Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIỂU LUẬN các tộc NGƯỜI ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
KHOA VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN
MƠN: CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Đề tài: DÂN TỘC, NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA TỘC
NGƯỜI GIA RAI. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC

HỌC VIÊN:

LÊ THỊ HẰNG

MÃ SỐ :

1933420602

LỚP:

QUẢN LÝ VĂN HÓA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS-TS. NGUYỄN HỮU THỨC

GIA LAI NĂM 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ.........................................................................................2


4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Bố cục của tiểu luận.........................................................................................3
Chương 1. Khái niệm dân tộc...............................................................................4
1.1. Khái niệm dân tộc..........................................................................................4
1.2. Các nét đặc trưng cơ bản...............................................................................6
1.2.1. Cộng đồng ngơn ngữ..................................................................................7
1.2.2. Cộng đồng văn hóa.....................................................................................7
1.2.3. Ý thức tự giác tộc người.............................................................................8
Chương 2. Các đặc trưng văn hóa của tộc người Gia Rai....................................9
2.1. Một số yếu tố văn hóa vật chất......................................................................9
2.1.1. Ẩm thực......................................................................................................9
2.1.2. Trang phục..................................................................................................9
2.1.3. Kiến trúc nhà ở.........................................................................................11
2.2. Một số yếu tố văn hóa tinh thần..................................................................14
2.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội......................................................................14
2.2.2. Cưới xin....................................................................................................15
2.2.3. Ma chay....................................................................................................15
2.2.4. Tín ngưỡng...............................................................................................16
2.2.5. Văn hóa văn nghệ.....................................................................................16
Chương 3. Đặc điểm của mối quan hệ dân tộc...................................................18
3.1. Về quan hệ dân tộc......................................................................................18
3.2. Đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.....................................19


3.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở
nước ta................................................................................................................22
KẾT LUẬN........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................26



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Các dân tộc ở Việt Nam có quan hệ lâu đời trên nhiều lĩnh vực trong quá
trình cùng tồn tại và phát triển. Từ khi ra đời và suốt trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh ln ln coi việc xây dựng
quan hệ đồn kết, bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa
chiến lược. Chính sách dân tộc của đảng vì thế luôn nhằm vào khắc phục từng
bước sự chênh lệch giữa các dân tộc, thực sự bình đẳng, cùng làm chủ tổ quốc,
cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn luôn
nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, phát
huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lịng tự hào dân
tộc vì mục tiêu độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh.
Bước sang thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta
càng có điều kiện để thưc hiện tốt hơn việc tăng cường, mở rộng khối đoàn kết
toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên cao nhất sức mạnh
dân tộc để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là
những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề này
đang cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Những vấn đề
thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như trong nước
mà cụ thể ở đây là những nét văn hóa đặc trưng của tộc người Gia Rai ở tỉnh
Gia Lai, đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về những nội dung trở lên rất
quan trọng và bức thiết. Đây chính là lý do tơi chọn đề tài: “Dân tộc, những nét
văn hóa đặc trưng của tộc người Gia Rai và những đặc điểm mối quan hệ dân
1


tộc ở Việt Nam hiện nay” làm bài viết tiểu luận kết thúc mơn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề dân tộc và đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã hội
như triết học, sử học, dân tộc học… Dưới những góc độ khác nhau của mơn học
đó, vấn đề dân tộc đã được đi sâu nghiên cứu và đạt được những thành tựu quan
trọng về phương diện khoa học, phục vụ thiết thực cho cuộc sống xã hội. Nhiều
cơng trình đã làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Những vấn đề
tình hình kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc miền núi cụ thể ở đây là các
nét văn hóa đặc trưng của tộc người Gia Rai lại Gia Lai, những vần dề về thực
hiện những chính sách dân tộc của Đảng nhằm xây dựng, củng cố khối đồn
kết, bình đẳng giữa các dân tộc, cụ thể hơn có những cơng trình đi sâu nghiên
cứu các vấn đề về xã hội văn hoá, giáo dục…
Dưới góc độ chính trị xã hội, việc nghiên cứu vấn đề dân tộc chủ yếu là
tìm ra những vấn đề có tính quy luật của q trình đấu tranh giải phóng dân tộc,
q trình phát triển phồn vinh và xích lại gần nhau của các dân tộc, sự thiết lập
quan hệ đồn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Quan hệ dân tộc cũng như quan
hệ giai cấp và các mối quan hệ xã hội khác đều có những cơ sở khách quan,
nhưng yếu tố để bảo đảm cho nó tồn tại, phát triển và vận động theo những xu
hướng nhất định có tính qui luật của nó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm bước đầu đặt ra những vần đề cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu
một số yếu tố rất cơ bản là cơ sở khách quan bảo đảm cho sự phát triển vững
chắc quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Là luận giải một cách khái quát về quan hệ dân tộc và đặc điểm quan hệ

dân tộc của nước ta, làm căn cứ khoa học để nhận biết, xây dựng và tiếp cận
những yếu tố cụ thể tác động đến sự phát triển quan hệ dân tộc ở nước ta hiện
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp vấn đề.
5. Bố cục tiểu luận.
Ngồi phần Mục lục, Tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, tiểu luận
gồm 3 chương.
Chương 1: Khái niệm dân tộc.
Chương 2: Các đặc trưng văn hóa của tộc người Gia Rai.
Chương 3: Đặc điểm của mối quan hệ dân tộc.

