Tải bản đầy đủ (.pdf) (303 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời khải định (1916 1925) tại quần thể di tích cố đô huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 303 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Minh Khơi

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925)
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐƠ HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2022

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Minh Khơi

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925)
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐƠ HUẾ
Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật


Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng

Hà Nội - 2022

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ
trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đơ Huế là
cơng trình nghiên cứu do tơi viết và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng
như kết luận trong luận án này là trung thực. Trong q trình thực hiện luận án,
tơi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và thực hiện trích
dẫn cũng như ghi nguồn đầy đủ theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án

Nguyễn Minh Khôi

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :



ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến Quần thể di tích Cố đơ Huế dưới thời
Khải Định (1916-1925) ..................................................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí triều Nguyễn.... 14
1.1.3. Những nghiên cứu liên qua đến nghệ thuật trang trí khảm sành sứ triều
Nguyễn ............................................................................................................. 19
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 26
1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 26
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 38
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 43
1.3.1. Bối cảnh (lịch sử, văn hóa) hình thành đối tượng nghiên cứu ............. 43
1.3.2. Hệ thống trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định .......... 48
Tiểu kết ............................................................................................................ 56
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI
TÍCH CỐ ĐƠ HUẾ ......................................................................................... 58
2.1. Đề tài, kiểu thức sử dụng trong trang trí .................................................. 59
2.1.1. Đề tài trang trí ...................................................................................... 60
2.1.2. Kiểu thức trang trí ................................................................................. 60
2.2. Bố cục tổng thể của hệ thống trang trí ..................................................... 66
2.2.1. Vị trí trên kiến trúc của các đồ án trang trí .......................................... 67
2.2.2. Sắp xếp đề tài, kiểu thức của các đồ án trang trí trên kiến trúc ........... 71

2.2.3. Hướng của các đồ án trang trí .............................................................. 76

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


iii

2.3. Tổ chức không gian tổng thể của hệ thống trang trí ................................ 80
2.3.1. Tổ chức khơng gian trang trí ngoại thất ............................................... 81
2.3.2. Tổ chức khơng gian trang trí nội thất ................................................... 84
2.4. Hình thức biểu đạt của đồ án trang trí ...................................................... 87
2.4.1. Tạo hình trang trí .................................................................................. 88
2.4.2. Chất liệu và màu sắc ............................................................................. 96
2.4.3. Thủ pháp thể hiện ................................................................................ 101
Tiểu kết .......................................................................................................... 107
Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ BÀN
LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN
TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ
HUẾ ............................................................................................................... 109
3.1. Đặc trưng ................................................................................................ 109
3.1.1. Sự cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống ...................................... 109
3.1.2. Sử dụng yếu tố phương Tây trong hình thức biểu đạt ........................ 120
3.1.3. Sự sáng tạo và sự tinh xảo .................................................................. 125
3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật ...................................................................... 131
3.2.1. Giá trị văn hóa .................................................................................... 131
3.2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 135
3.3. Bàn luận về nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định
(1916 – 1925) tại Quần thể di tích cố đơ Huế ............................................... 145
3.3.1. Sự kế thừa ............................................................................................ 145
3.3.2. Sự phát huy giá trị ............................................................................... 148

Tiểu kết .......................................................................................................... 153
KẾT LUẬN ................................................................................................... 155
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...... 158
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 159
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ......................................... 172

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AAVH

L’Association des Amis du Vieux Huế
(Hội Những người bạn cố đô Huế)

B.

Bảng

BAVH

Bulletin des Amis du Vieux Hue

(Tạp chí Những người bạn cố đơ Huế)

BTDT

Bảo tồn di tích

BTCT

Bê tơng cốt thép

H.

Hình

HĐQG

Hội đồng quốc gia

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KTCĐ

Kiến trúc cung đình

NCS

Nghiên cứu sinh


NTTT

Nghệ thuật trang trí

Nxb.

Nhà xuất bản

PL.

Phụ lục

TĐBK

Từ điển bách khoa

Tp.

Thành phố

tr.

Trang

TTKT

Trang trí kiến trúc

TTKSS


Trang trí khảm sành sứ

QTDT

Quần thể di tích

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quần thể kiến trúc cung đình (KTCĐ) triều Nguyễn, cịn gọi là
Quần thể di tích Cố đơ Huế (QTDT Cố đơ Huế), trang trí kiến trúc (TTKT)
đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành giá trị nghệ thuật của mỗi cơng
trình. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ, TTKT trong KTCĐ triều Nguyễn cịn mang
theo những thơng điệp của người xưa với những đồ án trang trí mà theo tác giả
Nguyễn Hữu Thơng, chứa đựng “tinh thần, tâm lý, phong cách, chất biểu cảm,
biểu lý và những gởi gắm thể hiện trong ngôn ngữ hình họa” [99, tr.7].
Năm 1916, vua Khải Định lên ngơi trong bối cảnh q trình giao lưu văn
hóa Đơng - Tây đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Dưới triều đại của mình,
từ 1916 - 1925, ơng đã cho tu bổ và xây dựng nhiều cơng trình trong QTDT Cố
đơ Huế, mà trong đó, có sự xuất hiện của các cơng trình kiến trúc phương Tây
với kết cấu BTCT. Cùng với đó, về mặt TTKT, đa phần các cơng trình này sử
dụng hình thức trang trí khảm sành sứ (TTKSS). Theo các tác giả Trần Đức
Anh Sơn và Phan Thanh Hải, các KTCĐ triều Nguyễn giai đoạn Khải Định Bảo Đại (1916 - 1945) đã “góp phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể
di tích kiến trúc ở kinh đô” [87].
Trong thời gian gần đây, nhiều cơng trình quan trọng có liên quan đến
vua Khải Định đã và đang được quan tâm phục hồi, tu bổ như điện Kiến Trung,

