Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phòng và chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 14 trang )

Phòng và chữa đầy hơi ở
trẻ sơ sinh
Mọi em bé đều bị đầy hơi. Nhưng nhiều các bố mẹ trẻ sẽ không ngờ bé
lại đầy hơi nhiều thế và vấn đề này gây ra bao lo lắng cho bố mẹ cũng
như phiền toái cho bé cưng. Các triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh bao
gồm: ợ hơi, trướng bụng, "xì hơi", đau bụng và tất nhiên là khóc.

Có gì đáng lo với anh chàng "bụng bự" này không? Ảnh: Inmagine.

Thông thường, đầy hơi ở trẻ sơ sinh không phải là dấu hiệu của một vấn đề
gì nghiêm trọng. Và thường thì việc bố mẹ lo con mình đầy hơi quá nhiều
cũng là thừa. "Xì hơi" từ 14-23 lần mỗi ngày là bình thường đối với cả người
lớn và trẻ em. Nhưng dù sao thì vẫn có cách để bạn phòng đầy hơi quá mức
và giúp con "thoát hơi" dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Hơi ứ ở ruột thường gây ra do:
 Bé nuốt không khí vào bụng.
 Sự phân rã bình thường của thức ăn không tiêu hoá hết.
Vì các bé sơ sinh khóc nhiều hơn các bé lớn hơn và người trưởng thành nên
một cách tự nhiên bé sẽ nuốt nhiều không khí hơn và tạo thành nhiều hơi
trong bụng hơn. Bé sơ sinh cũng khó khăn hơn để tống hơi thừa khỏi bụng
hơn so với bé lớn và chúng ta.

Bạn có thể làm gì để giúp bé làm điều đó dễ dàng hơn?

Đầu tiên, hãy chấp nhận là bé không nhất thiết phải khó chịu như bạn nghĩ.
Nếu bé nhìn chung vẫn vui vẻ và chỉ nhăn nhó vài giây khi "xì hơi", đó là
dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Cả khi bé có vẻ rặn đỏ mặt và phát ra tiếng
khi "xì hơi", điều đó cũng không hẳn đã làm phiền bé cho lắm. Nếu bé vẫn


thoải mái khi không trung tiện và không quá khó chịu khi "xì hơi", điều đó
có nghĩa là không có vấn đề gì phải lo lắng cả.

Cả khi con rặn đỏ cả mặt thế này cũng chưa chắc là vấn đề gì nghiêm trọng
đâu mẹ ạ! Ảnh: Corbis.

Đừng nhẫm lẫn tình trạng đầy hơi với hội chứng trẻ sơ sinh khóc quấy do
đau bụng (dân gian còn gọi là khóc dạ dề). Đầy hơi không gây đau bụng và
khóc quấy dai dẳng, mặc dù các bé này có thể nuốt nhiều không khí trong
lúc khóc, dẫn đến đầy hơi. Và dù đầy hơi gây khó chịu cho bé nhưng nó
không làm bé đau đớn không nguôi - mà đó chính là nguyên nhân bé quấy
khóc không nguôi.

6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh

Những mẹo dưới đây có thể khiến bạn giảm lượng hơi ứ đọng trong ruột bé
và giảm khó chịu cho bé cưng:

- Cho bé bú đúng tư thế. Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao
hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí
thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng
cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm vú) để bé không hút khi
vào bụng trong khi bú.

- Thay dụng cụ cho bú. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy chuyển sang
dùng loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van
kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.

- Giúp bé ợ hơi. Có nhiều tư thế bạn có thể thử để giúp con ợ hơi. Vác lên
vai, nằm sấp trên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé là vài cách

trong số đó. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp
trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ
nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu bạn đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được
tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.

