Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bộ đề ôn luyện đọc hiểu (cô trần thùy dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.12 KB, 19 trang )

 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________
Cơ Trần Thùy Dương – Ơn Văn và Luyện viết
Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín
——————————

BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU
ĐỀ SỐ 01
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Cương thổ, Nguyễn Đức Dũng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2: Chọn những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần u nước, bất khuất chống giặc ngoại
xâm của con người Việt Nam.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ “đất nước ngàn năm
không mỏi cánh tay cung”.
Câu 4: Trình bày cách hiểu của anh/chị về khát vọng được thể hiện trong câu thơ: “mong mai
sau nên vóc nên hình”.


____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 1 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 02
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra
những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông
minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại,
những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên
cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ em được đọc
nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ơn hịa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ
được yêu mến nhiều nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các
trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng
hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối
với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác
phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát
triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Trích “Đọc sách văn học giúp chúng ta thơng minh hơn?” theo )
Câu 1. Xác định nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: “Đọc một “nội dung sâu sắc”
khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh và
tốt tính hơn”?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân?

ĐỀ SỐ 03
Đọc đoạn trích:
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 2 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Đất nước mình bé nhỏ vậy thơi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lịng chống dịch thốt nguy.
(…) Với đồng bạo mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón vể cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi đầy đủ chiếu giường…
(Trích bài thơ “Đất nước ở trong tim mình” của cơ giáo Chu Ngọc Thanh
từ nguồn )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ nhưng lại làm được những điều phi thường?
Câu 2: Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/

Để họ nghỉ ngơi đầy đủ chiếu giường”?
Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, anh/chị thấy được phẩm chât tốt đẹp gì của dân tộc ta?

ĐỀ SỐ 04
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xơ, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 3 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lịng biển mặn
Như dịng sơng thương mến chảy muôn đời.
(Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr.901)
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ:
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả dừng nhưungx từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của tiếng
Việt?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong hai dòng
thơ:

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

ĐỀ SỐ 05
Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
Bởi vì em dắt anh lên những ngơi đền cổ,
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sơng sâu.
Những lăng tẩm như hồng hơn chống lại ngày qn lãng,
Mặt trời vàng và mắt em nâu…
Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ.
Em rất thực nắng thì mờ ảo,
Xin đừng lầm em với cố đơ.
Áo trắng hỡi thuở tìm em khơng thấy,
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế nhưng đời khơng phải thế,
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 4 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt,
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya

Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hố đá phía bên kia
(Tạm biệt Huế - Thu Bồn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Anh/chị hiểu từ “minh mang” như thế nào trong câu thơ: “Nắng minh mang mấy nhịp
Tràng Tiền”?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Một đời anh tìm mãi Huế nơi
đâu?”
Câu 4: Hình ảnh “Con sơng dùng dằng con sơng khơng chảy/ Sơng chảy vào lịng nên Huế rất
sâu!” trong văn bản trên có gì khác so với hình ảnh dịng sơng Hương trong bài “Đây thơn Vĩ
Dạ” của Hàn Mặc Tử sau đây:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thui, hoa bắp lay
(Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.39)
Trả lời trong khoảng 5-7 dịng.

ĐỀ SỐ 06
Đọc văn bản:
Ngã ba mà khơng có ngã ba
Là ngã ba Đồng Lộc
Chiến đấu ở đây vô cùng khốc liệt
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 5 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Vì một ngã đường vào chiến trường xa…
Mười cơ gái: mười pho huyền thoại

Rất hồn nhiên yêu hoa cải hoa cà
Từng đố nhau và thức khuya tranh cãi
Hoa cải, hoa cà sao gạt khỏi loài hoa?
Vào chiến đấu là những Nữ Oa
Không vá trời mà mở đường vá đất
Hố bom chen dày, chồng chất
Bom gỡ rồi, đường mở tiễn xe qua
Mười cơ gái tên vơ cùng bình dị
Như q hương: Cúc, Nhỏ, Hợi, Tần…
Mang Hồng Lĩnh, Lam Giang đi đánh Mỹ
Nên hy sinh không giây phút ngại ngần
Và nghĩa trang bên ngã ba Đồng Lộc
Đội hình mười cơ, mộ đứng thẳng hàng
Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt
Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi lên vẻ đẹp hồn nhiên của các cô gái thanh niên xung
phong.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng:
Vào chiến đấu là những Nữ Oa
Không vá trời mà mở đường vá đất
Hố bom chen dày, chồng chất
Bom gỡ rồi, đường mở tiễn xe qua
Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 6 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 