điện Thái Hòa và trong tương lai có thể là điện Cần Chánh hay Cửu Tư Đài.
Do đó, bên cạnh các lĩnh vực kiến trúc, kết cấu, địi hỏi cần phải có các nghiên
cứu về mỹ thuật, đặc biệt là hệ thống TTKSS, để xây dựng cơ sở khoa học cho
công tác bảo tồn. Các yêu cầu thực tiễn cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú
ý đối với hệ thống TTKSS thời Khải Định bao gồm: những yếu tố chính trị, xã
hội, văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí (NTTT) cung đình triều Nguyễn
những năm đầu thế kỷ XX; đề tài, kiểu thức trang trí, sự kết hợp và hình thức

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


2

biểu đạt của các đồ án trang trí trên cơng trình.
Trên cơ sở các yêu cầu nghiên cứu trên, NCS đã tiến hành tổng hợp và
đối chiếu các cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật Huế theo ba hướng: thứ nhất,
những nghiên cứu liên quan đến QTDT Cố đô Huế ở giai đoạn 1916-1925 dưới
thời Khải Định; thứ hai, những nghiên cứu liên quan đến NTTT triều Nguyễn;
thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật TTKSS triều Nguyễn. Từ
những cơng trình nghiên cứu này, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đi
sâu về những đặc trưng TTKT cung đình triều Nguyễn giai đoạn 1916 - 1945
trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng - Tây, trong đó có nghệ thuật TTKSS
trên kiến trúc thời Khải Định với các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết đó là:
bối cảnh hình thành, sự kết hợp, cách bài trí và hình thức biểu đạt (tạo hình,
chất liệu, màu sắc, thủ pháp…) của hệ thống TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định. Để qua những nghiên cứu này, xác định đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ
thuật cũng như sự kế thừa và phát triển của loại hình nghệ thuật này trong
QTDT Cố đơ Huế. Chính vì vậy, NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật trang trí khảm
sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đơ
Huế nhằm giải quyết, làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu đã trình bày, đồng thời

tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn di sản và đóng góp một phần tư liệu
cho bề dày nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Huế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ những đặc trưng, giá trị và sự kế thừa, phát triển của nghệ
thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế
trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng - Tây trên cơ sở nghiên cứu sự kết hợp và
hình thức biểu đạt của các đồ án TTKT cung đình triều Nguyễn ở giai đoạn này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu để làm rõ tình hình nghiên
cứu và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, cơ sở lý luận, đồng thời xác định bối

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


3

cảnh hình thành và khái quát về nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế.
Khảo sát điền dã kết hợp với phân tích, đối chiếu tư liệu để từ đó hệ thống
hóa các biểu hiện của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 1925) tại QTDT Cố đô Huế ở các nội dung: sự kết hợp, cách bài trí và hình
thức biểu đạt của các đồ án trang trí.
Phân tích, xác định các đặc trưng, từ đó nhận diện, đánh giá giá trị, sự kế
thừa và phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 1925) tại QTDT Cố đô Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nghệ thuật TTKSS trên kiến
trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế thơng qua phân tích,
nghiên cứu hệ thống các đồ án TTKSS trên những cơng trình KTCĐ được vua
Khải Định cho xây dựng và tu bổ từ năm 1916 đến năm 1925.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu chính: là các cơng trình KTCĐ thuộc
QTDT Cố đơ Huế, nơi chứa đựng các đồ án trang trí.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: là giai đoạn 1916 - 1925, khoảng thời gian
mà các hệ thống đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô
Huế được hình thành. Để làm rõ các nội dung nghiên cứu, luận án sẽ mở rộng
phạm vi thời gian xuyên suốt lịch sử hình thành của QTDT Cố đơ Huế. Trong
đó, lưu ý đến giai đoạn 1885 - 1916 (đời Đồng Khánh - Duy Tân), là khoảng
thời gian chuyển tiếp trước thời Khải Định.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


4

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Nghệ thuật TTKSS biểu hiện như thế nào trên KTCĐ thời
Khải Định?
- Câu hỏi 2: Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 1925) tại QTDT Cố đô Huế thể hiện những đặc trưng nghệ thuật gì?
- Câu hỏi 3: Giá trị văn hóa nghệ thuật của nghệ thuật TTKSS trên kiến
trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế được thể hiện như thế
nào? Những giá trị này được kế thừa, tiếp nối và phát triển như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1:
Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được biểu hiện thông
qua việc sử dụng đề tài và kiểu thức trang trí (thể hiện tính thống nhất về nội
dung truyền tải và kiểu thức thể hiện), các nguyên tắc bố cục (thể hiện tính hướng
tâm, tính đối xứng và vị trí của mỗi đồ án trang trí dựa trên tính chất của biểu
tượng trang trí) và tổ chức khơng gian trang trí (thể hiện tính ước lệ và tính nhịp

điệu đối với khơng gian trang trí ngoại thất và tính mơ phỏng trong khơng gian
trang trí nội thất).
Hình thức biểu đạt trên của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định được biểu hiện thơng qua các yếu tố tạo hình trang trí (thể hiện vừa có
tính ước lệ và vừa có tính tả thức dưới ba loại hình tượng trịn, phù điêu và
khảm phẳng), chất liệu (các mảnh ghép sành sứ, thủy tinh màu, thủy tinh trong),
màu sắc (vừa kế thừa hệ thống màu ngũ sắc truyền thống và được bổ sung thêm
các màu do chất liệu mới mang đến) và thủ pháp thể hiện (thể hiện sự phát triển
về tư duy không gian, tư duy thị giác của người nghệ nhân xưa).
- Giả thuyết 2: Trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng - Tây, từ vai trị
phụ, TTKSS trên kiến trúc đã trở thành hình thức TTKT chính trong KTCĐ

