Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quy luật lượng – chất của phép biện chứng duy vật liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.19 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
ĐỀ TÀI:

“Quy luật lượng – chất của phép biện chứng duy vật.
Liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay.”

Giảng viên hướng dẫn:
Lớp học phần:

ĐẶNG MINH TIẾN
2172MLNP0221

Nhóm:

5

Hà Nội,11/2021

1


MỤC LỤC
I. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM…………………………… 3
I. QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT…………4
1. Mở đầu…………………………………………………………………………….4


2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại…………………………………………………………………………...6
II. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN
SINH VIÊN HIỆN NAY……………………………………………………………... 14
III. NGUỒN THAM KHẢO………………………………………………………… 18

2


I. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
Mơn: Triết học Mác – Lênin
Nhóm: 05
Lớp HP: 2172MLNP0221
Họ và tên

48

Cao Thị Thùy Linh
( NT )

Mã SV

Lớp HC

21D130212

K57E3

Nhiệm vụ
Nội dung + làm powerpoint

+ thuyết trình

Đánh giá theo
thang điểm 10
A

49

Đặng Kiều Linh

21D130258

K57E4

Nội dung

A

50

Đào Thị Thùy Linh

21D130004

K57E3

Nội dung + thuyết trình

A


51

Đinh Thùy Linh

21D130005

K57E4

Làm powerpoint

A

21D130506

K57E3

Nội dung

A

21D130213

K57E3

Nội dung + thuyết trình

A

54 Nguyễn Phương Linh 21D130259


K57E4

Làm powerpoint

A

55

Phạm Khánh Linh

21D130214

K57E3

Làm powerpoint

A

56

Phạm Phương Linh

21D130260

K57E4

Nội dung

A


57

Vũ Khánh Linh

21D130215

K57E3

Nôi dung

A

58

Vũ Khánh Linh

21D130261

K57E4

Nội dung + thuyết trình

A

59

Liễu Thị Kim Loan

21D130216


K57E3

Nội dung

A

52
53

Lương Hồng Ngọc
Linh
Ngơ Thùy Linh

3


Đề tài thảo luận (đề tài 6): Quy luật lượng – chất của phép biện chứng duy vật –
Liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay.

II. QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Mở đầu
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các
đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp. “Quy luật khách quan”
vốn thuộc biện chứng của sự tồn tại khách quan khác với “quy luật khoa học” vốn là sự
khái quát những liên hệ và quy luật khách quan được trình bày trong các lý thuyết khoa
học bằng những phán đốn phổ biến. Do đó, về ngun tắc, các quy luật khoa học chỉ
gần đúng với các quy luật khách quan. Sự thừa nhận tính khách quan của các quy luật tự
nhiên và xã hội là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng đối với sự phát triển tri thức
khoa học. Khi nhận thức được các quy luật tự nhiên và xã hội, con người tích cực vận
dụng chúng vào hoạt động thực tiễn, tức là nếu không thể “làm thay đổi” chúng, thì lại

dựa trên chúng để làm thay đổi tự nhiên và xã hội. V.I. Lênin viết: “chừng nào chúng ta
chưa biết được một quy luật của giới tự nhiên thì quy luật đó, trong khi tồn tại và tác
động độc lập và ở ngoài nhận thức của ta, biến ta thành những nơ lệ của “tính tất yếu mù
quáng”. Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động (như Mác đã nhắc lại
hàng ngàn lần) khơng lệ thuộc vào ý chí của chúng ta và vào ý thức của chúng ta thì
chúng ta trở thành người chủ của giới tự nhiên”. Con người có thể nhờ một số quy luật
để kiềm chế sự tác động của những quy luật khác. Chẳng hạn quy luật vạn vật hấp dẫn
(do Newton phát hiện ra) đã tác động từ lâu trước khi có con người, trong quá trình hoạt
động, con người vẫn tự phát dựa theo nó, nhưng khi đã biết, con người sẽ tổ chức hoạt
4