- Thêm thời gian. Khi bé có vẻ không thể ợ ngay sau bữa ăn, hãy đặt bé
xuống và thử cho bé ợ lại sau 5-10 phút do khí thừa cần thời gian để tách ra
lại khỏi sữa. Khi bạn đặt bé xuống, khí thừa trong dạ dày bé có thể nổi lên
mặt và dễ dàng ợ ra.

- Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng
giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi
ra ngoài cơ thể.

- Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé, không phải ngay sau
bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể mát-xa
bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí.

Giờ thì mẹ biết thêm một tác dụng nữa của việc cho bé nằm sấp,
đó là giúp bé thoát hơi trong ruột dễ dàng hơn. Ảnh: Corbis.

Các phương thuốc trị đầy hơi không cần kê toa cho trẻ sơ sinh

Các loại thuốc chữa đầy hơi thông dụng không cần toa như simethicone hay
thuốc đau bụng gripe-water tác dụng thế nào đối với trẻ sơ sinh?

Simethicone giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao
khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và
trước giờ đi ngủ. Nhưng hãy nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù
hợp cho bé.


Thuốc chữa đau bụng gripe-water là loại thuốc không cần toa khác mà có lẽ
bạn đã nghe nói đến. Đó là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì
là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt - giúp chữa đau bụng quặn.
Thuốc gripe-water dùng để giảm đau bụng và đầy hơi.

Đầy hơi và chuyện ăn uống

Liệu những gì bé ăn có gây nên khí thừa không? Mặc dù không được khuyến
khích, một số phụ huynh vẫn cho bé uống nước trái cây - vốn chứa sorbitol
(chất cồn đường) mà bé không thể hấp thụ được.

Một số bé không dung nạp được lactose khiến bé cũng không thể dung nạp
được lactose trong sữa. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy nhờ bác sĩ nhi
khoa hoặc dinh dưỡng của con bạn tư vấn để đổi sang một loại sữa chống dị
ứng đạm sữa cho bé.

Bé có thể gặp vấn đề về tiêu hoá với một số thức ăn mà bạn ăn vào được
truyền qua sữa mẹ. Các loại đậu (như đậu cô-ve, đậu Hà Lan và đậu lăng) và
các loại rau họ cải (xúp lơ xanh, bông cải, bắp cải), các chế phẩm sữa, và
thực phẩm chứa caffeine (như cà phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la) là những
thủ phạm phổ biến. Nhưng trước khi bạn đổi chế độ ăn uống hoặc loại bỏ
một loại thức ăn nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bạn và cả bé không
bị thiếu chất.

Sữa của con, cách cho bú và cả thức ăn mẹ ăn cũng đều
ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con nói chung và tình trạng đầy hơi
của con nói riêng. Ảnh: Corbis.

Cần phải theo dõi điều gì khi bé bị đầy hơi?


Đầy bụng ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hoá. Chẳng hạn, trào
ngược dạ dày - thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ,
nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi . Dưới đây là 3 cách để bạn
có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:

- Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu
hiệu chỉ dẫn của các vấn đề về dạ dày và ruột. Dấu hiệu có thể là phân bé
thay đổi về độ lỏng - rắn hoặc mẫu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp
vấn đề về tiêu hoá.

- Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời
gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó
ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.

- Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn
trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.

Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào
nêu trên. Dù vậy, thường thì bé sẽ ổn và không có vấn đề gì phải lo lắng.
Phụ huynh vẫn thường căng thẳng vì hiện tượng này quá mức so với tình
trạng thực tế của bé.
Bí kíp luyện cho con ăn ngoan và ăn giỏi
(Webtretho) Nếu bạn hiểu rõ giá trị của những món ăn ngon và tốt cho
sức khỏe thì không còn gì thỏa mãn hơn việc ngắm con mình khám phá
ra niềm vui ăn uống. Nhưng làm sao bạn đào tạo cho được một đứa trẻ
thích trái cây hơn khoai tây chiên, và sẽ không quay lưng với bông cải
và cá hồi? Câu trả lời ngắn gọn là: hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!

