A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối cơng nghiệp hóa và lãnh đạo việc tiến hành
cơng cuộc cơng nghiệp hóa trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra
khỏi tình trạng một nước cơng nghiệp lạc hậu và kém phát triển về cơng nghiệp
tính đến nay đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và
kéo dài không những đã làm gián đoạn công cuộc cơng nghiệp hóa mà bom đạn
Mỹ cịn phá hủy hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được trong thời kỳ hịa
bình ở miền Bắc trước đó, Đồng thời, sau khi chiến tranh kết thúc, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất nước đã rơi vào
tình trạng khủng hoảng nặng nề về kinh tế-xã hội. Hơn thế nữa, quan niệm cũ về
cơng nghiệp hóa đã trở nên qua lạc hậu trước sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học
và công nghệ hiện đại. Những thành tựu mà nhân dân ta thu được trong quá trình
đổi mới, sự nhận thức mới về thời đại, về vai trị của khoa học, cơng nghệ và vai
trò của con người trong phát triển kinh tế- xã hội đương đại, cũng như những khó
khăn và cà những sai lầm khó tránh …đã được Đảng ta đúc kết thành những bài
học có giá trị trong việc chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại được coi là nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm
của các nước xung quanh nước ta đã công nghiệp hóa thành cơng, đã góp phần
giúp Đảng ta qua các kì đại hội đúc kết thành lý luận cơng nghiệp hóa đầy đủ hơn
ở một đất nước kém phát triển trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và kinh tế tri tức ngày càng đóng vai trị quan trọng. Hiện
2
nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ
hội phát triển cho mọi quốc gia nhất là các nước đang phát triển. Đối với nước ta,
nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể “ĐI
TẮT,ĐĨN ĐẦU”, đẩy mạnh và rút gắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, đồng thời cũng có thể làm cho chúng ta sẽ tụt hậu ngày càng xa
hơn nếu khơng dụng được cơ hội này. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải có
những giải pháp phù hợp đối với q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài “Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa ở
Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0”
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. TS. Trần Văn Thiện, 29/06/2019,Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0.
/>Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn đàn
Kinh tế Thế giới , cách mạng cơng nghiệp 4.0 có lịch sử hình thành vơ cùng ấn
tượng:
“ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ ứng dụng điện năng để
sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thơng
tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đã
và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng lần ba. Nó là sự kết hợp của các công
nghệ và cũng đồng thời làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học”.Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, Kỹ thuật số và
Công nghệ sinh học.Lĩnh vực Vật lý gồm robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,
vật liệu mới và công nghệ Nano.Lĩnh vực Kỹ thuật số bao gồm:Trí tuệ nhân tạo
(AI), vạn vật kết nối (Internet of things -IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).Lĩnh vực
Công nghệ sinh học gồm: Nông nghiệp, Thủy sản, chế biến thực phẩm, bảo vệ
môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
3
2.2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, Thứ Sáu, 11/1/2019, Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở
nước ta.
/>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh. Đây sẽ là
bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó
cũng tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội,
trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học - công nghệ trong cách mạng công
nghiệp lần thứ tư làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày
càng mất lợi thế. Việc làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định hướng
cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cấp bách và thiết thực.
2.3. PGS. TS Nguyễn Văn Thạo, 14/02/2019, Tư duy mới về cơng nghiệp hóa
trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
/>Sau ngày đất nước hịa bình, thống nhất (năm 1975), đất nước ta rơi vào cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, phải vật lộn để lo đời sống cho
nhân dân và ra khỏi cuộc khủng hoảng. Ngay khi đất nước thoát khỏi cuộc khủng
hoảng, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) đã chủ trương
“đẩy tới một bước cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và “Cơng
nghiệp hóa phải đi đơi với hiện đại hóa, thực hiện những bước tiến tuần tự về
cơng nghệ với tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn
phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học và công nghệ thế giới”. Đại
hội VIII của Đảng (1996) tiếp tục chủ trương “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa” và đề
ra mục tiêu “từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp”. Các Đại hội IX, X, XI đều khẳng định mục tiêu phấn
4
đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Tuy nhiên, đến năm 2016, Đại hội XII của Đảng đánh giá đến
năm 2020, nước ta chưa thể trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nên
đã điều chỉnh lại mục tiêu thành “phấn đấu sớm đưa nước ta thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”.
