Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG _ Tài liệu số 6 (CÂU HỎI LÝ THUYẾT + BÀI TẬP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.49 KB, 18 trang )

LÝ THUYẾT
1. Sinh viên C cho rằng: “Trong cho vay hạn mức tín dụng, khách hàng
doanh nghiệp có vốn lưu động rịng âm thì vẫn ln được chấp thuận cho
vay”. Anh/chị hãy bình luận về nhận định trên của C?
Sinh viên trình bày cơng thức xác định vốn lưu động ròng và ý nghĩa của vốn lưu
động ròng:
Vốn lưu động ròng = Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn – tài sản dài hạn
Vai trò: nguồn vốn mà doanh nghiệp có tể tự tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động dự
kiến, mục đích chủ yếu tài trợ cho tài sản ngắn hạn có tính chất thường xun nên
vốn lưu động phải được duy trì ở một mức độ nhất định. Về phía ngân hàng việc
u cầu có vốn lưu động ròng tối thiểu sẽ nâng cao năng lực tài chính, trách nhiệm
của khách hàng và giảm rủi ro khi tài trợ.
Trong trường hợp vốn lưu động ròng bị âm chứng tỏ khách hàng thiếu hụt vốn về
mặt cơ cấu, không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn vì vậy:
- Ngân hàng có thể từ chối cấp tín dụng
- Yêu cầu cam kết bổ sung vốn trong quá trình kinh doanh.
- Ngân hàng có thể cung cấp khoản cho vay trung dài hạn và khách hàng hoàn
-

trả từ nguồn tích lũy hàng năm.
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro đi cùng…

Do vậy ý kiến của C là không phù hợp

2. Một nhân viên ngân hàng cho rằng: “Bao thanh toán từng lần là nghiệp vụ
đơn giản vì chỉ cần thẩm định hóa đơn hợp pháp và người mua hàng là các


doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường là có thể chấp nhận cấp tín dụng”.
Anh/chị hãy bình luận về nhận định của nhân viên ngân hàng trên?
Ý kiến không phù hợp khi rủi ro trong tín dụng là tất yếu, nghiệp vụ bao thanh


toán từng lần cần thẩm định đầy đủ
-

-

Các nội dung phân tích cơ bản về khách hàng
Phân tích về khả năng và uy tín của người bán đề nghị bao thanh tốn và người
mua có nghĩa vụ thanh tốn hóa đơn: theo các tiêu chuẩn thẩm định của ngân
hàng như 5C hay CAMPARI
Thẩm định khoản nợ phải thu

Do đó đây là nghiệp vụ phức tạp, người mua nổi tiếng trên thị trường nhưng chưa
chắc đã thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ, hóa đơn hợp pháp nhưng hàng
hóa khơng được chuyển giao, khơng đúng với hàng hóa dịch vụ đối ứng… là
những trường hợp hồn tồn có thể phát sinh. Do đó nhận định trên là chủ quan và
khơng phù hợp.

3. Trình bày khái niệm và cách thức tổ chức cho vay tiêu dùng gián tiếp của
ngân hàng? Phân tích các ưu điểm đối với ngân hàng của cách thức tổ
chức này so với cho vay tiêu dùng trực tiếp?
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng mua lại
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho
người tiêu dùng
Sinh viên trình bày sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp và mô tả chi tiết các bước trong
sơ đồ


Ưu điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp



Giúp ngân hàng có thể gia tăng doanh số cho vay thơng qua các kênh đa dạng



Giảm chi phí so với vay trực tiếp



Khoản tín dụng được đảm bảo vững chắc nếu cơng ty bán lẻ có khả năng tài
chính tốt



Giúp mở rộng mối quan hệ giữa ngân hàng với các khách hàng và các hoạt
động ngân hàng khác

4. So sánh cho vay thấu chi và cho vay theo HMTD. Phân tích ít nhất hai ưu
điểm nổi trội của thẻ tín dụng so với thẻ thấu chi.