động của mình phù hợp với sự tác động và có khi cịn vơ hiệu hóa sự tác động của nó...
Do vậy, “khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con
người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của
q trình thế giới”.
Mọi quy luật đều thể hiện cái phổ biến vốn có ở các giai đoạn vận động, thể hiện sự
thống nhất các đối tượng đa dạng. Do vậy, những mối liên hệ được phản ánh trong các
quy luật cũng không mang tính chất đơn nhất. Mặt khác, điều đó khơng có nghĩa là những
mối liên hệ phổ biến được phản ánh trong quy luật đã thâu tóm hết mọi đối tượng khách
quan. Mức độ chung của các đối tượng là khác nhau, do vậy các quy luật cũng có mức
độ phổ biến khác nhau và một cách tương đối có thể chia tất cả các quy luật thành ba
nhóm: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến. Những quy luật của phép biện
chứng mang tính phổ biến, phản ánh những mối liên hệ phổ biến của tất cả các đối tượng
hiện thực, đồng thời cũng phản ánh cả nội dung chung, thống nhất vốn có ở các quy luật
nhóm thứ nhất và thứ hai. Chẳng hạn, trong thế giới khách quan có nhiều quy luật riêng
phản ánh quan hệ giữa các thuộc tính đối lập nhau của đối tượng: quy luật tương tác các
điện tích trái dấu, các hạt và phản hạt, hút và đẩy; đấu tranh sinh tồn trong cùng một loài
và giữa các loài sinh vật; đấu tranh giai cấp trong xã hội... Nội dung của tất cả các quy
luật đó bao gồm cái chung, lặp lại và được bao quát bởi quy luật biện chứng thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phổ biến. Tương tự như vậy là quy luật phủ
định của phủ định và quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại.
Việc nhận thức các quy luật khách quan, nhất là các quy luật phổ biến, có ý nghĩa
thực tiễn to lớn, tạo điều kiện cho con người làm chủ tốt hơn tự nhiên và xã hội. Những
quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật khái quát cách thức, nguyên nhân và
khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản chất biện chứng
của thế giới khách quan vốn được con người rút ra từ trong lịch sử của giới tự nhiên và
lịch sử của xã hội loài người. Các quy luật này định hướng việc nghiên cứu các quy luật
đặc thù, mối liên hệ giữa chúng, từ đó tạo ra cơ sở khách quan cho mối liên hệ giữa triết
học duy vật biện chứng với khoa học chuyên ngành.
5


2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại
Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin.
Diễn đạt một cách đầy đủ, đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại phát biểu rằng: Bất kỳ sự vật nào
cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới
hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất
mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho
thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về
lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát
triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với
sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có
những bước đột phá vượt bậc. Ph. Ăngghen viết: “... trong giới tự nhiên, thì những sự

biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ
có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”.
Nội dung quy luật được vạch ra thông qua việc làm rõ các khái niệm, phạm trù có
liên quan.
6


Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi
sự vật, hiện tượng đó là gì? Giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). Đặc điểm cơ
bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó
chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Mỗi
sự vật, hiện tượng đều có q trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi
giai đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, ta cũng có thể hiểu mỗi sự vật, hiện tượng có
thể có vơ vàn chất. Vì mỗi sự vật có mn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính lại có một phức
hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến mỗi thuộc tính ây lại trở thành một chất.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, khơng tách rời nhau. Trong hiện thực
khách quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngoài sự
vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, Thuộc tính ở đây có
thể hiểu là “tính chất”, như tính dẫn điện, tính co giãn, tính chua, tính ngọt… nhưng
khơng phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật, Thuộc tính của sự vật
có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp
lại tạo thành chất của sự vật; quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ
khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính
của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân
chia thuộc tỉnh thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính
tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất
của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác
là thuộc tính cơ bản.