2.4. VOV.VN, Thứ 5 15/04/2021, Cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi thay đổi tư
duy về cơng nghiệp hóa.
/>Dẫn chứng các số liệu thống kê về đóng góp chung cho tăng trưởng kinh tế
(GDP) của các ngành cơng nghiệp cơ bản, trong đó có cơng nghiệp chế biến chế
tạo (cụ thể, chỉ tính riêng 9 tháng năm nay, trong tốc độ tăng trưởng GDP tăng
6,98% thì lĩnh vực cơng nghiệp đóng góp tới 42%, riêng ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo đóng góp khoảng 34%).
Ơng Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Cơng nghiệp, Tổng Cục Thống
kê khẳng định vai trò “đầu tàu” của sản xuất cơng nghiệp trong nền kinh tế. Ơng
Thúy cho rằng, việc chưa có được một bộ chỉ tiêu để đánh giá thế nào là một
nước công nghiệp hiện đại, để cụ thể hóa các mục tiêu và thực hiện là “hết sức
đáng tiếc”.
2.5. Lê Phương, 10/11/2019, Thay đổi tư duy về cơng nghiệp hóa trong thời đại
4.0
/>Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ,
yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển ngày nay không phải là tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lực tài chính, mà là trí tuệ, khoa học - cơng nghệ, ý tưởng đổi mới
sáng tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Những yếu tố này được xem là một tiềm
năng, thế mạnh của người Việt Nam. Để sớm đưa Việt Nam trở thành nước cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết cần có sự thay đổi về tư duy hành động.
5
Tư duy về cơng nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay là tư duy về cơng nghiệp hóa
trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tận dụng tốt những điều kiện và
thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đi tắt, đón đầu, tạo ra sự
phát triển nhảy vọt, phát triển bền vững, bao trùm. Thực tế cho thấy để cơng
nghiệp hóa khơng chỉ cần có động lực mà cần phải có nguồn lực, trong đó nguồn
lực quan trọng nhất là khoa học - công nghệ và nhân lực chất lượng cao.
2.6. Trần Thị Thanh Bình, Chủ nhật, 03/05/2020,Cách mạng cơng nghiệp 4.0 Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
/>Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các
lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hồn
tồn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế
giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ
tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích
dữ liệu lớn, điện tốn đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát
triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng
công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hồn chỉnh nhờ nhất thể hóa các
dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công
nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những
phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản
xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc
vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo
và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không
gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
2.7. Ban chỉ đạo 35 Bộ Công thương, 10/9/2020, Những thành tựu nổi bật trong
phát triển cơng nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
6
/>Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định: “Cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước
ta”. Trong 20 năm đầu, cơng nghiệp hóa nước ta diễn ra trong điều kiện có chiến
tranh. Những năm sau, cơng nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện vừa khủng hoảng
kinh tế - xã hội, vừa tìm tịi đổi mới nền kinh tế.
Cơng nghiệp hóa trước đổi mới diễn ra theo mơ hình của Liên Xơ, chỉ đến khi
khởi đầu là đổi mới tư duy kinh tế và nhất là từ Đại hội VIII (1996), công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta mới được xác định một cách đầy đủ.
Trong 35 năm đổi mới, đặc biệt sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, nhận
thức của Đảng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những bước
phát triển mới về cả nội dung và phương thức thực hiện.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã xác định: “Coi trọng phát triển các ngành công
nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành cơng nghiệp có
lợi thế”. Đại hội Đảng XI (năm 2011) đã bổ sung thêm Cơ cấu lại nền công
nghiệp theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập,
tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
mạng sản xuất và phân phối tồn cầu; Ưu tiên phát triển cơng nghiệp phục vụ
nông nghiệp và nông thôn; Phát triển hợp lý cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động,
góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động”.
