Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG _ Tài liệu số 4 (CÂU HỎI LÝ THUYẾT + BÀI TẬP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.72 KB, 10 trang )

NGÂN HÀNG ĐỀ THI MƠN TÍN DỤNG (Chinh)
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Khi phân tích tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp ngân hàng có thể thu thập
thơng tin từ những nguồn nào? và ở mỗi nguồn thông tin ngân hàng có thể thu thập được những
thơng tin gì?
Đáp án: (2 điểm)
- Từ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng: Thơng tin liên quan đến tính pháp lý, mục đích
vay, khả năng tài chính, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm (có thể nêu các hồ sơ giấy tờ)
- Từ hồ sơ lưu trữ trong hệ thống ngân hàng (từ chính ngân hàng mình, từ CIC, từ các ngân
hàng thương mại khác): Thơng tin về tình hình quan hệ tín dụng trong q khứ, mức dư nợ hiện
tại ở các ngân hàng, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn.
- Từ phỏng vấn khách hàng và khảo sát thực tế nơi kinh doanh của khách hàng: Thông tin về
mục đích vay vốn thực sự của khách hàng, thực trạng tài sản, hàng tồn kho thực tế,…
- Thông tin từ các nguồn khác (Từ bạn hàng của khách hàng, từ các cơ quan quản lý nhà
nước, từ các tổ chức chun cung cấp thơng tin,…): Uy tín trong quan hệ kinh doanh, lịch sử về
quan hệ tín dụng của khách hàng trong quá khứ hoặc/và hiện tại, các thông tin về vĩ mô, ngành,...
Câu 2: Anh/chị hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa phương thức cho vay theo hạn
mức tín dụng và cho vay theo hạn mức thấu chi đối với khách hàng vay là doanh nghiệp.
Đáp án: (2 điểm)
- Giống nhau : Đều là hình thức tín dụng bằng tiền nhằm tài trợ cho nhu cầu bổ sung vốn lưu động
thiếu hụt với một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian.
- Khác nhau: Nêu các điểm khác nhau về bản chất hành vi, tài khoản sử dụng, giải ngân, thu nợ,
cách tính lãi vay, thời hạn cho vay của mỗi lần nhận nợ.
Câu 3: Anh/chị hãy xác định các nguồn trả nợ khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay để kinh
doanh ngắn hạn? Để thẩm định các nguồn trả nợ đó ngân hàng dựa vào các hồ sơ, giấy tờ gì?
Đáp án: (2 điểm)
- Nguồn trả nợ chính: Tiền từ doanh thu bán hàng của phương án (hoặc dòng tiền vào từ hoạt động
kinh doanh của donh nghiệp) => Dựa vào phương án kinh doanh do doanh nghiệp vay lập (hoặc
dự toán lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp), các hợp đồng đầu ra doanh nghiệp vay đã ký với
người mua (Nếu có)
- Nguồn trả nợ phụ (nếu nguồn tiền từ phương án kinh doanh liên quan đến vốn vay không khả thi


như dự kiến):
+ Tiền từ các phương án khác hoặc từ lợi nhuận tích lũy => dưa vào các báo cáo tài chính, dự tốn
tài chính hoặc dự toán lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
+ Tiền từ phát mại tài sản bảo đảm => Hồ sơ giấy tờ của tài sản bảo đảm, các hợp đồng bảo đảm
+ Tiền từ thanh lý khi phá sản doanh nghiệp => Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
vay.
Câu 4: Tại sao nói rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, khơng thể loại trừ hoàn toàn.
Anh/chị hãy đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Đáp án: (2 điểm)
- Phân tích tại sao rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, khơng thể loại trừ hồn tồn:
Tất cả các giao dịch tín dụng nói chung đều dựa trên cơ sở lịng tin, rủi ro tín dụng xẩy ra khi một
trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và/hoặc thiện chí trả nợ khơng được hình thành đầy đủ => Trình


bày những hạn chế và khó khăn của ngân hàng khi thẩm định khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ
đối với khách hàng.
- Các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng: Xây dựng chính sách tín dụng, xây dựng và hồn
thiện quy chế, quy trình tín dụng, quy chế, quy trình bảo đảm tiền vay, xây dựng chính sách lãi
suất, xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ ….
Câu 5: Anh/chị hãy phân tích những đặc trưng của cho vay. Một chuyên gia tài chính cho rằng
“nếu cấp tín dụng cho khách hàng có cùng mức độ tín nhiệm và cùng một ngành thì cấp tín dụng
dưới hình thức cho vay sẽ có rủi ro cao hơn so với các hình thức tín dụng khác” anh/chị hãy có
đồng quan điểm với nhận định này hay khơng? tại sao?
Đáp án: (2 điểm)
- Phân tích những đặc trưng của cho vay trên các phương diện: Hình thái giá trị tín dụng là tiền
tệ, bản chất của hành vi cho vay là ứng trước, đối tượng cho vay phong phú, phương thức cho vay
đa dạng.
- Đưa ra quan điểm
+ Nếu đồng quan điểm: Lý giải dựa vào đặc trưng hình thái giá trị tín dụng là tiền tệ (khi cho vay
nếu ngân hàng kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay khơng tốt có thể xẩy ra việc sử dụng vốn vay