-

Sinh viên thực hiện so sánh dựa trên các chỉ tiêu
Giống nhau: thẻ ngân hàng; phương tiện để giải ngân hạn mức cho vay được
cấp; khách hàng có thể vay trả linh hoạt;
Khác nhau: cần có các vấn đề cơ bản
Bản chất hành vi
Đối tượng khách hàng áp dụng
Đối tượng tài trợ
Cách thức tính lãi
Thời hạn cho vay



Ưu điểm nổi trội của thẻ tín dụng do sinh viên lựa chọn nhưng có thể xoay quanh
các vấn đề:


-

Mạng lưới thanh toán, thanh toán quốc tế, liên minh thẻ
Các ưu đãi từ điểm chấp nhận thẻ
Cơ chế tính lãi
Điều kiện phát hành…

5. Đồng nghiệp trong ngân hàng của bạn cho rằng không nên cho vay các hộ
tiểu thương vì họ thường có phương án kinh doanh khơng rõ ràng và
khoản vay nhỏ trong khi khối lượng công việc quá nhiều. Anh/chị hãy
bình luận về nhận định trên?

-

-

Sinh viên trình bày về các đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể từ đó giải thích
về các rủi ro đặc thù của hộ tiểu thương và các biện pháp khắc phục. Trong đó
giải quyết hai vấn đề của bài tốn:
Phương án kinh doanh khơng rõ ràng do khơng có khả năng lập -> hướng dẫn
và hỗ trợ khách hàng lập theo mẫu quy định của ngân hàng; khơng có thơng tin
lập -> yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin mua bán hàng và các phương án
kinh doanh cũ, tham khảo các tiểu thương khác…
Khoản vay nhỏ nhưng khối lượng công việc nhiều: Số lượng tiểu thương bán

buôn và bán lẻ là khá nhiều nên có thể tận dụng quy mô khách hàng để tăng dư
nợ, khối lượng công việc cần thực hiện với mỗi khách hàng là tương đối giống
nhau.

Các khách hàng đều công bằng như nhau khi đi vay vốn do đó nếu khơng có quy
định của ngân hàng thì khơng được từ chối cho vay đối tượng khách hàng tiểu
thương. Do đó, bình luận trên là chủ quan và nên tránh

TÌNH HUỐNG
1. Ơng Tồn có nhu cầu xây thêm một tầng nữa trên căn nhà đang thuộc sở hữu
của ơng. Tổng chi phí xây dựng là 300 triệu đồng trong thời gian thi công 3


tháng. Ơng đề nghị ngân hàng cấp tín dụng cho nhu cầu này và sử dụng thu
nhập từ lương của ông để trả nợ.
a. Xác định nhu cầu tài trợ vốn của khách hàng và tư vấn sản phẩm tín dụng
phù hợp?
b. Khách hàng đề nghị vay với thời hạn 3 tháng. Anh/chị đánh giá như thế
nào về đề nghị này? Vì sao?
c. Ơng Tồn đề nghị tài trợ 200 triệu đồng, tuy nhiên hiện tại ngân hàng của
anh/chị quy định chỉ tài trợ tối đa 50% nhu cầu vốn. Anh/chị hãy xử lý
trong tình huống này?
a. Nhu cầu tài trợ: Nhu cầu vốn bằng tiền, tài trợ tiêu dùng cho khách hàng cá nhân,
thời gian thiếu hụt vốn tùy thuộc thu nhập thường xuyên, định kỳ của khách hàng
Sản phẩm tín dụng phù hợp: Cho vay tiêu dùng trả góp xây, sửa nhà;
b. Ý kiến chưa chính xác vì C xác định thời hạn cho vay dựa trên thời gian thực hiện
sửa nhà, trong khi ở đây thời hạn cho vay tiêu dùng trả góp ngồi thời gian thực hiện
phương án tiêu dùng, quy định của ngân hàng… thì cịn phụ thuộc lớn vào khả năng
thanh tốn nợ gốc và lãi từ lương của khách hàng. Với thông tin của tình huống thì trừ
phi thu nhập của ơng A đủ sức trả trong 3 tháng thì mới có thể khẳng định như C đã

trình bày.
c. Mức cho vay ngân hàng quy định là 50%*300 = 150 triệu nhỏ hơn nhu cầu của
khách hàng là 200 triệu đồng. Có thể thực hiện theo hướng:
- Đề nghị khách hàng xem xét là các khoản mục chi phí và cách thức sửa nhà để giảm
bớt nhu cầu vay xuống cho hợp lý
- Khách hàng bổ sung thêm nguồn vốn đối ứng từ vốn tự có, vay mượn các nguồn bên
ngồi (bạn bè, người thân, từ nhà cung cấp…)
- Các nhu cầu vốn nhỏ, thường xuyên phát sinh có thể được tài trợ bằng các sản phẩm
khác như thẻ thấu chi, thẻ tín dụng…
- Khi các hướng giải quyết khơng phù hợp thì nên từ chối cho vay…