2.8. Đỗ Đức Minh, Thứ Tư, 19-08-2015. Thứ Tư, Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và yêu cầu đối với giáo dục đại học hiện nay
/>
7
Để thực hiện được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, Việt Nam đang tiếp tục đổi mới sâu rộng và đồng bộ hơn; tập trung ưu tiên
tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH,
HĐH, chủ động và tích cực HNQT. Tình hình trên đặt ra cho ngành giáo dục và
đào tạo những yêu cầu mới, vẻ vang nhưng cũng nặng nề hơn trong việc thực
hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển NNLCLC và nền khoa học công nghệ
tiên tiến. Hiện nay, nước ta đang triển khai thực hiện Cương lĩnh của Đảng, các
Nghị quyết số 20/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và
Nghị quyết số 29/NQ-TW về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo. Việc Đảng và Nhà nước đã chọn việc phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ là một trong ba khâu đột phá chiến lược đã giao trách nhiệm và là cơ
hội phát triển cho các trường đại học nghiên cứu cũng như hệ thống GDĐH Việt
Nam.
2.9. PGS.TS Đào Duy Qt, 11/11/2020, Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải
là một nội dung quan trọng trong chủ đề của Báo cáo chính trị
/>Trong phần: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
viết: Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng toàn dân ta phải ra sức phấn đấu
xây dựng nước ta trở thành một nước cơng nghiệp hiện đại hóa, theo định hướng
XHCN. Để thực hiện thành cơng các mục tiêu trên, tồn Đảng tồn dân ta cần
nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm
năng và trí tuê, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt
các phương hướng cơ bản sau đây: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài ngun, mơi trường…Vì sao,
trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định một trong
8
tám phương hướng cơ bản từ 2011 đến 2050, thì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa phải là phương hướng cơ bản quan trọng thứ nhất. Bởi vì, xã hội chủ
nghĩa mà dân ta xây dựng có một đặc trưng rất quan trọng là: Có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
2.10. Đỗ Hoài Nam, 02-11-2005, Ðẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
/>Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HÐH) ở Việt Nam là
nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Quá trình thực hiện nhiệm vụ này kể từ năm 1986 đến nay gắn liền và là
kết quả đổi mới tư duy của Ðảng, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Ðã chuyển
từ quan niệm CNH trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang
quan niệm CNH trên những nguyên tắc của thị trường và kinh tế thị trường. Gắn
liền CNH với HÐH, đẩy mạnh CNH, HÐH để đến năm 2020, về cơ bản Việt
Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện chiến lược
CNH, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu ở những sản
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh
tranh của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Ðịnh
hình ngày càng rõ hơn quan điểm rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HÐH; đẩy
mạnh CNH, HÐH, gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.Phương pháp logic
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng
lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính
tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng
lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
9
Nhiệm vụ của phương pháp logic là: “đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến,
cái lặp lại của các hiện tượng”; … “nắm lấy cái tất yếu, cái xương sống phát
triển, tức nắm lấy quy luật của nó (sự vật, hiện tượng - TG)”; “nắm lấy những
nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất
định”, từ đó giúp nhà nghiên cứu thấy được những bài học và xu hướng phát
triển của sự vật, hiện tượng.
3.2. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử :Các đối tượng nghiên cứu( sự vật, hiện tượng) đều
ln biến đổi, phát triển theo những hồn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch
sử liên tục được biểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ
có cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Phương pháp lịch sử là phương pháp thông qua
miêu tả tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự
kiện kế tiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển.Hay nói cách
khác, phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tượng, để phát
hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng.