sai mục đích) và bản chất của hành vi cho vay là ứng trước.
+ Nếu không đồng quan điểm: Đưa ra lý giải của mình.
B. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1: Cơng ty Sơn Hải xuất trình hồ sơ vay vốn ngân hàng để sản xuất lô hàng xuất khẩu với
những số liệu, thông tin liên quan đến phương án như sau:
- Ngày 28/12/2013 công ty Sơn Hải ký hợp đồng ngoại thương với nhà nhập khẩu của
nước ngoài, tổng giá trị hợp đồng là 500.000 USD, ngay khi ký hợp đồng công ty Sơn Hải được
nhà nhập khẩu ứng trước 10% tổng giá trị hợp đồng (tại thời điểm công ty Sơn Hải nhận được tiền
ứng trước và bán ngoại tệ cho ngân hàng: tỷ giá ngoại tệ mua vào của ngân hàng là 1 USD =
21.000 VND và tỷ giá ngoại tệ bán ra của ngân hàng là 1 USD = 21.100 USD). Đầu tháng 4/2014
công ty Sơn Hải phải giao hàng cho nhà nhập khẩu và đến đầu tháng 6/2014 công ty Sơn Hải sẽ
được nhà nhập khẩu thanh tốn tồn bộ số tiền còn lại.
- Giá mua nguyên liệu đầu vào với giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 7.000 triệu đồng,
thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với loại nguyên liệu này là 10%. Ngay tại thời điểm nhập kho
nguyên liệu công ty Sơn Hải phải trả tiền cho người bán nguyên liệu 80% tổng giá trị hợp đồng
đầu vào, số cịn lại người bán cho cơng ty Sơn Hải chịu đến đầu tháng 7/2014 mới phải thanh toán
(nhập kho nguyên liệu vào đầu tháng 1/2014).
- Chi phí khấu hao: 400 triệu đồng; chi phí đóng gói, bao bì: 200 triệu đồng; chi phí nhân
cơng: 600 triệu đồng; thuế xuất khẩu: 500 triệu đồng;
- Vốn tự có của cơng ty Sơn Hải tham gia vào phương án 3.500 triệu đồng.
Để được vay công ty Sơn Hải thế chấp cho ngân hàng nhà xưởng và một số dây chuyền
sản xuất với tổng giá trị theo định giá của ngân hàng là 4.500 triệu đồng (Đối với tài sản bảo đảm
là nhà xưởng và dây chuyền sản xuất, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm là 70%).
Ngân hàng cho công ty Sơn Hải vay tại thời điểm trả tiền cho người bán nguyên liệu.
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền cho vay và thời hạn cho vay đối với phương án trên.
2. Sắp đến thời hạn trả nợ, theo đánh giá của ngân hàng công ty Sơn Hải khơng có khả năng trả
nợ theo đúng thời hạn đã cam kết. Nếu anh/chị là cán bộ tín dụng sẽ xử lý vấn đề này như thế
nào?
Đáp án

