốn tại ngân hàng để thực hiện hợp đồng nhập khẩu sắt thép và
sử dụng lô hàng này làm bảo đảm cho khoản vay.
Trả lời:
Sinh viên phân tích và đưa ra các nội dung phù hợp
a. Biện pháp bảo đảm: Thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3. (0.25 điểm)

Tài sản bảo đảm là bất động sản. Rủi ro có thể xảy ra: (0.75 điểm)
- Bất động sản thường có tính thanh khoản thấp hơn so với các loại tài sản khác.
- Do hình thức bảo đảm tín dụng là thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ còn tài sản
người bảo đảm sử dụng nên khách hàng có thể khơng bảo trì, hư hỏng... làm giảm giá
trị của tài sản.
- Việc định giá nhà xưởng khá phức tạp, tốn nhiều chi phí.
b. Biện pháp bảo đảm: Thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (0.25 điểm)
Tài sản bảo đảm: động sản/ xe ơ tơ. Rủi ro có thể xảy ra: (0.75 điểm)
- Khách hàng có thể khơng bảo trì, gây tai nạn, hư hỏng... làm giảm giá trị của tài sản.
- Giá trị xe trên thị trường giảm sút.
- Khó bán trên thị trường.
c. Biện pháp bảo đảm: Cầm cố hàng tồn kho (0.25 điểm)
Tài sản bảo đảm: Hàng tồn kho sắt thép. Rủi ro có thể xảy ra: (0.75 điểm)
- Hư hỏng trong quá trình quản lý tài sản.
- Giá trị giảm sút, khó bán.



Câu 3: (3 điểm)
Công ty A chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu. Công ty đang sở hữu một nhà
xưởng, một dàn máy may công nghiệp và lượng hàng tồn kho thành phẩm chuẩn bị
xuất bán cho đối tác theo hợp đồng đã ký. Hiện nay, công ty đang có nhu cầu vay vốn
để thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với đối tác nước ngồi. Vì đây là khách
hàng lần đầu tiên quan hệ tín dụng với ngân hàng nên ngân hàng yêu cầu khách hàng
phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ở góc độ là nhân viên tín dụng, anh/chị hãy
lựa chọn tài sản bảo đảm mà theo anh chị là tốt nhất trong các tài sản trên. Giải thích
cho sự lựa chọn của anh/chị.
Trả lời:
Phân tích, so sánh đặc điểm 3 tài sản công ty đang sở hữu để đưa ra sự lựa chọn phù
hợp. (3 điểm)
- Nhà xưởng, dàn máy may cơng nghiệp: thế chấp  khó quản lý, tính thanh khoản
thấp, ngồi ra định giá khó khăn và những rủi ro khác phát sinh trong quá trình nhận
tài sản bảo đảm.
- Hàng tồn kho: cầm cố  dễ quản lý, tính thanh khoản cao do chuẩn bị xuất bán cho
đối tác theo hợp đồng đã ký kết.
Câu 4: (3 điểm)
Anh/chị hãy tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và tiện ích) phù
hợp với các nhu cầu của khách hàng dưới đây.
1. Công ty X đang có nhu cầu mua sắm dây chuyền may mặc cơng nghệ mới để mở
rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cơng ty khơng đáp ứng đủ mức vốn tự có để vay
vốn tại ngân hàng.
2. Doanh nghiệp BN đang trong giai đoạn đàm phán chuẩn bị ký kết hợp đồng bán
hàng với đối tác mới, vì vậy, cần có bảo đảm để củng cố sự tin tưởng của bên đối tác
với hợp đồng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Trả lời:
Sinh viên gọi tên, nêu đặc trưng và tiện ích của sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và
tiện ích) phù hợp với các nhu cầu của khách hàng: (1.5 điểm/câu)