Để nhận thức được chất của sự vật, ta phải nhận thức được những thuộc tính của
sự vật đó. Và để nhận thức được thuộc tính nhất định của sự vật, ta cần nhận thức thuộc
tính đó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Ở mức độ cao hơn, để nhận thức được chất
của sự vật, ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật
đó với các sự vật khác. Nếu nhận thức sự vật A trong 01 mối quan hệ giữa sự vật A với
7


sự vật B, ta hiểu phần nào về chất của A. Nếu nhận thức sự vật A trong 02 mối quan hệ
là giữa A với B và giữa A với C, ta hiểu hơn về chất của A. Cứ như vậy, nhận thức càng
nhiều mối quan hệ của A với các sự vật B, C, D, E.., Z, ta sẽ hiểu ngày càng đầy đủ về
chất của A
Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử
dụng cơng cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cịn những thuộc tính khác
khơng là thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau
thì những thuộc tính của con người về nhân dạng, về dấu vân tay,... lại trở thành thuộc
tính cơ bản.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự
vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của
chúng lại khác. Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản. Đó là loại chất mà nếu mất đi, sự
vật cũng mất đi. Chất căn bản sẽ quy định sự tồn tại, phát triển hay tiêu vong của sự vật.
Mỗi sự vật đều có giới hạn tồn tại của mình. Khi xem xét sự vật trong tính xác định về
chất của nó, ta thường so sánh sự vật đó với các sự vật khác. Sự so sánh này giúp ta hình
thành về giới hạn tồn tại của sự vật. Vượt qua giới hạn của mình, sự vật khơng cịn là nó
mà trở thành một cái gì đó khác. Điều đó có nghĩa chất của sự vật đồng nghĩa với tính có
hạn của nó.
Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố
cácbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cácbon là khác nhau,
vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, cịn than chì lại mềm.

Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập
thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể
biến đổi.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật vừa phụ thuộc vào sự thay đổi các
yếu tố cấu thành sự vật, vừa phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu
tố ấy.
8


Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tỉnh, ở tổng số
các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít
hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay
nhạt...
Ví dụ: Ngọn núi Everest cao 8848,86m
Số lượng cá thể nhiều, tốc độ vận động chậm, màu vàng nhạt…
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của
vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong khơng gian và tồn tại trong thời gian nhất định.
Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên
trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng, sự vật, hiện tượng
càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần nhiều
trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được nhưng trong một số trường hợp của xã hội và
nhất là trong tư duy, lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được
bằng năng lực trừu tượng hóa.
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng mối quan
hệ mà xác định đầu là lượng và đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có
thể là chất trong mối quan hệ khác. Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật
chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng,
chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất

và lượng thống nhất với nhau ở một độ; Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và
quy định lẫn nhau. Một chất nhất định của sự vật có lượng tương ứng với nó.
Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa người học viên năm thứ nhất với người học viên
năm thứ hai là nói đến chất của người học viên năm thứ nhất với năm thứ hai. Trong mối
quan hệ với cả khóa học thì năm thứ nhất với năm thứ hai lại là lượng.

9


Như thế, sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển
của sự vật. Nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho
sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra
theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn
đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết
quả là sự vật, hiện tượng cố mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.

LƯỢNG
↑↓

=>

SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI

CHẤT

Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn
nhau giữa chất và lượng.
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng

chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành
sự vật, hiện tượng khác. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật
vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay
đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi
căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà
không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
Ví dụ về “độ”:
10


+ Người cao nhất thế giới từng được biết đến với chiều cao 2,51m. Nên với dữ kiện
này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 2,51m là “độ” của con người xét về mặt chiều cao.
+ Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Trong khoảng 0 < t < 100 độ C, sự
thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của nước
lỏng. (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại” là hai khái niệm khác nhau). Nếu quá
100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơi nước. Nếu ở dưới 0 độ C, nước sẽ ở thể rắn.
Điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho
chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu
xảy ra bước nhảy, gọi là điểm nút. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về
lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng
mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới. Ví dụ: Học sinh ở tại thời điểm bế giảng
quyết định ra trường gọi là điểm nút.
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự
vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong
sự biến đổi về lượng. Ví dụ: Một học sinh cấp 3 sau khi đã học tập tích lũy đủ kiến thức,
đủ điều kiện thi tốt nghiệp ra trường, thi đậu đại học trở thành sinh viên đại học. Từ học
sinh lên sinh viên đại học gọi là bước nhảy.

Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá

trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do
bước nhảy được thực hiện; trong sự vật, hiện tượng đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút
mới, lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra,
11


lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế
nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới. Trong lịch sử triết học,
do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của sự thay đổi về lượng nên các nhà triết
học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy”. Triết học Mác – Lênin cho rằng
phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động, phát triển của thực tế. Quy luật
lượng đổi - chất đổi cịn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định
mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng.
Như vậy, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng - chất là quan hệ biện chứng. Những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, chất là mặt tương đối ổn
định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ
cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại
phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Q trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất
tạo nên sự vận động liên tục. Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của
chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà
có nhiều hình thức bước nhảy.
Căn cứ vào quy mơ và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy tồn bộ và bước nhảy
cục bộ. Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố... của sự vật,
hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một
số bộ phận... của chúng. Sự phân biệt bước nhảy tồn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương
đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng.

12



Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi
đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật,
hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận. Bước nhảy dần dần là quá trình thay
đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các
yếu tố của chất cũ, trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn.

Khi xem xét sự thay đổi về bản chất của xã hội, ta có thể chia sự thay đổi ra thành
thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa. Cách mạng là sự thay đổi mà trong
q trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo
đó được diễn ra như thế nào. Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cũng với những biến đổi
nhất định về chất, nhưng là chất không căn bản của sự vật.

Có thể khái quát lại nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự
thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt
quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất
mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
13


III. LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN BẢN
THÂN SINH VIÊN HIỆN NAY

1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học
Kiến thức: So với học ở phổ thơng thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học
tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thơng thì một mơn học sẽ
kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ
dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học
(từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh
viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng

để thích nghi với sự thay đổi này.
Sự đa dạng kiến thức, các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động
chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội nhưng
cũng là thách thức cho sinh viên. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ khơng chỉ là sự
thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thơng lên Đại học cũng
giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên cần
phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu
của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy
vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong q trình học tập và nghiên cứu của mình.
2. Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
14


Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc
học tập của sinh viên cũng khơng nằm ngồi điều đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng
ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các mơn học. Như vậy có thể coi học tập
là q trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số
xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa.
Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích
lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập
đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi
sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong q trình học tập.
Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và
lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến
thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc.
Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy
kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cơ, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt
nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm

việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
3. Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực:
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự
tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng
sức lao động mà có được, chứ khơng nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác. Bằng gian lận,
ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất,
khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không
đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo cách tiêu cực như
chỉ bài, tiếp tay cho hành vi gian lận,… cho họ thì khơng khác gì chúng ta đang hại họ.
4. Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy
giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh,
tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh viên khi học
15


đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức
sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính
khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện
được.
Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do khơng tập trung, cịn mải mê vui
chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ
mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ
khơng phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm
bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi.
Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội,
muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học
bò đã lo học chạy”.
Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao,
thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có

sự biến đổi về chất.
5. Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận khơng nhỏ trong sinh viên tự mãn
với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống khơng có lý
tưởng, hồi bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện và phấn đấu
học tập để có trình độ tri thức cao nhất.
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự
vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mơ, trình
độ, nhịp điệucủa sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp
cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi,
trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản
lý văn hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt
được.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của
các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai
đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn.
16


Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải khơng ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận
những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì
trệ trong học tập rèn luyện.
6. Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên

Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính
cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật
lượng chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình
thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày,
nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận
của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần

sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng
động trong q trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng
ngày.
Trong cuộc sống cũng như trong q trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng
ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời
gian, làm việc nghiêm túc và khoa học,... tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần
hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
7. Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.

17


Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp
phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá
nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp
đồn kết nếu các cá nhân ln sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích
của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trị to lớn trong việc học tập
và rèn luyện của sinh viên. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật,
chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó
trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và
đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện
chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp
những việc làm bình thường.
Vì vậy mỗi sinh viên phải ln tích cực học tập, chủ động trong cơng việc học
tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển tồn diện,
tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng
như trong hoạt động của mình ơng cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt,

chặt bị”... đó sao.
IV. NGUỒN THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội – 2021
2.
3. />
18


19



×