Hãy tập cho con yêu thích ăn uống như vui chơi ngay từ năm đầu tiên - Ảnh:

Inmagine

Khẩu vị của chúng ta nhìn chung được hình thành từ rất sớm - trong vài năm
đầu đời, mà đặc biệt là năm đầu tiên - nhờ vào những "quảng cáo" mà ta
nhận được. Chúng ta có khả năng dạy con mình nhận ra và thích thú với
nhiều món ăn tốt. Nếu để lỡ cơ hội đó, kết cục ta sẽ có những đứa trẻ kén ăn,
chỉ thích những món của trẻ con, và ta sẽ phải vật lộn chỉ để khiến được
chúng thích rau trái hơn một chút. Vậy nên hãy bắt lấy cơ hội có từ rất sớm
kia. Dưới đây là 10 chiến lược bắt đầu từ muỗng thức ăn dặm đầu tiên, giúp
bạn nuôi dạy một đứa trẻ học ăn - và học cách yêu thích - mọi loại thức ăn.

1. Thời điểm thích hợp để ăn những miếng đầu tiên

Thời điểm tốt nhất để cho con ăn dặm lần đầu tiên là khi bé cảm thấy tươi
tỉnh và sảng khoái nhất - tức vào buổi sáng hay ngay sau khi ngủ giấc trưa.
Hãy đảm bảo là bé của bạn cảm thấy đói bụng chứ không phải là đói đến
mềm người, và các anh chị lớn của bé không chạy nhảy chơi đùa xung
quanh (gây mất tập trung). Bạn cũng hãy tắt TV và cất điện thoại của mình
đi nữa nhé. Không có nguyên tắc nào về việc cho ăn gì trước cả, đó có thể là
ngũ cốc trộn với sữa mẹ hay sữa công thức. Chuối và bơ có vẻ là loại thức
ăn chuyển tiếp dễ dàng, nhưng bạn cũng có thể bắt đầu bằng rau xanh, hay
thậm chí là thịt. Sau vài cảm giác ban đầu, con bạn nhiều khả năng sẽ chỉ
nhấm nháp vài miếng. Khi bé trề môi, quay đi, lắc đầu hay trở nên xao lãng,
nghĩa là bé đã thấy đủ rồi đấy.

2. Tấn công dồn dập bằng sự đa dạng.

Sau khi con bạn đã quen với hoạt động ăn này, hãy giới thiệu cho con những
loại thức ăn mới một cách nhanh chóng. Một số chuyên gia khuyên bạn cho
bé ăn cùng một loại thức ăn trong vài ngày để nếu có phản ứng không hay

xảy ra thì sẽ dễ dàng xác định được đâu là thủ phạm. Nhưng những chuyên
gia khác thì khuyên bạn giới thiệu cho con thức ăn mới mỗi ngày - và cho
con ăn hỗn hợp càng sớm càng tốt. Một số chuyên gia cho rằng ý tưởng
dùng những loại thức ăn riêng lẻ sẽ chỉ dạy trẻ con trở thành những đứa kén
ăn mà thôi. Hãy dùng những loại thức ăn quen thuộc để giới thiệu những
loại mới; nếu con bạn mê ăn chuối, hãy dùng nó để trộn với đu đủ; nếu con
bạn thích táo, hãy nghiền nó cùng với quả việt quất. Bạn đang tìm cách nào
đó vui vui để quyết định xem nên cho con thử món mới nào tiếp theo? Hãy
nghĩ theo hướng màu sắc cầu vồng (hãy nghĩ đến: quả ổi, bí đỏ, bắp, bông
cải xanh…) và con bạn sẽ được thử nhiều mùi vị và chất dinh dưỡng.