____________________________________________________________________________________________

Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt
Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng

ĐỀ SỐ 07
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn.
Anh em con chịu đói suốt ngày trịn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngơ hay khoai cịn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vng đất mẹ nằm lưng núi q hương.
(Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích? Phương thức
biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn
Câu 4. Thơng điệp mà anh (chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Lý giải vì sao.

ĐỀ SỐ 08

Buổi sáng tơi đi trên con đường lát đá,
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 7 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Và rao lên: “Nào, ai th tơi thì đến thuê”.
Ông vua ngồi trên xe đi tới,
kiếm cầm trong tay.
Ông nắm tay tôi và bảo:
“Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta”
Nhưng quyền lực của y thì có gì đáng kể
Và thế là y lại ra đi
Dưới trời trưa nóng bỏng
Những ngơi nhà đóng cửa đứng n.
Tơi lang thang trên con đường nhỏ quanh co.
Một ông già bước ra, mang một túi vàng.
Ông suy nghĩ rồi bảo:
“Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta”
Ông ta nhấc tiền lên, đồng này rồi đống khác
nhưng tôi đã quay lưng.
Chiều đã xuống
Khu vườn nở hoa đầy giậu
Một cô gái xinh đẹp đến và bảo:
“Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười”
Nụ cười của cô ta đã nhạt đi
Và tan thành nước mắt,
Và cơ đã trở về trong bóng tối một mình.

Ánh mặt trời long lanh trên cát,
Và sóng vỗ rì rào;
Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc.
Cậu ngẩng đầu lên, và dường như cậu nhận ra tơi
rồi nói: “Tơi thuê anh với hai bàn tay trắng”
Và từ khi bản hợp đồng được ký chơi với cậu bé.
Tôi trở thành người tự do.
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 8 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

(R. Ta-go, bản dịch của Đào Xuân Quý)
Câu 1: Trong văn bản, vì sao chàng trai ra giá thuê mình nhưng lại từ chối lời đề nghị của ơng
vua, ông già và cô gái?
Câu 2: Lý do gì khiến chàng trai kí “bản hợp đồng” với cậu bé?
Câu 3: Trong văn bản, hình ảnh chú bé với hai bàn tay trắng mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Từ văn bản, em hiểu thế nào về “tự do” theo quan niệm của Ta-go?

ĐỀ SỐ 09
Đọc văn bản dưới đây:
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
chiếc lưỡi đi qua ngàn cơn bão từ vựng
chiếc lưỡi trồi sụt trên núi đồi thanh âm, trên thác ghềnh cú pháp
chiếc lưỡi bị hành hình trong một tun ngơn
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
cám dỗ xui nhiều điều dại dột
đời cũng dạy ta không thể uốn cong

dù phần thắng nhiều khi thuộc những bầy cơ hội
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên
Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt mơi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
dẫu những lời em làm ta mềm lịng
dẫu tình u em từng làm ta cứng lưỡi
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
một chiếc lưỡi mang điều bí mật
và điều này chỉ người biết mà thôi.
(Dẫn theo )
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 9 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác”?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên
Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt mơi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Câu 4: Thơng điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị sau khi đọc bài thơ trên là gì? Vì sao?


ĐỀ SỐ 10
Đọc bài thơ:
Đường tắt
Ln có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó khơng dài, khơng tốn thời gian và khơng có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó khơng cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó khơng làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó khơng làm cho bạn tốt hơn
Và nó ln là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 10 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành cơng với những ý nghĩ vơ học
Liệu chúng có thể tồn tại?
(Đặng Chân Nhân, tập thơ “Giờ thứ 38”, NXB Hội Nhà văn, 2009)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào là con đường tắt trong bài thơ?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ” khơng?
Vì sao?

