Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tâm lý tuổi dậy thì ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.88 KB, 5 trang )

Tâm lý tuổi dậy thì

Quá khứ và hoàn cảnh gia đình

Tuổi dậy thì giống như một con tôm đang thay vỏ. Giọng nói biến đổi, thân
hình lớn lên nhưng cử chỉ lại ngượng ngùng… Không chỉ thế, tâm lý cũng
thay đổi. Cháu đang bỏ cái vỏ trẻ con để mang lấy cái vỏ người lớn. Thì
chính lúc này là lúc cháu yếu đuối nhất, cần được giúp đỡ nhất. Vỏ cũ bỏ
đi, vỏ mới chưa được cứng rắn, cháu càng dễ tổn thương. Đó là một tiến
trình rất tế nhị nhưng bình thường của cuộc đời.
Trước tiên, cháu phải thừa hưởng hình ảnh một người con trong đầu óc
của cha mẹ. Và có thể là hình ảnh của cả một gia tộc. Những ước mơ,
những kỳ vọng của ông bà, của cha mẹ đã được phóng chiếu trên người
cháu.

Đến nỗi, có nhà tâm lý học nổi tiếng đã nói: "Mọi chuyện đã xong xuôi
trước khi bé lên 6". Nói như thế là để nhấn mạnh tầm quan trọng của cha
mẹ khi các cháu còn bé, khi còn đang ở những giai đoạn đầu tiên của
cuộc đời. Nhưng không thể vì thế mà đưa tới kết luận rằng sau đó không
còn gì để làm nữa! Cứ nhìn xung quanh, chúng ta sẽ thấy biết bao nhiêu
cháu ở tuổi dậy thì đang còn phải lệ thuộc vào môi trường sống của mình,
hoặc vẫn chưa thoát khỏi những khủng hoảng của tuổi dậy thì.

Cuộc chiến giữa những đòi hỏi của giáo dục gia đình, của luật lệ xã hội
(cái siêu tôi) với những xung lực của bản năng làm cho các cháu luôn
phân vân: lúc thì muốn nổi loạn để sống độc lập, lúc thì lại muốn bám chặt
lấy gia đình. Hiểu và cảm thông được cái lưỡng cực này đang xảy ra trong
tâm hồn các cháu sẽ giúp các cháu tìm lại được quân bình.

Lớn mạnh thể xác và tinh thần


Tình cảm sôi sục trong lòng. Dưới ảnh hưởng của những chất hormon, cơ
quan sinh dục cũng như khả năng tính dục cũng phát triển mạnh. Tình yêu
bắt đầu chớm nở. Mộng mơ, lãng mạn như đang sống trên mây với trăng
sao.

Và vì thế, đó là tuổi của những bí mật Nhà văn Marcel Pagnol viết:
"Ngày qua ngày, mấy cậu con trai lớn dần… Chúng nó bắt đầu sống một
cuộc sống riêng tư. Ở trường, chúng đóng vai một nhân vật, khi về nhà
mỗi chiều thì chúng lại đóng vai một nhân vật khác hẳn. Chúng có nhiều
bạn bè mới mà cha mẹ chúng không hề hay biết, và chúng giữ kín những
bí mật đó trong lòng… Đó là một quãng thời gian rất quan trọng của cuộc
đời… giống như đang được sinh ra một lần thứ hai…"

Phải, đúng là sinh ra lần thứ hai. Có người lại ví von xem đó như một công
trình xây dựng vĩ đại. Các cháu phải đào sâu tới quá khứ, quay về tìm hiểu
những gánh nặng cũng như hạnh phúc của tuổi thơ, để làm lại nền móng
cho cuộc đời của mình. Phước cho cháu, nếu kỳ vọng của ông bà, cha mẹ
là những ước muốn quân bình. Phước cho cháu, nếu đã sống những ngày
tháng đầu tiên của cuộc đời trong hạnh phúc. Nhà càng cao, móng phải
càng sâu, càng chắc chắn… Nghĩa là các cháu càng khổ cực hơn nếu
phải xây dựng tương lai trên một nền tảng không được chắc chắn. Mà
càng cố gắng, càng khổ cực thì tuổi dậy thì càng khó vượt qua.

