Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Giáo trình Sửa chữa bộ nguồn (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 56 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: SỬA CHỮA BỘ NGUỒN
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SỮA CHỮA, LẮP RÁP
MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-CĐCĐ ngày tháng
năm 20…
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Sửa chữa bộ nguồn” là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho
việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh - sinh viên nghề Kỹ thuật sửa
chữa và lắp ráp máy tính.
Tài liệu cung cấp những kiến thức về những hư hỏng của bộ nguồn. Giáo


trình được biên soạn theo đề cương mô đun “Sửa chữa bộ nguồn” ở bậc cao
đẳng nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính đã được Hội đồng Thẩm định
nhà trường thơng qua.
Giáo trình gồm 4 phần:
Bài 1: Sửa chữa mạch chỉnh lưu
Bài 2: Sửa chữa mạch tạo xung-mạch công suất
Bài 3: Sửa chữa mạch ổn áp
Bài 4: Sửa chữa mạch điều khiển
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến
để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Đồng Tháp, ngày 18 tháng 10 năm 2017
CHỦ BIÊN
NGUYỄN VĂN MỪNG

3


MỤC LỤC
BÀI 1: SỬA CHỮA MẠCH CHỈNH LƯU ....................................................... 8
1. Sơ đồ nguyên lý .............................................................................................. 8
2. Giải thích hoạt động ....................................................................................... 9
2.1. Nguồn cấp trước .................................................................................. 10
2.2. Nguồn chính ......................................................................................... 11
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và kiểm tra sửa chữa ............................ 12
BÀI 2: SỬA CHỮA MẠCH TẠO XUNG - MẠCH CÔNG SUẤT .............. 21
1. Sơ đồ nguyên lý ............................................................................................ 21
1.1. Mạch dao động. .................................................................................... 21
1.2. Mạch công suất ..................................................................................... 21

2. Giải thích hoạt động ..................................................................................... 24
2.1. Mạch tạo xung. ..................................................................................... 24
2.2. Mạch công suất ..................................................................................... 28
3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng ........................................................... 30
3.1. Hiện tượng 1: ........................................................................................ 30
3.2. Hiện tượng 2: ........................................................................................ 30
4. Quy trình và kiểm tra sửa chữa .................................................................... 33
4.1. Quy trình và kiểm tra sửa chữa hiện tượng 1 ....................................... 33
4.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa hiện tượng 2. ...................................... 35
BÀI 3: SỬA CHỮA MẠCH ỔN ÁP ................................................................ 37
1. Sơ đồ nguyên lý ............................................................................................ 37
2. Giải thích hoạt động ..................................................................................... 38
3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng ........................................................... 38
4. Quy trình và kiểm tra sửa chữa .................................................................... 40
BÀI 4: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỀU KHIỂN .................................................... 44
1. Sơ đồ nguyên lý ............................................................................................ 44
4


2. Giải thích hoạt động ..................................................................................... 46
3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng ........................................................... 48
4. Quy trình và kiểm tra sửa chữa .................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56

5


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: SỬA CHỮA BỘ NGUỒN
Mã mô đun: MĐ20

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ, (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 24 giờ; Kiểm tra thường xuyên, định kỳ: 2 giờ; Ơn
thi: 2 giờ; Thi/kiểm tra kết thúc mơn: 2 giờ, hình thức: Thực hành)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí:
+ Mơ đun được bố trí sau các môn học cơ sở ngành và mô đun điện tử
cơ bản
+ Học song song các môn học/ mô đun đào tạo chun ngành.
- Tính chất: Thuộc mơ đun chun ngành
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc hoạt động của bộ nguồn;
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được các cơng cụ chuẩn đốn hư hỏng bộ nguồn;
+ Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của bộ nguồn;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, bình tĩnh, thực hiện đúng thao tác
khi tiếp xúc với điện thế cao
Nội dung của môn học/mô đun:
Thời gian (giờ)

Mã bài

Tên các bài trong mô đun

MĐ20-01

Bài 1: Sửa chữa mạch chỉnh
lưu

6


Thực
hành,
thí
Tổng Lý
nghiệm,
số thuyết
thảo
luận,
bài tập
12

8

4

Kiểm tra
(thường
xuyên,
định kỳ)

