Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ Đề tài Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.1 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

______________________

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
Đề tài: Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Giảng viên giảng dạy: TS Mai Hải Đăng
Họ và tên: Hoàng Thị Vân Anh
Mã sinh viên: 19062003
Lớp: K64CLC

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG BIỂN DO
DẦU.......................................................................................................................3
1.1

Khái niệm ơ nhiễm mơi trường biển do dầu...........................................3

1.3

Tình hình ơ nhiễm mơi trường biển do dầu tại Việt Nam......................4

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG BIỂN DO DẦU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT........................................................................................................................5


2.1

Một số quy định về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do

dầu 5
2.2

Thực trạng áp dụng các quy định vào bồi thường thiệt hại ô nhiễm

môi trường biển do dầu.......................................................................................7
2.3

Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại ơ nhiễm

môi trường biển do dầu.......................................................................................8
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10

MỞ ĐẦU
Mơi trường biển đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển của một đất
nước, nó cần phải luôn luôn được đảm bảo trong sạch, không ô nhiễm. Tuy nhiên,
trong tình hình ngày nay, ơ nhiễm biển và đại dương do dầu đang trở thành vấn đề
2


thách thức lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các sự cố gây
tràn dầu trên biển được coi như là thảm hoạ đối với môi trường, sinh vật biển. Việt
Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi tình trạng ơ nhiễm môi
trường biển đang ngày càng trở nên nặng nề. Nhận thức được rõ tầm quan trọng
sống cịn của mơi trường biển, Việt Nam đã tích cực tham gia các cơng ước quốc tế

và ban hành các văn bản trong nước về phịng ngừa, khắc phục sự cố ơ nhiểm mơi
trường biển. Một sự thật rằng phần lớn các thiệt hại do ô nhiễm dầu xảy ra trên các
vùng biển của nước ta đều chưa được đánh giá chính xức và nhận được khoản bồi
thường thoả đáng. Điều này tồn tại vì cịn những bất cập trong hệ thống pháp luật
thực định.
Bài tiểu luận sau sẽ phân tích về vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi
trường biển do dầu gây ra. Đồng thời chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật
và một số kiến nghị hoàn thiện.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN DO
DẦU
1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường biển do dầu
Ơ nhiễm mơi trường biển là khi nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên
nhân khác nhau gây nên, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số sinh hoá của biển,
cũng như gây ảnh hưởng, gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường, sinh thái
biển. Việc nước biển bị ô nhiễm và đặc biệt là bị ô nhiễm do dầu không chỉ gây
mất mỹ quan mà cịn khiến nhiều giống lồi đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
hoặc tuyệt chủng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành du lịch. Ơ nhiễm
mơi trường biển cịn làm hỏng hóc những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài
nguyên và vận chuyển đường thuỷ.
1.2
3

Trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường nói chung và ơ
nhiễm mơi trương biển do dầu nói riêng là một loại trách nhiệm dân sự ngồi hợp
đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác) thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật mơi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường,
gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ơ nhiễm, phục hồi hiện
trạng mơi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.  
1.3

Tình hình ơ nhiễm mơi trường biển do dầu tại Việt Nam

Nhìn chung, các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường biển, để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, khi nhắc đến ô nhiễm môi
trường biển do dầu thì thường gắn với các hoạt động tàu thuyền. Sự cố tràn dầu là
tai nạn xảy ra trên biển do các hoạt động chuyên trở, tàng trữ hoặc khai thác dầu
khí và các sản phẩm hố dầu. Từ đó, hậu quả khi dầu bị tràn ra biển gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường biển.
Khi xảy ra sự cố tràn dầu, theo tốc độ gió và dịng chảy, dầu sẽ trơi theo dịng
chảy trên mặt nước, vào vùng biển ven bờ, gây mất quang cảnh, tạo ra mùi khó
chịu đối với khách du lịch, do đó doanh thu của ngành du lịch sẽ có thể bị ảnh
hưởng nặng nề. Có thể nói sự cố tràn dầu tại mơi trường biển được đánh giá như là
một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất trong các loại sự cố
môi trường do con người gây ra. Việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố
này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, bắt nguồn cả từ quy định pháp luật lẫn
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.1

Th.S Đặng Thanh Hà, Cục Hàng hải Việt Nam, Hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại về ô
nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra, Tạp chí Nghiên cứ lập pháp, số 24(304), tháng
12/2015..
1

4


CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG BIỂN DO DẦU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT
2.1