1. Xác định số tiền cho vay và thời hạn cho vay (2 điểm)


* Xác định số tiền cho vay: ĐVT: triệu đồng
- Tổng nhu cầu vốn thực hiện phương án: 7.000 + (7.000*10%) + 200 + 600 + 500 = 9.000
- Vốn tự có: 3.500
- Vốn khác: [(500.000*10%) * 0,021] + [7.000 + (7.000*10%)]*20% = 2.590
=> Nhu cầu vay = 9.000 – 3.500 – 2.590 = 2.910
- Số tiền cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm: 4.500 * 70% = 3.150
Kết luận: Số tiền cho vay 2.910 triệu đồng
* Thời hạn cho vay: 5 tháng (từ đầu tháng 1/2014 đến đầu tháng 6/2014)
2. Xử lý được tình huống không trả được nợ của công ty Sơn Hải (2 điểm)
Gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân của việc không trả được nợ khi đến hạn
- Nguyên nhân không trả được nợ là khách quan (chưa thu được tiền từ nhà nhập khẩu nhưng sẽ
thu được tiền trong thời gian tới) và khách hàng có thiện chí trả nợ tốt. Trên cơ sở khách hàng có
giấy đề nghị gia hạn nợ và cung cấp được các hồ sơ liên quan đến việc gia hạn nợ (báo cáo công
nợ phải thu chi tiết, xác nhận nợ của nhà nhập khẩu) và kiểm tra thực tế đúng như những thông tin
khách hàng đã cung cấp, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nếu định giá lại mà giá trị
tài sản bảo đảm bị giảm => Chấp thuận cho khách hàng gia hạn nợ
- Nguyên nhân không trả nợ là khách hàng đã thu tiền và sử dụng vào mục đích khác hoặc khơng
có thiện chí trả nợ tốt, không bổ sung được tài sản bảo đảm nếu định giá lại mà giá trị tài sản bảo
đảm bị giảm, không cung cấp được các hồ sơ làm cơ sở để gia hạn nợ hoặc không trả được nợ là
khách quan nhưng có gia hạn cũng khơng thể cải thiện được tình hình của khoản nợ,… => Khơng
chấp thuận gia hạn nợ (chuyển nợ quá hạn, áp dụng lãi suất quá hạn),…
Câu 2: Công ty Thanh Long xuất trình hồ sơ vay vốn ngân hàng để sản xuất lô hàng với những số
liệu, thông tin liên quan đến phương án như sau:
- Ngày 20/12/2013 công ty Thanh Long ký hợp đồng với người mua, một số thông tin
trong hợp đồng như sau: Tổng giá trị hợp đồng là 4.400 triệu đồng, đầu tháng 5/2014 công ty
Thanh Long phải giao hàng cho người mua và ngay khi giao hàng cơng ty Thanh Long sẽ được
người mua thanh tốn 30% giá trị hợp đồng, số cịn lại cơng ty Thanh Long sẽ được người mua

thanh toán vào đầu tháng 7/2014.
- Giá mua nguyên liệu đầu vào với giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 3.000 triệu đồng,
thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với loại nguyên liệu này là 10%. Một tháng sau kể từ thời điểm
nhập kho nguyên liệu công ty Thanh Long phải trả tiền cho người bán nguyên liệu 70%, số còn lại
người bán cho công ty chịu đến đầu tháng 8/2014, (nhập kho nguyên liệu vào đầu tháng 1/2014).
- Chi phí khấu hao: 50 triệu đồng; chi phí đóng gói, bao bì: 70 triệu đồng; chi phí nhân
cơng: 230 triệu đồng
- Vốn tự có của cơng ty Thanh Long tham gia vào phương án 1.000 triệu đồng.
Để được vay công ty Thanh Long thế chấp cho ngân hàng 07 chiếc xe tải với tổng giá trị
theo định giá của ngân hàng là 2.500 triệu đồng (Đối với tài sản bảo đảm là xe tải, tỷ lệ cho vay
tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm là 70%). Ngân hàng cho công ty Thanh Long vay tại thời điểm
trả tiền cho người bán nguyên liệu.
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ gốc đối với phương án trên. Biết
rằng tại mỗi thời điểm công ty Thanh Long thu được tiền từ người mua, ngân hàng thu nợ gốc với
tỷ lệ 60% trên số tiền này.
2. Gọi tên hình thức bảo đảm tiền vay, nêu các rủi ro có thể xảy ra (các rủi ro liên quan đến bảo
đảm tiền vay) và đề xuất các biện pháp để hạn chế rủi ro khi ngân hàng nhận 07 chiếc xe tải làm
tài sản bảo đảm.
Đáp án


1. Xác định số tiền cho vay và thời hạn cho vay (2 điểm)
* Xác định số tiền cho vay: ĐVT: triệu đồng
- Tổng nhu cầu vốn thực hiện phương án: 3.000 + (3.000*10%) + 70 + 230 = 3.600
- Vốn tự có: 1.000
- Vốn khác:[3.000 + (3.000*10%)]*30% = 990
=> Nhu cầu vay = 3.600 – 1.000 – 990 = 1.610
- Số tiền cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm: 2.500 * 70% = 1.750
Kết luận: Số tiền cho vay 1.610 triệu đồng

