Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.23 KB, 12 trang )

Tính cách con người Nhật Bản
Có thể nói yếu tố con người rất quan trọng trong việc phát triển của xã hội. Người
Nhật, với các bản tính đặc biệt đã tạo giúp cho Nhật Bản có một nền văn hố, xã hội
đặc biệt.
1. Tính kỷ luật cao và hành động theo nhóm. Như một học giả nước ngồi nhận định
rằng: Ý thức “bầy đàn” của người Nhật quá mạnh dẫn đến việc họ có tập quán tuân thủ
mệnh lệnh. Hành động của họ đều dựa trên các chuẩn mực về thứ bậc trong xã hội và
mang tính thứ bậc rõ nét. Điểm tốt là mọi người hòa hợp với nhau và dễ thống nhất. Tuy
thế,một khi quyền lãnh đạo rơi vào tay của kẻ xấu với nhiều tham vọng thì toàn dân
chúng cũng dễ dàng tuân theo, dẫn đến hậu quả khơng lường trước được. Ví dụ điển hình
là sự xâm lược các nước khác của phát xít Nhật trong thế chiến thứ II. Như vậy có thể
thấy người Nhật là những con người của tính kỷ luật rất cao. Xã hội của họ phân chia
theo từng nhóm cấu kết rất chặt chẽ với nhau. Sức lơi cuốn của nhóm và ước muốn được
hồ mình vào nhóm là là phần căn bản trong tính cách người Nhật. Người Nhật ln
thuộc vào một nhón nào đó như gia đình, cơng ty.. vì nó mang lại cho họ cảm giác an
tồn khi được thuộc về một nhón nào đó. Đơn vị cơ bản của nhóm là gia đình giống như
các xã hội khác. `Mặc dù vẫn duy trì mối quan hệ gia đình hoặc gia đình mở rộng trong
suốt cuộc đời nhưng người Nhật còn đi xa hơn và chuyển ràng buộc này sang trường học
cơng sở. Sự gắn bó mạnh mẽ vào tập thể cũn có mặt trái của nó.Nó có thể khơi dậy tình
cảm bài trừ người ngồi. Việc tn thủ các tác phong và nghi thức giúp kiềm chế chủ
nghiã cá nhân, và người lãnh đạo nhóm có thể trơng đợi một sự phục tùng mù quáng và
lơị dụng tập thể cho mục đích cá nhân. Nó cũng có thể khoá chặt cuộc đời một con người
vào
tập
thể
nào
đấy.
2. Ý thức về bổn phận Mọi người Nhật đều ý thức về bổn phận của họ. Bổn phận phải
đền đáp lại những gíup đỡ đã nhận được, phải làm điều phải để bảo vệ tập thể. Với người
Nhật thực hiện bổn phận của mình là điều tối quan trọng.
3. Giữ thể diện Song song với việc ý thức về bổn phận là quan niệm về việc giữ thể diện.


Không những giữ thể diện cho riêng mình mà cịn phải giữ thể diện cho những người
xung quanh. Ví dụ một người Nhật khơng những phải kính trên nhường dưới như Việt
nam mình vẫn quan niệm mà cịn phải biết hiểu tâm tư tình cảm của cả trên và dưới. Và
khi hành động gì thì phải suy nghĩ đến những người này và chú ý khơng làm mất thể diện
của họ và cả của chính bản thân mình. Điều đó có nghĩa là cái tơi bên trong phải được
kiềm chế hoặc che giấu. Chính vì thế mà người Nhật tránh đưa ra một câu trả lời rõ ràng,
tránh cam kết hoàn toàn và né tránh sự đối đầu trực diện. Điều đó khơng có nghĩa là gian
giảo hay giả dối. Đó chỉ là cần phải sử dụng mặt nạ để giữ cho các mối quan hệ cá nhân
được êm thấm và không bị xáo trộn. Họ mơ tả tính cách này bằng 2 chữ TATEMAE, tức
là vẻ bộc lộ bên ngoài và HONNE là những suy nghĩ thực sự bên trong. Điều này đã gân
ra cho người nước ngồi cảm nhận rằng người Nhật có tính hai mặt và khơng bao giờ nói
thật.