Một số quy định về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển

do dầu
Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm
đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm mơi trường. Trong đó, ơ nhiễm mơi trường
và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời; hành vi gây ô nhiễm, suy thối mơi
trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định
của pháp luật.
Việc bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm dầu có thể được lựa chọn giải quyết
bằng cơ quan trọng tài, do Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thẩm quyền
của trọng tài bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật
quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Để bảo đảm bồi thường đầy đủ và kịp thời cho bên bị hại, các thuyền chở dầu,
phế phẩm dầu hoặc các chất nguy hiểm và độc hại đều phải có bảo hiểm trách
nhiệm dân sự. Khoản 4 Điều 105 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định:
“Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các
hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển
của Việt Nam” 2
Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại đối với môi
trường bao gồm: Thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với mơi
trường, tính tốn thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với mơi trường do ơ nhiễm, suy thối gây ra được quy định trong Nghị
2


Quốc hội (2015), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Số 95/2015/QH13.

5


định số 03/2015NĐ-CP ngày 6/1/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường. Các trường hợp thiệt hại đối với môi trường không được áp
dụng đối với một trong các nguyên nhân sau: thiên tai gây ra; gây ra bởi trường
hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền; trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại, phải bồi thường và trường hợp tài sản gây thiệt hại, chủ sở hữu,
người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại (ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định
khác)”3.
Việc bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại do ơ nhiễm dầu cịn tn thủ
các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cho đến hiện
nay. Việt Nam đã là thành viên của Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế
về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 2969 (CLC 92)
và Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu từ kho
nhiên liệu của tàu 2001 (Bunker 2001).
Bên cạnh việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về phịng, chống ơ
nhiễm môi trường biển do dầu, Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề này. Hiện nay, ngoài Hiến
pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp luật chung quy định về phịng, chống ơ
nhiễm mơi trường biển do dầu từ tàu gây ra gồm 32 văn bản quy phạm pháp luật,
các văn bản pháp luật riêng biệt về phịng, chống ơ nhiễm mơi trường biển do dầu

từ tàu gây ra bao gồm 12 văn bản quy phạm pháp luật.
3

Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Số 91/2015/QH13.

6


Với mỗi quốc gia ven biển không chỉ riêng Việt Nam, sự trong sạch của mơi
trường biển có tầm quan trọng đặc biệt. Đất ước ta nhận thức rõ được sự phát triển
của kinh tế phải luôn song hành cùng với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên
biển. Việt Nam đã tuyên bố Chiến lược phát triển của quốc gia tại hội nghị Rio de
Janerio: “Việt Nam nhận thức rõ thực tế rằng, biển và đại dương có ý nghĩa đặc
biệt đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta, và nước chúng tôi ủng hộ cuộc
đấu tranh chống việc biến biển hay đại dương thành các bãi phế thải và rác vì
điều này sẽ nhanh chóng huỷ hoại các hệ sinh thái biển và tài nguyên thiên nhiên,
hậu quả là gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Cần phải có
các biện pháp thống nhất để quản lý biển và đại dương thông qua việc tăng cường
sự hợp tác quốc tế và khu vực, và thơng qua các cố gắng có phối hợp nhằm giảm
bớt tình trạng ơ nhiễm biển và duy trì tính đa dạng sinh học của biển”4
nhất, cịn nhiều những hạn chế và bất cập khi đi vào thực tiễn thi hành.
2.2

Thực trạng áp dụng các quy định vào bồi thường thiệt hại ô

nhiễm môi trường biển do dầu
Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có một cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt
hại ô nhiễm môi trường do dầu. Nhưng những quy định này vẫn chỉ đang tồn tại ở
dạng những văn bản quy phạm pháp luật đơn lẻ, chưa thống nhất, còn nhiều những
hạn chế và bất cập khi đi vào thực tiễn thi hành.

Thứ nhất, chúng ta chưa có quy định cụ thể về lượng giá tổn thất, giám định
thiệt hại, mức chi phí xử lý một đơn vị diện tích, thể tích hoặc khối lượng nước, đất
bị ô nhiễm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất lượng môi trường
nước; định mức chi phí phục hồi một đơn vị diện tích hệ sinh thái bị suy thoái. Hơn
nữa, chúng ta cũng chưa có quy định cụ thể về căn cứ, nguyên tắc tính tốn thiệt

Nguyễn Hồng Thao, Ơ nhiễm mơi trường biển Việt Nam - luật pháp và thực tiễn, Nxb. Thống
kê, Hà Nội, 2003
4