* Kỳ hạn trả nợ gốc: 2 kỳ
- Kỳ 1: Đầu tháng 5/2014 với số tiền gốc là 4.400*30%*60% = 792
- Kỳ 2: Đầu tháng 7/2014 với số tiền gốc là 1.610 – 792 = 818
* Thời hạn cho vay: 5 tháng (từ đầu tháng 2/2014 đến đầu tháng 7/2014)
2. Trình bày được hình thức bảo đảm tiền vay, nêu được các rủi ro và đề xuất được các biện
pháp hạn chế rủi ro (2 điểm)
- Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp động sản (07 chiếc xe), ngân hàng chỉ giữ giấy tờ của 07
chiếc xe, khách hàng vẫn giữ và sử dụng tài sản.
- Nêu các rủi ro và đề xuất các biện pháp để hạn chế rủi ro
Câu 3: Ơng Bình là giám đốc tài chính và vợ ơng là nhân viên kinh doanh của một công ty 100%
vốn nước ngồi. Ơng Bình đề nghị ngân hàng cho vay số tiền 700 triệu đồng để xây nhà ở cho gia
đình mình, gốc và lãi được trả góp hàng tháng theo phương pháp lãi gộp với lãi suất là
0,65%/tháng. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là toàn bộ căn nhà sau khi xây. Biết rằng thu nhập
của ơng Bình mỗi tháng 50 triệu đồng, vợ ông thu nhập mỗi tháng 15 triệu đồng và chi tiêu mỗi
tháng của gia đình ơng là 30 triệu đồng.
u cầu
1. Gọi tên sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho ơng Bình? Hãy nêu những lợi ích đối
với ơng Bình khi ông sử dụng sản phẩm tín dụng này của ngân hàng.
2. Theo anh/chị ngân hàng cho ơng Bình vay tối thiểu bao nhiêu tháng thì phù hợp với khả năng
trả nợ?
3. Khi cho ơng Bình vay khoản vay trên, ngân hàng có thể gặp những rủi ro gì? Đề xuất các biện
pháp để hạn chế các rủi ro mà anh/chị vừa nêu.
Đáp án
1. Gọi tên sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho ơng Bình và nêu những lợi ích đối
với ơng Bình khi ơng sử dụng sản phẩm tín dụng này của ngân hàng (1,5 điểm)
- Tên sản phẩm tín dụng: Cho vay tiêu dùng (mục đích xây nhà để ở) trả góp hàng tháng theo
phương pháp lãi gộp
- Những lợi ích đối với ơng Bình: Ơng Bình có được số tiền cần thiết để xây nhà từ đó giúp ơng
nâng cao được chất lượng cuộc sống (giúp ơng có thể xây được căn nhà mới mà khơng phải chờ
tích lũy đủ tiền), phương pháp trả góp hàng tháng với một số tiền bằng nhau phù hợp với khả năng

trả nợ của gia đình ơng, việc biết trước được số tiền ông phải trả nợ mỗi tháng giúp ơng chủ động
thiết lập được kế hoạch tài chính cho gia đình mình, hình thức bảo đảm tiền vay là thế chấp tài sản
hình thành từ vốn vay tạo thuận lợi cho khách hàng,…
2. Thời hạn cho vay tối thiểu (1 điểm)
- Khả năng trả nợ (gốc và lãi) mỗi tháng = (50 + 15) – 30 = 35 trđ
- Thời hạn cho vay
Số tiền trả nợ mỗi tháng = (V + (V*r*n))/n  35 = [700 + (700 * 0,65% * n)]/n


=>

n = 22,99 tháng
Kết luận: Thời hạn cho vay tối thiểu là 23 tháng

3. Nêu các rủi ro và đề xuất được biện pháp để hạn chế rủi ro (1,5 điểm)
- Các rủi ro liên quan đến thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của ơng Bình
- Các biện pháp: Phải thu thập đầy đủ thông tin để thẩm định kỹ thiện chí trả nợ và khả năng trả
nợ của khách hàng (ơng Bình) trước khi cho vay. Sau khi cho vay giám sát chặt chẽ đối với khách
hàng.
Câu 4: Ông Nhật vay ngân hàng số tiền 480 triệu đồng để mua xe phục vụ mục đích tiêu dùng với
thời hạn vay là 4 năm, gốc và lãi được trả góp hàng tháng theo phương pháp lãi gộp, lãi suất ngân
hàng áp dụng cho khoản vay này là 0,70%/tháng. Bảo đảm tiền vay chính là chiếc xe sau khi mua.
u cầu
1. Tính số tiền gốc và lãi ơng Nhật phải thanh toán mỗi tháng cho ngân hàng.
2. Nếu hiện tại cho vay tiêu dùng trả góp hàng tháng lãi tính theo dư nợ thực tế được ngân hàng
áp dụng với lãi suất 1,4%/tháng, người đi vay nên chọn cách trả nợ nào? tại sao?
3. Theo anh/chị trước khi ngân hàng quyết định cho vay đối với ông Nhật, Ngân hàng nên thẩm
định những vấn đề gì về khách hàng và thẩm định như thế nào.
Đáp án
1. Tính số tiền gốc và lãi ơng Nhật phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng (1 điểm)