3.3. Phương pháp phân tích
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích
chúng thành từng bộ phận để quan tâm sâu sắc về đối tượng. Phân tích theo nghĩa
chung nhất là phương pháp nghiên cứu, là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ
thành các phần, các bộ phân khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện
tượng, quá trình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự
phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó. Có khá nhiều khái niệm về
phân tích, đơn cử vài khái niệm sau: - Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành
từng mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ
ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, cũng như người thợ máy hiểu rõ cái máy
khổng lồ gồm hàng trăm chi tiết nhỏ để tìm hiểu cơ chế làm việc và sửa chữa bên
trong lòng máy khi cỗ máy bị trục trặc trong q trình vận hành; - Phân tích là
việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể
10
theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả giữa
chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
3.4. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân
tích lại nhằm nhận thức cái tồn bộ. Phân tích dựa trên nền tảng là những
thông tin khoa học thu được từ các nguồn tài liệu có sẵn. Để nhận thức, phát
hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết. Từ đó chọn lọc
những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Sau đó, tổng hợp lại
bằng cách lựa chọn, bổ sung. Sắp xếp để xây dựng thành một lý thuyết có tính
mới, cải tiến hơn và hiệu quả hơn lý thuyết cũ. Là phương pháp sử dụng
nhiều hoặc tất cả các phương pháp nghiên cứu vào trong 1 bài nghiên cứu
hoặc 1 luận văn luận án. Có cơ sở khách quan trong cấu tạo và trong tính quy
luật của bản thân sự vật cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người.
Là sự phản ánh những quá trình hoạt động thực tiễn của con người , quá trình
chia các yếu tố ra và quá trình hợp nhất các yếu tố lại để nhận thức cái chỉnh
thể.
3.5. Phương pháp diễn dịch
Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra
kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết. Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng
bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tn theo các quy tắc lơgíc, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng. Nếu
quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì
diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có
ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toán học…
3.6. Phương pháp quy nạp
11
Quy nạp có nghĩa là quy về, dẫn về,...được hiểu là phương pháp tư duy mà
mục đích của nó là phân tích sự vận động của tri thức từ các phán đoán đơn nhất,
riêng lẻ đến các phán đoán chung. Nó phản ánh bước chuyển tư tưởng từ những
mệnh đề ít chung đến những mệnh đề có tính chung cao hơn. Có thể coi quy nạp
là một dạng suy luận trong đó có sự thực hiện bước chuyển tri thức về những đối
tượng riêng biệt của một lớp đến tri thức về tồn bộ lớp đó
3.7.Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung
dự án với các chuẩn mực luật pháp qui định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế
kĩ thuật thích hợp, thơng lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm
thực tế để đánh giá tính chính xác các nội dung phân tích của dự án.
3.8. Phương pháp gắn lí luận với thực tiễn
Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri
thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử. Lý luận được
hình thành trên cơ sở tổng kết, khái quát kinh nghiệm thực tiễn; song không
phải lúc nào và bao giờ cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Bởi,
lý luận không thể ra đời một cách tự phát, khơng phải là mục đích tự thân mà
nó địi hỏi phải được bổ sung, hồn thiện, phát triển thơng qua tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn. Một khi lý luận xuất phát từ thực tiễn, được chứng minh
trong thực tiễn và khi vận dụng vào thực tiễn, lý luận sẽ trở nên phong phú và
sâu sắc hơn, phản ánh đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn các quy luật vận động và
phát triển của tự nhiên, của xã hội và của con người. Thực tiễn khơng có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng có liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông.
4.Bố cục
A.Mở đầu
12
B.Nội dung
C. Kết Luận
D.Tài liệu tham khảo
E.Hình ảnh tư liệu
5. Đóng góp của đề tài
Đối với người học:
Biết được nội dung cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới
của Đảng và nhà nước ta, các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế
và nguyên nhân từ đó có những thay dổi trong đường lối giúp đất nươc ngày
càng phát triển.
Thông qua những kiến thức đã trang bị giúp học viên có kỹ năng phân
tích, tổng hợp và khái qt được tình hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu luận giúp học viên biết được mục tiêu và quan điểm của cơ’ng
nghiệp hóa- hiện đại hóa, và biết được định hướng của cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa trong những năm tới.
Đối với cơ sở đào tạo:
Thấy được những điểm hạn chế trong cơng cuộc xây dựng cơng nghiệp
hóa- hiện hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới từ đó xây dựng những chính
sách cải thiện tốt hơn
Đối với mơn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tạo hứng khởi khi tìm hiểu bộ mơn và xây dựng giáo án vững chắc của
bộ môn.