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


5

thời Khải Định với những đặc trưng riêng bao gồm: sự cách tân trên cơ sở kế
thừa truyền thống (sử dụng kiểu thức và bố cục trang trí tổng thể), sử dụng yếu
tố phương Tây trong hình thức biểu đạt (tạo hình, chất liệu và màu sắc), sự sáng
tạo và tinh xảo (thủ pháp và kỹ thuật thể hiện).
- Giả thuyết 3:
Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định chứa đựng các yếu tố
hình thành giá trị văn hóa nghệ thuật. Ở góc độ văn hóa, chúng phản ánh bối
cảnh chính trị, xã hội đương thời, thể hiện cách thức tiếp nhận và chuyển hóa
những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng mỹ thuật truyền thống. Với sự tích tụ ba lớp
văn hóa dân gian, cung đình và phương Tây, chúng thể hiện tư tưởng hiện đại
hóa nhưng khơng tách rời truyền thống của triều đình Nguyễn. Ở góc độ nghệ
thuật, chúng là yếu tố hình thành đặc trưng của TTKT cung đình giai đoạn 1916
- 1945, tích hợp ba lớp nền của trang trí truyền thống Huế (bản địa, cung đình,

phương Tây). Chúng là yếu tố mỹ thuật “bản địa hóa” các cơng trình kiến trúc
hiện đại, biến những ảnh hưởng của phương Tây trở thành những yếu tố mang
bản sắc truyền thống. Nhiều đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được
nâng tầm lên như một tác phẩm nghệ thuật độc lập trên kiến trúc.
Cho đến nay, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT
Cố đô Huế tiếp tục được kế thừa và phát triển. Trong lòng di sản Huế, TTKSS
trên kiến trúc thời Khải Định luôn được coi là yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật
của mỗi di tích và được ưu tiên quan tâm bảo tồn, bảo vệ. Nghề nề ngõa, khảm
sành sứ được kế thừa, tiếp nối qua nhiều thế hệ nghệ nhân. Sau hơn 100 năm
tồn tại, từ cung đình, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định liên tục
được bồi đắp thêm những hình thức biểu hiện mới và đã lan tỏa vào dân gian,
đến nhiều vùng miền khác trên đất nước.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


6

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Luận án vận dụng cách tiếp cận liên ngành để nhìn nhận đối tượng nghiên
cứu ở các góc độ khác nhau như mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc… Qua
đó, NCS sẽ có được cái nhìn đa chiều về đối tượng nghiên cứu về bối cảnh hình
thành, ý nghĩa của các các biểu tượng trang trí, vai trị đối với kiến trúc, những
biểu hiện về tạo hình nhằm phát hiện, làm rõ những đặc trưng và giá trị của đối
tượng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: thu thập và tổng hợp các
tài liệu, bài viết, cơng trình khoa học có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Qua đó, phân tích và xác định các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ, bối cảnh hình

thành của đối tượng nghiên cứu, các luận điểm và kết quả nghiên cứu được kế
thừa. Ngồi ra, QTDT Cố đơ Huế hiện lưu giữ nhiều bức ảnh tư liệu được chụp
vào những năm đầu thế kỷ XX. NCS sử dụng nguồn tư liệu này để đối đối chiếu
những thay đổi về diện mạo kiến trúc, trang trí ở những cơng trình được vua
Khải Định cho tu bổ, trong trường hợp những thông tin này không được ghi
chép trong sử liệu. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình dưới thời Khải Định giờ chỉ
cịn là phế tích, thơng tin về TTKT chỉ cịn được lưu trữ trên ảnh tư liệu (điện
Kiến Trung, Cửu Tư Đài…). Ở góc độ mỹ thuật, dù là ảnh đen trắng, nhưng
ảnh tư liệu sẽ cung cấp những thông tin về kiểu thức, khơng gian, bố cục của
các đồ án TTKT. Đó cũng là những thơng tin hữu ích góp phần làm rõ những
biểu hiện của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát điền dã: là phương pháp tiếp cận trực tiếp đối
tượng nghiên cứu tại vị trí nó đang tồn tại. Trước tiên, tiến hành đo vẽ, ghi chép,
chụp ảnh nhằm ghi nhận những thông tin thực nhất về đối tượng nghiên cứu
trên thực tế về sự kết hợp của các đồ án trang trí và các yếu tố tạo hình. Từ đó,

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


7

tiến hành thống kê, phân loại hoặc so sánh, đối chiếu để làm rõ những biểu hiện
và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và phân loại: đối tượng nghiên cứu được hình
thành bởi tập hợp các đồ án trang trí nằm trên nhiều cơng trình kiến trúc khác
nhau và vì vậy, phương pháp này sẽ giúp NCS tập hợp chúng một cách có hệ
thống. Sau đó, phân loại theo đề tài, kiểu thức, khơng gian, bố cục và tạo hình
trang trí nhằm làm rõ những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư
liệu, các kết quả khảo sát thực địa, thống kê và phân loại, NCS sẽ so sánh, đối

chiếu để làm rõ những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra
những đặc trưng nổi bật, sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu trong NTTT
trên kiến trúc và nghệ thuật TTKSS.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài của luận án nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến TTKT cung đình. Trong đó, các đồ án trang trí được thực hiện
bởi những người thợ kép - nghệ nhân nề ngõa, khảm sành sứ. Hiện nay, có rất
nhiều phường thợ đang tiếp tục duy trì nghề nề ngõa truyền thống. Do đó, bên
cạnh việc thu thập thơng tin từ các đồ án trang trí trên thực tế, NCS sử dụng
phương pháp chuyên gia để bổ sung dữ liệu làm rõ hơn các vấn đề cần nghiên
cứu, đặc biệt là việc kế thừa và phát triển nghệ thuật TTKSS thời Khải Định.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Luận án góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của nghệ thuật
TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đơ Huế. Đóng
góp vào việc nghiên cứu những yếu tố làm nên đặc trưng của NTTT trên KTCĐ
triều Nguyễn giai đoạn 1916 - 1925 trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng - Tây.
Luận án chứng minh, làm rõ đặc trưng, giá trị và sự kế thừa, phát triển của
nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925), góp phần khẳng