2. Doanh nghiệp tư nhân Minh Minh có hợp đồng bán máy đóng gói cà phê hịa
tan cho Cơng ty TNHH Tồn Phát để họ mở rộng ngành hàng sản xuất. Tuy
nhiên, Minh Minh là nhà cung cấp mới có mặt trên thị trường và để được giảm
giá mua thì Tồn Phát phải thanh tốn 30% trước khi lắp ráp máy móc.


a. Anh/chị hãy xác định các biến cố rủi ro có thể phát sinh và tổn thất cụ thể đối
với Tồn Phát trong giao dịch này?
b. Trình bày tên gọi, đặc tính của loại bảo lãnh ngân hàng có thể áp dụng trong
mỗi trường hợp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho Toàn Phát
a. Biến cố và tổn thất:
-

Minh Minh giao hàng chậm trễ, không đúng thỏa thuận ký kết. Tổn thất: phá
vỡ kế hoạch lắp đặt và sản xuất, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh
Minh Minh không thực hiện hợp đồng và khơng hồn trả tiền ứng trước. Tổn
thất: ảnh hưởng hoạt động kinh doanh và mất số tiền ứng trước
Minh Minh khơng bảo hành máy móc khi phát sinh lỗi: tổn thất trong hoạt
động kinh doanh do bị gián đoạn, sản phẩm không chất lượng


b. Bảo lãnh trong mỗi trường hợp
-

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh hồn thanh tốn
Bảo lãnh bảo hành

Sinh viên trình bày các đặc trưng về nghĩa vụ tài chính được bảo lãnh, điều kiện bảo
lãnh và các đặc tính có liên quan

3. Siêu thị điện máy Nguyễn Mộc muốn gia tăng doanh số bán hàng bằng cách
liên kết với ngân hàng thương mại cổ phần Đồng Tiến để cho phép người tiêu
dùng mua hàng trả góp tại siêu thị thơng qua các sản phẩm của ngân hàng.
a. Anh chị hãy xác định ít nhất hai sản phẩm tín dụng mà ngân hàng Đồng
Tiến có thể áp dụng phù hợp trong trường hợp này?


b. Hãy phân tích ưu điểm của từng sản phẩm và rút ra nhận định hiện nay
ngân hàng nên đẩy mạnh áp dụng sản phẩm nào? Vì sao?
a. Nhu cầu của khách hàng là bán hàng trả góp thơng qua hỗ trợ vốn của ngân hàng
đối với người mua hàng, do đó có thể áp dụng các sản phẩm như:
-

Liên kết cho vay trả góp gián tiếp với ngân hàng
Liên kết cho vay trực tiếp với ngân hàng
Thẻ thấu chi, thẻ tín dụng được chấp nhận thanh tốn tại siêu thị
Chiết khấu hóa đơn bán hàng trả chậm…

b. Tùy thuộc sản phẩm sinh viên lựa chọn mà đưa ra nhận định cho phù hợp với thực

tế phát triển cho vay liên kết và thẻ tín dụng tại các nhà bán lẻ

4. Trình bày nhu cầu tài trợ, sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng và đặc
tính của sản phẩm đó trong các trường hợp:
a. Doanh nghiệp Nguyễn Thanh thường xuyên bán gạo trả chậm cho Tổng Công
ty Lương thực Miền Nam theo hợp đồng mua bán dài hạn
b. Ông Tiến đang sở hữu kỳ phiếu của ngân hàng chưa đến hạn nhưng hiện tại
ông cần vốn để phát triển kinh doanh và vẫn muốn nhận số tiền lãi khi đáo hạn
của kỳ phiếu
c. Viên chức A nhận lương từ ngân sách nhà nước đang cần tiền mua căn hộ
chung cư để ở