Cho ăn đa dạng ngay từ bé giúp hạn chế kén ăn về sau - Ảnh: Gettyimages


3. Thử, lại thử, và lại thử

Không thành công với cà rốt ư - vậy hãy thử lại sau vài ngày. Lặp đi lặp lại
nếu cần thiết. Các nghiên cứu nói rằng cứ 4 bà mẹ thì lại có 1 người bó tay
bỏ cuộc sau khi con họ từ chối thử một loại thức ăn nào đó trong khoảng 5
lần hoặc ít hơn. Vấn đề là, nghiên cứu cho thấy có thể phải mất đến 15 lần
thử trước khi đứa trẻ chịu chấp nhận một món ăn mới nào đó. “Nếu bạn có
thể dụ được con thử thứ gì đó chỉ trong khoảng từ 6-10 lần, bạn có nhiều khả
năng đã hình thành được sự yêu thích của con đối với loại thức ăn này. Để
chứng minh, một nghiên cứu đã được thực hiện, trong đó những người tham
gia được yêu cầu cho con mình ăn loại bột nhuyễn với rau mà chúng ghét
nhất liên tục nhiều ngày. Khoảng sau hai tuần một chút, phần lớn chúng đều
trở nên thích loại thực phẩm đó." Khi con bạn đã lớn hơn, hãy chuẩn bị tinh
thần cho những thời kỳ kén ăn, và khi đứa con chập chững của bạn tuyên bố
món cà rốt một thời yêu thích nhất của bé là “kinh”, hãy thay đổi cách bạn
chế biến: hôm thì nướng, hôm thì hầm với thịt, hôm thì hấp chấm sốt chẳng

hạn.



Hướng dẫn cho ăn theo lứa tuổi
 Giai đoạn mang thai và mới sinh: Mẹ hãy ăn đi! Con bạn sẽ nếm
những gì bạn ăn qua nước ối và sữa mẹ.
 4-6 tháng: Bắt đầu ăn dặm. Những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng: bé
có thể tự ngồi một cách độc lập và tóm lấy các thứ cho vào mồm.
 7 tháng: Cho bé làm quen với các loại thức ăn thô hơn. Nghiên cứu
đã cho thấy việc ăn những món bột nghiền siêu nhuyễn đến quá tháng thứ 9
có liên hệ đến tình trạng kén ăn sau này.
 8-9 tháng: Thêm thức ăn bốc tay! Trong lúc luyện tập động tác dùng
tay để kẹp, bé sẽ thích bốc những mẩu thức ăn mềm.
 10-11 tháng: Cho con ăn thêm nhiều mùi vị. Các chuyên gia cho rằng
nếu đến 1 tuổi mà con bạn chưa được làm quen nhiều mùi vị khác nhau thì
nhiều khả năng bé sẽ có khẩu vị nhạt nhẽo và bị giới hạn nhiều khi lớn lên.
 12-14 tháng tuổi: Đã có thể cho bé uống sữa bò (nguyên chất) cũng
như mật ong. Tốc độ tăng trưởng của bé bây giờ bắt đầu chậm lại đáng kể,
sự ngon miệng của bé cũng vậy. Nhưng bạn sẽ nhận thấy con thích bỏ mọi
thứ vào miệng, hãy tranh thủ khoảng thời gian tích cực khám phá này để tiếp
tục giới thiệu cho con nhiều loại thức ăn mới.
 15-17 tháng tuổi: Vào khoảng này, bé đã có thể sử dụng muỗng tốt
hơn.
 18-23 tháng tuổi: Giữa khoảng này và tuổi lên 3, ngay cả những bé
nhiệt tình nhất cũng sẽ trải qua những giai đoạn khó tính (thuyết tiến hóa: sự
kén chọn này giúp cho đứa trẻ chập chững tránh khỏi việc ăn một thứ quả lạ
có thể là quả độc). Hãy sáng tạo và luôn thay đổi.
 24 tháng: Giờ đã đến lúc thay thế các chế phẩm sữa nguyên chất béo
bằng những chế phẩm ít béo.


×