3


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM DÂN TỘC
1.1. Khái niệm dân tộc.
Hiện nay, trong ngôn ngữ diễn đạt hay trong nhận thức, quan niệm của
chúng ta, khái niệm dân tộc được hiểu rất đa nghĩa, đa cấp độ. Khái niệm này
được sử dụng trong nhiều ngành khoa học bởi dân tộc không chỉ là đối tượng
riêng của ngành dân tộc học ở mức độ khác nhau, dân tộc và các vấn đề dân tộc
đều được các khoa học như: sử học, tâm lý học, văn hoá học… nghiên cứu. Tuy
nhiên, các dân tộc là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của khoa học dân tộc học một ngành khoa học ra đời từ thế kỷ XIX và ngày càng phát triển, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay.
Một khái niệm trong khoa học xã hội và nhân văn được định nghĩa, được
hiểu khác nhau là hiện tượng phổ biến, với tư cách là đối tượng của một ngành
khoa học cụ thể, ở nước ta cần sớm có quan niệm thống nhất dựa trên những
tiêu chí chung của khái niệm dân tộc, bởi vấn đề khơng chỉ liên quan đến nhận
thức khái niệm dưới góc độ khoa học mà còn liên quan đế nhận thức trong hoạt

động thực tiễn. Khái niệm dân tộc liên quan trực tiếp đến việc xác định thành
phần dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, giải quyết các quan hệ dân tộc mà
trực tiếp là việc đưa ra và thực hiện đúng chính sách dân tộc.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: dân tộc được hiểu theo 4 nghĩa, trước hết
dân tộc là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các
quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hố và tính
cách, ví dụ như: Dân tộc Việt, dân tộc Nga…
Thứ hai, dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung
một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hố, hình thành trong lịch sử từ
sau bộ lạc. Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, đồn kết các dân tộc để cứu

4


nước.
Thứ ba, dân tộc nói tắt có nghĩa là dân tộc thiểu số.
Thứ tư, dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một
nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính
trị, kinh tế, truyền thống văn hố và truyền thống đấu tranh chung.
Trong từ điển bách khoa Việt Nam, khái niệm dân tộc được định nghĩa:
“Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ
đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu do sự tập
hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang
tính tộc người ( ethnie) của bộ phận tộc người. tính chất của dân tộc phụ thuộc
vào những phương thức sản xuất khác nhau. Bước vào giai đoạn công nghiệp,
rõ rệt nhất là ở các nước phương Tây, do yêu cầu xoá bỏ tính cát cứ của các
lãnh địa trong một dân tộc, nhằm tạo ra một thị trường chung, nên cộng đồng
dân tộc được kết cấu chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng,
phụ thuộc vào hồn cảnh lịch sử, văn hố, xã hội trong khu vực và bản thân.
Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người, ví dụ dân

tộc Tày, dân tộc Bana…Cộng đồng có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của
một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết
với nhau bằng những đặc điểm ngơn ngữ, văn hố và nhất là ý thức tự giác tộc
người”
Khi đưa ra khái niệm dân tộc - tộc người, các nhà dân tộc học đều quan
tâm đến những tiêu chí xác định dân tộc. Cũng như việc xác định các tiêu chí
khác nhau dẫn đến các định nghĩa hay quan niệm chưa hoàn toàn thống nhất.
Về phương diện dân tộc học, theo cách hiểu truyền thống thì dân tộc là khái
niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thành và phát triển
trong những điều kiện lịch sử nhất định với một số đặc trưng cơ bản là:
- Có một lãnh thổ chung.
5


- Phương thức sinh hoạt kinh tế chung.
- Ngôn ngữ giao tiếp chung.
- Tâm lý chung biểu hiện trong văn hoá dân tộc.
Quan niệm này cho đến nay vẫn tồn tại trong nhiều cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước. Tuy nhiên, vấn đề xác định các tiêu chí tộc người là rất
phức tạp. Ở Việt Nam, nhiều quan điểm về tiêu chí xác định thành phần dân tộc
đã được tập hợp trong cuốn sách Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu
số ở Miền Bắc Việt Nam. Đa số các nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộng
đồng tộc người hay là dân tộc phải được coi là đơn vị cơ bản để tiến hành xác
minh thành phần các dân tộc. Khi nêu lên tầm quan trọng của lãnh thổ như là
một điều kiện quan trọng của lãnh thổ như là một điều kiện quan trọng làm xuất
hiện và tồn tại tộc người, nhưng trong tình hình biến động về lãnh thổ diễn ra
phức tạp, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, vấn đề lãnh thổ tộc người rất khó xác
định. Bởi vậy, lãnh thổ hay địa vực cư trú khơng được coi là tiêu chí khi xác
định thành phần tộc người ở Việt Nam. Thông qua các hội thảo khoa học, hầu
hết các ý kiến đều tán thành ba tiêu chí xác định thành phần dân tộc, đó là

những đặc trưng về tiếng nói, về đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức tự giác
tộc người được coi là tiêu chuẩn chủ yếu 3. Đây cũng là quan điểm của dân tộc
học hiện nay.
1.2. Các nét đặc trưng cơ bản.
Như vậy, từ quan niệm truyền thống, coi cộng đồng tộc người hay dân
tộc là một tập đoàn người tương đối ổn định hoặc ổn định, được hình thành
trong quá trình lịch sử dựa trên những mối liên hệ chung về địa vực cư trú, sinh
hoạt kinh tế, tiếng nói, những đặc điểm sinh hoạt – văn hoá, và dựa trên ý thức
về thành phần và tên gọi chung, các nhà khoa học đã thống nhất đưa ra một
quan niệm về dân tộc, làm cơ sở để xác định các thành phần dân tộc ở nước ta
là: Dân tộc là một cộng đồng người tương đối ổn định hoặc ổn định, được hình
6


