Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019 ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ 10 (CHÍNH THỨC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.97 KB, 7 trang )

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI MƠN: ĐỊA LÍ 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019

Câu I. (4,00 điểm)
1. Nêu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất. Nhận xét về sự thay đổi
góc nhập xạ theo khơng gian.
2. So sánh và giải thích tuổi của đất ở miền nhiệt đới và miền ơn đới. Phân tích mối
quan hệ giữa động vật và thực vật.
Câu II. (4,00 điểm)
1. Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi rừng bị tàn phá, từ đó rút ra nhận
xét về quy luật của tự nhiên. Phân biệt quy luật địa ô và quy luật đai cao.
2. Tại sao trong các biển và đại dương, chế độ thủy triều, sóng, độ mặn và nhiệt độ
nước biển không giống nhau?
Câu III. (4,00 điểm)
1. Tại sao khí áp lại khác nhau ở nhiều nơi trên Trái Đất? Giải thích vì sao khối khí
xích đạo chủ yếu là khối khí hải dương?
2. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch thường khơ, cịn
gió Tây ơn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? Giải thích tại sao các đồn thuyền đánh cá
thường ra biển vào lúc rạng sáng và cập bến vào lúc xế chiều.
Câu IV. (4,00 điểm)
1. Phân biệt cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính ở nhóm nước phát triển và đang phát
triển. Tại sao nói tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số chưa phản ánh đầy đủ tình hình
gia tăng dân số của mỗi quốc gia?


2. Cho bảng số liệu:
TỈ SỐ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2017.

Năm
Tỉ số giới tính
Tỉ số giới tính khi sinh
(Số bé trai/ 100 bé gái)

2005

2009

2012

2017

105,6

110,5

112,3

113,8

Tỉ số giới tính
96,8
97,8
97,9
98,2
(Số nam/ 100 nữ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017. Nhà xuất bản thống kê, 2018)
Nhận xét, giải thích về tỉ số giới tính của dân số nước ta giai đoạn 2005 - 2017 và đánh
giá tác động của nó tới các vấn đề kinh tế - xã hội.
Câu V. (4,00 điểm)
1. Tại sao khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế? Nêu mối quan hệ giữa GDP và GNI của các nước phát triển và các
nước đang phát triển.

1


2. Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1990 - 2015.

Năm
1990
2000
2010
2015
Sản lượng lúa mì (triệu tấn)
592,3
585,1
653,4
742,4
Sản lượng thủy sản ni trồng (triệu tấn)
16,8
45,7
59,9
76,4

Diện tích rừng (triệu ha)
3440,0
3869,0
4033,0
3999,0
(Nguồn: Thống kê của Ngân hàng thế giới - World Bank)
a) Xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp
của thế giới, thời kì 1990 - 2015.
b) Từ bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
-------------- HẾT -------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh:
2


KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM

HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN: ĐỊA LÍ 10
Ngày thi: 20/4/2019

(Đáp án gồm 5 trang)
Câu Ý
Nội dung chính cần đạt
Điểm
1 Nêu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất. Nhận xét 2,00
về sự thay đổi góc nhập xạ theo không gian.