4. Tính khéo léo và cẩn thận. Thích làm thủ cơng và thích những hàng thủ cơng. Hẳn ai
có cơ hội tiếp xúc và làm việc với người Nhật mới nhận ra bàn tay khéo léo của họ.
Người Nhật rất xem trọng kiểu dáng và mẫu mã. Hầu hết các sản phẩm điện tử tinh vi
đều có kiểu dáng rất phù hợp. Cộng với tính khéo léo là tính tỷ mỷ và cẩn thận tuyệt đối
đã gíúp cho Nhật Bản nổi tiếng vời nhiều mặt hàng máy móc điện tử.
5. Tinh thần chịu khó và lạc quan. Có lẽ do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho
người Nhật Bản tính lạc quan. Trong quá khứ nhiều trận động đất lớn xẩy ra nhưng ngay
sau đó người Nhật lại lạc quan xây lại từ đống tro tàn đổ nát. Cũng có lẽ xuất phát từ tinh
thần lạc quan này mà người Nhật cho dù già rồi vẫn cố gắng làm việc cống hiến cho gia
đình xã hội.
6. Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải
ngạc nhiên. Bản thân tôi cũng có kinh nghiệm khó quên về chuyện này. Cạnh một ga nhỏ
ở Osaka có cửa hàng bán rau khơng có người trơng coi.Bên cạnh những túi đựng rau tươi
là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 n/bao. Khơng có ai trong coi do đó có trả tiền hay
khơng hồn tòan phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì
cũng khơng cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi

sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
7. Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật, thức bậc. Có lẽ trên thế
giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ
thấy một đòan người xếp hàng theo sau 1 hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là
người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt
đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách
sạn ở Nhật phịng khơng rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả
tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở những khách sạn lớn được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu
ai đã một lần ở khách sạn Nhật sẽ dễ nhận ra điều này.
8. Tính cộng đồng khá mạnh. Cơng ty là một gia đình thu nhỏ.
9.. Rất cởi mở với hàng hóa nước ngịai nhưng lại dè dặt với người nước ngịai.
10. Khơng có tư tưởng chính trị nổi bật hay khơng dựa vào tư tưởng chính trị cụ thể nào
cả.
11. Hiếu chiến và dễ bị kích động.
12. Thiếu tính chiến lược trong các chính sách kinh tế, ngọai giao. Khơng có quan điểm,
đường lối rõ ràng cho các chính sách ngọai giao.Tất cả chỉ dựa vào “chủ nghĩa hòa hợp”
của người Nhật.


13. Thiếu tính độc lập. Hầu như khơng có người Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát
minh hồn tịan độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung quanh.

14. Sức ảnh hưởng của chính phủ khơng mạnh. Phe phái trong chính phủ q nhiều. Nhà
nước có thể tồn tại với các cơ quan hành chính địa phương có mà khơng cần chính phủ
trung ương.
15. Khái niệm về đạo đức của người Nhật chú trọng nhiều đến danh dự mà không để ý
nhiều đến ý thức về tội lỗi. Người Nhật một mặt chú trọng đến lễ nghĩa, hay cười, thành
thật với người khác. Mặc khác lại khơng dám nhìn thẳng vào các tội ác đã gây ra trong
quá khứ. Lý do sâu xa nằm ở quan niệm về đạo đức của người Nhật.


