Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Con khóc dạ đề - nỗi ám ảnh của bố mẹ trẻ (Phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 8 trang )

Con khóc dạ đề - nỗi ám
ảnh của bố mẹ trẻ (Phần
1)
Nhiều bố mẹ trẻ từng muốn khóc thét lên vì thiên thần nhỏ vài tuần
tuổi cứ khóc ngằn ngặt không ngớt mỗi khi sập tối. Bé cứ quấy khóc
như thế trong sự bất lực của bố mẹ. Nếu bạn cũng đang trải qua tình
huống tương tự, chào mừng đến với câu lạc bộ phụ huynh có con quấy
khóc dạ đề – một giai đoạn khó khăn khó quên trong Năm đầu đời của
bé.
Phần 1: Nhận biết hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
6 giờ chiều, cơn ác mộng của bạn – mẹ của em bé vài tuần tuổi – bắt đầu.
Bạn bế cục cưng đang gồng cứng mình, vặn mình, siết chặt nắm đấm, co
chân ép lên cái bụng nhỏ trương phồng, và bắt đầu tràng la hét khủng khiếp
của mình. Khi cường độ của tiếng khóc thét của con càng tăng, sự thất vọng
và bất lực của bạn cũng tăng theo. Bé khóc không ngớt, và không lâu sau,
bạn cũng đầm đìa nước mắt. Bạn vỗ về con, nhưng bé oằn mình phản kháng;
bạn cố gắng cho con bú, nhưng bé giẫy ra; bạn đu đưa và hát ru, nhưng mọi
biện pháp trấn an thành công của ngày hôm qua đều thành công cốc vào hôm
nay. Trong tâm trí bạn lúc này, chỉ còn hai câu hỏi lặp đi lặp lại: “Con tôi
làm sao thế này? Và tôi làm sao bây giờ?”

Dù bố mẹ có làm gì, bé vẫn gào khóc không ngớt. Ảnh: Corbis.
Vài tháng sau, sau khi bạn đã thử đủ mọi cách từ trà thảo mộc cho trẻ, thay
đổi chế độ ăn cùng đủ mọi biện pháp trấn an, cơn ác mộng kết thúc cũng bí
ẩn như khi nó bắt đầu, và thế là bạn đã vượt qua một trong những chương
khó khăn nhất của cuộc đời làm mẹ của mình. Đó chính là hiện tượng khóc
dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Cái tên “khóc dạ đề” nói lên điều gì?
Cũng bí ẩn như khi nó xuất hiện và biến mất, bản thân cái tên của hiện tượng
“khóc dạ đề” cũng không nói lên điều gì rõ ràng trong y khoa. Khóc dạ đề
được hiểu nôm na là cơn khóc dữ dội và dai dẳng đột ngột xuất hiện lúc


chiều tối ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, do nhu động ruột chưa hoàn thiện dẫn đến
những cơn đau bụng làm trẻ khóc ré lên và mọi nỗ lực dỗ dành của bố mẹ
đều có thể thất bại. Tuy nhiên, chẳng có gì chắc chắn về nguyên nhân của
một cơn khóc dạ đề, và cũng không phải bất cứ cơn khóc dữ dội và dai dẳng
nào cũng là khóc dạ đề (điều này để cảnh báo phụ huynh không nên quá chủ
quan để tránh nhầm lẫn giữa những cơn khóc dạ đề và những cơn khóc do
bệnh lý khác của trẻ).
Một em bé được xác định là khóc dạ đề dựa vào “nguyên tắc số 3″: Bé bắt
đầu những cơn khóc “đáng sợ” này trong 3 tuần đầu đời, khóc trong ít nhất 3
giờ mỗi ngày, lặp lại ít nhất 3 ngày mỗi tuần, tiếp diễn trong ít nhất 3 tuần,
và tự thôi trong vòng 3 tháng.