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


8

định hiệu quả thẩm mỹ trong việc kết hợp giữa nghệ thuật trang trí và nghệ thuật
kiến trúc tại QTDT Cố đơ Huế.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nhận diện “yếu tố
trang trí Khải Định” trên kiến trúc, qua đó xác định yếu tố hình thành giá trị
nghệ thuật của những cơng trình KTCĐ thuộc QTDT Cố đơ Huế. Đồng thời,

luận án cũng là cơ sở để triển khai công tác bảo tồn hệ thống TTKSS trên những
công trình này.
Luận án góp phần vào việc kế thừa và phát huy nghề nề ngõa, khảm sành
sứ truyền thống, một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Huế.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo
(13 trang) và Phụ lục (124 trang), nội dung của luận án gồm 3 chương.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
về đối tượng nghiên cứu (49 trang).
- Chương 2: Biểu hiện của nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến
trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế (51 trang).
- Chương 3: Đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ thuật và bàn luận về nghệ
thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại
Quần thể di tích Cố đơ Huế (46 trang).

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực tiễn cơng tác bảo tồn phần mỹ thuật tại các di tích có liên quan đến
vua Khải Định cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú ý bao gồm: những yếu
tố chính trị, xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến TTKT; đề tài, kiểu thức trang trí và
sự kết hợp của các đồ án trang trí trên cơng trình; đặc trưng tạo hình của nghệ
thuật TTKSS dưới thời Khải Định. Từ những yêu cầu nghiên cứu trên, trong
tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS phân chia các tài liệu, cơng trình nghiên

cứu liên quan đến đề tài luận án làm ba nhóm: một là, những nghiên cứu liên
quan đến QTDT Cố đô Huế dưới thời Khải Định, giai đoạn 1916 - 1925; hai là,
những nghiên cứu liên quan đến NTTT triều Nguyễn; ba là, những nghiên cứu
về nghệ thuật TTKSS triều Nguyễn và chất liệu sành sứ.
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến Quần thể di tích Cố đơ Huế
dưới thời Khải Định (1916-1925)
Các bộ sử liệu và những ghi chép, nghiên cứu về triều Nguyễn giai đoạn
cuối thế kỷ XIX đầu XX cung cấp những thơng tin về bối cảnh chính trị, xã hội
cùng với những tư tưởng, chính sách của triều đình Nguyễn. Có thể kể đến các
bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục chính
biên đệ lục kỷ (Chính biên đệ lục kỷ) [79], Đại Nam thực lục chính biên đệ lục
kỷ phụ biên (Chính biên đệ lục kỷ phụ biên) [80], Đồng Khánh - Khải Định
chính yếu [82]. Các bộ sách này ghi chép các sự kiện xảy ra dưới các đời vua
Đồng Khánh (1885 - 1888), Thành Thái (1889 - 1907), Duy Tân (1908 - 1916)
và Khải Định (từ năm 1916 đến năm 1923). Thơng tin từ các sử liệu giúp cho
NCS có cái nhìn khái qt về tình hình chính trị, xã hội, ảnh hưởng của thực

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


10

dân Pháp đến triều đình Nguyễn trong các giai đoạn trước và sau thời Khải
Định, từ đó xây dựng bối cảnh hình thành đối tượng nghiên cứu.
Bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ (Chính biên đệ thất kỷ)
do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1939 đã cung cấp thơng tin về
q trình hoạt động của triều đình Nguyễn kể từ lúc vua Khải Định lên ngôi
(1916) cho đến khi ông qua đời (1925) [81]. Theo dịch giả Cao Tự Thanh, giá
trị của tác phẩm đó là “phản ảnh các q trình và xu thế, các quá trình và xu thế
này là sản phẩm của tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1916 trở đi trong đó, triều

Nguyễn vừa là người trong cuộc vừa là kẻ chứng nhân” [81, tr.17]. Cuốn sách
giúp cho NCS hình dung rõ hơn về bối cảnh chính trị, xã hội, tư tưởng hiện đại
hóa trên cơ sở duy trì các giá trị truyền thống của triều đình Nguyễn dưới thời
Khải Định. Đồng thời, từ những ghi chép về quá trình xây dựng và tu bổ các
cơng trình thuộc QTDT Cố đơ Huế được ghi chép trong tác phẩm, NCS có thể
xây dựng được bối cảnh hình thành đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình.
Năm 1944, trong bài viết “Phác thảo những giai đoạn chính của lịch sử
mỹ thuật An Nam” [61], L.Bezacier đã chia lịch sử mỹ thuật truyền thống nước
ta làm bốn giai đoạn chính. Trong đó, mỹ thuật triều Nguyễn được ông xếp vao
giai đoạn cuối cùng, từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, ơng tiếp tục
chia giai đoạn này thành hai thời kỳ với thời kỳ thứ nhất là toàn bộ thế kỷ XIX,
chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc và thời kỳ thứ hai bắt đầu từ khi
vua Khải Định lên ngôi, ảnh hưởng Trung Quốc được thay thế một phần của
nghệ thuật tân cổ điển phương Tây. Nhận định này tiếp tục được tác giả đề cập
trong sách L’art Vietnamien xuất bản năm 1954, khi ông đánh giá thời kỳ thứ
hai của mỹ thuật Nguyễn là giai đoạn Tân cổ điển (le néo - classique) [118,
tr.195, 196]. Sự phân định thời kỳ của L.Bezacier chính là gợi ý để NCS tìm
hiểu những đặc trưng riêng của mỹ thuật Nguyễn dưới thời Khải Định thông