16. Người Nhật ghét luật pháp. Có lẽ nhiều người cảm thấy mâu thuẫn nhưng bằng chứng
cho việc này chính là Nhật Bản được xếp vào nhóm nhà nước pháp trị tại châu Á. So với
người Âu, Mỹ thì thì người Nhật có xu hướng giải quyết nội bộ tất cả các vấn đề. Chỉ khi
không giải quyết được mới mang ra tịa án.
Nét riêng trong tính cách của Người Nhật theo các vùng miền
Người Nhật có thói quen chú ý đến diện tích nhỏ bé của đất nước mình. Tuy nhiên, gần
như mâu thuẫn với điều này, họ cũng thường cho rằng, con người của đất nước nhỏ bé đó
lại rất đa dạng về tính cách.
Những ngươi vùng Đông Bắc được cho rằng là những người kiên trì, người Tokyo thì
có xu hướng thích sự kiểu cách, hào nhống, cịn người Osaka thì rất khắt khe khi đề cập
đến vấn đề tiền bạc – đó chỉ là một vài nét đặc trưng trong tính cách của người Nhật theo
các vùng miền. Thậm chí, trong ngơn ngữ Nhật Bản cịn có một từ đặc biệt nói về đặc
trưng tính cách theo vùng của người Nhật: Kenminsei.
Có nhiều nguyên nhân lý giải về nét đặc trưng về tính cách khá thú vị này của người
Nhật. Có thể là do nước Nhật quá rộng, hoặc có lẽ do lịch sử nước Nhật tương đối ngắn,
nhưng cho dù rơi vào bất kỳ lý do nào, thì ở Mỹ hay nhiều nước khác, mối liên hệ về nơi
sinh hoặc quê quán hầu như chẳng ảnh hưởng nhiều đến tính cách của người dân nước
họ.
Tuy nhiên, nếu đã sống ở Nhật trong một thời gian khá dài, hẳn chúng ta sẽ nhận thấy
rằng nguồn gốc có ảnh hưởng đến cá tính của một người là điều rất đáng suy ngẫm.
Chẳng hạn, sự khác biệt về tính cách con người ở các vùng thể hiện khá rõ trong kinh
nghiệm xin đi nhờ xe ở Nhật. Thời gian xe dừng lại để cho bạn đi nhờ cũng rất khác nhau
theo từng vùng. Nếu bạn đi một mình ở kochi và Ishikawa, người dân nơi đây chắc chắn
sẽ nhanh chóng dừng lại cho bạn đi nhờ, cịn ở Fukuoka và Ehime thì họ thường khơng


thích cho người khác q giang. Tuy nhiên, thật khó để cho rằng đó là những trùng hợp
ngẫu nhiên hoặc là sự khác biệt trong tính cách của người dân ở các vùng khác nhau.
“Bên cạnh đặc điểm lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam thì Nhật Bản cũng được biết
đến là đất nước của những ngọn núi, vì vậy khí hậu của mỗi vùng khác nhau rất rõ rệt.

Thêm vào đó, sự chia cắt đất nước thành gần 300 lãnh địa trong lịch sử Nhật Bản từ cuối
thế kỷ thứ 16 đến hết thế kỷ 19 cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành
và duy trì những nét văn hố truyền thống và những phong tục hoàn toàn khác biệt”,
Yano Shinichi, một chuyên gia marketing chuyên phân tích những đặc điểm đặc trưng địa
lý để xây dựng chiến lược bán hàng, giải thích như vậy.
“Mặc dù hiện nay, những lãnh địa này đã được sát nhập thành đơn vị hành chính là
tỉnh, nhưng dường như những sự khác biệt của các vùng vẫn tồn tại rất rõ”, anh nói thêm.

Theo những nghiên cứu của Yano, những người Aichi thường rất tiết kiệm, sống thiên
về lý trí và rất cần cù. Nhưng xét theo khía cạnh khác, họ cũng thường xuyên “bủn xỉn”.
Nhưng thực tế liệu có đúng như vậy?
Một phóng viên báo, anh Kaba Toshiya - từ Nagoya, thành phố lớn nhất của tỉnh Aichi
khẳng định:“Người Aichi rõ ràng là rất tiết kiệm”. Cách sống hàng ngày của họ rất đơn
giản, nhưng khi có những sự kiện như đám cưới hoặc đám ma, họ chi tiêu rất nhiều.
Chẳng hạn, khi một người con lập gia đình, có những bậc cha mẹ mua cho cặp tân hơn
một chiếc xe hơi hoặc căn nhà. Có lẽ các bậc cha mẹ ở Aichi rất mực yêu thương con
cái.” Vậy theo bạn, chi tiêu như các bậc cha mẹ ở Aichi có được xem là “bủn xỉn”?
Hơn nữa, rất nhiều những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có công thống nhất Nhật Bản
và một số những công ty hàng đầu, điển hình là Toyota, đều xuất phát từ tỉnh Aichi, nơi
được cho rằng con người ở đây có ý thức trách nhiệm và tự hào về những gì đã làm cho
Nhật Bản được như hôm nay.
“Khi người Tokyo đi ra ngồi thành phố của họ, họ nói rằng họ đi về vùng quê. Khi
người Nagoya đến Tokyo, họ nói họ đang đi về vùng quê – lý do là họ cảm thấy thành
phố của họ là số một và là trung tâm của Nhật Bản”, Kaba cho biết thêm.
Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật.
Phật giáo đưa ra quan niệm về sinh và tử, ngoài ra nó dạy con người rằng việc niệm phật
sẽ giúp cho người ta đạt đến một trạng thái khơng có lo âu và phiền muộn. Nho giáo được
hình thành bởi Khổng Tử (552-479 TCN), đây là một hệ thống tư tưởng chứ không phải
là một tôn giáo. Trung tâm của hệ thống tư tưởng này là chữ “nhân”. “Nhân” có nghĩa là