- Tổng lãi của cả hợp đồng: L = V*r*n = 480*0,70*48 = 161,28 trđ
- Số tiền gốc ơng Nhật phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng là V/n = 480/48 =10 trđ
- Số tiền lãi ơng Nhật phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng là L/n = 161,28/48 = 3,36 trđ
=> Tổng số tiền ơng Nhật phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng là 10 + 3,36 = 13,36 trđ
2. Cách trả nợ người đi vay chọn (1,5 điểm)
- Lãi suất tính theo lãi gộp khi quy về lãi suất hiệu dụng là
rhd = (2*12*161,28)/480*(48+1) = 0,1646 = 16,46%/năm
- Lãi suất tính theo dư nợ thực tế một năm: 1,45% * 12 = 17,4%/năm
- Kết luận: Nếu dựa vào yếu tố lãi suất ơng Nhật nên chọn cách tính lãi theo dư nợ thực tế vì lãi
tính theo phương pháp lãi gộp khi quy về lãi suất hiệu dụng cao hơn. Tuy nhiên lãi tính theo dư nợ
thực tế thì các kỳ đầu sẽ phải trả lãi cao hơn so với lãi tính theo lãi gộp vì vậy việc chọn cách tính
lãi theo dư nợ thực tế hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của ông Nhật ở các kỳ đầu.
3. Nêu được những vấn đề cần thẩm định và cách thức thẩm định (1,5 điểm)
- Thẩm định uy tín (thiện chí trả nợ) và khả năng trả nợ của ông Nhật hoặc dựa theo 5C,...
- Nêu cách thức thẩm định
Câu 5: Ơng Tồn vay ngân hàng số tiền 600 triệu đồng để mua xe phục vụ mục đích tiêu dùng với
thời hạn vay là 5 năm, gốc và lãi được trả góp hàng tháng theo phương pháp lãi gộp, lãi suất ngân
hàng áp dụng cho khoản vay này là 0,65%/tháng. Bảo đảm tiền vay chính là chiếc xe sau khi mua.
Yêu cầu
1. Tính số tiền gốc và lãi ơng Tồn phải thanh tốn mỗi tháng cho ngân hàng.
2. Nếu đến tháng thứ 58 ơng Tồn đề nghị trả trước hạn, tính số lãi ơng Tồn phải trả thêm cho
ngân hàng.
3. Ngân hàng cho ơng Tồn vay khoản vay trên, ngân hàng có thể gặp những rủi ro gì? Đề xuất
các biện pháp để hạn chế các rủi ro mà anh/chị vừa nêu.
Đáp án


1. Tính số tiền gốc và lãi ơng Tồn phải thanh toán cho ngân hàng mỗi tháng (1 điểm)
- Tổng lãi của cả hợp đồng: L = V*r*n = 600*0,65%*60 = 234 trđ
- Số tiền gốc ơng Tồn phải thanh toán cho ngân hàng mỗi tháng là V/n = 600/60 =10 trđ

- Số tiền lãi ơng Tồn phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng là L/n = 234/60 = 3,9 trđ
=> Tổng số tiền ơng Tồn phải thanh tốn cho ngân hàng mỗi tháng là 10 + 3,9 = 13,9 trđ
2. Số lãi ơng Tồn phải trả thêm cho ngân hàng (1,5 điểm)
- Số lãi ơng Tồn phải trả của 58 kỳ khi lãi phân bổ theo quy tắc 78 là
234 * (60+59+58+....+3)/(1+2+3+....+60) = 233,62 trđ
- Số lãi ông Toàn đã trả của 58 kỳ khi lãi phân bổ theo đường thẳng là (234/60) * 58 = 226,2 trđ
=> Số lãi ơng Tồn phải trả thêm là 233,62 – 226,2 = 7,42 trđ
3. Nêu các rủi ro và đề xuất được biện pháp để hạn chế rủi ro (1,5 điểm)
- Các rủi ro liên quan đến thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ giảm sau khi cho vay
- Các biện pháp: Phải thu thập đầy đủ thông tin để thẩm định kỹ thiện chí trả nợ và khả năng trả
nợ của ơng Tồn trước khi cho vay. Sau khi cho vay giám sát chặt chẽ đối với khoản vay của ơng
tồn.
Câu 6: Cơng ty Thịnh Vượng được ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng. Dự toán lưu
chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2014 của cơng ty gởi cho ngân hàng có các dữ liệu như sau:
ĐVT: Triệu đồng
STT

Nội dung

Tháng
1

2

3

4

5


6

1

Lưu chuyển tiền vào

1.300

1.200

1.500

1.400

1.200

1.200

2

Lưu chuyển tiền ra

1.500

1.500

1.300

1.000


1.300

1.400

3

Lưu chuyển tiền ròng

4

Tiền đầu kỳ

100

5

Tiền tối thiểu cuối kỳ

150

150

120

120

100

100


Yêu cầu:
1. Hãy xác định hạn mức tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 đối với công ty Thịnh Vượng.
2. Anh/chị hãy trình bày các biện pháp giám sát trong quá trình cho vay theo hạn mức tín dụng?
Đáp án
1. Xác định hạn mức tín dụng đối với cơng ty Thịnh Vượng 6 tháng đầu năm 2014 (2 điểm)
- Dự toán lưu chuyển tiền tệ của công ty
STT