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


11

qua một đối tượng mỹ thuật ở giai đoạn này là các đồ án TTKSS tại các cơng
trình được vua Khải Định cho xây dựng và tu bổ trong QTDT Cố đô Huế.
Năm 1970, cuốn sách Lược sử mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Phi Hoanh
được xuất bản [42]. Đây là một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống
toàn bộ lịch sử mỹ thuật Việt Nam, giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ
diện mạo mỹ thuật nước ta từ thời nguyên thủy, thời đồng thau, thời Bắc thuộc,

qua các triều đại phong kiến, thời Pháp thuộc cho đến thời điểm giành được
độc lập. Cuốn sách đã dành một chương để đánh giá về mỹ thuật triều Nguyễn
về các mặt kiến trúc, nghệ thuật tạo hình và đồ sứ Huế. Theo tác giả, mỹ thuật
phong kiến Nguyễn “đi từ chỗ yếu ớt của các đời vua đầu đến chỗ suy đồi đến
cực điểm trong các đời vua chót” [42, tr.121]. Đối với giai đoạn 1916 - 1925,
tác giả đánh giá những cơng trình mà vua Khải Định cho xây dựng là “chỗ phô
trương của một nền mỹ thuật nơ dịch, hịa hợp Đơng - Tây theo kiểu lố lăng
nhất” [42, tr.124]. Theo một số nhà nghiên cứu, những đánh giá trên của Nguyễn
Phi Hoanh về mỹ thuật Nguyễn là dựa trên góc nhìn chính trị với quan niệm
“một triều đại phản động về chính trị chỉ có thể đẻ ra một nền nghệ thuật kém
cỏi và phản tiến bộ” [21, tr.10]. Sự tham gia của yếu tố phương Tây trong trang
trí mỹ thuật cung đình Nguyễn thời Khải Định cũng chính là vấn đề mà NCS
quan tâm trong hướng nghiên cứu của mình. Chính vì vậy, thơng qua việc nghiên
cứu TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô Huế, trong bối cảnh
giao lưu văn hóa Đơng - Tây, NCS mong muốn đánh giá một cách khách quan
giá trị của mỹ thuật Nguyễn giai đoạn 1916 - 1925 dưới góc nhìn mỹ thuật.
Năm 1992, trong phần “Mở đầu” của cơng trình nghiên cứu Mỹ thuật
Huế, tác giả Nguyễn Tiến Cảnh đã đưa ra những đánh giá tổng quan về vai trò,
giá trị của mỹ thuật Huế trong lịch sử mỹ thuật truyền thống Việt Nam [21,
tr.07 - 15]. Tác giả đã xác định, QTDT Cố đơ Huế “khi nói chúng với tư cách
những sản phẩm mỹ thuật, người ta quen lấy địa danh gọi là Mỹ thuật Huế, hay

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


12

quen lấy tên vương triều tương ứng gọi là Mỹ thuật Nguyễn”. Đồng thời, tác
giả cũng đã khẳng định mỹ thuật Huế là “giai đoạn cuối cùng của lịch sử mỹ
thuật cổ Việt Nam” [21, tr.14]. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được NCS kế

thừa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Ngoài ra, tác giả cũng đồng quan
điểm với L.Bezacier trong việc phân chia mỹ thuật Nguyễn thành 2 thời kỳ mà
trong đó, giai đoạn 1916 - 1925 dưới thời Khải Định thuộc thời kỳ thứ hai thời kỳ chịu ảnh hưởng của phương Tây [21, tr.9, 11]. Đây là cơ sở giúp NCS
tiếp tục củng cố hướng nghiên cứu của luận án về nghệ thuật TTKSS trên kiến
trúc thời Khải Định nhằm xác định yếu tố làm nên đặc trưng, giá trị của mỹ
thuật Nguyễn ở giai đoạn này.
Tương tự như các nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Huế, thời gian trị vì
của vua Khải Định cũng được coi là cột mốc trong việc phân chia thời kỳ trong
những nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của QTDT Cố đơ Huế.
Trong bài viết “Những giá trị của Di sản kiến trúc Huế” năm 1999 [58], tác giả
Hồng Đạo Kính, bên cạnh việc xác định các giá trị nổi bật của di sản kiến trúc
Huế, đã phân chia quá trình phát triển của di sản kiến trúc Huế bao gồm hai
thời kỳ: thời kỳ thứ nhất, từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX, kiến trúc Huế
đậm nét của nền kiến trúc dân tộc; thời kỳ thứ hai, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu
thế kỷ XX, kiến trúc Huế tiếp nhận những thành tựu mới của kiến trúc châu
Âu. Ơng đánh giá lăng Khải Định “cần được nhìn nhận như một thành cơng
trong sự tìm tịi để kết hợp các truyền thống kiến trúc Đông - Tây, thành công
kỳ diệu của những người thợ nề ngõa, đặc biệt thợ ghép sành sứ và thủy tinh”.
Tiếp đó, trong bài viết “Quần thể di tích Cố đơ Huế - Hai thế kỷ nhìn lại”
năm 2002 [87], các tác giả Trần Đức Anh Sơn và Phan Thanh Hải đã chia lịch
sử của QTDT Cố đô Huế thành ba thời kỳ: thời kỳ hình thành và phát triển
(1802 - 1945); thời kỳ khủng hoảng và suy thoái (1946 - 1981); thời kỳ khơi
phục (1982 đến nay). Trong đó, đối với thời kỳ hình thành và phát triển, các tác