Khóc dạ đề là những cơn khóc sinh lý ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và thường tự
hết sau khi bắt đầu khoảng 3 tháng. Ảnh: Inmagine.
Vậy bạn – những bố mẹ bối rối – có thể làm gì đây? Hãy cố gắng quen với
những cơn “đành hanh” sinh lý này của con và dỗ dành con hết mức mà bạn
có thể làm. Dưới đây là những gợi ý cho bạn:
1- Viết nhật ký quấy khóc của con. Bạn có thể ngạc nhiên với những mối
tương quan mà mình tìm thấy, và có thể phát hiện ra những manh mối giúp
bác sĩ chẩn đoán những vấn đề y tế đối với con mình. Hãy chú ý vào những
yếu đố sau:
 Điều gì có vẻ làm bé bắt đầu khóc váng lên?
 Có phải những cơn khóc xảy ra vào cùng thời điểm mỗi ngày? Mức
độ thường xuyên? Và kéo dài trong bao lâu?
 Chúng có giống nhau mỗi ngày, hay đỡ hơn, hoặc tệ hơn?
 Bé có nôn trớ không? Thường xuyên không? Sau khi ăn bao lâu, và
lượng nôn thế nào? Nếu bạn cho con bú mẹ, có mối liên hệ nào giữa những
thứ bạn ăn và lượng nôn của bé? Nếu bạn cho bé bú sữa ngoài, có mối liên
hệ nào giữa việc khóc của bé với loại sữa công thức, bình hoặc núm vú bạn
dùng? Bạn đã thử thay đổi những gì?

 Bé có nuốt hoặc thoát khí (ợ hoặc trung tiện) nhiều không?
 Bé có đi “ị” đều đặn không? Phân mềm hay cứng? Phân của bé có
thay đổi khi bạn thay đổi thức ăn và cách cho bé ăn không?
 Bạn đã thử những cách dỗ nào? Cách nào có hiệu quả? Cách nào
không?
2- Cho con đi khám bệnh. Đừng chỉ hẹn khám qua loa, hãy cố gắng miêu tả
và thuyết phục bác sĩ khám kỹ cho con bạn. Bạn có thể quay phim lại hiện
tượng khóc của con để bác sĩ dễ hình dung. Bạn cũng nên khuyến khích
chồng đưa con đi khám cùng, vì các ông bố thường miêu tả khách quan và
chính xác những gì đã xảy ra hơn các bà mẹ (do các mẹ đã quá quen với việc
dỗ con khóc và tả nhẹ đi hoặc cũng có thể vì quá lo cho con mà vô tình “tăng
nặng” tình tiết).
3- Đừng nản lòng. Nếu bản năng làm cha mẹ của bạn mách bảo rằng con
đang bị đau, hãy tiếp tục tạo sức ép với bác sĩ để tìm nguyên nhân và tiếp tục
thử nghiệm các biện pháp giúp bé trấn tĩnh. Phần lớn các nỗ lực và sự kiên
trì không mệt mỏi sẽ được đáp lại xứng đáng, nhiều trường hợp bé bị dị ứng
đạm sữa và trào ngược dạ dày – thực quản đã được phát hiện nhờ linh tính
và sự bền bỉ của người mẹ khi thuyết phục bác sĩ thay đổi kết luận rằng bé
chỉ khóc dạ đề sinh lý. Hãy lắng nghe bản năng làm mẹ của bạn!
Có đơn thuần chỉ là khóc dạ đề?

Hãy để ý những triệu chứng khác ngoài khóc quấy của bé, vì có thể bé đang
mắc một chứng bệnh nào đó chứ không đơn thuần là khóc dạ đề. Ảnh:
Corbis.
Như đã đề cập ở trên, quấy khóc dai dẳng không phải lúc nào cũng đơn giản
là khóc dạ đề. Con bạn có thể đang gặp phải một vấn đề y tế nào đó ẩn sau
những trận khóc nếu bé vẫn không giảm khóc sau 4 tháng tuổi và linh tính
của bạn mắc bảo rằng bé đang bị một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Một số
thủ phạm “khả nghi” bao gồm:
Trào ngược dạ dày thực quản (GER). Tình trạng này xảy ra do cơ van đóng