yêu người nhưng không phải là tinh thần bác ái như đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà là


yêu người thân và anh em. Đầu tiên là lấy chữ “nhân” để trị gia và sau rộng ra là trị nước.
Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại
là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của
các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và
đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành đạo đức
của người Nhật cận đại.
Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi
người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng
người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của
người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người
Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị
xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và
theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối
với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người
trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính
trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật
giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu
đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách
nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những
lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết
sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong q trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác

và cho đến tận ngày nay.
+Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ
thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa...,
hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối
thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến
hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt
hơn nói q nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và


những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách khơng muốn làm mất
lịng người khác.
+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những
câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ khơng bao giờ nói “khơng” và chẳng nói cho biết rằng
họ khơng hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người
khác họ thường nói “điều này khó”. người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại
cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc
riêng của mình, cho dù trong lịng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với
người khác họ vẫn mỉm cười. Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về
khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu khơng dùng ngơn ngữ lễ phép và kính
ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có
thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật
có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương
trong giao tiếp.
+ Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu,
và có thể khơng mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong
ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang
gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là
thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật khơng có quan niệm về sự

“bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng
người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong cơng ty được ví như cha mẹ và nhân
viên được xem như con cái trong gia đình. Lịng trung thành đối với cấp trên và công ty
được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý. Trong các công ty, chấp hành kỷ
luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho
các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của
người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn
phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh
thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp
gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và
khơng bao giờ được nhét trong túi quần sau.
Nguyên tắc khi giao tiếp:
+ Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào
phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ
cao đến thấp.


+ “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau,
cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
+ Khi bắt tay với họ thì khơng nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp
bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng
trước.
Những tinh thần chủ đạo của văn hóa doanh nhân là:
- Doanh nhân phục vụ đất nước.
- Quang minh chính đại.
- Hịa thuận nhất trí.
- Lễ độ khiêm nhường.
- Phấn đấu vươn lên.

- Đền đáp cơng ơn.
Các quy tắc kinh doanh của văn hóa kinh doanh Nhật Bản:
- Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.
- Cần ni dưỡng niềm tin: Nhờ có cơng ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành
bình thường được.
- Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân.
Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kỳ vọng của họ, họ là trung tâm trong các
hoạt động của doanh nhân.
- Với người Nhật, khơng vì lấy lịng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.
- Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm.
- Phấn đấu làm ra sản phẩm có chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng
mới quan trọng nhất.
Giao tiếp phi ngơn ngữ trong kinh doanh của người Nhật
Văn hóa doanh nhân
♦ Khoảng cách: Nói chung, trong những tình huống như nhau, người Nhật thường giữ
khoảng cách xa hơn người các nước khác. Ngoại trừ trong những đám đông mà người ta
khơng thể làm gì được, cịn thì người Nhật thường tránh chạm vào người nhau. Khơng hề
có chuyện ơm chầm hay hôn lên má. Ngay cả Bố mẹ cũng không ôm chầm lấy những đứa