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


13

giả lại tiếp tục chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1802 – 1917 là giai đoạn vận

dụng kiến trúc truyền thống kết hợp với khuôn mẫu Trung Hoa; giai đoạn 1917
- 1945 là giai đoạn phát triển bổ sung các cơng trình kiến trúc theo phong cách
châu Âu và đánh giá những cơng trình kiến trúc trong giai đoạn này đã “góp
phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể di tích kiến trúc ở kinh đơ” và “là
một cách phản ánh những biến chuyển của hiện thực lịch sử xã hội vào lịch sử
kiến tạo và đô thị hóa kinh đơ Huế”.
Đến năm 2004, tác giả Phan Thuận An hồn thành cuốn sách Quần thể
di tích Huế [4]. Nội dung sách bao gồm hai phần chính: phần 1 trình bày bối
cảnh lịch sử và địa – văn hóa vùng Huế; phần 2 trình bày diện mạo và giá trị
quần thể di tích Huế. Theo tác giả, lịch sử xây dựng tại khu vực Hoàng thành
và Tử Cấm thành của QTDT Cố đô Huế trải qua năm giai đoạn: Gia Long (1802
- 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức - Duy Tân
(1848 - 1916), Khải Định - Bảo Đại (1916 - 1945). Trong đó, giai đoạn cuối
cùng, Khải Định - Bảo Đại, là giai đoạn hình thành “trong bối cảnh nền văn
hóa phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam” [4, tr.52-57].
Như vậy, các nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của QTDT
Cố đơ Huế của Hồng Đạo Kính, Trần Đức Anh Sơn, Phan Thanh Hải và Phan
Thuận An đều xác định thời gian trị vì của vua Khải Định nằm trong một giai
đoạn riêng và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Ngồi ra, một số nghiên
cứu riêng về một cơng trình được xây dựng ở thời Khải Định như “Di tích kiến
trúc nghệ thuật cung An Định” của Trần Huy Thanh [94], “Lầu Kiến Trung
trong Hoàng cung Huế” của Phan Thuận An [3] cũng khẳng định luận điểm
này. Đây chính là hướng mở để NCS đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng
của phương Tây đến mỹ thuật cung đình triều Nguyễn dưới thời Khải Định trên
cơ sở nghiên cứu hệ thống TTKSS trên kiến trúc ở những cơng trình mà nhà
vua cho xây dựng và tu bổ tại QTDT Cố đô Huế.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :



14

Liên quan trực tiếp đến chủ thể sáng tạo đối tượng nghiên cứu, vua Khải
Định, là cuốn sách Vua Khải Định, hình ảnh và sự kiện của tác giả Võ Hương
An xuất bản năm 2016 [1]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả đã tổng hợp về
cuộc đời của vua Khải Định và những hoạt động chính của ơng trong thời gian
đứng đầu triều Nguyễn từ khi lên ngôi cho đến khi ơng qua đời (1916 - 1925).
Qua đó, giúp cho NCS có được cái nhìn tổng qt về nhà vua, những ảnh hưởng
của phương Tây đến ông và những cơng trình KTCĐ mà ơng cho xây dựng,
góp phần xác định bối cảnh hình thành của đối tượng nghiên cứu.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí triều Nguyễn
Bộ sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ (Hội điển) do Nội các triều
Nguyễn biên soạn cung cấp thông tin về những thiết chế và hoạt động của bộ
máy nhà nước Việt Nam dưới triều đình Nguyễn [69]. Trong đó, các quyển 205
(cung điện), 206 (hành cung), 207 (qui chế đàn miếu), 210 (dinh thự ở kinh sư)
và 216 (lăng tẩm) quy định quy chế xây dựng liên quan đến QTDT Cố đô Huế
[68, tr.20 - 94, 150 - 176, 317 - 342]. Mặc dù quy định chi tiết về quy cách xây
dựng, kiến trúc, nhưng những thông tin về NTTT trên KTCĐ trong điển chế là
khá giới hạn, chủ yếu là kiểu thức và bố cục trang trí ở khu vực mái. Tuy nhiên,
đây lại là những thông tin hết sức quý giá để NCS so sánh, đối chiếu nhằm xác
định sự kế thừa những quy tắc truyền thống cũng như những cách tân về bố cục
trang trí tổng thể của các đồ án TTKSS trên những cơng trình KTCĐ thời Khải
Định trong bối cảnh hiện đại hóa đương thời.
Trong tạp chí BAVH 1915, tác giả P.Albrecht có bài viết “Những họa
tiết của nghệ thuật trang trí ở Huế: con rồng” [70]. Tuy chỉ nghiên cứu về một
hình tượng trong trang trí Huế nhưng giá trị của bài viết nằm ở những phân tích
liên quan đến biểu tượng “hóa” trong trang trí thơng qua các dạng biến thể (hóa)
của rồng như: cây lá hóa rồng, hồi văn hóa rồng, mây hóa rồng… Biểu tượng
“hóa” cũng đã được Phạm Minh Hải, trong bài viết “Ý nghĩa các biểu tượng


uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


15

hóa trong trang trí mỹ thuật thời Nguyễn” năm 2021, mở rộng nghiên cứu để
xác định những nét đặc trưng, ý nghĩa và giá trị đối với mỹ thuật Huế [33].
Những kết quả nghiên cứu này sẽ được NCS kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận
và đối chiếu để xác định sự kết hợp của các đồ án TTKSS thời Khải Định về
mặt đề tài, kiểu thức.
Một trong những cơng trình nghiên cứu cơng phu đầu tiên liên quan đến
trang trí tại quần thể Huế là Mỹ thuật Huế (L’art Hue) của L.Cadiere. Ban đầu,
nghiên cứu này được in trong sách BAVH tập VI - 1919 [62]. Sau đó, được tái
bản dưới dạng đặc san chuyên khảo vào năm 1930 [119]. Hai phần quan trọng
của nghiên cứu này bao gồm bài viết “Mỹ thuật ở Huế” và tuyển tập “Các mơtíp mỹ thuật An Nam”. Bài viết “Mỹ thuật ở Huế” là những bàn luận của tác
giả về mỹ thuật Huế trong đó có vai trị của trang trí đối với kiến trúc. Theo
ơng: “Tất cả các thể tài mà người nghệ sĩ An Nam đã thể hiện từ gỗ hoặc đồng,
những gì họ đặt trên mái nhà, trên thành tường, tất cả đều thực hiện cho mục
đích trang trí… và người nghệ sĩ An Nam đã biết rút tỉa từ những mẫu thức ấy
để sử dụng cho có hiệu quả đẹp nhất” [63, tr.9]. Trong tuyển tập “Các mơ-típ
mỹ thuật An Nam”, ơng đã tập hợp và phân loại một cách hệ thống các kiểu
thức trang trí Huế với nhiều kiểu thức được lấy từ hệ thống các đồ án trang trí
tại các cơng trình KTCĐ Huế. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông chưa đề cập đến
việc các đồ án trang trí được kết hợp như thế nào trên một cơng trình kiến trúc.
Đây chính là vấn đề mà NCS sẽ tiếp tục đi sâu, làm rõ trong luận án của mình.
Năm 1979, bài viết “Huế, mỹ thuật Nguyễn, những cái riêng” của tác giả
Trần Lâm Biền đặt một trong những bước đi đầu tiên trong việc nhận diện các
giá trị của mỹ thuật Huế [8]. Nội dung bài viết đã nêu lên một số đặc trưng của
mỹ thuật Huế thể hiện ở bộ vì kèo mái, các lầu - cổng, hệ thống lăng tẩm, hệ
thống đao mác trang trí, trang trí bia đá… Trong những đặc trưng này, tác giả