giữa thực quản và dạ dày của em bé bị yếu khiến cho acid tiêu hoá từ dạ dày
có thể trào ngược lên và gây kích ứng thực quản của bé. Con bạn có thể bị
trào ngược dạ dày thực quản nếu như bé trớ sau khi bú, trông bé khó chịu và
đau đớn khi thức giấc giữa đêm, khóc sau khi ăn, co chân ép lên bụng và uốn
lưng, hay bị nhiễm trùng hô hấp, và biểu lộ sự thoải mái khi được bế đứng.
Trào ngược dạ dày thực quản được xác định bằng cách đặt một ống thông
nhỏ xíu vào thực quản của em bé và lấy ra sau 12-24 giờ để đo lượng acid dạ
dày được thải ra. Nếu tình trạng khóc quấy của bé trùng hợp với triệu chứng
trào ngược, chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể là thủ phạm. Hãy bế
đứng bé sau khi cho bú, cho bé bú cữ nhỏ và chia làm nhiều bữa hơn, và sử
dụng các loại thuốc giúp làm giảm lượng acid và thoát hơi cho bé (theo toa
bác sĩ) để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Mẫn cảm với thức ăn hoặc sữa công thức. Các bà mẹ cho con bú từ lâu đã
nhận thấy mối liên hệ giữa phản ứng khó chịu của bé với những loại thực
phẩm mẹ ăn vào trong thời gian cho con bú như các chế phẩm từ sữa,
caffeine, rau họ cải – như bông cải xanh hoặc xúp-lơ, thức ăn nhiều gia vị,
bột mì, và bắp ngô. Tương tự, trẻ có thể quấy khóc nếu bị dị ứng với đạm
sữa trong sữa công thức hoặc bất dung nạp lactose. Hãy nghi ngờ bé mẫn
cảm với sữa công thức hoặc chất gì đó trong sữa mẹ nếu bé bắt đầu bú
nhưng lại giật ra và khóc vật vã, có vẻ đầy bụng, trướng hơi hoặc khó chịu
sau khi bú, nôn trớ nhiều, táo bón hoặc tiêu chảy, hăm thành vòng đỏ xung
quanh hậu môn.

Hãy xem lại sữa công thức nếu bé có biểu hiện khó chịu sau khi bú hoặc giật
bình sữa ra. Ảnh: Corbis.
Nếu bạn đang cho bé bú mẹ, hãy ghi lại nhật ký ăn uống của mình để có thể
tìm ra những thức ăn nào bạn dùng có thể làm bé khó chịu. Hãy liệt kê
những thực phẩm bạn đã ăn trong một tuần và xem xét nếu nhận ra mối liên
quan giữa những gì bạn ăn vào với mức dộ khó chịu của bé. Hãy thật khách
quan – dù là bạn rất nôn nóng để giúp con, thật dễ dàng để nghi oan cho một

loại thực phẩm. Nhưng nếu dị ứng thực phẩm là thủ phạm, bé sẽ cho thấy
một số triệu chứng khác như hăm, tiêu chảy, sổ mũi, hoặc thở khò khè. Hãy
loại bỏ những loại thực phẩm đáng nghi nhất ra khỏi chế độ ăn của bạn sau ít
nhất một tuần thử, và sau đó ăn chúng trở lại riêng lẻ từng món một để kiểm
tra xem các triệu chứng của bé có lập lại không. Nếu bạn cho rằng con gặp
vấn đề với sữa công thức, bạn có thể nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn để
chuyển sang loại sữa ít mẫn cảm hoặc không chứa lactose.
Những nguyên nhân khả dĩ khác. Nhiều chứng bệnh khác có triệu chứng
dễ bị nhầm lẫn với khóc dạ đề bao gồm viêm tai, nhiễm trùng đường tiểu,
táo bón và hẹp trực tràng. Vấn đề cuối trong số những chứng bệnh vừa kể có
thể là thủ phạm gây khó chịu cho con bạn nếu bé nhăn nhó, rặn đỏ mặt, hoặc
quắp chân lên bụng để rặn, khóc trong khi rặn và tỏ ra rất nhẹ nhõm sau khi
đã “ị” được. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật nong
trực tràng để bé dễ đi tiêu hơn.

×