ĐỀ SỐ 11
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn
hố. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm
năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sơng càng xâu đi, càng giảm
tính chất văn hố. Trong thực tế, ta thấy khơng hiếm những người có học mà phong cách sông
lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt
vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trị chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng,
nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thối thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có
người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong
giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sơng. Rõ
ràng là chất văn hố trong phong cách sơng phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học
tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một
người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí
tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 11 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________


có phong cách sống đẹp. Khơng thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cân nhớ là trình độ học vấn
và phong cách sơng văn hố khơng phải lúc nào cũng đi đơi với nhau.
(Trích “Học vấn và văn hố” — Trường Giang)
Câu 1. Trong đoạn trính trên tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Chỉ ra cụ thể thao tác dó
được sử dụng ở chỗ nào trong đoạn trích.
Câu 2. Tác giả đã phân biệt và chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn và phong cách văn hóa như
thế nào qua đoạn trích trên?
Câu 3. Theo anh/chị, hai luận điểm sau có mâu thuẫn với nhau khơng? vì sao?
“Rõ ràng là chất văn hố trong phong cách sông phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết,
học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.” (1)
Và:
“Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người
rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có
liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong
cách sống đẹp.” (2)
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân.

ĐỀ SỐ 12
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Ĩc nghĩ suy khơng thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.
Ta tin ở sức mình, vơ hạn
Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
Ta tin ở lồi người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục, bên trong

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 12 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Chảy về xi, càng đẹp xanh dịng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ hai.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám
phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?
Câu 4. Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên?

ĐỀ SỐ 13
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây:
…Ta bị không gian thao túng
Bị thời gian làm cho nao núng
Bị giới hạn trong đủ đầy
Trong những đêm suy tư và ngủ ngày
Bao nhiêu đôi ở trong tủ giày
Liệu con đường kia có dễ bước?
Bọc thêm áo và thêm quần
Mà lịng người thật ra vẫn dễ xước
Đời sao kì lạ, đúng ra
Đừng bắt ta chọn giữa súng - hoa
Đừng cầm gót chân rồi nhúng qua
Chúng ta thuộc về chúng ta
Rốt cuộc thì ai cũng sẽ bị buộc phải lớn

Niềm đau sẽ đến một ngày khơng muộn thì sớm
Khơng cịn là trẻ lên năm lên ba
Nghĩ cho thật kỹ trước khi đặt một hình xăm lên da
Miệt mài viết tiếp để những đêm trắng hóa thành đêm bạc…
(Trích trong bài hát “Trời hơm nay nhiều mây cực!” - Đen Vâu)
Câu 1. Theo đoạn 1, anh/chị hãy chỉ ra những “sự đủ đầy” mà tác giả đề cập đến.
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 13 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Câu 2. Ba câu hát dưới đây đang nhằm ngụ ý những vấn đề gì về con người?
Đừng bắt ta chọn giữa súng - hoa
Đừng cầm gót chân rồi nhúng qua
Chúng ta thuộc về chúng ta
Câu 3. Theo anh/chị, hai câu hát dưới đây tác giả có đang khuyến khích chúng ta đi theo
những điều ngơng cuồng và khát vọng viễn vơng khơng? Giải thích.
Nghĩ cho thật kỹ trước khi đặt một hình xăm lên da
Miệt mài viết tiếp để những đêm trắng hóa thành đêm bạc
Câu 4. Rút ra thông điệp chung mà anh/chị tâm đắc nhất cho đoạn trích? Thơng điệp có ý
nghĩa như thế nào đến quá trình phát triển của anh/chị trong tương lai.