con lớn của mình. Những cử chỉ khác ít nhiều biểu lộ tình bạn hữu ở phương Tây cũng
xa lạ với người Nhật. Ngược lại, người ta có thể khơng ưa hay hiểu lầm một số va chạm
giữa người cùng phái thường thấy ở Nhật . Chẳng hạn, khơng có gì là đồng tính luyến ái
cả khi hai nam sinh viên khoác vai nhau hay hai nữ sinh cùng tuổi nắm tay nhau đi trên
đường.
♦ Ánh mắt : Trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt, người Nhật thường không nhìn vào
mắt nhau. Theo truyền thống, người duy nhất trong tập thể có quyền nhìn thẳng vào mắt
người khác là người đàn ơng lớn tuổi nhất hoặc là người có cấp bậc cao nhất. Sự đường
đột nhìn vào mắt người khác là quá bạo dạn và sẽ bị coi là thất lễ. Ví dụ, những sinh viên
mới tốt nghiệp đi xin việc làm đều được người cố vấn dạy bảo khơng được nhìn lên q

nút cà vạt của người phỏng vấn.
♦ Sự im lặng: câu nói “ im lặng là vàng” phổ biến ở Nhật và một số nước . Sự im lặng có
thể phản ánh nhiều dạng cảm xúc từ tiêu cực như buồn bã hay tức giận cho đến tích cực
như thanh thản vui sướng hay thỏa mãn. Sự im lặng trong khi bàn công việc hay thương
lượng khơng có nghĩa gì hơn là người Nhật đang tiếp thu lời nói một cách có trách nhiệm
đến nỗi họ cần phải xem xét cẩn thậ . Trong khi sự ngập ngừng làm cho người Mỹ khó
chịu thì đối với người Nhật, đó là biểu thị cho sự tơn trọng và nhu cầu cần suy nghĩ .
Trong khi thương lượng, thường thì người Nhật sẽ khơng tiếp lời trong khi đang suy nghĩ
THỂ HIỆN TÁC PHONG QUA CỬ CHỈ:
Người Nhật sử dụng những cử chỉ khi họ có thể thấu hiểu nhau bằng lời nói nhưng dùng
cử chỉ được xem là tế nhị hơn và lịch sự hơn. Đặc biệt quan trọng là phải biết nhận ra ba
cử chỉ của người Nhật biểu lộ sự sửng sốt là lưỡng lự trong khi thương lượng kinh doanh.
Thứ nhất (chỉ có người đàn ơng làm) là xoa gáy, thứ hai là hít hà vào qua kẽ răng và thứ
ba là vỗ bàn tay lên trán. Đôi khi một người Nhật sẽ làm lần lượt những cử chỉ này trong
vòng vài giây. Phản ứng tốt hơn cả là khơng phản ứng gì hết. Cứ chờ cho qua hết các cử
chỉ đó và chờ cho người Nhật nói. Thời gian này có thể từ 10 đến 30 giây hoặc có khi
hơn thế nữa. Người Nhật khơng cảm thấy khó chịu trong thời gian im lặng. Muốn tạo thế
cân bằng, bạn nên tập quan sát một cách thoải mái những cử chỉ lạ.
Những cử chỉ khi cần biết khi giao tiếp với người Nhật :
1.

Một ngón tay cái chỉ lên trời có nghĩa là “xếp tơi”.

2. Một vịng trịn bởi ngón tay cái và ngón trỏ nghĩa là “đồng xu”, “tiền”, hay “số
khơng”.
3. Đầu ngón tay trỏ xoa vào nhau có nghĩa giống như trận đấu kiếm người Nhật thời
xưa và biểu thị rằng “hai nhóm hay hay cá nhân đang có bất hịa”.


4. Vịng ngón tay trỏ gần tai nghĩa là “ơng ta đang điên tiết”, nhưng ở Nhật, người ta

không lạm dụng những cử chỉ này trừ khi người đang được nói tới thật sự cuồng nộ .
5. Bàn tay xịe ra úp dọc trên ngực, thường đi kèm với cúi đầu có nghĩa là “xin lỗi”. Cử
chỉ này thường được bày tỏ khi ai đó muốn rời khỏi một cuộc gặp mặt.
6. Bàn tay để như trong mục số 5 nhưng phe phẩy trước ngực nghĩa là “không, cảm ơn
“. “tôi không cần ”, hay “khỏi cần”
7. Tay phải duỗi ra, bàn tay vẫy xuống có nghĩa là “mời đi lối này” – cũng có khi người
ta lầm tưởng cử chỉ này là chào tạm biệt.
8.