a. Nhu cầu: tài trợ sau khi giao hàng dựa trên hóa đơn của người mua có uy tín cao,
nhu cầu tài trợ thường xun. Có thể thực hiện cấp hạn mức bao thanh toán cho khách
hàng
b. Nhu cầu: cấp tín dụng bằng tiền dựa trên giá trị của kỳ phiếu ngân hàng nhưng
không muốn từ bỏ quyền sở hữu, lợi tức từ kỳ phiếu khi đến hạn nên có thể áp dụng:
- Cho vay cầm cố kỳ phiếu
- Chiết khấu có hồn lại
c. Nhu cầu: Vốn bằng tiền cho mục đích tiêu dùng, tài sản hình thành có giá trị lớn và
trả nợ từ thu nhập đến từ lương định kỳ thường xuyên nên cần thời hạn dài để thanh
tốn. Do đó, có thể áp dụng cho vay trả góp mua căn hộ.


5. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tâm vay 1,2 tỷ đồng từ ngân hàng Tân Á trong
vòng 2 năm. Tuy nhiên sau 15 tháng khách hàng đề nghị tất toán trước hạn tồn
bộ nợ vay.
a. Trình bày cách xử lý của anh chị khi nhận được yêu cầu của khách hàng?
b. Anh chị hãy phân tích các bất lợi có thể xảy ra với ngân hàng khi khách
hàng tất toán trước hạn?

c. Hãy trình bày ít nhất hai biện pháp ngân hàng có thể áp dụng để hạn chế
trường hợp khách hàng tất toán trước hạn? => bỏ
a. Cách xử lý theo hướng nhận định của sinh viên, tuy nhiên nên nhấn mạnh các ý:
- Trao đổi với khách hàng để xác định nguyên nhân trả nợ trước hạn của khách hàng là
do khách hàng đủ khả năng thanh toán nợ và khơng cịn nhu cầu vay vốn hoặc do các
ngun nhân như khơng hài lịng dịch vụ, chuyển vốn vay sang ngân hàng khác…
- Xem xét lại lịch sử trả nợ, hồ sơ tín dụng để có thêm thơng tin về uy tín của khách
hàng
- Nếu khách hàng trả nợ trước hạn khơng do khả năng thanh tốn và khách hàng tốt thì
nên thuyết phục khách hàng duy trì dư nợ hoặc vay mới
- Nếu khách hàng vẫn quyết định trả nợ hoặc khách hàng khơng tốt thì nên thực hiện
tất tốn cho khách hàng
- Tính tốn các khoản nợ khách hàng cần thanh toán và thực hiện thủ tục tất toán nợ
b. Ngân hàng:
- Giảm nguồn thu từ lãi tín dụng so với dự kiến ban đầu
- Khơng duy trì được mối quan hệ với khách hàng, nhất là các khách hàng tốt
- Phải tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết đầu ra của nguồn vốn…
c. Hạn chế khách hàng thanh toán trước hạn:
- Thẩm định kỹ thời hạn cho vay khi cấp tín dụng
- Cung cấp dịch vụ tốt để duy trì quan hệ của khách hàng
- Phí/ lãi phạt trả nợ trước hạn
- Các biện pháp khác theo ý kiến phù hợp của sinh viên.


BÀI TẬP
1. Ông Tuấn vay tiêu dùng để mua căn hộ chung cư giá 1.200 triệu đồng, vốn
tự có 700 triệu đồng, thời gian vay là 36 tháng, lãi suất cho vay 1,05%/tháng,
lãi vay được ngân hàng xác định theo phương pháp lãi gộp. Gia đình ơng chi