Nội dung

Tháng
1

2

3

4

5

6

1

Lưu chuyển tiền vào

1.300

1.200


1.500

1.400

1.200

1.200

2

Lưu chuyển tiền ra

1.500

1.500

1.300

1.000

1.300

1.400

3

Lưu chuyển tiền ròng

-200


-300

200

400

-100

-200

4

Tiền đầu kỳ

100

150

150

120

200

100

5

Tiền tối thiểu cuối kỳ


150

150

120

120

100

100

6

Nhu cầu vay (+)/trả (-) ròng

250

300

-230

-320

0

200

7


Dư nợ vay tích lũy

250

550

320

0

0

200


8

Hạn mức tín dụng

550

- Kết luận: Hạn mức tín dụng ngân hàng đối với công ty Thịnh Vượng 6 tháng đầu năm 2014 là
550 triệu đồng.
2. Trình bày các biện pháp giám sát trong quá trình cho vay theo hạn mức tín dụng (2 điểm)
- Quy định doanh số trả nợ theo định kỳ
- Quy định các mức dư nợ giảm thấp
- Quy định thời hạn trả nợ cụ thể cho mỗi lần giải ngân
- Xác định vòng quay vốn tín dụng phù hợp với vịng quay ngân quỹ
Câu 7: Công ty Trung Long được ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng. Dự tốn lưu chuyển

tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 của công ty gởi cho ngân hàng có các dữ liệu như sau:
ĐVT: Triệu đồng
STT

Nội dung

Tháng
1

2

3

4

5

6

1

Lưu chuyển tiền vào

4.500

4.700

4.800

4.800


4.300

4.400

2

Lưu chuyển tiền ra

4.800

4.900

4.200

4.300

4.600

4.700

3

Lưu chuyển tiền ròng

4

Tiền đầu kỳ

100


5

Tiền tối thiểu cuối kỳ

120

120

150

150

100

100

Yêu cầu:
1. Hãy xác định hạn mức tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 của cơng ty Trung Long, biết dư nợ còn
lại của hợp đồng hạn mức năm trước tại đầu ngày 1/1/2013 là 220 triệu đồng .
2. Ngày 18/01/2013 cơng ty Trung Long có nhu cầu thanh toán bằng tiền vay như sau:
a. Trả tiền mua nguyên vật liệu 190 triệu đồng
b. Trả tiền mua xe tải trả góp số tiền 70 triệu đồng
c. Trả tiền điện tháng trước 80 triệu đồng
d. Thanh toán tiền lương cho nhân viên 140 triệu đồng.
Hãy thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và giải thích, biết rằng dư nợ đầu ngày 18/01/2013 là
280 triệu đồng.
Đáp án
1. Xác định hạn mức tín dụng của cơng ty Trung Long 6 tháng đầu năm 2013 (2 điểm)
- Dự toán lưu chuyển tiền tệ của công ty

ĐVT: triệu đồng
STT

Nội dung

Tháng
1

2

3

4

5

6

1

Lưu chuyển tiền vào

4.500

4.700

4.800

4.800


4.300

4.400

2

Lưu chuyển tiền ra

4.800

4.900

4.200

4.300

4.600

4.700

3

Lưu chuyển tiền ròng

-300

-200

600


500

-300

-300

4

Tiền đầu kỳ

100

120

120

150

480

180

5

Tiền tối thiểu cuối kỳ

120

120


150

150

100

100

6

Nhu cầu vay (+)/trả (-)

320

200

-570

-170

0

220


7

Dư nợ vay tích lũy

8


Hạn mức tín dụng

540

740

170

0

0

220

740

- Kết luận: Hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho cơng ty Trung Long 6 tháng đầu năm 2013 là
740 triệu đồng.
2. Xử lý nghiệp vụ phát sinh và giải thích (2 điểm)
- Kiểm tra các nhu cầu giải ngân của khách hàng có thuộc đối tượng cho vay của hợp đồng hạn
mức tín dụng hay khơng: Nhu cầu (a), nhu cầu (c) và nhu cầu (d) thuộc đối tượng cho vay, cịn
nhu cầu (b) khơng thuộc đối tượng cho vay. Tổng số tiền cần giải ngân của các nhu cầu thuộc
nghiệp vụ (a), (c) và (d) là 190 + 80 + 140 = 410 triệu đồng.
- Kiểm tra số dư khả dụng của hợp đồng tín dụng hạn mức đầu ngày 18/01/2013: Số dư khả dụng
là 740 – 280 = 460 triệu đồng
- Kết luận: Do nhu cầu giải ngân thuộc đối tượng cho vay là 410 triệu đồng nhỏ hơn số dư khả
dụng của hợp đồng tín dụng hạn mức (số dư khả dụng 460 triệu đồng) cho nên ngân hàng giải
ngân cho khách hàng 410 triệu đồng.
Câu 8: Công ty cổ phần Phương Nam có hóa đơn bán hàng trị giá 2.000 triệu đồng, được ngân

