Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.76 KB, 3 trang )
Hiểu rõ luật kinh doanh theo mang để tự bảo vệ quyền lợi
Kinh doanh theo mang cũng giống như những hình thức kinh doanh truyền thống
khác, nghĩa là để có thể kinh doanh thành công thì ta phải hiểu luật. Luật kinh
doanh theo mạng đưa ra những quy định cụ thể nhằm kiểm soát hoạt động kinh
doanh đa cấp.
Kinh doanh theo mạng là hình thức kinh doanh phát triển từ khá lâu tại nước
ngoài, giảm bớt chi phí trung gian, tăng hiệu quả quảng bá truyền miệng.
Gần đây, loại hình kinh doanh này du nhập vào Việt Nam, tạo nên một làn sóng
kinh doanh đa cấp mạnh mẽ. Từ thực tế đó, năm 2005, nhà nước đã thông qua
Luật kinh doanh theo mạng, đưa ra những quy định cụ thể nhằm kiểm soát hoạt
động kinh doanh đa cấp.
Luật cạnh tranh - Luật kinh doanh theo mạng
Tuy nhiên, một số công ty lừa đảo vẫn đang ngang nhiên hoạt động, và có không ít
người vì hoa mắt trước khoản hoa hồng lớn được hứa hẹn nên đã rơi vào bẫy của
chúng. Để tham gia mạng lưới đa cấp, họ buộc phải đóng một khoản tiền “đặt cọc”,
hoặc buộc phải mua một (vài) sản phẩm nào đó của các công ty này với giá trên
trời, mà không biết rằng hành vi này trái với khoản 1 và 2 điều 7 của Luật cạnh
tranh trong kinh doanh theo mạng.
Thiếu hiểu biết về luật kinh doanh theo mạng, người tham gia cũng thiếu đi một
công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp phổ biến nhất là họ buộc phải
“mua đứt” món hàng của công ty, trong khi lẽ ra, công ty phải cam kết mua lại
hàng hóa đã bán cho người tham gia khi chấm dứt hợp đồng và hoàn lại tối thiểu
90% giá trị ban đầu ( khoản 1 và 2 điều 11 Luật cạnh tranh - Luật kinh doanh theo
mạng). Không những vậy, không nắm luật có thể khiến người tham gia có những
hành vi vi phạm điều 8 Luật kinh doanh theo mạng như không xuất trình thẻ
thành viên trước khi bán hàng, hoặc đưa tin không chính xác về công dụng, chất
lượng… của sản phẩm. Dù vô tình hay cố ý, những hành vi này có thể dẫn tới việc
bị xử lý vi phạm hành chính