1. Cho thuê tài chính
2. Bảo lãnh


Câu 5: (3 điểm)
Anh/chị hãy tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và tiện ích) phù
hợp với các nhu cầu của khách hàng dưới đây.
1. Doanh nghiệp A chuyên xuất hàng bán trả chậm cho các siêu thị lớn trong thành
phố. Hiện nay doanh nghiệp A đang cần vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
2. Cơng ty X đang có nhu cầu mua sắm dây chuyền may mặc công nghệ mới để mở
rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty không đáp ứng đủ mức vốn tự có để vay
vốn tại ngân hàng.
Trả lời:
Sinh viên gọi tên, nêu đặc trưng và tiện ích của sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và
tiện ích) phù hợp với các nhu cầu của khách hàng: (1.5 điểm/câu)
1. Bao thanh tốn
2. Cho th tài chính
Câu 6: (3 điểm)
Anh/chị hãy tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và tiện ích) phù
hợp với các nhu cầu của khách hàng dưới đây.
1. Ông Tâm đang là giám đốc công ty TNHH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Do
nhu cầu thường xuyên phải giao tiếp nên ông đề nghị ngân hàng cho phép chi vượt số
dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán đang mở tại ngân hàng.
2. Ơng Bình đang sở hữu 1 lô trái phiếu kho bạc trị giá 300 triệu đồng cịn 6 tháng nữa
thì đáo hạn. Hiện nay, ơng đang cần gấp 200 triệu đồng để bắt đầu thực hiện kinh
doanh.
Trả lời:
Sinh viên gọi tên, nêu đặc trưng và tiện ích của sản phẩm tín dụng (tên, đặc tính và
tiện ích) phù hợp với các nhu cầu của khách hàng: (1.5 điểm/câu)
1. Cho vay thấu chi

2. Chiết khấu giấy tờ có giá
III.

BÀI TẬP

Câu 1: (5 điểm)
Cơng ty xuất nhập khẩu NAC chun cung cấp hàng hóa cho cơng ty Tân Hiệp Phát.
Trong năm 201X, công ty NAC và công ty Tân Hiệp Phát ký kết hợp đồng mua bán


chịu với thời gian thỏa thuận từ khi công ty NAC chuyển hàng cho đến khi công ty
Tân Hiệp Phát trả tiền là 70 ngày. Công ty NAC đề nghị bao thanh toán theo hạn mức.
Yêu cầu:
a. Nêu và giải thích ý nghĩa những giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp hạn mức bao thanh

tốn của cơng ty NAC.
b. Xác định doanh số mua bán chịu giữa công ty NAC và công ty Tân Hiệp Phát biết

rằng hạn mức bao thanh tốn mà ngân hàng chấp thuận cho cơng ty NAC là 958,94
triệu đồng.
c. Ngày 07/03/201X, công ty NAC xuất trình hóa đơn xuất hàng cho cơng ty Tân Hiệp

Phát có trị giá 250 triệu đồng, ngày xuất hàng là 06/03/201X, thời hạn thanh toán là
ngày 03/05/201X. Hãy xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hóa đơn xuất trình
trong ngày 07/03/201X.
d. Hãy xác định số tiền ứng trước, giá mua bán khoản phải thu và số tiền ngân hàng

chuyển cho cơng ty NAC khi tất tốn.
e. Giả sử đến ngày đáo hạn khoản phải thu, công ty Tân Hiệp Phát vẫn chưa có tiền thanh


tốn cho ngân hàng. Anh/chị sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?
Biết rằng: tỷ lệ ứng trước của ngân hàng trong bao thanh toán là 70% giá trị từng
khoản phải thu, phí thu ngay khi giải ngân với mức phí là 0.5%, lãi suất bao thanh toán
1%/tháng và số dư tài khoản bao thanh toán hạn mức vào đầu ngày 07/03/201X là 400
triệu đồng.
Trả lời:
a. Liệt kê chi tiết và giải thích ý nghĩa các loại giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp tín
dụng: giấy đề nghị bao thanh tốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính của bên bán, bên mua
và hồ sơ kinh tế gồm hợp đồng mua bán và các loại giấy tờ có liên quan. (1 điểm)
b. Hạn mức bao thanh toán: X/365* 70 = 958,94 triệu đồng.
Doanh số mua bán chịu giữa công ty NAC và siêu thị BigC là:
958,94/70 * 365 = 5.000 triệu đồng (1 điểm)
c. Ngày 07/03/201X:
Kiểm tra hóa đơn: người mua, thời hạn thanh toán (0.25 điểm)
Số tiền ứng trước: 250*70% = 175 triệu đồng < hạn mức bao thanh tốn cịn lại: 958.9
– 400 = 554.9 triệu đồng => Ứng trước 175 triệu đồng. (0.25 điểm)