đặc biệt chú ý tới “tính phổ biến của ơ hộc trong trang trí” trên các cơng trình

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


16

kiến trúc tại Huế, đồng thời đưa ra một số nhận xét về cách thức bố cục, sử
dụng đề tài trong ơ hộc trang trí. Trong một nghiên cứu tiếp theo, chương “Nghệ
thuật trang trí” nằm trong cuốn sách Mỹ thuật Huế năm 1992 [21, tr.47 - 79],
tác giả tiếp tục đưa ra những phân tích về cách thức bố cục của mảng trang trí
và ơ hộc trang trí trên KTCĐ triều Nguyễn. Đồng thời, ông cũng đã hệ thống
và giải thích ý nghĩa của một số đề tài, kiểu thức điển hình trong trang trí Huế
như hệ thống linh vật, biểu tượng và cây cỏ… Đây chính là những thơng tin có
giá trị để NCS xây dựng cơ sở lý luận về đề tài, kiểu thức trang trí cho luận án
của mình. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về bố cục trang trí của tác giả chính
là điểm gợi mở để NCS tiếp tục nghiên cứu về sự kết hợp của các đồ án trang
trí trên KTCĐ thơng qua hệ thống TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định.
Bài viết “Những kiểu thức trang trí Huế” năm 1999 của tác giả Vĩnh Phối
đem tới một cái nhìn tổng quát về hệ thống các đề tài, kiểu thức và chất liệu
được sử dụng trong trang trí truyền thống Huế [73]. Trong đó, tác giả đã phân
tích ý nghĩa biểu trưng của mỗi đề tài, kiểu thức được sử dụng trong NTTT.
Đồng thời, các chất liệu sử dụng trong trang trí cũng được ơng giới thiệu, phân
tích. Mặc dù sự kết hợp của các đồ án trang trí trên kiến trúc chưa được tác giả
đề cập đến nhưng những kết quả nghiên cứu của bài viết là những thơng tin hữu
ích để NCS xây dựng cơ sở lý luận cho luận án của mình.
Một nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật trang trí là Trang trí trong mỹ
thuật truyền thống của người Việt của tác giả Trần Lâm Biền xuất bản năm
2001 [7]. Thơng qua những nghiên cứu về trang trí của người Việt ở các giai
đoạn tiền sử, sơ sử cho đến thời tự chủ, tác giả đã cung cấp những kiến thức

bao quát về các đề tài trang trí truyền thống, các lớp ý nghĩa của hệ thống các
biểu tượng, hoa văn trang trí. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa
trang trí truyền thống theo bốn chủ đề chính đó là: biểu tượng về lực lượng tự
nhiên và triết học; linh vật trang trí trên di tích; hoa văn cây cỏ và hình tượng

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


17

con người. Tác giả cũng đã nhấn mạnh đến giá trị nghệ thuật mang tính biểu
trưng mà người xưa đưa vào các hình tượng trang trí trên các cơng trình kiến
trúc. Từ kết quả nghiên cứu tổng hợp này, NCS có thể kế thừa để đối chiếu, tìm
ra những đặc trưng riêng cho nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định,
trong đó có sự kết hợp của các đồ án trang trí trên kiến trúc.
Cũng trong năm 2001, cuốn sách Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa
và biểu tượng trang trí của Nguyễn Hữu Thơng được xuất bản [99]. Phần chính
của nghiên cứu, tác giả đã hệ thống và phân loại các hệ đề tài và kiểu thức được
sử dụng trong trang trí Huế. Đồng thời, ơng cũng đưa ra những phân tích, nhận
định về ý nghĩa, giá trị của hệ thống các đề tài, kiểu thức trang trí này và giới
thiệu những chất liệu thể hiện chúng. Đây là một cơng trình quan trọng trong
nghiên cứu mỹ thuật Huế, từ cơng trình này, NCS có thể kế thừa các khái niệm,
tên gọi liên quan đến biểu tượng, đề tài và kiểu thức trang trí cùng với những ý
nghĩa mà chúng truyền tải. Tuy nhiên, do đây là một cơng trình nghiên cứu có
tính bao qt, các đối tượng nghiên cứu không chỉ lấy từ các công trình kiến
trúc mà cịn ở các vật dụng, đồ vật trong sinh hoạt và do đó, sự kết hợp của các
đồ án trang trí trên kiến trúc chưa được tác giả bàn luận, phân tích sâu. Vấn đề
này sẽ được NCS tiếp tục giải quyết trong luận án của mình.
Trong luận án tiến sĩ Điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế
năm 2018 [66], tác giả Trần Thanh Nam đã xác định hình thức biểu đạt, đặc