tiêu hàng tháng trung bình 6,5 triệu đồng. Ơng sử dụng chính căn nhà của
mình để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
a. Thu nhập của khách hàng tối thiểu cần có bao nhiêu để đủ khả năng
trả nợ?
b. Với thu nhập như câu a. nhưng ông A muốn kéo dài thời gian cho
vay lên 48 tháng. Anh/chị có chấp thuận với đề nghị này của khách
hàng không?
c. Ngân hàng áp dụng phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (quy tắc
78) để tính số tiền cần thanh tốn thêm khi khách hàng thanh tốn
trước hạn. Trình này lý do ngân hàng lại áp dụng quy định này?
d. Nếu khách hàng yêu cầu tất toán trước hạn 8 tháng thì tổng cộng số
tiền khách hàng A phải hồn trả cho ngân hàng là bao nhiêu?
a. Thu nhập của khách hàng ≥ số tiền thanh toán gốc và lãi + chi tiêu thường xuyên
Nhu cầu vay = 1200 – 700 = 500
Thanh toán gốc = 500/36 = 13,89 triệu
Lãi gộp = 500*1,05%*36 = 189 triệu đồng
Thanh toán lãi = 500*1,05% = 5,25 triệu
-> Thu nhập tối thiểu = 13,89+5,25+6,5 = 25,64 triệu đồng
b. Khách hàng có thu nhập đủ trả nợ và chi tiêu trong thời hạn 36 tháng nhưng muốn
kéo dài thời hạn cho vay là khơng nên vì:
- Không phù hợp với nhu cầu thực tế ngân hàng đã thẩm định
- Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, sử dụng vốn sai mục đích
- Khách hàng phải trả lãi nhiều hơn thời hạn ban đầu và chịu lãi suất hiệu dụng cao
hơn
c. Ngân hàng áp dụng quy tắc 78 với tổng số lãi hoàn trả như phương pháp lãi gộp
phân bổ đều nhưng tốc độ thu nợ nhanh hơn, tại bất kỳ thời điểm nào trước khi đến
hạn thì tổng cộng lãi khách hàng phải trả luôn nhiều hơn phân bổ đều. Do đó việc trả
lãi nhiều hơn đóng vai trò như biện pháp hạn chế khách hàng trả nợ trước hạn và bảo
đảm quyền lợi cho ngân hàng.



d. Khi tất toán trước hạn 8 tháng khách hàng cần trả:
Nợ gốc = 13,89 triệu * 8 = 111,11 triệu
Nợ lãi thanh tốn thêm = lãi tính theo quy tắc 78 – lãi tính theo phân bổ đều
Tiền lãi tính theo quy tắc 78 = 189 - (1+2+3+4+5+6+7+8)/666*189 = 178,78 triệu
Tiền lãi tính theo phân bổ đều = 5,25*28 = 147 triệu
=> lãi trả thêm =178,78-147 = 31,78 triệu
Tổng số tiền thanh toán = 111,11 + 31,78 = 142,89 triệu

2. Công ty Tân Long Phú cung cấp hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng trong
năm 201X đến ngân hàng A với các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của
cơng ty như sau:
Chi phí ngun vật liệu trực tiếp: 1300 triệu đồng; Chi phí nhân cơng trực tiếp:
200 triệu đồng; Chi phí sản xuất chung: 150 triệu đồng (trong đó khấu hao là 35
triệu đồng); Chi phí bán hàng: 190 triệu đồng (trong đó khấu hao là 12 triệu
đồng); Chi phí quản lý doanh nghiệp: 95 triệu (trong đó khấu hao là 21 triệu
đồng)
Chu kỳ ngân quỹ bình quân của doanh nghiệp trong năm được ngân hàng xác
định là 43 ngày
Vốn chủ sở hữu của công ty là 250 triệu đồng; Khoản mục nợ và vay dài hạn: 155
triệu đồng; Tài sản cố định của công ty: 350 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và hạn mức tín dụng của công
ty trong năm?
b. Nếu chu kỳ ngân quỹ là 96 ngày và khách hàng được ngân hàng cam kết cho
vay ngắn hạn trong năm 100 triệu đồng thì hạn mức tín dụng của khách hàng sẽ
là bao nhiêu?