Thu phí: 0.5% * 250 = 1.25 triệu đồng (0.25 điểm)
Khách hàng ký vào giấy nhận nợ.
Dư nợ bao thanh toán cuối ngày: 175 + 400 = 575 triệu đồng (0.25 điểm)
d.Khi tất toán vào ngày 03/05/201X:
Ngân hàng thu nợ 250 triệu đồng từ siêu thị Coopmark.
Giá trị mua bán khoản phải thu: 250 – 175* 1%/30*57 – 1.25 = 245.425 triệu đồng
(0.5 điểm)
Số tiền hoàn lại cho khách hàng: 245.425 – (175 -1.25) = 71.675 triệu đồng (0.5 điểm)
e. Trường hợp đến ngày đáo hạn khoản phải thu, công ty Tân Hiệp Phát vẫn chưa trả
được nợ, ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý kịp thời. (0.5
điểm)
- Nếu nguyên nhân gây ra chậm trễ là khách quan, khó khăn chỉ mang tính chất tạm

thời, ngân hàng xem xét kéo dài thời gian trả nợ cho công ty Tân Hiệp Phát. Sau khi
thu được nợ, ngân hàng sẽ tính thêm lãi quá hạn đối với khoản phải thu của công ty
Tân Hiệp Phát. (0.25 điểm)
- Nếu nguyên nhân chậm trễ là do chủ quan, khó khăn kéo dài, ngân hàng có thể truy
địi cơng ty NAC hoặc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) của cơng ty NAC theo quy định
của pháp luật. (0.25 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
Công ty TNHH Thành Long chuyên cung cấp nông sản gửi đến ngân hàng hồ sơ đề
nghị vay vốn để bổ sung vốn thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký với công ty xuất nhập
khẩu ANN vào ngày 25/3/201X. Những số liệu, thông tin liên quan đến phương án
như sau:
-Số lượng, đơn giá mua, đơn giá bán nông sản:
Loại nông sản

Số lượng (tấn)

Loại 1
Loại 2
-Các chi phí khác bao gồm:

300
250

Đơn giá mua
(triệu đồng/tấn)
12
9,6

+ Chi phí sơ chế, đóng gói bao bì: 300 triệu đồng


Đơn giá bán
(triệu đồng/tấn)
16,5
13


-

+ Chi phí nhân cơng: 700 triệu đồng
+ Chi phí khấu hao: 200 triệu đồng
Vốn tự có của cơng ty là 2.100 triệu đồng.
Tại thời điểm nhập nguyên liệu vào đầu tháng 4, công ty Thành Long phải trả tiền cho

-

cung cấp.
Công ty Thành Long giao hàng cho công ty ANN thành 2 đợt với giá trị tương ứng là:
đầu tháng 6: 40% giá trị hợp đồng, đầu tháng 7: 60% giá trị hợp đồng. Công ty ANN

-

được nợ gối đầu trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận hàng.
Do công ty Thành Long mới vay lần đầu nên ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có
tài sản bảo đảm. Hiện nay, công ty đang sở hữu nhà xưởng trị giá 8.000 triệu đồng.
Biết rằng tỷ lệ cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm là nhà xưởng là 70%.
Yêu cầu:

a. Nêu phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng. Giải thích tại sao

anh/chị chọn phương thức này.

b. Xác định số tiền cho vay để lập hợp đồng tín dụng.
c. Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ đối với phương án trên. Biết rằng hai bên thỏa
thuận tỷ lệ thu nợ gốc tương đương tỷ lệ vốn vay ngân hàng so với tổng nhu cầu vốn
của phương án.
d. Đến hạn thanh toán, công ty Thành Long không trả được nợ như đã cam kết. Nêu
hướng giải quyết của anh/chị trong trường hợp này.
Trả lời:
a. Phương thức cho vay phù hợp: Cho vay từng lần – nhằm bổ sung vốn thực hiện một

phương án kinh doanh riêng biệt là hợp đồng cung cấp hàng cho công ty ANN. (1
điểm)
b. Xác định số tiền cho vay: (1.5 điểm)

- Xác định nhu cầu vốn:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện phương án:
(300* 12) + (250 * 9,6) + 300 + 700 = 7.000 triệu đồng
Vốn tự có tham gia vào phương án: 2.100 triệu đồng
Vốn khác: 0 đồng
 Nhu cầu vay = 7.000 – 2.100 – 0 = 4.900 triệu đồng
Số tiền cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm:
8.000 * 70% = 5.600 triệu đồng > 4.900 triệu đồng
Vậy số tiền cho vay đối với phương án là 4.900 triệu đồng.
c.

