Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chữa hăm tã và tiêu chuẩn chọn thuốc chống hăm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.4 KB, 5 trang )

Chữa hăm tã và tiêu
chuẩn chọn thuốc chống
hăm
Hăm tã vốn không phải bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng làm bé đau rát
rất khó chịu và kéo theo các hệ luỵ đáng lo hơn như cáu gắt, quấy khóc,
bỏ ăn, bỏ ngủ, sút cân… Và khi nhìn con đau đớn quấy khóc như vậy,
không một bà mẹ nào có thể ngồi yên. Vậy phụ huynh có thể làm gì khi
con bị hăm tã?
Chữa hăm tã cho bé như thế nào?
Không phải đến ngày nay, hăm tã mới là vấn đề quan tâm của các bà mẹ trẻ.
Từ xưa, dù việc dùng tã lót có hạn chế hơn nhưng trẻ nhỏ vẫn bị hăm do
nhiều yếu tố khác nhau, điều kiện vệ sinh cũng như chăm sóc trẻ kém hơn so
với ngày nay. Trải qua nhiều thế hệ, nhiều bài thuốc dân gian chữa hăm cho
trẻ đã được lưu truyền cho đến ngày nay do khá rẻ tiền nhưng chúng lại khá
bất tiện với nhịp sống bận rộn ở các thành phố lớn và chất lượng thảo dược
rất khó kiểm soát.

Ảnh được cung cấp bởi Bepanthen
Nhờ tiến bộ của dược học hiện đại, các bà mẹ ngày nay có nhiều lựa chọn
tiện lợi và hiệu quả hơn để giúp con mình nhanh chóng vượt qua sự khó chịu
của chứng hăm tã, đồng thời phòng ngừa hăm tã tái phát. Thuốc phòng ngừa
và chữa trị hăm tã được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như thuốc nước,
kem và thuốc mỡ. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh với làn
da rất mong manh và nhạy cảm – các bà mẹ cần lưu ý những tiêu chí sau
được xem là “7 tiêu chuẩn vàng” khi lựa chọn loại sản phẩm chăm sóc da
cho trẻ, đặc biệt là lựa chọn dược phẩm ngăn ngừa và điều trị hăm tã:
1. Không có hợp chất độc hại.
2. Không chứa quá nhiều hoạt chất hoặc nhiều thành phần không cần
thiết nhằm giảm thiểu tối đa việc gây dị ứng cho bé.
3. Không có chất khử trùng (như cồn) vì có thể làm da bị mất nước
khiến tình trạng hăm lâu lành hơn.


4. Không chất bảo quản
5. Không mùi, không màu từ các hoá chất tạo mùi (hương liệu), các loại
tinh dầu và hoá chất tạo màu.
6. Có khả năng dưỡng ẩm tối đa cho da bé để thúc đẩy quá trình lành vết
thương và tránh da bị tổn thương thêm.
7. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả và an toàn cho da bé.

Ảnh được cung cấp bởi Bepanthen
Dựa theo cơ chế gây hăm, thuốc chống hăm phải thực hiện được hai chức
năng chính là bảo vệ da (cho các trường hợp đã điều trị khỏi và phòng ngừa
hăm hình thành hoặc tái phát) và chữa lành các tổn thương da do hăm gây ra.
Để thực hiện hiệu quả 2 chức năng này thì thuốc chống hăm phải chứa mỡ
cừu Lanolin và Dexpanthenol. Mỡ cừu thực hiện chức năng bảo vệ da nhờ
tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa
và Dexpanthenol là chất tiền vitamin B5, thực hiện chức năng làm lành vết
thương, dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc điều trị hăm tã chỉ hiệu quả khi kết hợp giữa điều trị triệu chứng và loại
bỏ nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh việc điều trị hăm, bố mẹ cần chú ý việc
chăm sóc vệ sinh và dinh dưỡng của bé vì đây là cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên hăm tã. Hiểu biết và loại trừ các nguyên nhân gây hăm
từ trước khi hăm tã hình thành chính là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi
chứng bệnh khó chịu này.
Để bảo vệ con khỏi chứng hăm tã, bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây
khi chăm sóc bé:
 Luôn bôi thuốc mỡ có chứa Dexpanthenol & mỡ cừu Lanolin để
phòng ngừa hăm tã sau mỗi lần vệ sinh và trước khi mặc tã sạch cho bé. Khi
da bé đã được bảo vệ đúng cách, bố mẹ không cần phải kén chọn loại tã và
có thể thoải mái cho bé mặc tã cả ngày mà không sợ làm bé khó chịu và bị
hăm.

 Thay đổi từ từ từng loại thực phẩm trong chế độ ăn của bé để kiểm tra
dị ứng thực phẩm.
 Điều trị dứt điểm nếu bé bị tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hoá và bài
tiết khác.

×