13
14
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I :ĐỞI MỚI TỒN DIỆN, ĐƯA ĐẤT NƯỚC RA
KHỎI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1986-1996
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện.
Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986,
trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế
đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu
thế của thời đại. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù
địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội. Lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng 300% năm 1985 lên
774% năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép
diễn ra khá phổ biến. Đổi mới đã trở thành địi hỏi bức thiết của tình hình đất
nước.
Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 2 triệu đảng viên cả nước và
có 32 đồn đại biểu quốc tế đến dự. Đại hội đã thông qua các văn kiện chính trị
quan trọng, khởi xướng đường lối toàn diện, bầu Ban Chấp hành Trung ương
gồm 124 ủy viên chính thức, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức; bầu
đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư của Đảng.
Đường lối đổi mới tồn diện do Đại hội VI đề ra thể hiện trên các lĩnh vực
nổi bật:
Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,
đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm
của Đảng trong thời kỳ 1975-1986. Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài
về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó, đặc biệt là
trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản
đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa
15
“tả” khuynh vừa hữu khuynh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ
những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của
Đảng. Đại hội rút ra bốn bài học quý báu: Một là, trong tồn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải qn triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Hai là, Đảng phải luôn
luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là,
phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo
nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi
mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp
chuyển sang hạch tốn, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường. Nhiệm vụ
bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên
là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp
lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực-thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung cơng
nghiệp hố trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Thực hiện cải tạo xã hội
chủ nghĩa thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản
xuất phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông. Xây dựng
và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả các chính sách xã hội. Bảo
đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Năm phương hướng lớn phát triển
kinh tế là: Bố trí lại cơ cấu sản xuất; điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành
phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa
học kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội VI nhấn
mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng
mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và
sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”1.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2006, Tập 47, tr380
16
Đại hội khẳng định, chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con
người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài, xác định được những nhiệm vụ, phù
hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên. Bốn nhóm chính sách xã
hội là: Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện
cơng bằng xã hội, bảo đảm an tồn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi
lĩnh vực xã hội. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng
cường sức khỏe của nhân dân. Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.
Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất
nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm
chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc.
Đối ngoại góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị
và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hố
quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hịa bình ở Đơng
Nam Á và trên thế giới. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại,
phấn đấu giữ vững hồ bình ở Đơng Dương, Đông Nam Á và trên thế giới, tăng
cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, quan hệ hữu nghị và hợp tác
tồn diện với Liên Xơ và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy
kinh tế, đổi mới công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm
việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường đồn kết
nhất trí trong Đảng. Đảng cần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường hiệu lực
quản lý của Nhà nước là điều kiện tất yếu để huy động lực lượng của quần
chúng.
Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện,
đánh dấu ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các Văn
kiện của Đại hội mang tính chất khoa học và cách mạng, tạo bước ngoặt cho sự
phát triển của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của Đại hội VI là chưa
17
tìm ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối lưu
thơng.
Trong q trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tình hình thế giới biến
chuyển nhanh chóng. Cơng cuộc cải tổ ở Liên Xơ, các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu ngày càng rơi vào khủng hoảng toàn diện và sụp đổ hoàn toàn (121991). Sự sụp đổ đó gây tác động bất lợi nhiều mặt đối với thế giới và Việt Nam.
Viện trợ và quan hệ kinh tế giữa Liên Xô và các nước Đông Âu với nước ta bị
thu hẹp nhanh. Trên diễn đàn quốc tế, Mỹ và các thế lực thù địch lấy cớ quân tình
nguyện Việt Nam chưa rút khỏi Campuchia, tiếp tục bao vây, cấm vận, cô lập,
tuyên truyền chống Việt Nam. Họ còn dung dưỡng các tổ chức phản động người
Việt từ nước ngoài trở về Việt Nam gây bạo loạn, lật đổ2. Từ sau năm 1979, quân
đội Trung Quốc vẫn còn bắn pháo, gây hấn trên một số vùng biên giới phía Bắc,
nhất là mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Cao điểm nhất, tháng 3-1988, Trung Quốc
cho quân đội chiếm đảo Gạc Ma và các bãi cạn Châu Viên, Chữ Thập, Tư Nghĩa,
... trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trên thực tế cuộc chiến tranh chống
xâm lược bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm từ 1979 đến 1989.