Khẳng định bản ngã

Có nhà tâm lý học chia tuổi dậy thì thành 3 thời kỳ. Giai đoạn đầu, các
cháu phải tập làm quen với những biến đổi ngay trên thân xác mình, quả
tim cũng bắt đầu hừng hực lửa. Một giai đoạn nhiều biến động, phiền toái,
nhưng đó mới chỉ là bước đầu của cuộc chiến. Ở giai đoạn thứ 2, thì cuộc
chiến đã bùng nổ thực sự. Cuộc chiến nội tâm, giữa mình với mình, bắt

đầu lan dần tới gia đình và xã hội. Vào lúc này, cháu sẽ đi khám phá thế
giới quanh mình, khám phá luật lệ và cấm kỵ. Cháu sẽ nổi loạn chống bất
công và đôi khi trở thành liều lĩnh. Nhưng cũng nhờ đó mà biết được
người, biết được mình. Nhưng trước khi thành nhân, có cháu lại thích kéo
dài khoảng thời gian lệ thuộc vào cha mẹ. Không biết tự lập, tuổi dậy thì
kéo dài…

Đứng trước một hoàn cảnh nào đó, bản năng thường biểu hiện bằng 2
cách: bắt chước hoặc chống đối. Cả 2 thái độ đều có ích. Bắt chước giúp
chúng ta học hỏi thêm những điều mới lạ, chống đối đòi hỏi óc sáng tạo ra
một điều khác. Trước dậy thì, các cháu thường bắt chước học hỏi nơi cha
mẹ, thầy cô và bạn bè. Trong lúc dậy thì, thái độ chống đối lại càng rõ nét
hơn.

Không phải lúc nào những ray rứt nội tâm cũng được giải quyết thỏa đáng.
Mọi dồn nén đều sẽ bùng nổ. Điều đó nếu đúng cho vật lý học thì cũng
đúng cho tâm lý học. Bùng nổ sẽ đưa đến bạo động, rượu chè, ma túy.
Bùng nổ sẽ đưa đến thoát ly, cái chết Nhưng cũng có những quả bom
nổ chậm, những nội tâm hàn rỉ từng ngày Cấm kỵ, uất ức đã trở về vô
thức để đến nỗi cái Ngã sâu thẳm nhất cũng phải bị xáo trộn. Mà vô thức
bị xáo trộn thì ý thức làm sao an bình được?

"Sáu điều tâm niệm" của bậc cha mẹ

Không cần phải xẻ nhỏ tuổi mới lớn ra thành từng mảnh để xem xét dưới
kính hiển vi. Không cần phải luôn luôn cảnh giác, dòm ngó, coi chừng.
Tuổi đang lớn cần được nghe, được hiểu và được cảm thông. Các bậc
cha mẹ cũng nên biết một số điều cần thiết:

1- Đang lớn không có nghĩa là bệnh hoạn, mặc dù các cháu đang sống

thời kỳ thay da đổi thịt, và vì thế các cháu gặp ít nhiều đau khổ.

2- Tuổi đang lớn thì luôn có "vấn đề". Nói cách khác, nếu thấy mọi chuyện
đều "êm đẹp" như lúc các cháu còn bé tí thì ngược lại, phải lo lắng! Tuổi
đang lớn thường nổi loạn. Có cuộc nổi loạn nào bọc nhung?

3- Có thể ví tuổi đang lớn như một công trình xây dựng lớn. Các cháu
đang đập bỏ để xây dựng, đang đào sâu tới tận cái nền móng mà mình đã
sống lúc còn bé. Điều đó sẽ đưa tới một vài hậu quả sau:
Khó mà biết được là công trình xây dựng này sẽ kéo dài bao lâu.
Khó mà tránh khỏi một số vấn đề. Một công trình "tầm cỡ" như thế không
thể nào không có vài chuyện rắc rối.
Nếu cái nền móng lúc còn bé tí có vài trục trặc thì thế nào cũng gặp nhiều
khó khăn khi muốn xây dựng tiếp. Nếu tuổi thơ có vấn đề thì tuổi đang lớn
cũng khó tránh khỏi. Biết để rồi khổ, nhưng nói ra để dễ giải quyết.

4- Và công trình xây dựng đó là gì? Các cháu đang xây dựng những mấu
chốt đời sống tâm thần của chính mình:
Nhìn lại mình, hình ảnh tốt hoặc xấu của mình: thân thể và tâm thần đang
có quá nhiều biến chuyển, nên thường là kém tự tin. Chưa hiểu chính xác
được những cái nhìn của người khác về mình.
Gái hay trai? Cháu gái đôi khi lại nghịch ngợm gan lì như một cậu trai.
Cháu trai vì sợ mình không đủ "chất đàn ông", nên lại thường quá lì lợm,
liều lĩnh.
Tính dục: Yêu ai? Làm sao yêu? Nếu mình là đồng tính luyến ái? Tất cả
những điều đó làm các cháu phân vân, lo ngại. Thống kê nói rằng 95%
các cháu ở tuổi đang lớn đều thủ dâm.
Cá tính: vừa muốn sống độc lập, suy nghĩ và quyết định một mình, nhưng
lại hay lưỡng lự, e ngại. Đôi khi lại thích nhờ cậy cha mẹ những chuyện
mà chính mình có thể làm được


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×