hàng chấp thuận bao thanh toán. Thời hạn từ khi được ngân hàng giải ngân đến khi thu nợ từ bên
mua hàng là 95 ngày. Lãi suất ngân hàng áp dụng là 1,2%/tháng, lãi suất quá hạn 150% lãi suất
trong hạn, phí bao thanh tốn tính trên giá trị khoản phải thu là 0,06%. Tỷ lệ ứng trước là 70%,
phí được thu ngay khi ứng tiền.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá mua bán khoản bao thanh toán; số tiền ứng trước nhận được và số tiền ngân
hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu.
2. Hãy xác định số tiền ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu nếu khoản
bao thanh toán này bị quá hạn 18 ngày.
3. Trước khi ngân hàng chấp thuận bao thanh toán cho khách hàng, ngân hàng cần thẩm định
những vấn đề gì và thẩm định như thế nào?
Đáp án
1. Hãy xác định giá mua bán khoản bao thanh toán; số tiền ứng trước nhận được và số tiền
ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu (1,5 điểm)
* Giá mua bán khoản bao thanh toán: G = M – L – P
- Lãi bao thanh toán (L) = 2.000 * 70% * (1,2%/30)*95 = 53,2 trđ
- Phí bao thanh toán (P) = 2.000 * 0,06% = 1,2 trđ
=> Giá mua bán khoản bao thanh toán = 2.000 – 53,2 – 1,2 = 1.945,6 trđ
* Số tiền ứng trước cho người bán = (2.000 * 70%) – 1,2 = 1.398,8 trđ
* Số tiền người bán nhận được khi tất toán khoản phải thu = 1.945,6 – 1.398,8 = 546,8 trđ
2. Số tiền ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu nếu khoản bao
thanh toán này bị quá hạn 18 ngày (0,5 điểm)
- Lãi quá hạn của 18 ngày = 2.000 * 70% * [(1,2%*150%)/30]* 18) = 15,12 trđ
- Số tiền người bán nhận được khi tất toán khoản phải thu = 531,68 trđ
2. Nêu các vấn đề ngân hàng cần thẩm định và cách thức thẩm định (2 điểm)
- Thẩm định uy tín (thiện chí trả nợ) và khả năng trả nợ của người bán và người mua (hoặc thẩm
định theo 5C hoặc CAMPARI )thẩm định khả năng giao hàng của người bán và khả năng kinh
doanh của người mua;
- Cách thức thẩm định: 5C, CAMPARI hoặc thẩm định tài chính và phi tài chính (có thể nêu thêm
nguồn thông tin phục vụ việc thẩm định)



Câu 9: Cơng ty cổ phần Thanh Long có hóa đơn bán hàng trị giá 2.500 triệu đồng, được ngân
hàng chấp thuận bao thanh toán. Thời hạn từ khi được ngân hàng giải ngân đến khi thu nợ từ bên
mua hàng là 75 ngày. Lãi suất ngân hàng áp dụng là 1,15%/tháng, lãi suất quá hạn 150% lãi suất
trong hạn, phí bao thanh tốn tính trên giá trị khoản phải thu là 0,05%. Tỷ lệ ứng trước là 80%,
phí được thu ngay khi ứng tiền.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá mua bán khoản bao thanh toán; số tiền ứng trước nhận được và số tiền ngân
hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu.
2. Hãy xác định số tiền ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu nếu khoản
bao thanh toán bị quá hạn 12 ngày.
3. Hãy nêu các rủi ro và đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro khi ngân hàng nhận bao thanh tốn
đối với khoản phải thu nói trên.
Đáp án
1. Hãy xác định giá mua bán khoản bao thanh toán; số tiền ứng trước nhận được và số tiền
ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán khoản phải thu (1,5 điểm)
* Giá mua bán khoản bao thanh toán: G = M – L – P
- Lãi bao thanh toán (L) = 2.500 * 80% * (1,15%/30)*75 = 57,5 trđ
- Phí bao thanh tốn (P) = 2.500 * 0,05% = 1,25 trđ
=> Giá mua bán khoản bao thanh toán = 2.500 – 57,5 – 1,25 = 2.441,25 trđ
* Số tiền ứng trước cho người bán = (2.500 * 80%) – 1,25 = 1.998,75 trđ
* Số tiền người bán nhận được khi tất toán khoản phải thu = 2.441,25 – 1.998,75 = 442,5 v
2. Số tiền ngân hàng chuyển cho người bán khi tất toán nếu khoản phải thu nếu khoản bao
thanh toán bị quá hạn 12 ngày (0,5 điểm)
- Lãi quá hạn của 12 ngày = 2.500 * 80% * (1,15%*150%/30)*12 = 13,8 trđ
- Số tiền người bán nhận được khi tất toán khoản phải thu = 442,5 – 13,8 = 428,7 trđ
3. Nêu các rủi ro và đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro (2 điểm)
- Người mua khơng thanh tốn khi khoản phải thu đến hạn do người mua khơng có thiện chí
hoặc/và khơng có khả năng trả nợ. Khi người mua khơng thanh tốn và ngân hàng cũng khơng