c. Nối tiếp câu b. khi khách hàng hiện đang có dư nợ 153 triệu đồng và khơng có

khả năng trả khi đến hạn, doanh nghiệp đề nghị giải ngân hạn mức còn lại để trả
nợ cũ và bổ sung vốn cho phương án kinh doanh mới để tạo nguồn tiền trả nợ.
Anh/chị xử lý như thế nào trong trường hợp này? => dự trữ
**** chú ý câu b, bỏ ý cam kết cho vay ngắn hạn trong năm 100 triệu đồng
a.
Tổng chi phí kỳ kế hoạch =1300+200+150+190+95-(35+12+21) = 1.867trd
Chu kỳ ngân quỹ kế hoạch = 43 ngày
Nhu cầu vốn lưu động = 1867/365*43 = 219,95trđ
VLĐR = 250+155-350 = 55trđ
Hạn mức tín dụng = 219,95 – 55 = 164,95 trđ
b. Hạn mức tín dụng
Như cầu vốn lưu động = 1867/365*96 = 491,05 triệu
Vốn lưu động ròng= 55 trđ
Vốn khác = 100 trđ
 HMTD = 491.05 – 55 – 100 = 336,05 trđ

c. Hạn mức còn lại là 336,05 – 153 = 183,05 triệu đồng
Giải ngân để trả nợ cũ là không đúng quy định nên ngân hàng từ chối.
Đối với giải ngân để thực hiện phương án mới thì cần thẩm định kỹ phương án và
đánh giá lại khách hàng. Nếu phương án tốt và khách hàng thiện chí thì mới xem xét
chấp thuận, gia tăng giám sát. Nếu không thì có thể áp dụng các biện pháp xử lý nợ có
vấn đề…


3. Ngân hàng thu thập các số liệu về chi phí sản xuất của phương án ni bị thịt
Red Angus trong thời gian 10 tháng trên địa bàn huyện Y như sau:
Khoản mục
Đơn giá (đ/con/10 tháng)
Giống
18.000.000

Thức ăn
8.500.000
Thuốc thú ý, khử trùng…
300.000
Khấu hao chuồng trại
200.000
Bảo hiểm chăn ni
1.000.000
Chi phí lao động (sử dụng lao động
3.500.000
trong gia đình hộ nơng dân)
Chi phí khác
500.000
Trọng lượng bò dự kiến khi xuất bán là 650kg, giá bán công ty cam kết mua
95.000 đồng/kg.
Hộ nông dân A đến ngân hàng đề nghị vay vốn để chăn ni bị với các thơng tin
về phương án: số lượng ni 30 con bị, hộ sử dụng lao động của chính gia đình.
Vốn tự có khách hàng tham gia vào phương án là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp
cung cấp bò giống cho phép hộ nông dân trả chậm 25% tiền mua trong 6 tháng.
a. Anh/chị hãy xác định mức cho vay phù hợp, thời hạn và dự kiến kỳ hạn trả nợ
đối với phương án của khách hàng?
b. Hộ nông dân có thêm nguồn thu khác từ ni cá là 1,5 triệu đồng/tháng, trồng
rau 2 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp này kỳ hạn trả nợ và thời hạn cho vay
được xác định như thế nào?
d. Anh/chị hãy phân tích hai rủi ro cơ bản liên quan đến phương án này của
khách hàng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa?
a.
Định mức chi phí của mơ hình = 18 000000 + 8500000 + 300000 + 200000 +
1,000,000 + 3 500 000+500 000 = 32 000 000đ
Loại trừ chi phí khơng thuộc đối tượng vay (khấu hao, chi phí lao động) = 500000 +

200000 = 3.700.000đ => Định mức tiền vay tối đa cho mơ hình = 32 000 000 – 3 700
000 = 28 300 000đ/con
Mức cho vay tối đa theo định mức tiền vay của khách hàng = 28 300 000đ *15con =
424 500 000 đ


Vốn tự có: 200 000 000đ
Vốn khác: 25% giá bị giống nhưng thời gian chiếm dụng của người bán chỉ có 6
tháng nên khơng thể làm giảm nhu cầu vay vốn
Mức cho vay tối đa của khách hàng = 424 500 000 đ – 200 000 000đ = 224 500 000đ
Thời hạn cho vay phù hợp theo thời gian chăn nuôi là 10 tháng và khách hàng xuất
bán 1 lần cho doanh nghiệp thu mua khi bò đủ trọng lượng nên thu nợ gốc và lãi một
lần vào cuối kỳ.