điểm và giá trị của điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hồng thành Huế. Luận án
cũng đã nghiên cứu, phân tích về những thành tố cơ bản của điêu khắc trang trí
trên kiến trúc bao gồm hệ đề tài, bố cục và nội dung truyền tải của các đồ án
trang trí. Tác giả nhấn mạnh: “Bố cục điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng
thành Huế chịu sự chi phối của kiến trúc, đó là sự phân bổ về khơng gian kiến
trúc mà chúng hiện hữu” [66, tr.43]. Đồng thời, ông cũng nhận định về bố cục
ơ hộc trang trí như là một “hình thức trang trí kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


18

rất riêng của mỹ thuật Nguyễn” [66, tr.45]. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào
phân tích, đánh giá sự kết hợp của các đồ án trang trí để hình thành nên tổng
thể trang trí mỹ thuật cho một cơng trình KTCĐ. Vì vậy, NCS sẽ tiếp tục bổ
sung và làm rõ vấn đề đề này trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các kết quả nghiên
cứu của tác giả.
Năm 2019, cuốn sách Mỹ thuật Nguyễn của Nguyễn Hữu Thông được
xuất bản [100]. Trong cơng trình này, tác giả đã tổng hợp những đặc trưng của
mỹ thuật Nguyễn ở các mặt: kiến trúc, hội họa - đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật
trang trí và đưa ra một số nhận định về vị trí của mỹ thuật Nguyễn trong di sản
nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Tác giả đã xác định nghệ thuật trang trí Nguyễn
chịu ảnh hưởng của ba tầng văn hóa: tầng thứ nhất, tầng bản địa với chiều sâu
của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước; tầng thứ hai, tầng giao lưu, ảnh hưởng,
cũng như bị áp đặt bởi văn hóa phương bắc; tầng thứ ba, tầng ảnh hưởng từ
phương Tây. Trong đó, tầng văn hóa thứ hai chính là cơ sở hình thành hệ thống
các đề tài sử dụng trong NTTT trên KTCĐ triều Nguyễn. Kết quả nghiên cứu
của tác giả giúp cho NCS hiểu được các tầng ý nghĩa mà các đồ án trang trí
truyền tải, bao gồm cả TTKT, để qua đó, xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.

Những kết quả bảo tồn thực tế các di tích tại QTDT Cố đơ Huế cũng
cung cấp nhiều thông tin liên quan đến việc sử dụng đề tài, bố cục trong TTKT.
Trong đó, có một số cơng trình được vua Khải Định cho xây dựng hoặc tu bổ.
Đó là, các báo cáo Báo cáo phục hồi phần trang trí trên mái cơng trình Phu
Văn Lâu của Trung tâm BTDTCĐ Huế [104], Lý luận hoàn nguyên và các giải
pháp áp dụng trong Tu bổ phục hồi di tích Nghinh Lương Đình của Viện KHCN
Xây dựng [114] hay bài viết “Tính đăng đối về bố cục và chủ đề trang trí các ơ
hoa văn trên mái cơng trình điện Thái Hịa” của Nguyễn Tiến Bình và Lê Phước
Tân [18]. Các kết quả nghiên cứu kể trên là cơ sở dữ liệu giúp NCS có thêm

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


19

thơng tin để tập hợp, phân tích, xác định sự kết hợp của các đồ án TTKSS trên
các cơng trình KTCĐ dưới thời Khải Định.
1.1.3. Những nghiên cứu liên qua đến nghệ thuật trang trí khảm sành
sứ triều Nguyễn
Năm 1986, trong bài viết “Vài nét quanh các bức phù điêu ở Huế”, trên
cơ sở khảo sát phần trang trí trên các bức phù điêu ở di tích Huế, tác giả Trần
Lâm Biền đã đưa ra bốn vấn đề cần quan tâm đối với trang trí phù điêu ở Huế
[9]. Trong đó, vấn đề thứ tư được ơng đề cập đó là “nền nghệ thuật tạo hình ở
Huế, nhất là ở phù điêu, vào khoảng cuối thế kỷ 19 và mấy chục năm đầu của
thế kỷ 20, thực sự đã có những bước phát triển mới” và “sản phẩm chạm khắc
và khảm sành sứ ở giai đoạn này đã đạt được những thành quả nhất định cả về
nghệ thuật lẫn kỹ thuật”. “Những mảng khảm sành sứ tuyệt tác ở lăng Khải
Định” đã được tác giả đưa ra là một trong các dẫn chứng đưa ra để minh họa
cho nhận định của mình. Từ những nhận xét của tác giả, NCS nhận thấy rằng,
cần có những nghiên cứu tiếp nối để làm rõ những đặc trưng làm nên bước phát

triển mới của nghệ thuật TTKSS trên hệ thống các cơng trình KTCĐ được xây
dựng và tu bổ ở thời Khải Định.
Trong chương “Điêu khắc và tranh” của cuốn sách Mỹ thuật Huế năm
1992 [21, tr.81 - 117], tác giả Chu Quang Trứ đã xếp khảm sành sứ vào mục
tranh Huế với tên gọi Tranh ghép kính và sứ và đưa ra một số phân tích, đánh
giá. Theo tác giả, kỹ thuật khảm gắn sành sứ đã đạt đến đỉnh cao ở lăng Khải
Định [21, tr.116] và “những hình gắn sành – sứ - kính ở trong điện Khải Thành
thực sự trở thành tranh hay có thể xem như một loại tranh khảm tường
(mosaique)… Nó thực sự là một loạt tranh nghệ thuật, một đặc sắc của Huế”
[21, tr.117]. Từ đánh giá trên cho thấy, bên cạnh việc nghiên cứu vai trò và giá
trị thẩm mỹ đối với kiến trúc, những đồ án TTKSS thời Khải Định cũng cần
được nhìn nhận ở góc độ một tác phẩm nghệ thuật độc lập.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


×