Ở trong nước, những năm 1987-1988, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn diễn
ra nghiêm trọng. Lương thực, thực phẩm thiếu, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, lạm
phát cao, đời sống nhân dân rất khó khăn. Sự dao động về tư tưởng chính trị,
giảm sút niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa ngày càng lan rộng. Thực hiện
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Trung ương Đảng đã họp nhiều lần, chỉ đạo đổi
mới tồn diện, trong đó nổi bật là ở các lĩnh vực sau:
Những năm 1987-1988, đất nước vẫn đang khủng hoảng kinh tế-xã hội
nghiêm trọng. Phân phối, lưu thông rối ren, lạm phát ở mức cao. Do thiên tai,
mất mùa nên kỳ giáp hạt năm 1988, nhiều nơi từ miền Trung trở ra rất thiếu đói.
Hội nghị Trung ương 2 (4-1987) chủ trương về một số biện pháp cấp bách về
phân phối lưu thông. Trọng tâm là thực hiện bốn giảm: Giảm bội chi ngân sách,
giảm nhịp độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân dân;
2 Cuộc hành quân “Đông tiến 1” năm 1986 do Hoàng Cơ Minh cầm đầu bị nhân dân Lào phối hợp với
Việt Nam đập tan: 65 tên bị tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống, chỉ cịn 15 tên chạy thốt về Thái Lan.
18
mở rộng giao lưu hàng hoá, giải thể các trạm kiểm sốt hàng hóa trên các đường
giao thơng; thực hiện cơ chế một giá và chế độ lương thống nhất cả nước; giảm
tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt, tiết kiệm chi tiêu, chống tiêu cực;
chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế. Quyết định số 217-HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng (14-11-1987) trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp.
Trong nông nghiệp nổi bật là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4-1988) về
khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên (gọi tắt là Khốn 10).
Theo đó, người nơng dân được nhận khốn và canh tác trên diện tích ổn định
trong 15 năm; bảo đảm có thu nhập từ 40% sản lượng khốn trở lên. Lần đầu tiên
Luật Đầu tư nước ngồi được Quốc hội khóa VIII thơng qua, có hiệu lực từ ngày
1-1-1988.
Trong cơng nghiệp, xố bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của
các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra
động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa họckỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng
suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Nhà máy thủy điện Hịa Bình phát điện
tổ máy số 1. Liên doanh dầu khí Việt-Xơ khai thác những thùng dầu thô đầu tiên.
Hội nghị Trung ương 2 (4-1987) đề ra những chủ trương, biện pháp cấp
bách về phân phối lưu thông, thực hiện bốn giảm: Giảm bội chi ngân sách, giảm
nhịp độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân dân. Mở
rộng giao lưu hàng hoá, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao
thơng. Thực hiện cơ chế một giá; thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả
nước; giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt bằng cách tăng thu, tiết
kiệm chi tiêu, chống tiêu cực. Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc
doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về
kinh tế.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của
nhiều thành phần kinh tế. Nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh,
19
phát huy khả năng tích cực của các thành phần kinh tế khác. Các thành phần kinh
tế bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trước pháp luật.
Các chủ trương trên thể hiện tư duy đổi mới quan trọng về kinh tế của Đảng
và đã có kết quả nhanh chóng. Đến năm 1991 lạm phát từ 774,7% năm 1986
giảm còn 67,1%. Cuối năm 1988, chế độ phân phối theo tem phiếu đã được xóa
bỏ. Lương thực, từ chỗ thiếu triền miên, năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo,
đến năm 1989 đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu. Hàng tiêu dùng
đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình
thành. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hơn trước.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc cải tổ ở Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng rơi vào khủng hoảng toàn
diện, gây tác động bất lợi nhiều mặt đối với thế giới và Việt Nam. Hội nghị Trung
ương 6 (3-1989) chính thức dùng khái niệm hệ thống chính trị, đề ra những chủ
trương cụ thể và xác định sáu nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới3:
Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu ở nước ta, là sự lựa chọn sáng
suốt của Bác Hồ, là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới
không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được
thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi
thích hợp.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đổi mới vận dụng sáng tạo và phát triển chứ
không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm
tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của
các tổ chức trong hệ thống chính trị4.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 49, trang
591.