thành và phát triển trong lịch sử với ba đặc trưng làm tiêu chí cơ bản:
Cộng đồng về ngơn ngữ.
Các đặc điểm chung thuộc bản sắc văn hoá.
Ý thức tự giác tộc người.
1.2.1. Cộng đồng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau, bởi là
phương tiện giao tiếp và gắn kết các thành viên trong một cộng đồng tộc người
thống nhất, nhờ có ngơn ngữ mà văn hố tộc người được bảo tồn và phát triển.
Vấn đề xem xét tiêu chí ngơn ngữ của mỗi dân tộc cần phải được cụ thể: có
dân tộc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp chung, cũng có dân tộc dùng ngơn
ngữ của các dân tộc khác như tiếng mẹ đẻ hoặc sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng
một lúc bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong quá trình hình thành và phát triển của
dân tộc tộc người, sự bảo tồn và phát triển ngôn ngữ là một đặc trưng quan
trọng. Tình hình phổ biến là đa số các dân tộc đều sử dụng ở mức độ khác nhau
ngơn nhữ tiếng mẹ đẻ của mình, một số ít dùng ngơn ngữ của dân tộc khác làm
tiếng mẹ đẻ trong những điều kiện hoàn cảnh đặc biệt. Trên thế giới cũng như ở

nước ta, đặc trưng ngôn ngữ đều được coi là tiêu chí rất quan trọng để xác định
tộc người.
1.2.2. Cộng đồng văn hoá.
Những đặc điểm chung về văn hoá hay bản sắc văn hoá tộc người cũng là
tiêu chí quan trọng để xem xét, phân định một dân tộc. Những biểu hiện cụ thể
của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ở mỗi một dân tộc phản ánh những
giá trị truyền thống, lối sống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo của dân
tộc đó. Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với lịch sử văn hoá, truyền
thống văn hoá của họ. Rất nhiều dân tộc trải qua hàng ngàn năm phát triền vẫn
khơng bị đồng hố về văn hố nhờ sức sống trường tồn của văn hoá dân tộc.
Ngày nay cùng với xu thế giao lưu văn hoá vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn
7


và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi một dân tộc như là su thế tất yếu đối với
sự phát triển dân tộc.
1.2.3. Ý thức tự giác tộc người.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí xem xét, phân định một
dân tộc. Đặc trưng nổi bật ở các dân tộc, tộc người là luôn luôn tự ý thức về dân
tộc mình: Từ nguồn gốc đến tộc danh. Đó cũng là ý thức tự khẳng định sự hiện
tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc dù có nhiều tác động hoặc thay đổi về địa
bàn cư trú, lãnh thổ hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hố…Sự
hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các
yếu tố của ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc. Tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau ở mỗi dân tộc, mà ý thức tự giác tộc
người được biểu hiện sinh động và đa dạng. Nhưng đây vẫn là tiêu chí quan
trọng, có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người.
Ba tiêu chí vừa nêu đã tạo ra sự ổn định trong mỗi cộng đồng dân tộc
trong quá trình phát triển tộc người. Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Vấn đề
dân tộc vốn đã rất phức tạp do tính phức tạp của quá trình phát triển của các tộc

người, khái niệm “dân tộc” vì vậy là khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ được sử
dụng trong nhiềungành khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội
và nhân văn. Nhậnthức, sử dụng khái niệm dân tộc đòi hỏi phải đặt trong những
cảnh huống cụ thể.Dưới góc độ của dân tộc hay lý luận về dân tộc và chính sách
dân tộc, khái niệm“dân tộc” được xác định dựa trên những tiêu chí cơ bản vừa
nêu trên. Ở nước ta,những tiêu chí cơ bản đó cũng là cơ sở để xác định các
thành phần dân tộc hay cáctộc người với các đặc điểm, sắc thái rất đa dạng
trong mỗi tộc người.

8


CHƯƠNG 2
CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI GIA RAI.
2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất
2.1.1. Ẩm thực
Gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngơ. Thức ăn có rau, muối,
ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt, cá. Bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đình
ngồi quanh nồi cơm, bát ớt... hoặc chia thành từng phần cho mỗi người. Bữa
tiệc, lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa
hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh
chiêng. Trừ trẻ thơ, mọi người bất kể nam nữ đều hút thuốc lá Trong bữa ăn
thường ngày người Gia Rai thường dùng 2 món chính là xơi (cơm) và la rưk
(rau).
2.1.2. Trang phục
Trong sinh hoạt hàng ngày, đàn ông Gia Rai đều đóng khố bằng vải trắng
có kẻ sọc nhiều màu, người địa phương gọi là Toai. Ngoài ra, họ còn đội khăn,
khăn được quấn theo lối nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc
quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khố có hai loại, khố thường thì
khơng có hoa văn trang trí, may bằng vải mộc để trắng, có một vài kẻ sọc màu

