Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHUYÊN Chương 8 dân cư đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.59 KB, 15 trang )

Chương VIII: ĐỊA LÝ DÂN CƯ ĐẠI CƯƠNG
A. Dân số và sự gia tăng dân số
I. Dân số và tình phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới
2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới
- Quy mô dân số ngày càng lớn:
- Tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt sau thế kỷ XX: thời gian dân số tăng thêm một tỷ người và
thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
Riêng VN, mỗi năm tăng 1 triệu dân.
* Nguyên nhân:
- Tỉ lệ tử ngày càng giảm (đặc biệt mức chết ở trẻ em giảm nhanh).
- Tuổi thọ trung bình ngày càng cao (do trình độ KH - KT ngày càng phát triển đặc biệt là
Y Học, dân trí và chất lượng cuộc sống ngày càng cao làm cho tuổi thọ ngày càng tăng).
- Do mức sinh có xu hướng giảm nhưng cịn chậm nhiều so với mức tử.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên các nước đang phát triển vẫn còn cao.
- Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và tỉ lệ người trong tuổi sinh đẻ cao.
II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô
* Khái niệm: là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với dân số trung bình trên cùng một
thời điểm.
𝑠

* Cơng thức: S = 𝐷𝑡𝑏 × 1000 (đơn vị: ‰)
* Đặc điểm tỉ suất sinh thô trên thế giới:
- Tỉ suất sinh thô trên TG giảm.
- Tỉ suất sinh thơ có sự khác nhau giữa hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển tỉ suất sinh thô thấp và giảm nhanh hơn.
+ Nhóm nước đang phát triển tỉ suất sinh thô cao và giảm chậm hơn.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến tí suất sinh thơ:
- Tự nhiên sinh học (cơ cấu dân số): Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là 15


- 49 tuổi. Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì
mức sinh đẻ càng cao và ngược lại. Cơ cấu dân số trẻ có tỉ suất sinh cao hơn so với cơ cấu dân số
già.
- Phong tục tập quán và tâm lí xã hội (ảnh hưởng đến việc sinh nhiều con hay ít con):
Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm… => Tăng mức sinh.


Kết hơn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ… tạo điều kiện cho quá trình giảm
sinh.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Thực tế cho thấy, mức sống thấp thường có mức sinh
cao và ngược lại.
- Chính sách dân số: Khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy theo điều kiện từng nước.
b) Tỉ suất tử thô
* Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời
điểm.
𝑡

* Cơng thức: T = 𝐷𝑡𝑏 × 1000 (đơn vị: ‰).
* Đặc điểm tỉ suất tử thô trên thế giới:
- Tỉ suất tử thơ trên TG có xu hướng giảm nhanh.
- Tỉ suất tử thơ có xu hướng khác nhau giữa hai nhóm nước. Hiện nay, các nước phát triển
có tỉ suất tử thơ cao hơn và giảm chậm hơn so với các nước đang phát triển.
* Chú ý:
- Tỉ suất tử thô ở trẻ em dưới 1 tuổi (đây là chỉ số nhạy cảm phản ánh trình độ ni dưỡng
và tình trạng sức khỏe của trẻ em).
- Tuổi thọ trung bình trên TG ngày càng tăng nhưng có sự khác nhau giữa 2 nhóm nước (các
nước đang phát triển: 65 tuổi; các nước phát triển: 76 tuổi). Riêng 1 số QG ở Tây Phi và Đơng Phi
chỉ có độ tuổi TB là 47. Đây được coi là một trong những chỉ số đánh giá mức độ phát triển con
người (HDI).
* Các nhân tố ảnh hưởng

- Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, ...) ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
- Kinh tế - xã hội:
+ Mức sống của dân cư: Mức sống càng cao thì tỉ suất tử càng thấp.
+ Cơ cấu tuổi của dân số: Tỉ lệ trẻ em <5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi đều có khả năng thúc
đẩy tỉ suất tử cao.
+ Trình độ y học: Trình độ y học càng cao; mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh càng phát
triển, càng tạo nhiều khả năng giảm tỉ suất tử.
+ Môi trường sống: Môi trường trong sạch, tuổi thọ được nâng cao, môi trường bị ô nhiễm
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ.
+ Chiến tranh và các tệ nạn xã hội: Ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
- Nhân tố khác: Cơ cấu dân số theo tuổi, tuổi thọ TB, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh dưới 1
tuổi nhiều hay ít ...
c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
* Khái niệm: là hiệu giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô


* Công thức: Tg =

𝑆−𝑇
10

(đơn vị %)

* Đặc điểm của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
- Là động lực cho sự gia tăng dân số, ảnh hưởng đến sự biến động và gia tăng dân số.
- Có sự khác nhau giữa các nhóm nước:
Gia tăng tự nhiên (GTTN) bằng 0 hoặc âm: Mức tử cao do dân số già, mức sinh giảm thấp
và thấp hơn hoặc bằng mức tử. => Tỉ lệ sinh ra ko bù đắp được số người chết đi (Liên Bang Nga,
Đông Âu).
GTDS chậm ≤ 0,9 %: Mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử, GTDS thấp và ổn

định (Bắc Mĩ, Australia, Tây Âu).
GTDS trung bình từ 1 - 1,9 %: Mức sinh tương đối cao, mức tử thấp (TQ, Ấn Độ, một số
nước ở Mĩ La Tinh).
GTDS cao và rất cao > 2% thậm chí > 3%: Mức sinh rất cao, mức tử cũng cao (Châu Phi,
các nước Trung Đông, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ).
* Hậu quả của GTDS không hợp lý: Gây sức ép lên kinh tế, xã hội, môi trường:
- Kinh tế: Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất.
- Xã hội: Nảy sinh vấn đề việc làm, nhà ở, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống, tệ nẹn xã hội...
- Tự nhiên mơi trường: ơ nhiễm, suy thối, …
2. Gia tăng cơ học
* Khái niệm: Là chênh lệch giữa người xuất cư và nhập cư ở một đơn vị hành chính trong
một khoảng thời gian nhất định.
* Cơng thức tổng quát: GTCH = X - N (đơn vị: %)
- Một số công thức khác:
+ Tỉ suất nhập, xuất cư:
Nc = (Số dân nhập cư) / (Dân số TB) x 100%
Xc = (Số dân xuất cư) / (Dân số TB) x 100%
+ Tỉ suất gia tăng cơ học:
GTCH = Xc - Nc (%)
GTCH = (Dân số xuất cư - dân số nhập cư) x 100%
* Ý nghĩa: Không ảnh hưởng đến dân số TG nhưng đối với từng địa phương, từng quốc gia
nó có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới và các hiện tượng
KTXH.
* Nguyên nhân:


Nhập Cư

Xuất Cư


Có đất đai màu mỡ, tài nguyên p2, KH ơn hịa, Đk sống q khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm
MTS thuận lợi; đk lm vc thuận lợi, dễ kiếm vc vc lm; đất đai canh tác quá ít, bạc màu; tài
lm, thu nhập cao, đk sinh hoạt tốt, có triển nguyên nghèo nàn; ko có đk để chuyển đổi
vọng cải thiện & nâng cao CLCS, MTXH tốt thành nghề, cải thiện life.
hơn...
3. Gia tăng dân số
* Khái niệm: Nó thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ
học (tính bằng %).
* Cơng thức: GTDS = GTCH + Tg (%)
* Ý nghĩa: thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc
gia, một là vùng.
So sánh GTDS tự nhiên và gia tăng cơ học.



GTDSTN

GTCH

Giống

- Đều là q trình biến đổi DS trong những khoảng time nhất định.

nhau

- Ảnh hưởng đến DS của các QG và các KV.
- Là sự GTDS do sự chênh lệch giữa số - KN.
người sinh ra và số người chết trong - Ko ảnh hưởng đến vấn đề biến động DSTG
một khoảng thời gian nhất định và trên nhưng có ý nghĩa qtr ts DS từng QG, từng


Khác

một lãnh thổ nhất định.

KV (Làm tđ quy mô, cơ cấu DS theo tuổi,

nhau

- Ảnh hưởng đến tình hình biến động giới và các hiện tượng xã hội kèm theo)
DS và coi là động lực phát triển DS.
- Tác động thường xuyên đến sự biến
động dân số thế giới.