0


Bài 2: Sửa chữa mạch tạo xung
và mạch công suất

19

Kiểm tra


1

MĐ20-03

Bài 3: Sửa chữa mạch ổn áp

12

8

4

MĐ20-04

Bài 4: Sửa chữa mạch điều
khiển

11

6

5

Kiểm tra

1

1

Ơn thi


2

2

Thi/kiểm tra kết thúc mơ đun

2

2

Cộng

60

MĐ20-02

7

8

11
1

30

24

0


6


BÀI 1: SỬA CHỮA MẠCH CHỈNH LƯU
MÃ BÀI: MĐ20-01
GIỚI THIỆU:
Bài sửa chữa mạch chỉnh lưu gồm tổng cộng 12 giờ học, trong đó có 8 giờ
lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học về thành phần
nguồn lọc nhiễu chỉnh lưu, giúp cho người học có thể phân tích được sơ đồ
mạch nguồn chỉnh lưu, 4 giờ thực hành tạo cho người học các kỹ năng cơ bản
khắc phục các sự cố thường xảy ra ở mạch nguồn chỉnh lưu. Trước khi học
chương này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về đặc tính điện áp AC,
dạng sóng điện áp AC, cách đo giá trị điện áp.
* Mục tiêu của bài:
 Phân tích được sơ đồ mạch phần nguồn AC, DC.
 Khắc phục được các sự cố hư hỏng phần nguồn AC, DC
 Tính cẩn thận, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong cơng việc.
* Nội dung bài:

1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 1.1. Sơ đồ mạch tổng quát bộ nguồn ATX
Bộ nguồn có 3 mạch chính là :
8


+ Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V đầu vào thành DC
300V cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính .
+ Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset
quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn

chính hoạt động ( Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi ta cắm điện .)
+ Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, các ổ
đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD Rom .. nguồn chính chỉ hoạt động khí có lệnh
PS_ON điều khiển từ Mainboard.

Bộ nguồn ATX
2. Giải thích hoạt động
Nhiệm vụ của mạch chỉnh lưu là đổi điện áp AC thành điện áp DC cung
cấp cho nguồn cấp trước và nguồn xung hoạt động.
Sơ đồ mạch như sau :

Hình 1.2. Mạch chỉnh lưu trong bộ nguồn ATX

9


Nguồn ATX sử dụng mạch chỉnh lưu có 2 tụ lọc mắc nối tiếp để tạo ra
điện áp cân bằng ở điển giữa.
+ Công tắc SW1 là công tắc chuyển điện 110V/220V bố trí ở ngồi khi ta
gạt sang nấc 110V là khi cơng tắc đóng => khi đó điện áp DC sẽ được nhân 2,
tức là ta vẫn thu được 300V DC
+ Trong trường hợp ta cắm 220V mà ta gạt sang nấc 110V thì nguồn sẽ
nhân 2 điện áp 220V AC và kết quả là ta thu được 600V DC => khi đó các tụ
lọc nguồn sẽ bị nổ và chết các đèn công suất.

2.1. Nguồn cấp trước
+ Nhiệm vụ của nguồn cấp trước là cung cấp điện áp 5V STB cho IC
quản lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn
chính .
+ Sơ đồ mạch như sau :


Hình 1.3. Sơ đồ mạch nguồn cấp trước
Nguồn cấp trước trong bộ nguồn ATX
R1 là điện trở mồi để tạo dao động
R2 và C3 là điện trở và tụ hồi tiếp để duy trì dao động
D5, C4 và Dz là mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra
Q1 là đèn công suất.