đen. Loại khố thứ hai là khố mặc trong nghi lễ hay cịn gọi là Toai Kteh.
Ngày lễ, đàn ơng Gia Rai đóng khố bằng vải chàm dài khoảng 4m, rộng
chừng 0,30m, có đường viền hoa văn và bng tua chỉ nhiều màu ở hai đầu và
đặc biệt không thể thiếu màu chàm. Ngày nay, tộc người Gia Rai vẫn tồn tại hai
xu hướng, một nhóm ở trần và nhóm khác mặc áo. Áo màu đen cộc tay (aolo)
hoặc có loại dài tay, hở nách, khoét cổ chui đầu và có đường viền hoa văn chỉ
màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô. Khi trời lạnh, họ
thường chồng thêm tấm mền hoặc vắt chéo trước ngực. Có hai loại mền, mền
màu chàm đen và mền màu chàm trắng. Đường trang trí là những đường mép
9


vải trên khung dệt , hai đường trang trí giữa mền cũng là đường trang trí mép
vải.
Ở Gia Rai những người giàu có hoặc có thế quyền đều mặc áo chàm che
kín mơng, tay dài, chui đầu, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ
cổ đến ngực. Dưới dải cúc là miếng vải đỏ hình vng khâu đáp vào để làm dấu
hiệu là áo.
Về trang phục phụ nữ. Phụ nữ có chồng ở Gia Rai thường để tóc dài, rồi
búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Và cũng giống như nam giới, phụ nữ
Gia Rai cũng mặc áo may kiểu chui đầu, cổ khoét cao, mở cúc ở đường bờ vai,
có trang trí các dải hoa văn ở chân gấu áo, ngang ngực, hai bên vai, nách và trên
hai cánh tay áo, riêng nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và
các loại cổ phổ biến. Nét nổi bật trên tà áo của phụ nữ Gia Rai là những dải hoa
văn màu đỏ rực lên làm lu mờ nền màu chàm đen.
Phụ nữ Gia Rai mặc váy màu chàm dài ngang bắp chân, quanh thân và
gấu váy dệt nhiều đường hoa văn chỉ khác chạy song song. Váy có hai loại, váy
mặc thường ngày thì khơng có nhiều hoa văn trang trí, kích thước chừng 140
cm x 100 cm. Họ mặc váy bằng cách quấn quanh thân từ eo xuống bụng, mép
vải giắt vào hông rồi dùng thắt lưng buộc lại. Trong ngày lễ hội, phụ nữ Gia Rai

mặc váy đẹp hơn bởi các đường nét trang trí hoa văn. Nét đặc trưng nhất trên
váy là có nhiều hoa văn trang trí gần mơng của váy. Trang sức của người dân
Gia Rai thường mang theo là khuyên tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc hay sợi
dây chuyền bằng đồng hoặc bằng hạt cườm. Ngày nay, cả nam và nữ Gia Rai
đều mặc váy ống, cạp váy đính nhiều tua vải khác nhau. Họ mặc áo váy đẹp
hơn, nhiều màu sắc hơn và nhiều kiểu dáng hơn, thậm chí, một tộc người Gia
Rai sinh sống gần quốc lộ, thị xã, thị trấn thì trang phục hàng ngày gần như
tương tự người Kinh.
2.1.3. Kiến trúc Nhà ở
10


Làng người Gia Rai thường ở những nơi gần nguồn nước như ven sông,
suối, đầm, hồ. Làng nhỏ vài chục nóc, làng lớn đến vài trăm nóc nhà. Người
Gia Rai sống trong những ngơi nhà sàn, cửa chính quay về hướng Bắc. Một số
làng có nhà rơng do ảnh hưởng văn hóa của dân tộc Ba Na, Xơ Đăng láng
giềng. Những ngôi nhà dài truyền thống của người Gia Rai nay khơng cịn nữa.
Đối với người dân tộc Gai Rai, ngôi nhà vừa mang giá trị sinh hoạt, vùa mang
giá trị tâm linh sâu sắc, chính vì thế họ rất cẩn trọng trong việc cất dựng ngôi
nhà. Người Gia Rai có lối dựng nhà rất độc đáo.
Trước những năm 1990 tuy 100% là nhà sàn (chỉ chòi canh rẫy là làm
nền đất), làm nhà hồn tồn khơng dùng đến một cái đinh bằng sắt hoặc dây
kim loại. Dụng cụ để làm nhà chỉ bằng cây búa có lưỡi ở cả hai đầu, lưỡi to
dùng để chặt, vạc; lưỡi nhỏ để đục, dùi lỗ... (không sử dụng cưa, đục, bào). Cho
tới nay khi muốn sửa chữa hay cất mới nhà kể cả nhà Rông họ cũng không
dùng cưa hay đục. Khi cây rừng được đốn về là họ chất lá khô, rơm, rạ đốt âm ỉ
nhiều ngày cho cháy hết vỏ sém đến phần gỗ. Họ cho rằng đốt như vậy tốt hơn
phơi nắng bởi sau này gỗ khơng có độ co giãn lớn khi thời tiết thay đổi, lại vừa
chống mối mọt. Sau đó đẽo cho thẳng hoặc cong tuỳ y, rồi gọt cho nhẵn và
dùng đá mài lại cho bóng.