B. Cơ cấu dân số
I. Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số theo giới
- Khái niệm: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.


- Cơng thức sau:
+ Tỉ số giới tính:

TNN =

𝐷𝑛𝑎𝑚
𝐷𝑛ữ

x 100
Trong đó:


TNN: Tỉ số giới tính.
Dnam: Dân số nam.
Dnữ: Dân số nữ.

+ Tỷ lệ giới tính:

TNam/(Nữ) =

𝐷𝑛𝑎𝑚 (𝐷𝑛ữ)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑑â𝑛

x 100

Trong đó:

Tnam: Tỉ lệ nam giới.
Dnam: Dân số nam.
Dtb: Tổng số dân.

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: nước
phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.
- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch
định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...
- Giới: là chỉ mqh xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong từng bối cảnh
xã hội cụ thể.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi
a) Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh - tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số
và nguồn lao động của một nước.

b) Phân loại
* Theo khoảng cách không đều nhau:
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào, trẻ, năng động, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn về GD, y tế, việc làm, nhà ở, chất lượng cuộc sống.
Vấn đề môi trường, tài nguyên.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao, tỉ lệ dân phụ thuộc ít.


+ Khó khăn: Thiếu nhân lực trong tương lai, phúc lợi lớn dành cho người già.
* Theo khoảng cách đều nhau: được phân thành 1 năm, 5 năm, 10 năm.
* Tháp dân số (tháp tuổi)
- Khái niệm: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính ở 1 thời điểm nhất định.
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
- Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định):
+ Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh
cao, trẻ em đơng, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ờ giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện
sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, GTDScó xu
hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất
sinh thấp, tỉ suất từ thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định
cả về quy mô và cơ cấu.
II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a) Nguồn lao động
- Khái niệm: Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
- Phân loại: chia thành 2 nhóm (Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh
tế).
+ Dân số hoạt động kinh tế: gồm những người đủ tuổi lao động hoặc đang tích cực tìm cách
tham gia hoạt động trong 1 ngành KT nào đó trong 1 khoảng thời gian xác định. Được chia ra:


Dân số hoạt động KT thường xuyên: là những người có tổng số ngày làm việc thực
tế > ½ số ngày trong năm.



Dân sơ hoạt động KT khơng thường xuyên: tổng số ngày làm việc < ½ số ngày trong
năm.

+ Dân số khơng hoạt động KT: gồm tồn bộ người đủ tuổi lao động không thuộc dân số hoạt
động KT: nội trợ, HS, SV, tàn tật, mất sức lao động...
- Trên thế giới, hiện nay có khoảng 2,9 tỉ người đang tham gia hoạt động KT

(chiếm

48% tổng dân số, 77% dân số trong độ tuổi lao động), ngày càng tăng.
- Nhân tố ảnh hưởng: cơ cấu dân số theo tuổi, đặc điểm KT - XH, khả năng tạo việc làm.
b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
- Dân số tham gia hoạt động ở 3 khu vực KT:
+ Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp.



+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực III: Dịch vụ.
- Xu hướng tăng ở khu vực II và III.
- Có sự khác nhau giữa các nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển: lao động trong KV III cao, xu hướng tăng lđ KV III, giảm trong
KV I, II (Do đã trải qua quá trình CNH, phát triển nền KT tri thức).
+ Nhóm nước đang phát triển: lao động trong KV I còn cao, xu hướng tăng lđ trong KV II,
III, giảm KV I. (Do KT nông nghiệp là chủ yếu, đang tiến hành CNH).
- Việt Nam: lao động trong KV I vẫn còn cao; xu hướng tăng lđ trong KV II, III, giảm KV
I. (Do nước ta đang thực hiện quá trình CNH - HĐH => cơ cấu KT theo ngành đang chuyển dịch
tích cực => cơ cấu lđ chuyển dịch theo; kết quả của công cuộc Đổi mới; chính sách tạo việc làm...).
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc
sống của một quốc gia.
- Dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên
- Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một trong những tiêu chí để
đánh giá chất lượng cuộc sống ở mỗi quốc gia.
IV. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đơ thị hóa.
1. Phân bố dân cư
a) Khái niệm
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất
định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số: là tương quan giữa số dân trên 1 diện tích lãnh thổ (đơn vị người/km2)
𝑆ố 𝑑â𝑛