10


2.2. Nguồn chính
+ Nhiệm vụ : Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho
Mainboard và các ổ đĩa hoạt động
+ Sơ đồ mạch của nguồn chính như sau :

Hình 1.4. Nguồn chính trong bộ nguồn ATX
- Q1 và Q2 là hai đèn công suất, hai đèn này đuợc mắc đẩy kéo,trong một
thời điểm chỉ có một đèn dẫn đèn kia tắt do sự điều khiển của xung dao động .
- OSC là IC tạo dao động, nguồn Vcc cho IC này là 12V do nguồn cấp
trước cung cấp, IC này hoạt động khi có lệnh P.ON= 0V , khi IC hoạt động sẽ
tạo ra dao động dạng xung ở hai chân 1, 2 và được khuếch đại qua hai đèn Q3 và
Q4 sau đó ghép qua biến áp đảo pha sang điều khiển hai đèn công suất hoạt
động .
- Biến áp chính : Cuộn sơ cấp được đấu từ điểm giữa hai đèn công suất và
điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính
=> Điện áp thứ cấp được chỉnh lưu thành các mức điện áp
+12V, +5V, +3,3V, -12V, -5V => cung cấp cho Mainboard và các ổ đĩa
hoạt động .
- Chân PG là điện áp bảo vệ Mainboard , khi nguồn bình thường thì điện

áp PG > 3V, khi nguồn ra sai => điện áp PG có thể bị mất, => Mainboard sẽ căn
cứ vào điện áp PG để điều khiển cho phép Mainboard hoạt động hay không, nếu

11


điện áp PG < 3V thì Mainboard sẽ khơng hoạt động mặc dù các điện áp khác
vẫn có đủ.

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và kiểm tra sửa chữa
Nguồn mất điện áp 5V STB (mất điện áp cấp trước)
Bước 1 – Kiểm tra khi nhận thiết bị

Cấp điện cho nguồn

Hình 1.5. Gắn nguồn điện vào bộ nguồn ATX

Chập chân P.ON xuống Mass và quan
sát quạt nguồn?

Hình 1.6. Kích nguồn

12


Thấy quạt nguồn khơng quay

Hình 1.7. Quan sát quạt nguồn.
Đo điện áp 5V STB tại chân có dây mầu tím khơng có điện, do đó nguồn bị mất
điện áp 5V STB.


Hình 1.8. Đo 5V STB
Bước 2 – Phân tích ngun nhân.
Mất điện áp 5V STB là do nguồn cấp trước khơng hoạt động, có thể do ngun
nhân sau đây.
Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây
nổ cầu chì và mất điện áp 300V DC

13


Hình 1.9. Mạch nguồn đầu vào
Nếu chập các đi ốt trong cầu đi ốt chỉnh lưu dẫn đến nổ cầu chì hoặc đứt điện trở
nhiệt, làm mất điện áp 300V DC.

Hình 1.10. Mạch đảo pha
Nếu chập các đèn cơng suất của nguồn chính sẽ gây nổ cầu chì, đứt điện trở
nhiệt và kéo theo gây chập các đi ốt chỉnh lưu, mất điện áp 300V DC.
Nguồn cấp trước không dao động
Nguồn cấp trước sẽ bị mất dao động khi bị các sự cố như đứt điện trở mồi, bong
mối hàn đèn công suất và điện trở, tụ điện hồi tiếp để tạo dao động.
14


Hình 1.11. Mạch tạo nguồn cấp trước
- Nếu đứt điện trở mồi hoặc bong chân R,C hồi tiếp thì nguồn cấp trước sẽ mất
dao động, mất điện áp ra.
- Nếu bong chân đèn cơng suất thì mạch cũng mất dao động và mất điện áp ra.
- Nếu cập đèn công suất thì sẽ nổ cầu chì, đứt điện trở nhiệt và có thể làm chập
châp các đi ốt chỉnh lưu điện áp AC 220V

- Nếu chập hoặc đứt các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra cũng làm mất điện áp 5V STB
Bước 3 – Tháo vỉ máy ra và kiểm tra
Bạn cần kiểm tra tất cả các linh kiện được chú thích như hình dưới đây.
- Kiểm tra cầu chì có bị đứt khơng?
- Kiểm tra điện trở nhiệt (có điện trở khoảng 4,7Ω ) xem có bị đứt khơng?
- Kiểm tra các đi ốt chỉnh lưu xem có bị đứt hay bị chập không?
- Kiểm tra các đèn cơng suất xem có bị chập khơng?
- Kiểm tra hai con đi ốt chỉnh lưu đầu ra xem có bị chập hay đứt không?