Tất cả các chỗ nối đều được cắt mộng mang cá hoặc mộng vng có níu
móc để khơng bị xê dịch; kèo nối vào đầu cột ngoài mộng rồi dùi lỗ để xỏ qua
bằng then gỗ. Để chắc chắn hơn họ dùng sợi me vóc (mây rừng) chẻ ra bỏ ruột,
tuốt nhẵn cột kiểu nút xoắn chéo nhiều lớp tạo thành múi rất đẹp. Nhà lớn hay
nhỏ người ta đều dựng hướng một bên hơng phía mặt trời mọc (phía Đông).
Các lỗ chôn cột đã đào cố định sẵn rồi dùng dây kéo lên dựng vào kè, cho thật
vững chắc rồi mới dựng đến hơng nhà phía mặt trời lặn (phía Tây). Địn tay
buộc vào kèo cũng bằng dây me vóc có giá đỡ bên dưới; vách bằng ván gỗ hoặc

11


đan bằng tre nứa khi dựng lều có nẹp ngang dọc từng đoạn để giữ và cũng buộc
chứ khơng đóng đinh, vậy mà khơng có gió nào làm bung ra nổi.
Dù vách bằng gỗ hay tre người ta cũng tạo nhiều hoa văn cho thoáng thay
cửa sổ, vừa là trang trí cho đẹp. Sàn nhà người Gia Rai khá độc đáo, người ta
rất thích làm sàn bằng nguyên cả đoạn cây lồ ơ dài hết lịng ngang nhà. Đốn đủ
gỗ một sàn nhà rất công phu, phải lựa từng đoạn to đều, hai đầu đoạn cây có
đường kính tương đương nhau đem về đốt sơ qua, uốn thẳng, róc mắt cho nhẵn.
Công đoạn tiếp theo là nung đỏ mũi dùi to bằng ngón tay, dùi mỗi đoạn 4 lỗ để
xỏ dây liên kết cây nọ vào cây kia cho khít hết sàn. Thường cứ vào đầu tháng 11
âm lịch, khi thời tiết khô ráo người Gia Rai mới khởi công, làm nhà riêng hay
nhà Rông. Cả làng cùng xúm vào chung tay góp cơng đi đốn cây, cắt tranh... về
làm khung, bện mái để sẵn, đầu tháng 12 âm mới dựng.
Cho đến nay nếu là nhà xây thì bà con mới mướn thợ, cịn nhà gỗ thì dân
làng tập trung làm theo kiểu truyền thống không dùng đinh sắt, cưa, bào và
đục... Những ngôi nhà của người Gia Rai đã tạo nên một dấu ấn riêng trong bức
tranh văn hóa dân gian của người Việt Nam. Cách lựa chọn vật liệu, cách dựng
những ngôi nhà gỗ thật sự là những kinh nghiệm dân gian hữu ích và độc đáo.
Nhà mồ cổ Gia rai - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo Theo phong tục từ ngàn

đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào rừng chọn cây gỗ tốt
để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng từ
những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có nhiều
kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, cịn thanh niên trai tráng thì
dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn. Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta
không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người. Ví dụ: 1 hapa (một sải
tay); 1 hlok (1 cánh tay); 1 hagan (1 bàn tay)…. Lấy con người làm trung tâm,
làm hệ thống đơn vị đo lường đã cho thấy việc coi tầm vóc con người là chuẩn

12


mực, đề cao vẻ đẹp con người đó cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật và
kiến trúc dân gian Tây Nguyên.
Trong kiến trúc, một trong những nét nghệ thuật là ở chỗ những cơng
trình lớn thường được thiết kế sao cho kiểu dáng nhẹ nhàng thanh thốt, thì các
cơng trình nhỏ lại có dáng dấp hồnh tráng đồ sộ. Những ngơi nhà mồ Tây
Ngun chính là những cơng trình nhỏ mà dáng vẻ lại hồnh tráng đồ sộ, mang
tầm khái quát cao Điều đặc biệt là kỹ thuật dựng nhà mồ hồn tồn thơ sơ.
Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự
nhiên nguyên thủy. Nhà mồ được dựng theo kết cấu, hai mái lớn (2 mái chính)
hình thang cân, 2 mái nhỏ (2 chái) ở hai đầu hồi đều hình tam giác cân, vách
được ghép kín bằng những thân cây gỗ dựng sát vào nhau, có 2 cửa nhỏ mở về
hướng đơng. Thường thì nhà mồ có 8 cột gỗ đỡ bộ mái, tạo thành 2 hàng cột
theo chiều dọc nền nhà.
Kết cấu mái nhà mồ khá đơn giản, gồm một hệ thống các xà đơn và xà
ngang, trên đó lợp bằng những tấm gỗ ván dày khoảng 3 cm, cạnh bên có đẽo
gờ để lấp chồng khít với nhau. Trên hai mái chính đều lợp một tấm đan bằng
nan tre lồ ô với đầy hoa văn trang trí. Hoa văn trên mái nhà mồ được trang trí
cơng phu thường vẽ theo lối dân gian, thường là hình cây rau dớn, cây đót, hoa

bát canh, hoa hạt đa, hoa sao, hoa chàm… đặc sắc nhất và nổi bật nhất là”hoa
cây đối”. Chiếm vị trí trung tâm ở mỗi mái, gồm hình 5 thân cây có cành lá
hoa quả và có những con chim bay lượn phía trên; dưới gốc cây có người dùng
nỏ bắn chim, phụ nữ đeo gùi, những người uống rượu cần….Trên mái nhà mồ,
ngoài các đồ án hoa văn vẽ, cũng có mơ típ hoa văn hình quả trám được tạo bởi
kỹ thuật đan nam, tất cả như tạo thành một bức tranh lớn, đẹp và hấp dẫn. Hình
ảnh các tượng gỗ là một điều không thể thiếu và tạo nên nét đặc sắc nhất cho
các ngôi nhà mồ.