b. Nếu khách hàng có thêm nguồn thu nhập thì có thể trao đổi với khách hàng để hạn
chế rủi ro cho ngân hàng, gia tăng nỗ lực trả nợ và giảm bớt chi phí vay vốn.
Tuy nhiên thu hồi thêm mỗi tháng 3,5 triệu thì khơng thể trả hết nợ gốc sớm hơn. Do
đó thời hạn cho vay vẫn là 10 tháng nhưng kỳ hạn trả nợ gồm 10 kỳ, thu một phần nợ
từ nguồn thu khác của khách hàng

c. Sinh viên trình bày dựa trên rủi ro liên quan đến chi phí đầu vào, giá bán đầu ra,
trọng lượng bị, thiên tai dịch bệnh, thay đổi thiện chí của khách hàng… và đề xuất
các biện pháp phù hợp

4. Công ty A xuất trình bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng để sản xuất lô hàng xuất
khẩu với những số liệu thông tin liên quan đến phương án như sau:
Tổng chi phí của phương án:
Chi phí nguyên vật liệu với giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 3.800trđ, thuế suất
giá trị gia tăng là 10%, nhập kho vào đầu tháng 2. Sau khi nhập kho nguyên liệu
được 2 tháng công ty phải trả tiền cho người bán nguyên liệu 70%, phần còn lại

30% đến cuối tháng 7 mới phải trả tiền cho người bán.
Chi phí sơ chế, đóng gói, bao bì: 150trđ; Chi phí nhân cơng: 210trđ; Thuế xuất
khẩu: 100trđ; Chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa: 250trđ do nhà nhập
khẩu thanh tốn.
Vốn tự có cơng ty tham gia vào trong phương án: 1.000trđ.


Giá trị hợp đồng bán hàng của công ty cho nhà nhập khẩu là 5.500trđ. Tháng 5
công ty sẽ giao hàng cho nhà nhập khẩu và được nhận ngay 20% tiền thanh tốn
hàng, 30% được nhà nhập khẩu hồn trả trong tháng 6 và đến cuối tháng 7 công
ty sẽ được nhà nhập khẩu thanh tốn phần tiền cịn lại.
Nếu chấp thuận cho vay ngân hàng sẽ bắt đầu giải ngân ngay khi bắt đầu
phương án. Ngân hàng thu nợ gốc theo tỷ lệ nợ gốc/doanh thu của phương án.
a

Nếu mọi yếu tố phi tài chính đã được thỏa mãn, anh chị hãy xác định số
tiền đồng ý cho vay, kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay đối với phương án

b

trên?
Phân tích ngun nhân tại sao có thể gọi khoản nợ trong trường hợp này

c

là “khoản vay tự thanh khoản”?
Nhận dạng hai rủi ro liên quan đến phương án này và đề xuất biện pháp
hạn chế rủi ro?

a.

Chi phí khơng tính vào chi phí hợp lý của phương án là chi phí vận chuyển, bảo hiểm
hàng hóa do người bán chịu
Nhu cầu vốn của phương án = 3800 + 10%* 3800 + 150 + 210 + 100 = 4640trđ
Vốn tự có: 1000trđ
Vốn chiếm dụng: chiếm dụng phải trả người cung cấp nguyên liệu 30%. Sinh viên cần
lập luận trên chu kỳ ngân quỹ để chứng minh vốn chiếm dụng hợp lý
= 30% * (3800 + 3800*10%) = 1254 trđ
 Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn – VTC – VCD
= 4.640 - 1.000 – 1.254 = 2.386trđ
Khả năng trả nợ của phương án:
Doanh thu của phương án: 5.500 lớn hơn tổng chi phí của phương án; Lợi nhuận của
phương án = 5.500 – 4.640 = 860trđ
=> Phương án có hiệu quả kinh tế, có thể trả hết nợ gốc cho khoản nợ
Ngân hàng có thể chấp thuận cho vay 2386trđ
Thời hạn cho vay:
Tỷ lệ thu nợ = 2.386/5.500 = 43,38%
Thu nợ trong tháng 5 = 43,38% * 20% * 5.500 = 477,2 trđ
Thu nợ trong tháng 6 = 43,38% * 30% * 5.500 = 715,8trđ
Thu nợ trong tháng 7 = 43,38% * 50% * 5.500 = 1.193trđ


Thời hạn cho vay từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 7 với 3 kỳ hạn trả nợ như trên
b. Khoản nợ vay tài trợ cho chính nhu cầu chi phí thực hiện của phương án và doanh
thu, lợi nhuận tạo ra trong phương án được sử dụng làm nguồn trả nợ trực tiếp cho
khoản vay mà không cần sự hỗ trợ từ các nguồn thu khác => tự thanh khoản
c. Rủi ro liên quan và các biện pháp giảm thiểu: sinh viên có thể trình bày các rủi ro
liên quan đến
• Gia tăng chi phí đầu vào
• Giảm doanh thu, người mua thanh tốn khơng đúng hạn
• Rủi ro trong q trình sản xuất

• Rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm..