15


Hình 1.12. Vị trí linh kiện theo sơ đồ mạch nguồn ATX

Hình 1.13. Kiểm tra 5V STB
Sau khi sửa xong, ta cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây màu tím
nếu có điện áp 5V thì nguồn Stanby mà bạn sửa đã hoạt động tốt.
16


Hình 1.14. Bộ nguồn bị đứt cầu chì
Tháo đèn cơng suất bị chập ra ngoài và chỉ thay đèn mới vào sau khi đã sửa
xong mạch đầu vào và đã có điệp áp 300V DC.

Hình 1.15. Tháo đèn cơng suất
Tháo đèn cơng suất bị chập ra ngồi
17


Thay các đi ốt bị chập hoặc bị đứt

Thay điện trở nhiệt (nếu đứt), nếu khơng có ta có thể thay thế bằng điện trở sứ
Thay cầu chì (lưu ý cầu chì chịu được 4 A trở lên).

Hình 1.16. Thay linh kiện phù hợp
Thay thế cầu chì, điện trở nhiệt và các đi ốt chỉnh lưu bị hổng.
Sau đó cấp điện cho nguồn, đo điện áp trên hai tụ nguồn xem có điện áp chưa và
có cần bằng khơng?
- Điện áp trên đầu tụ phải có 150V và
điện áp trên hai đầu tụ phải bằng nhau.
- Trường hợp đo thấy điện áp trên hai
đầu tụ bị lệch, bạn cần thay đổi con
điện trở đấu song song với hai tụ này
- Nếu điện áp trên hai đầu tụ vẫn bị
lệch thì bạn cần phải thay hai tụ điện
mới.
Hình 1.17. Kiểm tra 150V trên tụ hóa

Kiểm tra kỹ các linh kiện xung quanh đèn cơng suất xem có bị hỏng khơng?

18


Bước sau cùng là lắp đèn công suất vào vị trí
Lưu ý:
Khi thay đèn cơng suất cần chú ý, có hai loại đèn được sử dụng trong nguồn cấp
trước là đèn BCE (đèn thường) và đèn DSG (Mosfet)
Nếu ta thay nhầm hai loại đèn trên thì nó sẽ bị hỏng hoặc khơng hoạt động.
Bạn có thể thay một đèn cơng suất tương đương (nếu khơng có đèn đúng số).
Cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp 5V STB trên dây màu tím.


Hình 1.18. Kiểm tra 5V STB
Sau khi sửa xong, bạn cấp điện cho bộ nguồn và đo điện áp trên sợi dây màu tím
nếu có điện áp 5V thì nguồn STB mà bạn sửa đã hoạt động tốt.

19


Bài tập:
1. Nêu nguyên tắc bảo vệ của mạch nguồn AC?
2. Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của mạch chỉnh lưu?
3. Phân tích chức năng của mạch lọc nhiễu trong mạch nguồn AC?
4. Hãy phân tích sơ đồ mạch nguồn DC?
5. Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của mạch chỉnh lưu?

20


BÀI 2: SỬA CHỮA MẠCH TẠO XUNG - MẠCH CÔNG SUẤT
MÃ BÀI: MĐ20-02
Giới thiệu:
Bài sửa chữa mạch tạo xung – mạch cơng suất gồm tổng cộng 20 giờ học,
trong đó có 8 giờ lý thuyết nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học
về mạch tạo xung – mạch cơng suất, giúp cho người học có thể phân tích được
sơ đồ mạch tạo xung – mạch cơng suất, 12 giờ thực hành tạo cho người học các
kỹ năng cơ bản khắc phục các sự cố thường xảy ra ở mạch tạo xung – mạch
công suất. Trước khi học chương này, người học cần phải có kiến thức cơ bản về
đặc tính điện áp AC, dạng sóng điện áp AC, cách đo giá trị điện áp.
* Mục tiêu của bài:
- Phân tích được sơ đồ mạch tạo xung; mạch công suất
- Khắc phục được các sự cố hư hỏng mạch tạo xung – mạch cơng suất