- Công thức: Mật độ dân số = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑙ã𝑛ℎ 𝑡ℎổ (người/km2)

b) Đặc điểm
* Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
- Thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1750 – 2005:


+ CHÂU Á: Tỉ trọng dân cư cao nhất tương đối ổn định, từ năm 1750 (61,5%) đến năm
2005 (60,6%).
Do: Diện tích lãnh thổ rộng lớn. điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong
phú. Cái nôi của văn minh lúa nước.
+ CHÂU ÂU: Tăng tỉ trọng dân cư từ năm 1750 (221,2%) đến năm 1850 (24.2%). Do: Tỉ lệ
sinh cịn cao. Đang trong q trình cơng nghiệp hóa.
Giảm tỉ trọng dân cư từ năm 1850 (24,2%) đến 2005 (11,4%) do: Tỉ lệ sinh giảm. Đã hoàn
thành quá trình cơng nghiệp hóa.
+ CHÂU MỸ: từ 1750 (1.9%) đến 1850 (5,1%) tỉ trọng dân cư tăng nhanh do: Sự chuyển
cư. Thời kì bn bán nơ lệ từ châu lục khác sang.
Từ 1850 đến 1989 tỉ trọng dân cư tăng nhanh do tỉ lệ sinh gia tăng.
Từ 1989 đến nay khơng tăng nhiều do tỉ lệ sinh có xu hướng giảm.
+ CHÂU PHI: từ năm 1750 đến 1850 giảm tỉ trọng dân cư do chuyển cư, buôn bán nô lệ.
Từ 1850 đến 2005 tỉ trọng dân cư tăng dần đều, liên tục do có tỉ lệ sinh cao, nền kinh tế chậm
phát triển.
+ CHÂU ĐẠI DƯƠNG:
Chiếm tỉ trọng dân cư nhỏ nhất trong các châu lục do điện tích lãnh thổ nhỏ hẹp, nhiều nơi
khơng thích hợp cho dân cư sinh sống (hoang mạc, sa mạc...).
Từ năm 1750 đến 1850 tỉ trọng dân cư tăng do có dân cư từ Châu Âu đến.
Từ 1898 đến nay tỉ trọng dân cư ổn định do tỉ lệ sinh thấp, kinh tế ổn định.
* Phân bố dân cư không đồng đều theo không gian:
- Mật độ trung bình của thế giới là 52 người/km2.
- Phân bố không đồng đều giữa các khu vực:
+ Khu vực dân cư tập trung đông đúc (trên 100 người/km2) như Caribe, Đông Á, Đông Nam
Á, Trung Á, Nam Tây Âu.

+ Khu vực dân cư trung thưa thớt (dưới 20 người/km2) như Trung Mỹ, Bắc Phi, châu Đại
dương.


c) Các nhân tố ảnh hưởng: Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều
nhân tố khác nhau, với tính chất tác động khác nhau và khác nhau ở mỗi nơi trên Trái Đất:
- Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên: ảnh hưởng rõ nét đến sự phân bố dân cư:
+ Khí hậu: Nơi có khí hậu ấm áp, ơn hịa có dân cư tập trung đơng; nơi có khí hậu khắc
nghiệt, dân cư thưa thớt (dân cư tập trung ở khu vực ôn đới (85%), nhiệt đới (40%) dân số).
+ Nguồn nước: Nơi có nguồn nước dồi dào, dân cư tập trung đơng hơn.
+ Địa hình, đất đai: Nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dân cư đông; vùng núi cao,
điều kiện giao thơng và sản xuất khó khăn, dân cư thưa thớt (82% dân số sống trong khu vực có
độ cao dưới 500m).
+ Tài nguyên: Nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản thu hút dân cư đến.
- Kinh tế - xã hội: quyết định sự phân bố dân cư: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
tính chất của nền kinh tế.
+ Trình độ phát triển sản xuất: Nơi có trình độ phát triển sản xuất cao, dân cư tập trung đơng
đúc.
+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.
Hoạt động cơng nghiệp thu hút dân cư tập trung với mật độ cao hơn nông nghiệp. Các ngành sản
xuất cơng nghiệp khác nhau sẽ có mật độ dân cư cao thấp khác nhau (công nghiệp nhẹ có dân cư
tập trung đơng đúc hơn so với công nghiệp nặng). Trong nông nghiệp, hoạt động trồng trọt có dân
cư tập trung đơng hơn chăn ni; trong trồng trọt, sản xuất lúa nước có mật độ dân cư tập trung
đông đúc hơn ở khu vực trồng hoa màu…
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư tập trung đơng đúc
hơn các khu vực mới khai thác (Việt Nam có đồng bằng sông Hồng cách đây 1000 năm và Đồng
bằng sông Cửu Long khai thác cách đây hơn 300 năm nên mật độ dân số đồng bằng sông Hồng
lớn gấp 3 lần mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long).
- Các dòng chuyển cử: Những cuộc chuyển cư khổng lồ trên thế giới tác động đến sự phân
bố dân cư thế giới (sự chuyển cư của châu Phi, châu Mĩ trong thời kì bán nơ lệ).