Giả bộ gảy bàn tính nghĩa là “tơi (hay anh) sẽ tính tốn”.

9. Giả bộ viết vào lòng bàn tay trong nhà hàng hay quán rượu nghĩa là “kêu tính tiền”.
10. Hai ngón tay khều vào lòng bàn tay, với người Nhật là bắt chước việc ăn Sushi, nghĩa
là “ta gác công việc lại đi đến tiệm Sushi nhé”
11. Đưa ngón trỏ lên và chỉ vào (hay đụng vào chóp mũi) nghĩa là “chính tơi” hay “tôi sẽ
làm”.
Những điểm nên chú ý khi giao tiếp với người Nhật
Tiếp xúc trực tiếp
Trong chào hỏi khi gặp nhau, việc ôm hôn, bắt tay hay vỗ vai không phải là thơng lệ, có
chăng thì cũng chỉ khi uống với nhau chút đồ uống gì đó. Giữ khoảng cách là điều rất
quan trọng đối với người Nhật. Nếu không sẽ bị coi là xơ bồ, gây khó chịu.
Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi gập người
thấp hơn và lâu hơn là biểu hiện của sự tôn trọng. Bạn hãy coi đó là một tục lệ thơng
thường, nhưng khơng nên bắt chước nếu không hiểu rõ hết các nguyên tắc. Một cái gật
đầu vui vẻ là đủ.
Tắm
Sau các cuộc đàm phán, thương thảo, người Nhật thường hay đi tắm để thư giãn. Khi đi
tắm cùng thì việc xát xà phịng vào người dứt khoát phải làm sao cho tất cả đều thấy - cho
dù trước đó đã tắm táp cẩn thận!
Vợ chồng đi theo

Phu nhân hoặc phu quân không được để liên quan gì đến cơng chuyện làm ăn. Nhưng
người Nhật rất thích đối tác đi chơi buổi tối - nếu có đủ tiền thì đến cả chỗ các Geisha.
Người Nhật tách bạch rõ ràng giữa công việc và đời tư, không để hai chuyện này ngang
hàng nhau mà trong đó cơng việc được đặt lên trên.


Quà tặng
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món q như dao, kéo và cái mở thư vì
người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hơn. Khơng được
tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối với
người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn. Quà
thường được trao với câu nói sau: “Mặc dù nó khơng có giá trị gì, nhưng xin ơng/bà hãy
vui lịng nhận cho”. Khơng được phép mở món q được tặng ngay trước mặt người tặng
vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
Trà xanh
Người Nhật có thói quen mời uống trà xanh sau bữa ăn. Trà uống nguyên như được mời,
không cho thêm sữa hay đường. Trong cốc chè có mảnh lá chè cũng là chuyện bình
thường. Nếu cánh lá chè này cịn đứng thẳng đứng trong cốc thì đó cịn được coi là điềm
tốt lành. Nếu thấy như vậy, bạn nên thể hiện cho chủ nhà biết là bạn đã để ý thấy điều đó.
Tiết chế cảm xúc
Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật. Người Nhật khơng tranh cãi cơng
khai. Nếu có chuyện gì thì xin bạn hay cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng. Nói
thẳng ra hoặc để cho người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.
Trả tiền
Nếu bạn muốn trả tiền chứ không để người Nhật trả tiền khi đi ăn thì trước đó bạn phải
nói với người phục vụ. Khơng được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh
tốn. Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.
Khi ăn cơm ở Nhật, bạn nên chú ý ăn hết cơm trong bát, nếu khơng thích thì cũng chỉ
được để lại chút ít thôi. Người Nhật rất quý lúa gạo. Những ai biết sử dụng đũa để ăn sẽ
nhanh chóng tạo được thiện cảm ở người Nhật. Không được cầm đũa vung vẩy mọi nơi

hay khoắng trộn bát ăn.
Thứ tự, cấp bậc
Thể hiện sự tơn trọng và kính trọng đối với người Nhật có ý nghĩa rất to lớn, đến mức
nếu chưa làm rõ được trật tự cấp bậc thì chưa thể trao đổi được với nhau. Có thể sử dụng
danh thiếp vào việc này, theo nguyên tắc trên danh thiếp ghi càng ít chức danh thì địa vị
của người đó càng cao; nếu trên đó chỉ ghi tên khơng thơi thì có nghĩa là ai cũng phải biết
người đó.
Trang phục
Nguyên tắc tối thượng là: sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất
lượng, đẳng cấp. Ăn vận xuềnh xồng bị coi là khơng tơn trọng họ. Bạn còn phải đặc biệt