13


Thơng thường, quanh mỗi nhà mồ người Gia rai có 27 tượng gỗ nhô lên
nối tiếp liền với những cột chính để liên kết với hàng trăm khúc gỗ trịn nhỏ
dựng thành hàng rào. Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét,
hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động, mộc
mạc mà chân thực, mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực
đan xen hài hòa.
Theo quan niệm của người Gia rai, người chết cũng có cuộc sống như
người dương gian. Vì vậy, tập hợp những tượng gỗ xung quanh nhà mồ là hình
ảnh diễn tả những người đi theo hầu hạ người chết. Khơng những thế, nó cịn có
tác dụng tơ điểm, làm cho buổi lễ bỏ mả sinh động hơn. Những tượng gỗ này có
nội dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống
của người dân tộc Gia-rai. Tượng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một cuộc
sống ở bên kia thế giới. Đó là hình ảnh một cặp nam nữ đang trong tư thế tín
giao, hình người đàn bà chửa, hình người ngồi trong tư thế hài nhi, hình người
mẹ bồng con… tất cả diến tả một sự kết hợp âm dương để sinh thành nên sự
sống. Con người thuở nguyên sơ, phô bày trong dáng khoả thân, minh chứng
sức mạnh truyền đời của lồi người với những nét đẽo khơ ráp nhưng được
cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh

mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Với những đường nét thô sơ nhưng
được những nghệ nhân chạm khắc tinh tế và có hồn. Nhà mồ khơng chỉ là một
cơng trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà cịn là một cơng trình
nghệ thuật tổng hợp, gồm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc và trang trí
mỹ thuật độc đáo.
2.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần
2.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội
Làng của người Gia Rai gọi là plơi, hoặc plei. Các liên minh làng tuy đã
có, nhưng chỉ là tạm thời, chủ yếu trong thời gian có chiến tranh. Đã từng hình
14


thành nhà nước sơ khai của người Gia Rai. Người Gia Rai có thủ lĩnh tinh thần
là Vua Lửa (P’tao Apui) và Vua Nước (P’tao Ia), thư tịch triều đình Huế gọi là
Hỏa Xá, Thủy Xá. Sách “Phủ biên tạp lục” (Lê Quý Đôn) cho biết vua Lê
Thánh Tông đã gọi xứ sở của Vua Lửa, Vua Nước là nước Nam Bàn. Nhiệm vụ
của các vị P’tao là cúng tế cầu mùa. Vua Lửa cuối cùng (Siu Luynh) đã qua đời
năm 1999. Làng (Plơi hoặc Bôn) vừa là đơn vị cư trú vừa cấu kết thành tổ chức
xã hội, có một hội đồng gồm những ơng già chủ trì chung (Phun pơ bút). Hội
đồng chọn người đứng đầu làng. Xã hội Gia Rai truyền thống có hình thức cố
kết vùng gọi là Tơ ring. Người đứng đầu Tơ ring là Khoa Tơ ring, giúp việc xét
xử có Po phắt kđi và Thao kđi. Tơ ring là cộng đồng lãnh thổ, khi có chiến tranh
trở thành liên minh quân sự. Người Gia Rai theo chế độ mẫu. Mỗi họ thường
được phân chia nhiều ngành hoặc phân đôi, thành họ khác. Mỗi họ, mỗi ngành
kiêng một vật tổ riêng. Gia đình nhỏ mẫu hệ là nét nổi bật của người Gia Rai,
khác với người Ê Ðê là đại gia đình mẫu hệ. Luật tục nghiêm cấm những người
cùng ngành họ và dòng mẹ lấy nhau. Khi chồng chết, vợ lấy em chồng và
ngược lại vợ chết, chồng có thể lấy chị vợ.
2.2.2. Cưới xin
Theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động

việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản.
Việc cưới xin trải qua nhiều thủ tục và lễ cưới được tiến hành ở cả hai gia đình.
Luật tục nghiêm cấm những người cùng ngành họ và dòng mẹ lấy nhau. Tuổi từ
18-19 nam nữ tự do lựa chọn người yêu, trong đó nữ chủ động lựa chọn lấy
chồng. Phong tục giản đơn, khơng mang tính chất mua bán và do nhà gái chủ
động. Bảo lưu tục chồng chết, vợ lấy em chồng và ngược lại vợ chết, chồng có
thể lấy chị vợ. Khi đã thành vợ thành chồng thì đàn ơng phải sang nhà vợ,
khơng có trường hợp ngược lại.
2.2.3 Ma chay
15


Người Gia Rai theo tục tất cả người cùng họ mẹ chôn chung một huyệt.
Người đàn ông chết phải khiêng về chơn ở huyệt phía mẹ mình. Trong huyệt
chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên
theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê bốn bề để
chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ "bỏ mả" (Họa lui, Thi nga hay Bó thi) - một
nghi thức lớn trong q trình tang lễ
2.2.4 Tín ngưỡng
Người Gia Rai theo vạn vật hữu linh. Thần linh (Yang) có nhiều loại,
trong đó có ba loại nổi bật được nhắc đến trong lễ cúng hàng năm hay nhiều
năm một lần: Thần nhà (Yang sang) lực lượng bảo vệ nhà cửa được cúng trong
nhà.
Khi nhà mới dựng thì phải tiến hành nghi thức lễ đâm trâu và trồng cây
gạo. Thần làng (yang ala bôn) và thần nước (yang ia) là lực lượng bảo vệ làng
xóm và cuộc sống của mọi thành viên được cúng ở bến nước và chân núi. Thần
vua (Yang pó tao) do vua lửa, vua nước, vua gió (ptao agin) tiến hành lễ cầu
trời, mưa thuận, gió hồ và mùa màng tươi tốt. Ngoài ra, người Gia Rai cịn tin
khi chết các linh hồn biến thành ma. Có hiện tượng gán cho người có ma thuật
làm hại gọi là ma lai

