Những bước để ngăn ngừa bệnh tim mạch
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với nữ giới. Thay đổi đơn giản
chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn có được một trái tim khỏe mạnh.
Bạn hãy thực hiện các bước đơn giản dưới đây để ngăn ngừa các bệnh về tim
mạch.
1. Tập thể dục thường xuyên
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tập thể dục thường xuyên. Bạn
nên biết rằng một khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì khả năng bị huyết áp và
cholesterol sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ mắc
phải các bệnh liên quan đến tim mạch.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ góp phần giảm lượng mỡ trong máu và
giúp ổn định hệ tuần hoàn. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy dành thời gian khoảng 4
lần/tuần để rèn luyện thể lực và 35 phút rèn luyện cơ bắp ít nhất 3 ngày/tuần để có
trái tim khỏe mạnh.
Bạn cũng nên thường xuyên đi bộ sau bữa tối. Hãy đi cầu thang bộ thay vì thang
máy và thang cuốn.
2. Ăn thực phẩm lành mạnh
Hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh. Hãy
dành sự ưu tiên hàng đầu cho các loại rau như: xà lách, đậu lăng, đậu, đậu nành,
các loại hạt và các loại cá, đặc biệt là cá hồi trong chế độ ăn uống của bạn.
Tránh xa thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp, các loại thịt đỏ, đồ chiên rán và
những thực phẩm ăn nhanh. Bởi vì trong những loại đồ ăn đó có hàm lượng muối
cao hơn rất nhiều và nó không tốt cho tim của bạn.
3. Giảm lượng muối
Chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ kéo theo những vấn đề liên quan đến bệnh
tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì thế, để đảm bảo mình có
được một trái tim khỏe mạnh, bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của
mình và thường xuyên kiểm tra huyết áp.
Việc giảm lượng natri được hấp thu vào cơ thể có thể giúp giảm huyết áp hoặc
ngăn ngừa sự phát triển của tăng huyết áp, điều hòa ổn định nhịp tim
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tập thể dục thường xuyên. Ảnh
minh họa
4. Bổ sung Omega-3
Việc bổ sung axit béo Omega-3 tạo hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các tác
nhân gây hại cho tim. Bởi vì Omega-3 có tác dụng làm hạ tỉ lệ glycerid (mỡ) trong
máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đồng thời làm giảm chứng huyết khối trong
mạch máu.
Do đó, các nhà dinh dưỡng học khuyên bạn thường xuyên thụ cá (cá hồi, cá ngừ,
cá mòi, cá trích và cá thu) và các thực phẩm giàu Omega-3 để tránh nguy cơ mắc
bệnh tim mạch.
5. Kiểm tra lượng cholesterol
Người ăn nhiều hoặc thường xuyên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo sẽ
khiến cho lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dẫn đến xơ vữa động mạch, cao
huyết áp và bệnh mạch vành. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra trọng lượng cơ
thể của bạn và giữ cho vóc dáng ổn định.
Khi chọn thực phẩm hãy nhìn vào nhãn dán trên bao bì để kiểm tra mức calo, natri
và chất béo của thực phẩm đó. Bởi vì cơ thể của bạn không cần tới những loại
thực phẩm với hơn 2 gam chất béo.
Chất béo trans trong thực phẩm sẽ làm tăng cholesterol xấu LDL và đồng thời
cũng làm hạ cholesterol tốt HDL xuống. Vì vậy, bạn nên tránh dùng những thực
phẩm có chứa chất béo trans quá cao như: các loại bánh ngọt , chocolat, kẹo, bánh
biscuit, bánh trung thu, thức ăn chiên bán
6. Điều chỉnh lượng đường trong máu để giảm thiểu bệnh tiểu đường
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy điều chỉnh huyết áp và thường xuyên kiểm tra
lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao và tinh bột
chính là kẻ thù của bạn. Nếu bạn không muốn mắc phải bệnh tim mạch hãy tránh
xa những loại thực phẩm đó.
7. Ngồi thiền hằng ngày
Trong một công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania
ở Philadelphia khám phá ra rằng ngồi thiền có thể giúp cải thiện bệnh suy tim. Do
đó, nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh, một ngày hãy ngồi thiền 2 lần, mỗi
lần khoảng 20-30 phút.
Bên cạnh đó bạn cũng nên cố gắng giảm thiểu tối đa những dồn nén cảm xúc, căng
thẳng trong cuộc sống.