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong cơng việc.
* Nội dung bài:
1. Sơ đồ nguyên lý
1.1. Mạch dao động.
Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, như
mạch dao động nội trong khối RF Radio, Mạch dao động tạo xung dịng , tạo
sóng hình sin cho IC vi xử lý hoạt động v v...Các mạnh dao động thơng thường
gồm có:
- Mạch dao động hình Sin
- Mạch dao động đa hài
- Mạch dao động dùng IC
1.2. Mạch công suất
Mạch khuếch đại công suất là tầng cuối cùng mắc với tải, nó có nhiệm vụ
đưa ra tải công suất cần thiết dưới dạng điện áp hoặc dịng điện có biên độ lớn
(cỡ volt hoặc miliampe, ampe).
Mạch điện gồm có: 2 transisstor T1 và T2, 2 biến áp BA1 và BA2, các
điện trở R1, R2, Rt và nguồn cung cấp Ucc.
21


Hình 2.1. Sơ đồ KĐCS đầy kéo dùng biến áp ra
- T1 và T2: là hai BJT cùng loại NPN có tham số giống hệt nhau (β1 = β2
= β) là thành phần tích cực trong mạch, làm nhiệm vụ khuếch đại.
- Biến áp BA1: có hai nửa cuộn thứ cấp bằng nhau, có nhiệm vụ tạo ra hai
điện áp ngược pha để kích thích cho T1 và T2
- Biến áp BA2: có hai nửa cuộn sơ cấp W21 và W22 bằng nhau, để lấy ra
trên W2 điện áp ở cả 2 nửa chu kỳ.
- R1 và R2: là hai điện trở định thiên cho T1 và T2, nếu mạch làm việc ở
chế độ B thì chỉ cần mắc R2
- Rt: là điện trở tải, điện áp lấy ra chính là sụt áp trên Rt

- Ucc: là nguồn điện cung cấp cho mạch làm việc

IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ

22


Hình 2.2. Sơ đồ khối bên trong IC – TL 494
Chân 1 và chân 2 – Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp
ra.
Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân
này
Chân 4 – Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng
0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khố.
Chân 5 và 6 – là hai chân của mạch tạo dao động
Chân 7 – nối mass
Chân 8 – Chân dao động ra
Chân 9 – Nối mass
Chân 10 – Nối mass
Chân 11 – Chân dao động ra
Chân 12 – Nguồn Vcc 12V
Chân 13 – Được nối với áp chuẩn 5V
Chân 14 – Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp

23


2. Giải thích hoạt động
2.1. Mạch tạo xung.

2.1.1 - Mạch dao động hình Sin
- Người ta có thể tạo dao động hình Sin từ các linh kiện L - C hoặc từ
thạch anh.
* Mạch dao động hình Sin dùng L - C

Hình 2.3. Mạch dao động hình Sin dùng L - C
- Mach dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động L -C. Để
duy trì sự dao động này thì tín hiệu dao động được đưa vào chân B của
Transistor, R1 là trở định thiên cho Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu
dao động ra , cuộn dây đấu từ chân E Transistor xuống mass có tác dụng lấy hồi
tiếp để duy trì dao động. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào C1 và L1
theo công thức:
f = 1 / 2.p.( L1.C1 )1/2
* Mạch dao động hình sin dùng thạch anh.

Hình 2.4. Mạch tạo dao động bằng thạch anh .
24


X1 : là thạch anh tạo dao động , tần số dao động được ghi trên thân của
thach anh, khi thạch anh được cấp điện thì nó tự dao động ra sóng hình sin,
thạch anh thường có tần số dao động từ vài trăm KHz đến vài chục MHz.
Đèn Q1 khuyếch đại tín hiệu dao động từ thạch anh và cuối cùng tín hiệu
được lấy ra ở chân C. R1 vừa là điện trở cấp nguồn cho thạch anh vừa định thiên
cho đèn Q1, R2 là trở ghánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu .

Hình 2.5. Thạch anh dao động trong Tivi mầu, Bộ tính
2.1.2 - Mạch dao động đa hài.

Hình 2.6. Mạch dao động đa hài tạo xung vuông

25


×