* Nêu hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.
- Ở Xích đạo quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Riêng 2 ngày 0,25
21/3 và 23/9 mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
0,25
- Từ vịng cực trở về cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24giờ 0,25
(ngày địa cực, đêm địa cực)…
- Càng gần cực số ngày, đêm địa cực càng tăng. Riêng ở hai cực có 6 tháng 0,25
ngày, 6 tháng đêm.
* Nhận xét về sự thay đổi góc nhập xạ theo khơng gian.
- Góc nhập xạ là góc hợp bởi tia tới của ánh sáng Mặt Trời và tiếp tuyến 0,25
mặt đất tại điểm đó.
- Góc nhập xạ thay đổi theo không gian:
+ Theo vĩ độ: càng lên vĩ độ cao (càng xa Xích đạo), góc nhập xạ càng nhỏ. 0,25
+ Theo địa hình: Cùng một dãy núi, sườn phơi dưới ánh sáng Mặt Trời thì 0,50
có góc nhập xạ lớn hơn sườn khuất. Cùng sườn phơi, càng dốc góc nhập xạ
càng cao. Cùng sườn khuất, càng dốc góc nhập xạ càng nhỏ.
I
2 So sánh và giải thích tuổi của đất ở miền nhiệt đới và miền ôn đới. 2,00
Phân tích mối quan hệ giữa động vật và thực vật.
* So sánh và giải thích tuổi của đất ở miền nhiệt đới và miền ôn đới.
- Đất ở miền nhiệt đới có tuổi già hơn đất ở miền ôn đới.
0,25
- Nguyên nhân
+ Vì ở miền nhiệt đới, quá trình hình thành đất khơng bị gián đoạn cịn đất 0,25
ở miền ơn đới thì chỉ mới được hình thành sau thời kì băng hà Đệ Tứ.
+ Miền nhiệt đới có chế độ nhiệt, ẩm cao, sinh vật phong phú nên quá trình 0,50
phân hủy đá và hình thành đất diễn ra nhanh. Miền ôn đới chế độ nhiệt, ẩm
thấp nên quá trình phá hủy đá, hình thành đất diễn ra chậm.
*Phân tích mối quan hệ giữa động vật và thực vật.

- Thực vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật
0,50
có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn… Do đó, nơi nào
thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
- Động vật góp phần thay đổi phạm vi phân bố của thực vật (phát tán hạt, 0,50
phấn hoa…) và cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển (xác động
vật, phân động vật…
3


II

III

1 Trình bày sự thay đổi của mơi trường tự nhiên khi rừng bị tàn phá, từ
đó rút ra nhận xét về quy luật của tự nhiên. Phân biệt quy luật địa ô
và quy luật đai cao.
* Khi rừng bị tàn phá dẫn đến sự thay đổi của nhiều thành phần tự
nhiên khác.
- Suy giảm đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm.
- Nhiệt độ tăng, đất đai bị xói mịn, rửa trơi, hoang mạc hóa, gia tăng các
thiên tai: sạt lở, lũ quét, lũ ống…
- Chế độ nước sông thất thường, mực nước ngầm hạ thấp, thiếu nước ở
vùng núi.
* Nhận xét: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành
phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi
sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần cịn lại và tồn bộ lãnh thổ. Đó
là nội dung của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
* Phân biệt quy luật địa ơ và quy luật đai cao.
- Nguyên nhân:

+ Quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương hoặc do ảnh
hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu có sự
phân hóa đơng - tây.
+ Quy luật đai cao: do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với những thay
đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
- Khái niệm, biểu hiện:
+ Quy luật địa ơ: là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và
cảnh quan theo kinh độ, biểu hiện rõ nhất ở sự thay đổi của các kiểu thảm
thực vật.
+ Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và
cảnh quan theo độ cao, biểu hiện rõ nhất là sự phân bố các vành đai đất và
thực vật.
2 Tại sao trong các biển và đại dương, chế độ thủy triều, sóng, độ mặn
và nhiệt độ nước biển khơng giống nhau?
- Do sóng biển, thủy triều, độ mặn và nhiệt độ nước biển chịu tác động của
các nhân tố khác nhau.
+ Thủy triều hình thành do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
+ Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Sóng thần hình thành là do
động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
+ Nhiệt độ nước biển không đồng nhất theo độ sâu, theo vĩ độ và theo
mùa..., (diễn giải).
+ Độ mặn nước biển phụ thuộc lượng mưa, độ bốc hơi, băng tan, lượng
nước sông đổ ra biển...
+ - Mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng khác nhau ở mỗi nơi làm chế độ
thủy triều, sóng, độ mặn và nhiệt độ nước biển khơng giống nhau.
1 Tại sao khí áp lại khác nhau ở nhiều nơi trên Trái Đất? Giải thích vì
sao khối khí xích đạo chủ yếu là khối khí hải dương?
* Khí áp khác nhau ở nhiều nơi trên Trái Đất vì phụ thuộc vào nhiệt độ,
độ cao và độ ẩm khơng khí, mà các nhân tố này khác nhau ở mọi nơi trên
Trái Đất.