để ý đến đơi tất vì rất nhiều trường hợp không ngồi vào bàn để trao đổi mà ngồi thấp,
phải cởi bỏ giày ra.
Karaoke
Không được từ chối lời mời đi hát Karaoke. Nếu bạn hát được một vài bài dân ca của dân
tộc mình thì sẽ được người Nhật đánh giá rất cao. Ai khơng có khả năng này thì có thể
thay thế bằng chơi nhạc cụ, biểu diễn ảo thuật…
Lời khen
Nói lời khen với người Nhật cũng nên hết sức cẩn thận. Chẳng hạn như nếu khen - cho dù
thật lịng - “Ơng/Bà thuyết trình thật tuyệt vời” sẽ khiến người Nhật bối rối và hiểu nhầm
là phê phán theo đường vịng. Ai muốn khen ngợi người Nhật thì chỉ nên đề cập đến cái
yếu kém của chính mình chứ khơng tán dương thành tích của người khác. Khen ngợi
người Nhật cách tốt nhất, lý tưởng nhất là xin họ một lời khuyên.
Thể diện
Người Nhật coi trọng diện mạo bên ngoài. Khách sạn ở Nhật rất đắt, nhưng nếu bạn ở đó
thì bạn được coi là người có nền tảng vững chãi về tài chính. Đi máy bay hay tàu hỏa
cũng vậy. Thậm chí nếu bạn th ơ tơ và th ln cả người lái thì được coi là chuyên
nghiệp và đáng nể. Người Nhật thường không để cho người ngồi biết họ tiết kiệm như
thế nào.

Đi taxi
Khơng được tự mở cửa. Cánh cửa sau chiếc taxi sẽ được người lái tự động mở. Lái xe
taxi ở Nhật thường khơng nói đươc tiếng Anh nên tốt nhất muốn đi đâu thì trước đó ghi
vào tờ giấy (bằng tiếng Nhật) rồi đưa cho lái xe.
Điện thoại
Khi nói chuyện điện thoại, người Nhật thậm chí cịn mỉm cười hoặc cúi người chào người
bên kia, như thể đang đứng trước người đó vậy. Vì thế, bạn nên để người Nhật bỏ máy
xuống trước, sau đó mới bỏ máy điện thoại, hoặc tắt máy của mình, để tránh bị coi là
thiếu lịch sự hay không được chỉ bảo cặn kẽ.
Uống rượu
Không nên đi uống rượu một mình. Khơng được rót rượu chỉ cho riêng mình mà tơi rót
cho bạn, bạn rót cho tơi. Rượu Sake thường được uống cạn. Say rượu được thể tất một
cách đặc biệt ở Nhật. Chỉ trong mỗi tình trạng ấy bạn mới có thể thoải mái nói ra quan
điểm riêng của mình mà khơng lo bị trừng phạt.
Trao danh thiếp


Không bao giờ được lấy danh thiếp từ túi quần trước hoặc sau ra để trao cho người Nhật,
mà phải có hộp đựng đàng hồng để trong túi áo khốc. Mác hiệu của hộp đựng danh
thiếp được để ý đến ngay từ đầu. Khi trao danh thiếp chú ý không trao như chia bài tú lơ
khơ, mà trang trọng bằng tay phải, tốt nhất bằng cả hai tay. Không bắt buộc phải trao đổi
về cách đọc tên gọi cho đúng hay lý giải chữ nghĩa, nhưng nếu làm vậy lại được coi là có
hiểu biết về các nền văn hóa khác.
Theo Cách giao tiếp với người Nhật />


×