4 Từ Hội nghị này, trong các văn kiện Đảng dùng khái niệm hệ thống chính trị thay việc dùng khái niệm
hệ thống chun chính vơ sản trước đây.
20
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là động lực của sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Song dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo phải
trên cơ sở dân chủ; dân chủ với nhân dân, nhưng phải chuyên chính với kẻ địch.
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Để chỉ đạo công tác tư tưởng trong bối cảnh tác động xấu từ sự khủng
hoảng ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu 5; kịp thời ngăn chặn các
hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch hịng xố bỏ Đảng Cộng
sản Việt Nam, Hội nghị Trung ương 8 (3-1990) đã kịp thời phân tích tình hình
các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, đề ra nhiệm vụ
của Đảng ta. Trung ương chỉ rõ cần nhận rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng
hoảng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do việc xây dựng mơ
hình chủ nghĩa xã hội cịn một số nhược điểm và khuyết điểm: cải tạo xã hội chủ
nghĩa nóng vội, hình thức sở hữu thiếu đa dạng; cơ chế quản lý tập trung nặng về
hành chính mệnh lệnh và bao cấp; phủ nhận hoặc coi nhẹ kinh tế hàng hố; hệ
thống chính trị tập trung quan liêu làm suy yếu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và
mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân...; Những nhược điểm và khuyết điểm của
mơ hình nói trên kéo dài quá lâu và ngày càng nặng nề, cộng với nhiều sai lầm
khác ở nước này hay nước khác tích tụ dẫn đến khủng hoảng nói trên. Hai
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng: Một là, những quan điểm, khuynh
hướng sai lầm, hữu khuynh của một số người lãnh đạo Liên Xơ trong q trình
cải tổ. Hai là, các thế lực đế quốc và phản động quốc triệt để khai thác những sai
lầm, khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa để tăng cường can thiệp, phá hoại,
thực hiện diễn biến hồ bình. Cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa
đã và đang tác động tiêu cực đến cách mạng nước ta, làm một số người hoài nghi
đối với chủ nghĩa xã hội, giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước. Một số ít
phần tử cơ hội, bất mãn đẩy mạnh hoạt động chống lại sự lãnh đạo của Đảng, đòi
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 50, trang
58.
21
đa nguyên chính trị, đa đảng, gây mất ổn định tình hình. Những người cộng sản
Việt Nam cần rút ra những bài học cần thiết từ sự khủng hoảng đó, đổi mới nhận
thức về mơ hình và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; Đảng phải tích cực
đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo và sức chiến đấu của mình; cần cảnh giác và
kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hồ bình” của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch.
Bắt đầu từ năm 1990, Đảng và Nhà nước có những chủ trương đổi mới về
quan hệ đối ngoại. Đó là việc ưu tiên giữ vững hịa bình và phát triển kinh tế;
kiên quyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”; mở rộng quan hệ hữu nghị
và hợp tác với tất cả các nước trên ngun tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hồ
bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trước hết là bình thường hố quan
hệ Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Hoa Kỳ; từng bước xây dựng quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
và các nước Châu Âu. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là sớm tiến
hành những bước đầu tiên giải quyết bất đồng với các nước nhưng ln kiên trì
giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Để thực hiện chủ
trương đó, từ tháng 5-1988, Việt Nam tuyên bố rút 5 vạn quân và Bộ tư lệnh
quân tình nguyện ở Campuchia về nước và rút hết quân tình nguyện về nước vào
tháng 9-1989, sớm hơn một năm theo kế hoạch đã định.