Xác định thời hạn cho vay, kì hạn nợ (1.5 điểm)

- Vẽ sơ đồ dòng tiền của phương án


- Kỳ hạn nợ:

+ Kỳ 1: Đầu tháng 7. Trả gốc: 4.900/7.000*40%*8.200 = 2.296 triệu đồng
+ Kỳ 2: Đầu tháng 8: Trả gốc: 4.900 – 2.296 = 2.604 triệu đồng
- Thời hạn vay: 4 tháng (từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 8)
d.

Trường hợp đến trả nợ, công ty Thành Long vẫn chưa trả được nợ, nhân viên tín

dụng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. (0.5 điểm)
- Nếu nguyên nhân gây ra chậm trễ là khách quan, khó khăn chỉ mang tính chất tạm
thời như cơng ty ANN chậm thanh tốn tiền cho cơng ty Thành Long thì ngân hàng
xem xét thay đổi kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho công ty. (0.25 điểm)
- Nếu nguyên nhân chậm trễ là do chủ quan, khó khăn kéo dài, ngân hàng nên thực
hiện thanh lý bắt buộc: xử lý tài sản bảo đảm, phát mại tài sản của công ty. (0.25 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Ơng Bình đang có nhu cầu mua căn nhà trị giá 1.000 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ơng
chỉ có số tiền là 400 triệu đồng. Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình ơng Bình là 35
triệu đồng. Chi tiêu hàng tháng của gia đình ơng là 17 triệu đồng (chưa kể dự phòng 1
triệu đồng).
Yêu cầu:
1.

Tư vấn sản phẩm tín dụng và biện pháp bảo đảm tín dụng phù hợp với nhu cầu của

khách hàng.
2.

Khách hàng đề nghị được vay trong thời gian 5 năm, lãi trả hàng tháng. Với tư cách là

nhân viên tín dụng, anh/chị có đồng ý đề nghị này hay không? Tại sao? Biết rằng lãi suất
ngân hàng cho vay hiện nay là 13%/năm, lãi tính theo phương pháp lãi gộp, lãi phân bổ

theo đường thẳng.
3.

Đến tháng thứ 40, ơng Bình đề nghị trả nợ trước hạn, tính số lãi mà ơng Bình phải trả

thêm cho ngân hàng biết rằng ngân hàng áp dụng quy tắc 78 để phân bổ lãi.
4.

Nếu ngân hàng cũng cho vay số tiền trên với mức lãi suất 16%/năm, tính theo dư nợ

thực tế giảm dần, theo anh/chị, khách hàng nên chọn cách tính lãi nào có lợi hơn? Tại sao?
5.

Nêu 02 rủi ro có thể xảy ra với khoản vay và đề xuất biện pháp khắc phục.

Trả lời:


1. Sản phẩm tín dụng và biện pháp bảo đảm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng: Cho vay tiêu dùng trả góp – Thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. (1
điểm)
2. Nhu cầu vay của khách hàng: 1.000 – 400 = 600 triệu đồng
Với thời hạn vay 5 năm, lãi suất 13%/năm:
- Tổng lãi khoản vay: 600 * 5 *13% = 390 triệu đồng
- Tổng gốc và lãi phải trả hàng tháng: (600 + 390)/60 = 16,5 triệu đồng
Số tiền khả dụng dùng để trả nợ hàng tháng của khách hàng:
35 – 17 – 1 = 17 triệu đồng > 16,5 triệu đồng.

Như vậy, thời hạn vay 5 năm phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.
3. Số tiền lãi ơng Bình đã trả trong 51 kì:

390/60* 51 = 331,5 triệu đồng
Số tiền lãi ơng Bình phải trả trong 51 kì nếu áp dụng quy tắc 78:
390 – 390* (1+2+..+9)/(1+2+…+60) = 380,41 triệu đồng
Số tiền lãi ơng Bình phải đóng thêm là:
380,41 – 331,5 = 48,91 triệu đồng.
4. Cách 1: So sánh tổng lãi phải trả:

-Tổng lãi phải trả theo phương pháp lãi theo dư nợ thực tế giảm dần:
I1 = 600 * 16%/12* (60 +1)/2 = 244 triệu đồng
-Tổng lãi theo phương pháp lãi gộp: I2 = 390 triệu đồng > I1
Cách 2: Tính theo lãi suất hiệu dụng
-Nếu trả theo lãi gộp thì phải chịu lãi suất thực là:
(2*60* 13%/12)/(60+1) = 2,13%/tháng => 25,57%/năm > 16%/năm
Kết luận: trả lãi theo phương pháp dư nợ giảm dần sẽ có lợi hơn cho khách hàng.
5. Nêu 02 rủi ro có thể xảy ra với khoản vay và đề xuất biện pháp hợp lý để khắc phục. (1

điểm)

Câu 4: (5 điểm)
Công ty TNHH ABC gửi đến ngân hàng Z báo cáo và kế hoạch tài chính đề nghị ngân
hàng cấp hạn mức tín dụng năm 201X như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Tháng 1
Doanh thu dự kiến
3.000
Giá vốn hàng bán/doanh 80%

Tháng 2
6.000
80%


Tháng 3
4.000
85%

Tháng 4
7.000
85%

thu
Chi phí hoạt động
Số dư dự trữ tiền tối thiểu
Biết rằng:

500
200

500
250

500
300

400
200


- Trong 2 quý đầu năm, công ty bán chịu cho đối tác với tỷ lệ 90% doanh thu với thời
hạn là 1 q. Hai q cịn lại cơng ty cho khách hàng nợ 70% doanh thu trả vào quý
sau.
- Công ty được nhà cung cấp cho nợ lại 20% giá vốn hàng bán với thời hạn là 1 quý.

- Đối với chi phí hoạt động, cơng ty phải trả ngay các chi phí hoạt động phát sinh.
- Trong quý I, công ty phải thực hiện ngay 1 khoản phải thu là 120 triệu đồng và 1
khoản phải trả là 400 triệu đồng.
- Hàng q, cơng ty có khoản chi phí dịch vụ chung, trong đó, q 1 là 50 triệu đồng
và mỗi quý tiếp theo tăng thêm 20 triệu đồng so với quý trước.
- Cuối quý II, công ty bán máy móc thiết bị với số tiền là 400 triệu đồng nhưng người
mua thanh toán tiền vào quý III.
- Trên bảng cân đối kế toán: số dư tiền đầu kỳ là 500 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tư vấn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
2. Xác định hạn mức tín dụng của cơng ty NBC trong năm 201X?
3. Ngày 22/5/201X, khách hàng có nhu cầu giải ngân một hóa đơn mua vật tư 800
triệu đồng. Dư nợ vay theo hạn mức tín dụng cuối ngày 21/5/201X là 2.500 triệu đồng.
Giả thiết khách hàng đã ký hợp đồng vay theo hạn mức tín dụng năm 201X và chưa
thực hiện giải ngân mới lần nào từ đầu năm. Hãy xử lý các nghiệp vụ ngân hàng phát
sinh trong ngày.
Trả lời:
1. Liệt kê chi tiết các loại giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: giấy đề nghị

vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ phương án vay vốn, hồ sơ tài sản
bảo đảm (1 điểm)
2. Xác định hạn mức tín dụng: (3 điểm)

Quý
Doanh thu
Thu trong quý
Thu quý trước
Thu bán tài sản
Tổng thu
GVHB

Chi GVHB trong kỳ

1
3000
300
120

2
6000
600
2700

420
2400
1920

3300
4800
3840

3
4000
1200
5400
400
7000
3400
2720

4

7000
2100
2800
4900
5950
4760


Chi GVHB kỳ trước
400
480
960
Chi phí hoạt động
400
500
500
Chi phí dịch vụ chung
50
70
90
Tổng chi
2770
4890
4270
Ngân lưu ròng
-2350
-1590
2730
Số dư tiền đầu kỳ
500

200
200
Số dư tiền tối thiểu
200
200
250
Thặng dư/thâm hụt
-2050
-1590
2680
Vay nợ
2050
1590
0
Trả nợ
0
0
2680
Dư nợ gốc cuối kỳ
2050
3640
960
Số dư tiền cuối kỳ
200
200
250
Hạn mức tín dụng
3640
Vậy hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng là: 3.640 triệu đồng