ĐỀ SỐ 14
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay
đổi hay khơng mà thơi. Mọi thứ khơng bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ
sống đúng đắn, truớc tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài
sản quý giá cho bản thân. Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như

thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thơi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình
ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá
trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Khơng chấp
nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.
Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây
chết” hay sao Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ ln được vận hành tốt nếu ta khơng
ngừng hồn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích
nghi được với hồn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt,
khơng bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 14 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Câu 1. Theo tác giả, để có một thái độ sống đúng đắn ta cần phải làm gì?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố
cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hồn cảnh?
Câu 4. Thơng điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

ĐỀ SỐ 15
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ

Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
(3) Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 15 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi xa....
(Trích “Giấc mơ của anh hề” - Lưu Quang Vũ)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn (1)

Câu 3: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Câu 4: Hãy chỉ ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong các dòng thơ sau:
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi xa

ĐỀ SỐ 16
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
trời ơi nếu kẻ thù chiếm được
chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn
tổ quốc sẽ ra sao? tổ quốc?
thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim
anh đang bị về phía gốc sim
ngực đập dội chuyền sang đất đá
quần áo tướp ra
một nửa người anh dâm dấp máu
anh đang đau cho đất đá anh yêu
gốc sim cằn và xơ xác làm sao
không che nổi anh đâu, bị cách chi cũng lộ
em có thể mất anh bất cứ lúc nào
em có thể bơ vơ khi em cịn rất trẻ
anh có thể chẳng bao giờ cịn đánh được gốc tre
phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 16 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 

____________________________________________________________________________________________

sông ơi sông nếu ta phải ra đi
bậc thấp xuống cho em ra gánh nước
xin bát canh đến tay mẹ lúc cịn nóng
xin mùa đơng đừng dài
và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm
trời bao nhiêu thu ta mới hát một lần
nhưng trước mặt là tổ quốc
dù chỉ gốc sim thơi dù chỉ gốc sim cằn
anh ơm súng bị lên với trái tim tình nguyện.
(Hữu Thỉnh, “Từ chiến hào tới thành phố”, NXB Văn học - 1985, tr.14, 15)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu thơ sau:
sơng ơi sơng nếu ta phải ra đi
bậc thấp xuống cho em ra gánh nước
xin bát canh đến tay mẹ lúc cịn nóng
xin mùa đông đừng dài
và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm
Câu 4. Điều gì trong đoạn trích khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?

ĐỀ SỐ 17
Đọc văn bản và thực hiện các u cầu sau:
Những gì cịn lại sau mưa
Là cơn hồng thuỷ bất ngờ bủa vây
Mẹ cha chắt bóp bao ngày
Một đêm lũ cuốn trắng tay, trắng đầu
Chỉ còn nước bạc, bùn nâu
Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng

Chỉ cịn mẹ với mùa đơng
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 17 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Ngực trần khơng yếm, bếp khơng khói chiều
Bàn thờ kê chiếc bàn xiêu
Gió mưa chưa tạnh, cịn nhiều bão giơng
Những gì cịn lại trong tâm
“Cịn da lơng mọc”, cịn mầm cây lên
Còn đây hơi ấm trăm miền
Còn đây “máu chảy ruột mềm” thương nhau
Những gì cịn lại... mai sau
Nghĩa tình, đạo lý nhắc nhau ghi lịng
(“Những gì cịn lại” - Nguyễn Hữu Thắng)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ sau:
Chỉ còn nước bạc, bùn nâu
Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng
Chỉ cịn mẹ với mùa đơng
Ngực trần khơng yếm, bếp khơng khói chiều
Câu 3. Theo anh/chị, những từ ngữ đậm chất dân gian trong các dịng thơ sau có ý nghĩa gì?
Những gì cịn lại trong tâm
“Cịn da lơng mọc”, còn mầm cây lên
Còn đây hơi ấm trăm miền
Còn đây “máu chảy ruột mềm” thương nhau
Câu 4. Thông điệp tâm đắc nhất của anh/chị trong văn bản là gì? Nêu lí do.


ĐỀ SỐ 18
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vơ tư q để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trơi nhanh như dịng sơng ...
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 18 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng
Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi
Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khơn…
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...
(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả nhắc trong
đoạn trích.

Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép điệp trong hai khổ thơ cuối đoạn trích.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong những câu thơ sau khơng? Vì
sao?
Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ
Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 19 



×