Nhằm thực hiện đổi mới tư duy của Đảng, Hội nghị Trung ương 6 (3-1989)
và Hội nghị Trung ương 8 (3-1990) tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách
trong công tác xây dựng Đảng. Điểm nổi bật yêu cầu Đảng phải đổi mới tư duy,
nhất là tư duy kinh tế; tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đúc
kết kinh nghiệm nhằm phục vụ thiết thực việc đổi mới tư duy, cụ thể hoá kịp
thời, đúng đắn các nghị quyết của Đảng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
kinh tế-xã hội. Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tăng cường công
tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi
mới. Nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng, giữ
vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi
22
của cơng cuộc đổi mới và tồn bộ sự nghiệp cách mạng.
CHƯƠNG II: TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY
MẠNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ 1996-2018.
2.1.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện cơng cuộc
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá 1996-2001
Đại hội VIII họp tại Hà Nội, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996, trong bối
cảnh cách mạng khoa học và cơng nghệ phát triển với trình độ cao hơn. Chủ
nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào. Sau 10 năm đổi mới, nhân dân Việt
Nam đã giành được những thắng lợi bước đầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phịng, an ninh, phá được thế bị bao vây, cô lập nhưng vẫn là nước
nghèo, kém phát triển, xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.
Lạm phát từ 67,1% năm 1991 giảm cịn 12,7% năm 1995.
Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2,1 triệu đảng viên trong cả
nước. Đại đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng và bầu đồng chí Đỗ
Mười tiếp tục làm Tổng Bí thư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
tại Đại hội VIII đã bổ sung đặc trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và nổi
bật những vấn đề trọng tâm sau:
Tổng kết 10 năm đổi mới (1986-1996) đất nước thu được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội,
nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày
càng được xác định rõ hơn. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá
độ là chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hố đã cơ bản hoàn thành, cho phép
chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. “Xét
trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về
cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực
hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc và kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực
23
này, hay lĩnh vực khác, ở mức độ này, hay mức độ khác” 6. Đại hội nêu ra sáu bài
học chủ yếu qua 10 năm đổi mới: Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới. Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời
từng bước đổi mới chính trị. Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, mở rộng và tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Năm là, mở rộng hợp
tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết
hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Sáu là, tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Quan điểm về cơng nghiệp hố trong thời kỳ mới gồm: 1) Giữ vững độc
lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đơi với tranh thủ tối
đa nguồn lực bên ngồi. 2) Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là sự nghiệp của tồn
dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3) Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. 4) Khoa học và cơng nghệ là động lực của cơng nghiệp hố,
hiện đại hố. Kết hợp cơng nghệ truyền thống với cơng nghệ hiện đại, tranh thủ
đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. 5) Lấy hiệu quả kinh tế làm
chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công
nghệ. 6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
Xây dựng Đảng ngang tầm địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Đảng phải tiếp
tục sự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh
đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Cần phải
giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; củng cố Đảng về tổ chức,
thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán
6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tập 55, trang
356.
24
bộ; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng và đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng.
Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ mới
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân
chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau Đại hội VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo
thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật là:
Quan điểm của Đảng: coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu
quả sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cần kiệm để cơng nghiệp hố, khắc phục xu
hướng chạy theo “xã hội tiêu dùng”. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, đồng thời quan tâm xây dựng quan hệ sản xuất, từng bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hướng mạnh về xuất khẩu, nhưng không được coi
nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước. Thực hiện cơ chế thị trường,
nhưng Nhà nước phải quản lý và điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát
triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và hợp tác hố, dân chủ hoá. Đẩy mạnh đổi mới, phát
triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và lành
mạnh hố hệ thống tài chính-tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Tích cực giải
quyết việc làm và xố đói giảm nghèo. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế- xã
hội.
Vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực từ tháng 7-1997, với
các chủ trương trên về kinh tế, cho đến năm 2000, kinh tế đất nước tăng trưởng
khá, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%. Nông
nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Giá trị sản xuất cơng
nghiệp bình qn hằng năm tăng 13,5%. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập
khẩu đều phát triển. Năm 2000, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch
25