680
500
110
6050
-1150
250
300
-1200
1200
0
2160
300

3. Các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan: (1 điểm)
B1: Tiếp nhận hóa đơn mua vật tư 800 triệu đồng – xem xét nó có thuộc hoạt động của
cơng ty, hóa đơn này đã giải ngân lần nào chưa để xem xét mục đích giải ngân có hợp
pháp, hợp lý và hợp lệ.
B2: Xem xét mức đề nghị giải ngân có nằm trong hạn mức tín dụng khả dụng hay
khơng.
Hạn mức tín dụng khả dụng tại thời điểm ngày 22/2/201X là:
3.640 – 2.500 = 1.140 triệu đồng > 800 triệu đồng
B3: Ngân hàng tiến hành giải ngân cho người bán của khách hàng 800 triệu đồng và
yêu cầu khách hàng ký vào giấy nhận nợ.
Câu 5: (5 điểm)
Công ty cổ phần Thanh Hà là khách hàng vay thường xuyên của Ngân hàng ACB.
Cuối năm 201X, công ty gửi tới ngân hàng phương án vay vốn theo hạn mức năm
201X+1. Một số số liệu trên báo cáo tài chính năm 201X của công ty như sau:
ĐVT: triệu đồng
1
2

3
4
5
6

Chỉ tiêu
Phải thu khách hàng
Hàng tồn kho
Phải trả người bán
Tài sản cố định ròng
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu

Số đầu năm

Số cuối năm
650
750
290

800
1.100
319
2.130
350
2.050


7 Doanh thu thuần
8 Giá vốn hàng bán

Biết rằng:

5.400
3.700

- Dự kiến doanh thu năm 201X+1 tăng 20% so với doanh thu năm 201X.
- Tỷ lệ giá vốn hàng bán và các chỉ số hoạt động năm 201X+1 không thay đổi so với
năm trước.
- Trong năm 201X+1, công ty dự kiến phát hành thêm cổ phiếu trị giá 800 triệu đồng.
- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế năm 201X+1 dự kiến 5% doanh thu thuần.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 201X+1 dự kiến là 40% lợi nhuận sau thuế.
- Công ty dự định mua thêm tài sản cố định trị giá 1.200 triệu đồng, trong đó vay nợ
khoản 400 triệu đồng.
- Khấu hao trong năm dự kiến là 300 triệu đồng.
- Trả nợ vay dài hạn cho ngân hàng là 100 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Ngân hàng cần phân tích những nội dung nào trước khi ra quyết định tín dụng.
2. Xác định hạn mức tín dụng năm 201X+1 mà ngân hàng có thể cấp cho cơng ty cổ
phần Thanh Hà. Biết rằng thời gian dự trữ tiền dự kiến là 15 ngày.
3. Đến hạn thanh tốn, cơng ty khơng trả được nợ như đã cam kết. Nêu hướng giải
quyết của anh/chị trong trường hợp này.
Trả lời:
1. Nêu và giải thích những nội dung ngân hàng cần phân tích theo mơ hình

6C/5P/CAMPARI/tài chính và phi tài chính. (1 điểm)
2. Xác định hạn mức tín dụng (3 điểm)
Xác định chu kỳ ngân quỹ
Thời gian dự trữ tiền
Thời gian phải thu
Thời gian tồn kho

Thời gian phải trả
Chu kỳ ngân quỹ
Xác định nhu cầu vốn năm kế hoạch
Doanh thu KH
Giá vốn hàng bán KH
Nhu cầu vốn lưu động KH
Xác định vốn lưu động ròng

15
49.00
91.25
30.04
125.22

ngày
ngày
ngày
ngày
ngày

6480 triệu đồng
4440 triệu đồng
1,523.18

triệu đồng


Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận giữ lại
Vốn chủ sở hữu mới

Tài sản cố định mới
Nợ dài hạn mới
Vốn lưu động rịng
Vốn khác
Hạn mức tín dụng
3.

648.00
388.80
3238.8
3030.00
650.00
858.8
0
664.38

triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
đồng
triệu đồng

Trường hợp đến hạn trả nợ, công ty vẫn chưa trả được nợ, nhân viên tín dụng

cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. (0.5 điểm)
- Nếu nguyên nhân gây ra chậm trễ là khách quan, khó khăn chỉ mang tính chất tạm
thời như cơng ty ANN chậm thanh tốn tiền cho cơng ty Thành Long thì ngân hàng

xem xét thay đổi kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho công ty. (0.25 điểm)
- Nếu nguyên nhân chậm trễ là do chủ quan, khó khăn kéo dài, ngân hàng nên thực
hiện thanh lý bắt buộc: xử lý tài sản bảo đảm, phát mại tài sản của công ty. (0.25 điểm)



×