5. Doanh số mua bán hàng hóa trong một năm của Doanh nghiệp thương mại
Tân Tiến với siêu thị Tấn Khang là 3.000trđ và với siêu thị Minh Thành là
6.200tđ, thời gian thanh toán từ lúc giao hàng của 2 siêu thị lần lượt là 20 và 35
ngày. Công ty đã đề nghị ngân hàng cung cấp hạn mức bao thanh toán để tài trợ
vốn cho doanh nghiệp.
a. Doanh nghiệp Tân Tiến cần cung cấp cho ngân hàng các hồ sơ gì để đề
nghị ngân hàng thực hiện bao thanh toán?
b. Hãy xác định hạn mức bao thanh toán mà Doanh nghiệp Tân Tiến được
chấp thuận trong trường hợp này?
c. Hãy xử lý nghiệp vụ phát sinh trong ngày 15/2 khi công ty gửi đến ngân
hàng 01 hóa đơn của Tấn Khang có trị giá hàng hóa là 200trđ, thời hạn
thanh tốn cịn lại là 19 ngày và 02 hóa đơn của Minh Tuấn: hóa đơn 1
trị giá 320 triệu đồng và có thời hạn thanh tốn cịn lại là 31 ngày, hóa
đơn 2 có giá trị 150 triệu đồng và thời hạn thành toán 181 ngày. Biết rằng
tỷ lệ ứng trước của ngân hàng trong Bao thanh toán là 65% giá trị khoản
phải thu và số dư bao thanh toán hạn mức đầu ngày 15/2 là 400 triệu
trong đó đối với Tấn Khang là 50 triệu và của Minh Tuấn là 350 triệu
a. Sinh viên liệt kê cụ thể theo các hồ sơ: giấy đề nghị bao thanh toán; hồ so pháp lý
và hồ sơ tài chính của người mua, người bán; hồ sơ bao thanh tốn; hồ sơ bảo đảm tín
dụng (nếu có)
b. Hạn mức bao thanh toán


Đối với siêu thị Tấn Khang = 3000/365 * 20= 164,38trđ
Đối với siêu thị Minh Thành = 6200/365 * 35 = 594,52trđ
Tổng HMBTT = 164,38 + 594,52= 758,9 trđ
c. Xử lý nghiệp vụ
-


Kiểm tra bề mặt hóa đơn
Đối chiếu hợp đồng mua bán và thời hạn cịn lại của hóa đơn: từ chối
thanh tốn hóa đơn 2 của Minh Thành do thời hạn thanh toán dài hơn

-

-

quy định cho phép BTT.
Kiểm tra chứng từ chứng minh đã hoàn tất giao hàng cho người mua
Kiểm tra hạn mức khả dụng với từng người mua
o Tấn Khang: 164,8 – 50 = 114,38trđ
o Minh Thành: 594,52 – 350 = 244,52trđ
Tính tốn số tiền ứng trước:
o Hóa đơn của Tấn Khang: 200*65% = 130trđ.
Số tiền ứng trước lớn hơn hạn mức khả dụng nên ngân hàng xử lý:
 Ngân hàng chỉ ứng trước

phần số dư khả dụng là

114,38trđ
 Ngân hàng thực hiện BTT từng lần với hóa đơn này
 Ngân hàng từ chối giải ngân do không đủ hạn mức khả
dụng nếu khách hàng khơng đồng ý với các giải pháp trên
o Hóa đơn của Minh Thành: 320*65% = 208trđ. Số tiền nhỏ hơn số
dư khả dụng nên ngân hàng có thể chấp thuận giải ngân.




×