=> Nơi mà có dân cư tập trung đơng đúc là những vùng có sự thuận lợi và đồng bộ của nhiều nhân
tố trong đó quyết định là nhân tố trình độ phát triển và lực lượng sản xuất tính chất của nền kinh
tế sau đó mới đến các nhân tố cịn lại. Nơi thưa dân là do sự kém thuận lợi và đồng bộ của các
nhân tố trên.
2. Các loại hình quần cư
2.1. Khái niệm
Quần cư là hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm
mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.


* Việc phân chia thành các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị gắn liền với sự
phân công lao động xã hội, trước hết là tách cơng nghiệp ra khỏi nơng nghiệp, dẫn đến hình thành
các điểm quần cư thành thị tách khỏi với quần cư nông thôn.
* Phân loại:
Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

- Xuất hiện sớm, phân tán trong - Phát triển từ các điểm dân cư
không gian.
Đặc điểm

nông thôn.

- Hoạt động nông nghiệp là chủ - Tập trung dân cư ở mật độ cao.
yếu.

- Hoạt động phi nông nghiệp là chủ
yếu.


- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn - Công nghiệp.
nuôi, nghề rừng).
Chức năng

- Du lịch, dịch vụ, đầu mối giao

- Phi nông nghiệp (tiểu – thủ công thông.
nghiệp).

- Trung tâm kinh tế, hành chính –

- Hỗn hợp (nơng nghiệp và tiểu, thủ chính trị, văn hóa, thương mại –
cơng nghiệp).

dịch vụ.

- Có nhiều thay đổi chức nang, cấu - Có xu hướng chuyển từ thành thị
Hướng phát triển

trúc, kiến trúc, quy hoạch gần giống về nông thôn ở các nơi thành phố
với thành thị, ngày càng có sự gia lớn.
tăng về các hoạt động cơng nghiệp.

3. Đơ thị hóa
3.1. Khái niệm: Đơ thị hóa là q trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh
về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất
là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
3.2. Đặc điểm
- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị:
+ Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng (từ 1900 đến 2005 tăng 34,4%).

+ Tỉ lệ dân nơng thơn có xu hướng giảm (từ 1900 đến 2005 giảm 34,4%) nhưng vẫn chiếm
tỉ trọng cao (52,0%).
=> Xu hướng chuyển dịch tích cực nhưng vẫn có sự khác nhau về thời gian và không gian.
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn:
+ Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới phân bố không đồng đều.
+ Số lượng thành phố trên một triệu dân ngày càng nhiều.