7


hịa làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển do dầu từ
tàu gây ra.
Thứ hai, chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh một cách đầy đủ và rõ
ràng về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. Việc khởi kiện hay khiếu nại
và xác định các thiệt hại về môi trường cũng như thiệt hại về kinh tế do các hành vi
gây ô nhiễm môi trường biển do dầu vẫn dựa trên các nguyên tắc cơ bản quy định
tại Bộ luật dân sự 2015.
Thứ ba, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường
biển do dầu ở Việt Nam chưa đủ để đáp ứng yêu cầu mà quy định của Công ước
CLC 92 đề ra. Do chưa tham gia Công ước FUND 92, khi có tai nạn ơ nhiễm do
dầu xảy ra trong vùng biển nước ta, theo nguyên tắc các chủ tàu chỉ phải chịu bồi
thường thiệt hại trong một giới hạn nhất định của Công ước CLC 92. Vậy nên, nếu
thiệt hại xảy ra vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của chủ tàu thì chúng ta sẽ
khơng được hưởng nguồn tài chính của Quỹ đền bù quốc tế giúp khắc phục hậu
quả ô nhiễm do dầu gây ra.
2.3


Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại ơ

nhiễm mơi trường biển do dầu
Để giải quyết những hạn chế, bất cập cịn tồn tại trên, một số giải pháp có thể
được thực hiện như sau:
Cần nhanh chóng xây dựng các quy phạm pháp luật để xác dịnh, lượng giá
các thiệt hại do ô nhiềm dầu đối với môi trường tự nhiên và các chi phí để khắc
phục, làm sạch mơi trường. Việt Nam cần khẩn trương tham gia vào Công ước
FUND 92, khi đó nếu có thiệt hại do ơ nhiễm dầu xảy ra trên vùng biển Việt Nam,
chúng ta mới có thể được bồi thường một cách hợp lý, đầy đủ.
Đặc biệt, tuy nước ta đã có một số văn bản quy định về ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm dầu nhưng vẫn còn chưa thống nhất, còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn
khi đi vào giải quyết thực tế, vậy nên cần phải ban hành một Luật chuyên biệt bồi
8


thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển do dầu gây ra, đặc biệt do dầu từ tàu
gây ra.
Việt Nam cần xây dựng kế hoạch về phòng, chống, khắc phục và xử lý các sự
cố tràn dầu trên biển, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của các tổ chức
và cá nhân có liên quan đến sự cố tràn dầu; ngoài ra ban hành các quy định về quy
trình, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại. Một số các Công ước quốc tế quan
trọng Việt Nam cần tham gia về ô nhiễm dầu như: Công ước Sẵn sàng ứng phó và
hợp tác chống ơ nhiễm dầu (OPRC 1990); Công ước về thành lập quỹ đến bù thiệt
hại do dầu năm 1992 và Công ước FUND năm 1992… Cần nâng cao công tác đào
tạo nguồn nhân lực quốc gia cho hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu, cần bổ
sung đầy đủ trang bị kiến thức, khả năng phát hiện và xử lý khi gặp sự cố tràn dầu,
tính tốn thiệt hại lấy cơ sở địi bồi thường theo đúng pháp luật quốc tế quy định 5.
KẾT LUẬN
Ơ nhiễm dầu trên biển ln là mối quan tâm lớn của tất cả quốc gia ven biển.

Đặc biệt, khi gặp sự cố ô nhiễm dầu, mỗi quốc gia cần phải có hệ thống pháp luật
và quy định riêng của mình về xử lý sự cố, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tại
Việt Nam, các quy định pháp lý về vấn đề này còn nhỏ lẻ, chưa hiệu quả. Chúng ta
cần đẩy mạnh nâng cao hệ thống pháp luật, tích cực tham gia, hồ nhập thị trường
quốc tế, tránh những tổn thất khơng đáng có xảy ra khi mơi trường biển bị ô nhiễm
do dầu và đặc biệt là có những biện pháp thiết thực để khắc phục hậu quả khi gặp
sự cố.

TS. Mai Hải Đăng, Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hịa do ơ nhiễm
dầu từ tàu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 56 – 62.
5

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Đặng Thanh Hà, Cục Hàng hải Việt Nam, Hoàn thiện pháp luật bồi
thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra, Tạp chí Nghiên
cứ lập pháp, số 24(304), tháng 12/2015.
2. Quốc hội (2015), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Số 95/2015/QH13.
3. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Số 91/2015/QH13.
4. Nguyễn Hồng Thao, Ơ nhiễm mơi trường biển Việt Nam - luật pháp và thực tiễn,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2003.
5. TS. Mai Hải Đăng, Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt
hại do ơ nhiễm dầu từ tàu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 56 –
62.
6. Nguyễn Song Hà, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Vấn đề bồi thường thiệt hịa do ô
nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, Kho Luật –
Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2011.


10




×