truy địi được tiền từ người bán do người bán khơng có thiện chí hoặc/và khơng có khả năng trả
nợ. Người bán và người mua cấu kết để lập chứng từ, hóa đơn khống…..
- Đề xuất biện pháp: Thẩm định uy tín (thiện chí trả nợ) và khả năng trả nợ của người bán và
người mua, thẩm định khả năng giao hàng của người bán và khả năng kinh doanh của người mua,

Câu 10: Doanh số mua bán chịu giữa Công ty Hải Vân và Siêu thị A năm 2014 là 15.000 triệu
đồng, hai bên thỏa thuận thời gian từ khi công ty chuyển giao hàng cho tới khi siêu thị trả tiền là
75 ngày. Công ty đề nghị cấp tín dụng và được ngân hàng thương mại tài trợ bằng phương thức
bao thanh toán theo hạn mức.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định hạn mức bao thanh tốn mà ngân hàng chấp thuận cho Cơng ty Hải Vân trong
hợp đồng mua bán với Siêu thị A.
2. Xử lý nghiệp vụ phát sinh trong ngày 08/01/2014, Công ty Hải Vân xuất trình cho ngân hàng 2
hóa đơn chuyển giao hàng cho Siêu thị A như sau:
- Hóa đơn thứ nhất, trị giá hàng hóa là 400 triệu đồng, ngày xuất hàng 04/01/2014, thời gian
thanh tốn là 10/02/2014;
- Hóa đơn thứ hai, trị giá hàng hóa là 700 triệu đồng, ngày xuất hàng 07/01/2014, thời gian
thanh toán là 01/03/2014;


Biết rằng tỷ lệ ứng trước của ngân hàng trong bao thanh toán là 75% giá trị từng khoản
phải thu và số dư tài khoản bao thanh toán đầu ngày 08/01/2014 là 150 triệu đồng.
3. Theo anh/chị trước khi cấp hạn mức bao thanh tốn cho cơng ty Hải Vân ngân hàng cần thẩm
định những vấn đề gì và thẩm định như thế nào?
Đáp án
1. Xác định hạn mức bao thanh tốn mà ngân hàng chấp thuận cho Cơng ty Hải Vân trong
hợp đồng mua bán với Siêu thị A (1 điểm)
HMBTT = (Doanh số mua bán chịu * Thời gian thanh tốn bình qn)/365
= (15.000 * 75)/365 = 3.082,19 trđ
2. Xử lý nghiệp vụ phát sinh trong ngày 08/01/2014 (1,5 điểm)

* Kiểm tra hóa đơn chứng từ
- Hóa đơn thứ nhất, trị giá hàng hóa là 400 triệu đồng, ngày xuất hàng 04/01/2014, thời gian thanh
toán là 10/02/2014, đây là hóa đơn do Cơng ty Hải Vân xuất hàng cho siêu thị A nên thuộc đối
tượng bao thanh toán của hợp đồng bao thanh tốn hạn mức này.
- Hóa đơn thứ hai, trị giá hàng hóa là 700 triệu đồng, ngày xuất hàng 07/01/2014, thời gian thanh
toán là 01/03/2014, đây là hóa đơn do Cơng ty Hải Vân xuất hàng cho siêu thị A nên thuộc đối
tượng bao thanh toán của hợp đồng bao thanh toán hạn mức này.
* Tổng số tiền có thể ứng trước dựa vào giá trị khoản phải thu
(400*75%) + (700*75%) = 825 trđ
* Số dư khả dụng của hợp đồng bao thanh toán theo hạn mức đầu ngày 08/1/2014 là:
3.082,19 – 150 = 2.932,19 trđ
* Kết luận: Do số dư khả dụng của hợp đồng bao thanh toán theo hạn mức đầu ngày 08/1/2014
lớn hơn so với số tiền công ty đề nghị ứng trước cho nên ngân hàng cho công ty ứng trước với số
tiền là 825 trđ.
3. Nêu các vấn đề cần thẩm định và các thức thẩm định (1,5 điểm)
- Thẩm định uy tín (thiện chí trả nợ) và khả năng trả nợ của công ty Hải Vân; thẩm định uy tín
(thiện chí trả nợ) và khả năng trả nợ của siêu thị A, đặc biệt là thẩm định khả năng giao hàng của
công ty Hải Vân và khả năng kinh doanh của siêu thị A.
- Trình bày cách thức thẩm định



×