+ Xuất hiện ngày càng nhiều các siêu đô thị trên 10 triệu dân như: Hà Nội, tp Hồi Chí Minh,
Xaopaolo, To-ki-o, Bắc Kinh, Thượng Hải…
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
+ Kiến trúc.
+ Lối sống, tác phong, văn hóa ngày càng phổ biến ở nơng thơn.
3.3. Tình trạng đơ thị hóa của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển
Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

- Ở phần lớn các nước kinh tế đang phát triển, do q - “Bùng nổ đơ thị hóa” cùng xảy ra với cuộc bùng nổ
trình cơng nghiệp hóa diễn ra sớm nên q trình đơ thị dân số với đặc trưng cơ bản là thu hút dân cư nơng
hóa cũng bắt đầu sớm.

thơn vào thành phố, trước hết vào thủ đô. Dân cư nông

- Đặc trưng của quá trình đơ thị hóa là: Tốc độ gia tăng thơn vào thành phố ngày càng đông, một mặt do nhu
tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao (tỉ lệ đơ thị hóa hiện cầu sức lao động của các thành phố lớn và mặt khác,
nay đạt trên 77%) và việc tăng cường các q trình người nơng dân ra đi với niềm hi vọng tìm kiếm việc
hình thành các đô thị cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị). làm có thu nhập khá hơn.
- Những nước phát triển có mức sống cao, các nhu cầu - Ở nhiều nước, nhịp độ đơ thị hóa rất cao. Do khoảng
về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nông thôn cách về mức sống và vật chất và tinh thần giữa các đơ

và thành thị khơng có khoảng cách lớn. Vì vậy, có xu thị và nơng thơn rất xa nhau nên dòng người kéo vào
hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, định cư ở các đơ thị cịn rất lớn. Q trình đơ thị hóa
từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh…

diễn ra nhanh hơn cơng nghiệp hóa, cộng với số người

- Khả năng kiếm việc làm và tăng thu nhập ở các đô nhập cư ngày càng đông đã làm tăng đội qn thất
thị khơng cịn hấp dẫn như thời kì bắt đầu cơng nghiệp nghiệp và nửa thất nghiệp ở thành phố lớn.
hóa, nên nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian - Nhiều thành phố ở thành phố cực lớn đã và đang mọc
gần đây bắt đầu chậm lại.

lên với tốc độ nhanh.
- Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước
kém phát triển, lực lượng sản xuất thấp kém, sản xuất
nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, tỉ trọng dân cư và lao
động tập trung chủ yếu ở khu vực I, mức độ chuyển
dịch cơ cấu cịn chậm. Vì thế trình độ đơ thị hóa ở
nhiều quốc gia cịn thâp (ví dụ, tỉ lệ đơ thị hóa ở Đơng
Timo 8%, Lào 16%, Nepan 11%,…)

3.4. Các nhân tối ảnh hưởng đến đơ thị hóa
- Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: đơ thị hóa xuất phát từ q trình cơng nghiệp hố
- hiện đại hóa nên đây là q trình tích cực.


* Cơng nghiệp hóa: là q trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở
nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp.
- Sự chuyển cư từ nơng thơn ra thành thị thì đây là q trình đơ thị hóa tiêu cực, tự phát, đơ
thị hóa giả.
3.5. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sự phát triển kinh tế- xã hội và mơi trường

* Tích cực:
- Kinh tế:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Xã hội: làm thay đổi khi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các q trình sinh, tử và
hơn nhân ở các đơ thị…
* Tiêu cực:
- Đơ thị hóa nếu khơng xuất phát từ cơng nghiệp hóa, khơng phù hợp, cân đối với q trình
cơng nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi
một phần nhân lực.
- Trong khi đó, nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển,
điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều
hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.


CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1:
a. Vì sao tỉ lệ dân thành thị tăng và tỉ dân nông thôn giảm trên tồn thế giới?
b. Vì sao tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với các
nước trong khu vực và trên thế giới?
* Tỉ lệ dân thành thị tăng trên toàn thế giới là vì:
- Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra trên tồn cầu:
+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III.
+ Trong đó, khu vực II và III phân bố chủ yếu ở thành thị nên số dân hoạt động trong ngành
công nghiệp và dịch vụ ở các vùng đô thị ngày càng tăng.
- Các đơ thị có điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi hơn ở nơng thơn. Do đó, có sự thu hút
lớn đối với người dân nơng thơn, từ đó có sự chuyển cư từ nông thôn lên thành thị để sinh sống.
* Vì sao tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới?
- Tỉ lệ dân thành thì nước ta ngày càng tăng do:

+ Nước ta đang thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nước, nên cơ cấu nền kinh tế có sự
chuyển dịch tích cực: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II, III nên cơ cấu lao động có sự chuyển
dịch theo. Hơn nữa KVII, III phân bố chủ yếu ở thành thị nên tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.
+ Các đơ thị có điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi hơn ở nông thôn.
+ Do q trình đơ thị hóa nước ta đang diễn ra tích cực.
+ Do đây là xu hướng chung của q trình ĐTH trên thế giới.
- Vẫn cịn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do:
+ Quá trình CNH - HĐH nước ta diễn ra cịn chậm, q trình chuyển dịch cơ cấu KT cịn
chậm.
+ Q trình ĐTH diễn ra cịn chậm, trình độ đơ thị hóa thấp.
+ Nước ta xuất phát điểm là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, nên tỉ lệ dân nông thơn cịn cao…
Câu 2: Tại sao nói cơng nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho q trình đơ thị hóa
phát triển?
- Sự phát triển và phân bố cơng nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển
đơ thị, vì chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.
- Sự mở rộng và phát triển sản xuất công nghiệp kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ,
từ đó thu hút lực lượng lao động lớn ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu mở rộng không
gian đô thị làm cho các vùng nông thôn ven đô thị dần trở thành các đơ thị vệ tính.


- Sự mở rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng cách xây dựng các xí
nghiệp, KCN ngay tại vùng nông thôn. Điều này làm thu hút lao động tại chỗ phát triển sản xuất,
đồng thời các hoạt động dịch vụ đi kèm sẽ phát triển theo. Dần dần, q trình đơ thị hóa được diễn
ra ngay tại vùng nơng thơn.
Câu 3: Tại sao đơ thị hóa phải xuất phát từ cơng nghiệp hóa?
- Cơng nghiệp hóa là tiền đề, là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển của đơ thị hóa. Cụ thể:
- Cơng nghiệp hóa phát triển, kéo theo sự tập trung dân cư và nguồn lao động rất lớn, làm
tăng tỉ lệ dân đơ thị, phát triển đơ thị hóa.
- Cơng nghiệp hóa phát triển, cùng với điều đó là cơng nghiệp và dịch vụ phát triển, làm
giảm tính chất phi nơng nghiệp của quần cư đó thì ngày càng lớn.

- Cơng nghiệp hóa có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư đơ thị.
- Cơng nghiệp hóa phát triển làm cho lối sống, tác phong công nghiệp phổ biến, đồng thời
là sự phổ biến lối sống thành thị.
- Nếu đơ thị hóa khơng xuất phát từ cơng nghiệp hóa (đơ thị hóa tự phát) sẽ dẫn đến hàng
loạt các khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị (việc làm, nhà ở, dịch vụ xã hội,
tệ nạn, môi trường,..).
Câu 4: Tại sao phải nghiên cứu quần cư? Các dấu hiệu đặc trưng phân loại quần cư là
gì?
- Việc nghiên cứu quần cư có ý nghĩa rất lớn.
+ Các loại hình quần cư có tính năng động. Như một cơ thể sống, nó phát triển và thay đổi
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chế độ xã hội này bị thay thế bởi chế độ xã hội
khác khơng dẫn tới sự xóa bỏ các loại hình quần cư trước đó, mà chỉ làm thay đổi theo chiều hướng
riêng của mình.
+ Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có những biểu hiện quần cư nhất định. Nếu khơng tìm hiểu
về những loại hình quần cư thì khơng thể có khái niệm đầy đủ về kinh tế, văn hóa, dân cư,… ở
một lãnh thổ nào đó.
+ Việc phân chia ra làm hai loại hình quần cư gắn liền với việc phân cơng lao động theo lãnh
thổ, mà trước hết là tách công nghiệp khỏi nông nghiệp, dẫn tới tách thành thị khỏi nông thôn.
- Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân chia loại hình quần cư:
+ Chức năng trong nền kinh tế quốc dân (sản xuất, phi sản xuất, chức năng nông nghiệp, phi
nông nghiệp,…)
+ Quy mô dân số và mức độ tập trung dân cư.


+ Phong cách kiến trúc – quy hoạch.
+ Ngoài ra, cịn có một số dấu hiệu khác nữa như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn gốc
phát triển.




×