Lễ tết: Xưa nam nữ đến tuổi thành niên có tục cưa răng hàm trên. Việc
này do ơng già Pô khoa tkơi thực hiện bằng cách lấy liềm cắt hoặc dùng một
viên đá ráp chà xát vào hàm răng trên, ở ven suối. Cầm máu răng bằng lá thuốc
(Tkoi am). Nữ 1-2 tuổi xâu lỗ tai, sau đó lấy bấc cây căng dần tai ra để đến khi
trưởng thành thì đeo hoa tai bằng ngà voi có đường kính đến 6 cm. Nam giới
khơng căng tai mà chỉ đục lỗ để đeo khuyên. Lễ nghi lớn nhất là lễ bỏ mả, tạc
tượng mồ, lễ lên nhà mới, có ăn, uống, hát, biểu diễn cồng chiêng
2.2.5 Văn hoá văn nghệ

16


Người Gia Rai có nhiều trường ca như Ðăm San, Xinh Nhã, Ðăm Di...
thể hiện dưới hình thức hát thơ có đệm đàn Tưng nưng. Những điệu vũ dân gian
Gia Rai có một số động tác mơ phỏng những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc.
Ðàn Tơ rưng, Krông put, Tưng nưng ... rất được phổ biến.
Chơi: Thanh niên thích chơi kéo co, chạy cà kheo… trong ngày lễ

17


CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC
Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc phản ánh quan hệ xã hội nói chung.
Sự xuất hiện cộng đồng dân tộc cũng làm nảy sinh các quan hệ cần giải quyết.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có dân tộc học khi nghiên cứu
dân tộc như là đối tượng của mình cũng chính nhằm mục đích góp phần giải
quyết các quan hệ liên quan đến dân tộc nói chung và dân tộc - tộc người nói
riêng. Vậy quanhệ dân tộc là gì? Những đặc điểm, khuynh hướng phát triển của
nó ra sao?

3.1. Về quan hệ dân tộc.
Nếu như bản thân khái niệm dân tộc đã đa nghĩa, đa cấp độ, thì cũng
tương tự, quan hệ dân tộc cũng bao hàm những nội dung đa nghĩa và cũng được
nhận thức theo những cảnh huống cụ thể. Nếu quan niệm dân tộc heo nghĩa
rộng (nation - dân tộc - quốc gia) thì quan hệ dân tộc chính là quan hệ giữa các
quốc gia, dân tộc nói chung trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo góc độ
tiếp cận thì quan hệ dân tộc gắn bó chặt chẽ với quan hệ quốc tế, với chính sách
đối ngoại của một nhà nước, một thể chế chính trị. Bởi nó liên quan đến giải
quyết các quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên đây là lĩnh
vực rộng lớn liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Đối với khoa học dân tộc học cũng như lý luận về dân tộc và chính sách
dân tộc thì quan hệ dân tộc được xem xét trong tương quan dân tộc- tộc người.
Theo nghĩa hẹp có thể hiểu quan hệ dân tộc là quan hệ giữa các dân tộc- tộc
người (hay giữa các thành phần dân tộc) trong một quốc gia đa dân tộc, cũng
như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc, cũng như quan hệ
giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc- tộc người. Đây là mối quan hệ
tổng hợp, đan xen của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố…Quan hệ dân tộc

18


bao hàm cả sự giao lưu, giao tiếp và tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân
tộc- tộc người.
Những quan hệ này tuỳ thuộc vào thái độ của chính đảng cầm quyền và
nhà nước, tuỳ thuộc vào chính sách dân tộc của một thể chế chính trị hay một
nhà nước cụ thể. Các mối quan hệ liên quan đến vấn đề dân tộc –tộc người vốn
đã rất đa dạng và phức tạp trong lịch sử nhân loại và ngày nay càng bộc lộ tính
nhạy cảm chính trị- xã hội mang tính đặc thù của nó. Trong những năm gần đây,
những xung đột sắc tộc, chủng tộc, hàng loạt mâu thuẫn và vấn đề nảy sinh, đã
dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực hay trong nội bộ từng

nước. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân có nguyên nhân trực tiếp bắt
nguồn từ việc giải quyết các quan hệ dân tộc chưa phù hợp, chưa đúng đắn.
Xung đột sắc tộc, dân tộc diễn ra dưới nhiều dạng thức, biểu hiện khác nhau
nhiều khi đan xen cả trong xung đột tôn giáo, xung đột biên giới,
lãnh thổ…Do vậy, tính thời sự, cấp bách của vấn đề dân tộc và giảo quyết tốt
các quan hệ dân tộc đang là nhu cầu chung của ổn định, hồ bình, hợp tác và
phát triển của nhân loại và của quốc gia hiện nay.
3.2. Đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân tộc - tộc người ở Việt Nam là có
truyền thống đồn kết gắn bó từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Do đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt
và chống giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy
trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, lối sống…khác nhau,
nhưng đều có chung truyền thống đồn kết thống nhất, tương thân tương ái,
đồng cam cộng khổ trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Do đó, bên cạnh
những giá trị mang bản sắc văn hoá tộc người của các dân tộc thiểu số cịn có
chung nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc - quốc gia Việt Nam, đó là
truyền thống yêu nước, yêu lao động, là ý thức tình cảm về quê hương Tổ quốc
19


chung. Trong lịch sử Việt Nam hiếm có những xung đột dân tộc gay gắt hay
tình trạng căng thẳng trong quan hệ dân tộc, mặc dù trong nhiều thời kỳ bị xâm
lược, đô hộ, các loại kẻ thù đều thực hiện chính sách “chia để trị”, gây thù hằn,
mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam.
Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc ở Việt
Nam đã được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân
tộc, thống nhất Tổ quốc và đang được phát huy trong công cuộc xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên, để củng cố, xây dựng vững

