Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GIÁO ÁN môn sinh học 12 bài 1 chuẩn ngắn gọn dễ hiểu bám sát sách giáo khoa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.84 KB, 3 trang )

Bài 1:

Phần năm :
DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Nội dung

I. GEN
1. Khái niệm:
- Gen là một đọan ADN mang thơng tin mã hóa cho một chuỗi chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.
2. cấu trúc chung của gen cấu trúc: Gồm 3 vùng
-Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’ của mạch gốc.
- Vùng mã hóa: Mang thơng tin mã hóa cho aa.
-Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5’ của mạch gốc.
II. MÃ DI TRUYỀN
1. Khái niệm
- MDT là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong
protein.
- Trong ADN có 4 loại nucleotit (A,T,G,X), protein có khoảng 20 loại axit amin mã di truyền là mã
bộ ba.
- Với 4 loại nucleotit tạo ra 64 mã di truyền,chỉ có 61 mã giải mã cho aa.
+ Có 3 mã mang tín hiệu kết thúc khơng giải mã aa : UAA, UAG, UGA.
+ 1 mã mở đầu: AUG, mã hóa cho axit amin mở đầu ( metionin ở sinh vật nhân thực và foocmin
metionin ở sinh vật nhân sơ)
2. Đặc điểm của mã di truyền
- Được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3 không chồng lên nhau.
- MDT có tính thối hóa ( nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin, trừ AUG và UGG)
- MDT có tính đặc hiệu ( 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin)
- MDT có tính phổ biến ( tất cả các lồi đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).
III.Q TRÌNH NHÂN ĐƠI ADN


- Xảy ra trong nhân TB, ở pha S của kì trung gian
- Diễn biến
+ Tháo xoắn phân tử ADN: nhờ enzim tháo xoắn (E. Hêlicaza) 2 mạch đơn của phân tử tách nhau
dần tạo nên chạc chữ Y
+ Tổng hợp mạch mới:
- E. ADN-polimêraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ 3’ ( ngược chiều với mạch
khuôn). Các nucleotit của môi trường nội bào liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung ( A-T,
G-X).
- Trên mạch mã gốc ( 3’ 5’): mạch mới tổng hợp liên tục.
- Trên mạch bổ sung ( 5’ 3’): mạch mới tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn ( đoạn
Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim ligaza.
+ Hai phân tử ADN được tạo thành:
2 phân tử ADN được tạo thành theo nguyên tắc bán bảo tồn (Trong mỗi phân tử có 1mạch mới
được tổng hợp và 1 mạch ban đầu).

Bài 2:

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ


Nội dung
I. PHIÊN MÃ
Là tổng hợp ARN từ khuôn mẫu ADN.
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
a. mARN
- Là 1 mạch đơn dạng thẳng.
- Khuôn mẫu tổng hợp prơtêin.
b. tARN
- Là 1 mạch đơn, có mang bộ 3 đối mã đặc hiệu ( anticodon) để nhận ra và bắt đôi bổ sung với
codon tương ứng trên mARN, đầu 3’ mang aa.

- Vận chuyển aa đến riboxom để tổng hợp protein.
c. rARN
- rARN + protêin  ribôxôm
- Gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Khi nào cần tổng hợp protein, chúng mới liên
kết với nhau thành riboxom hoạt động chức năng
2. Cơ chế phiên mã
- Thành phần tham gia: mạch khuôn ADN 3’5’ , enzim ARN-polimêraza, nucleotit tự
do(A,U,G,X)
- Các bước
+ Enzim ARN- polimêraza bám vào vùng điều hòa của gen gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn
3’5’
+ ARN- polimêraza trượt dọc trên mạch khn có chiều 3’ 5’ để’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc
bổ sung( A-U, T-A, G-X, X-G ) theo chiều 5’ 3’.
+ Khi gặp tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã dừng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2
mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
Lưu ý:
- Ở sinh vật nhân sơ: mARN sau khi được phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp
protein.
- Ở sinh vật nhân thực: mARN sau phiên mã được loại bỏ các đoạn khơng mã hóa ( intron) và nối
các đoạn mã hóa (exon) tạo thành mARN trưởng thành.
II. DỊCH MÃ
Là quá trình tổng hợp protein.
Xảy ra ở tế bào chất
Chia làm 2 giai đoạn:
1. Hoạt hóa aa
Axit amin+ATP+tARN -enzim-> aa- tARN
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit
- Mở đầu
+ Tiểu đơn vị bé của Ri gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).
+ aamđ – tARN đi vào, đối mã của nó bổ sung với mã mở đầu trên mARN theo NTBS.

+Tiểu đơn vị lớn + tiểu đơn vị bé  Riboxom
- Kéo dài chuỗi polipeptit
+ aa1- tARN vào riboxom, đối mã của nó bổ sung với mã thứ nhất trên mARN .
+ Liên kết peptit hình thành giữa aamđ--- aa1.
+ Riboxom trượt đi 1 bộ 3 trên mARN, aa2-tARN đi vào riboxom đối mã của nó bổ sung mã thứ
hai trên mARN. Liên kết peptit hình thành giữa aa1-aa2. Cứ như thế riboxom tiếp tục trượt đến cuối


mARN.
- Kết thúc: khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc, q trình dịch mã hồn tất đồng thời tổng hợp 1
chuỗi polipeptit.
* Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu aamđ tách khỏi chuỗi polipeptit  protein hoàn chỉnh.
- Số aa do mtrường cung cấp = (N/6)-1
- Số aa \pro = (N/6)-2
* Trên mARN có thể có nhiều riboxom cùng trượt qua và tổng hợp 1 nhóm protein cùng loại  tổ hợp
riboxom đó gọi là poliriboxom.
- Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
Nhân đôi

ADN Phiên mã mARN Dịch mã

Protein
Tính trạng



×