- Độ cao: càng lên cao khơng khí càng lỗng nên sức nén nhỏ, khí áp giảm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm khơng khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp
4

2,00

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
2,00
0,25
0,25
0,5
0,50
0,25
0,25
2,00
0,25
0,25
0,50


IV


giảm. Nhiệt độ giảm, khơng khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- Độ ẩm: Khơng khí chứa hơi nước nhẹ hơn khơng khí khơ vì thế khơng
khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất càng
tạo sự phân hóa đa dạng khí áp.
*Khối khí xích đạo chủ yếu là khối khí hải dương vì:
- Vùng xích đạo là đai áp thấp, có nền nhiệt độ cao nên hơi nước bốc lên
nhiều tạo độ ẩm lớn, mưa nhiều.
- Mặt đệm chủ yếu là đại dương, ít lục địa, nhiều rừng..., nên chủ yếu là
khối khí hải dương thống trị.
2 Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch
thường khơ, cịn gió Tây ơn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? Giải thích
tại sao các đồn thuyền đánh cá thường ra biển vào lúc rạng sáng và
cập bến vào lúc xế chiều.
* Cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch thường
khơ, cịn gió Tây ơn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì
- Gió Tây ơn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có
nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm, hơi nước nhanh chóng đạt
đến độ bão hịa, vì thế gió Tây ơn đới ln ẩm ướt và gây mưa.
- Gió Tây ôn đới chủ yếu di chuyển từ biển vào đất liền, thường qua các
dịng biển nóng, nên độ ẩm được bổ xung thêm nhiều.
- Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn
nên hơi nước càng tiến xa độ bão hịa, khơng khí càng trở nên khơ.
- Gió Mậu dịch chủ yếu di chuyển qua lục địa nên càng mất hơi nước.
* Các đoàn thuyền đánh cá thường ra biển vào lúc rạng sáng và cập bến
vào lúc xế chiều vì
-Dựa vào gió đất và gió biển: các đồn thuyền đánh cá thường ra biển vào
lúc rạng sáng để lợi dụng gió đất và cập bến vào lúc xế chiều để lợi dụng
gió biển.
-Trình bày cơ chế hình thành và hoạt động:

+ Gió đất và gió biển được hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng
theo ngày và đêm.
+ Ban ngày ở lục địa, mặt đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn, nóng hơn biển, nên
trên đất liền (ven biển) hình thành áp thấp; ở biển mát hơn, hình thành áp
cao nên có gió thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.
+ Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh, mát hơn, hình thành áp cao, cịn nước
biển tỏa nhiệt chậm hơn, hình thành áp thấp nên có gió thổi từ đất liền ra
biển, gọi là gió đất.
1 Phân biệt cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính ở nhóm nước phát triển
và đang phát triển. Tại sao nói tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số
chưa phản ánh đầy đủ tình hình gia tăng dân số của mỗi quốc gia?
* Phân biệt cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính ở nhóm nước phát triển
và đang phát triển.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
+Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp
<25%, tỉ lệ số dân từ 60 trở nên cao >15%
+Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi
5

0,25
0,25
0,25
0,25
2,00

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


0,25
0,25
0,25

2,00

0,25
0,25


V

cao >35%, tỉ lệ số dân từ 60 trở nên thấp <10%
- Cơ cấu dân số theo giới tính:
+ Các nước phát triển: nữ nhiều hơn nam.
+ Các nước đang phát triển: nam nhiều hơn nữ.
* Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số chưa phản ánh đầy đủ tình hình
gia tăng dân số của các quốc gia vì:
- Gia tăng dân số bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia
tăng cơ học.
- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ
suất tử thô.
- Vậy gia tăng dân số ngoài phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên còn phụ thuộc
vào gia tăng cơ học. Mà gia tăng cơ học khác nhau ở từng nước, từng giai
đoạn và ảnh hưởng đến biến động dân số các nước.
2 Nhận xét, giải thích về tỉ số giới tính ở nước ta giai đoạn 2005 - 2017 và
đánh giá tác động của nó tới các vấn đề kinh tế - xã hội ở nước ta.
* Nhận xét:

- Tỉ số giới tính khi sinh: số bé trai luôn lớn hơn số bé gái và có xu hướng
tăng (dẫn chứng).
- Tỉ số giới tính: Nam thấp hơn nữ song tỉ số giới tính đang tiến tới sự cân
bằng (dẫn chứng).
* Giải thích:
- Số bé trai lớn hơn bé gái và tăng do tác động của tâm lí xã hội, khoa học
và y tế phát triển làm tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi tăng.
- Tỉ số giới tính mất cân bằng: nữ lớn hơn nam do tác động của nhân tố
sinh học, hậu quả chiến tranh kéo dài, tuổi thọ nữ lớn hơn nam.
- Tỉ số giới tính đang tiến tới cân bằng do: tác động của giới tính khi sinh
(nhiều bé trai), công việc của nam - nữ đang tiến tới bình đẳng, chiến tranh
lùi xa,…
* Tác động: Tình trạng mất cân bằng giới tính gây khó khăn trong việc tổ
chức đời sống kinh tế - xã hội, sử dụng lao động theo ngành kinh tế, nảy
sinh các vấn đề xã hội cần giải quyết.
1 Tại sao khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan
trọng để phát triển kinh tế? Phân tích mối quan hệ giữa GDP và GNI
của các nước phát triển và các nước đang phát triển
*Khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để
phát triển kinh tế vì:
- Khoa học - kĩ thuật và cơng nghệ góp phần mở rộng và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực khác.
- Khoa học - kĩ thuật và cơng nghệ thúc đẩy q trình hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp,
tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành công nghệ cao.
- Khoa học - kĩ thuật và cơng nghệ có thể tạo ra nguồn ngun liệu mới
thay thế nguồn nguyên liệu đang bị cạn kiệt trong tự nhiên.
- Khoa học - kĩ thuật và công nghệ góp phần làm tăng khả năng cạnh
tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
*Phân tích mối quan hệ giữa GDP và GNI của các nước phát triển và

các nước đang phát triển.
6

0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
2,00
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
2,00

0,25
0,25
0,25
0,25


- Khái niệm GDP và GNI.
- GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư.
vốn, lao động…) giữa một nước với các nước khác.
- Các nước phát triển thường có GNI lớn hơn GDP do đầu tư ra nước ngoài
nhiều hơn nhận đầu tư vào trong nước.
- Các nước đang phát triển thường có GDP lớn hơn GNI do đầu tư ra nước

ngồi ít, nhận nhiều đầu tư từ nước ngoài.
2 Bảng số liệu một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới,
thời kì 1990 - 2015.
*Xác định biểu đồ:
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một số sản phẩm nông - lâm - ngư
nghiệp của thế giới, thời kì 1990 - 2015 là biểu đồ kết hợp cột đường.
- Đường: thể hiện diện tích rừng; cột ghép: thể hiện sản lượng lúa mì và
ni trồng thủy sản.
( Chú ý: biểu đồ khác không cho điểm).
*Nhận xét: từ 1990 - 2015
- Sản lượng lúa mì, thủy sản và diện tích rừng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng
khác nhau.
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh nhất (dẫn chứng). Sản lượng
lúa mì và diện tích rừng tăng chậm và khơng ổn định (dẫn chứng).
*Giải thích
- Sản lượng lúa mì, thủy sản và diện tích rừng tăng do nhu cầu của thị
trường ngày càng lớn và có điều kiện để phát triển…Tốc độ tăng khác
nhau là do nhu cầu và điều kiện phát triển khác nhau.
- Sản lượng ni trồng thủy sản tăng nhanh nhất do có vai trò quan trọng,
nhu cầu của thị trường lớn, còn nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Sản lượng lúa mì tăng chậm do diện tích và năng suất lúa mì tăng chậm.
- Diện tích rừng tăng chậm và khơng ổn định do phụ thuộc trồng rừng,
khai thác rừng, nạn phá rừng, cháy rừng…
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI, 5 CÂU

-------------- HẾT --------------

7

0,25

0,25
0,25
0,25
2,00
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
20,00



×