bền khối đồn kết giữa các dân tộc tộc người địi hỏi chúng ta phải giải quyết
hàng loạt nhiệm vụ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào
các dân tộc, đồng thời phải thường xuyên nâng cao cảnh giác chống âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực phản động và thù địch lợi dụng các vấn đề liên quan
đến dân tộc, quan hệ dân tộc- tộc người- vốn là lĩnh vực rất nhạy cảm và phức
tạp - nhằm thực hiện “diễn biến hồ bình”, chia rẽ sự thống nhất đồn kết vốn
có trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với phương châm “đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của chủ tịch Hồ Chí
Minh, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là tạo
tiền đề, điều kiện phát triển sự thống nhất, đoàn kết các dân tộc,
xây dựng đất nước phồn vinh đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào
tất cả các dân tộc. Hiện nay, giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch lớn trên
nhiều phương diện. Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước
ta, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình trạng chênh lệch cịn rất
lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội…..Từ sự phát triển khơng đồng
đều giữa các vùng, các miền dẫn tới tình trạng chênh lệch lớn trong sinh hoạt
kinh tế như trình độ tổ chức sản xuất, phương thức canh tác, trình độ áp dụng
khoa học kỹ thuật… dẫn đến năng xuất, sản lượng và hiệu quả kinh tế nói
20


chung cũng chênh lệch. Việc thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn ở các vùng
núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đang là những vấn đề nan giải do nhiều
nguyên nhân cần sớm được khắc phục. Về văn hố, trình độ văn hố, trình độ
dân trí nói chung, giữa các vùng miền, giữa các dân tộc còn chênh lệch lớn.
Phong tục tập quán, luật tục, tâm lý, lối sống của các tộc người….bên cạnh
những yếu tố tích cực, cịn lưu giữ nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu ở các mức độ
khác nhau. Đời sống văn hoá ở các cơ sở, mức hưởng thụ về văn hố cũng cịn
chênh lệch lớn, đặt biệt nếu so sánh với các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa,

vùng biên giới, hải đảo. Về xã hội, quản lý xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội
nhằm ổn định đời sống, việc làm thực hiện các chính sách xã hội, chống tệ nạn
xã hội v.v…cũng biểu hiện rõ nét sự khơng đồng đều, thậm chí chênh lệch rất
lớn trong các tộc người thiểu số với đa số cũng như giữa các tộc người thiểu số
với nhau.
Sự phát triển không đồng đều, sự chênh lệch lớn trên các phương diện
vừa nêu trong các dân tộc- tộc người ở Việt Nam là một đặc điểm lớn, tác động
ảnh hưởng, thậm chí là trở ngại khơng nhỏ đối với q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, quá trình phát triển các quan hệ dân tộc theo quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được khắc
phục nhằm phát triển từng bước, xoá dần khoảng cách chênh lệch trên các
phương diện của đời sống xã hội giữa các dân tộc - tộc người ở nước ta hiện
nay.
Mấy đặc điểm trên xét theo hai phương diện: dân số, dân cư và quan hệ
dân tộc chưa phải là tất cả, song đó là những đặc điểm nổi bật cần được xem
xét, tính đến trong giải quyết các vấn đề về dân tộc, và quan hệ dân tộc, hoạch
định và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên con
đường đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Những cơ sở thực tiễn
21


để làm cho các mối quan hệ trở nên căng thẳng khơng phải đã mất đi hồn tồn,
cũng như trong cuộc sống mới, khơng phải là khơng có gì có thể dẫn tới sự va
chạm trong các mối quan hệ dân tộc. Tìm hiểu những ngun nhân có thể làm
cho các quan hệ dân tộc trở nên phức tạp, ta thấy như sau:
+ Có những nguyên nhân do lịch sử để lại.
+ Có những nguyên nhân do địch gây ra.
+ Có ngun nhân do một số ít cán bộ của Nhà nước ta không am hiểu
phong tục tập quán của dân tộc, khơng chấp hành đúng chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, đã vi phạm tập quán của dân tộc ít người.

+ Cũng có khi quan hệ dân tộc gay gắt là do sự tác động của những tập
quán cũ trong đời sống các dân tộc, mà chưa khắc phục được trong cuộc sống
mới.
+ Cuối cùng, có những cuộc va chạm trong mối quan hệ dân tộc là do
cuộc sống mới đặt ra. Cuộc sống mới đặt ra những vấn đề mới. Những vấn đề
mới ấy, nếu không giải quyết tốt thì dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ
giữa các dân tộc.
Căn cứ vào những vấn đề được nêu trên, ta thấy mối quan hệ giữa các
dân tộc dân tộc ở nước ta là tốt đẹp và ổn định. Sở dĩ được như vậy là do Đảng
ta có đường lối dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhân dân ta có truyền thống đồn
kết từ lâu đời, các dân tộc nước ta có ý thức rất cao về vai trị và trách nhiệm
của mình trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước…những vấn đề được nêu trên
cũng nói lên rằng, các xung đột dân tộc đều có nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp. Muốn giải quyết đúng đắn và có hiệu quả các va chạm trong xung đột dân
tộc, phải tìm cho rõ nguyên nhân, từ đó mới có cách giải quyết đúng và thích
hợp.
3.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở
nước ta.
22


×