Tải bản đầy đủ (.pdf) (311 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của đình cẩm phô, đình hội an và đình sơn phong (thành phố hội an, tỉnh quảng nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.75 MB, 311 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Tươi

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC CỦA
ĐÌNH CẨM PHƠ, ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG
(thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2022

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng Tươi

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC CỦA
ĐÌNH CẨM PHƠ, ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG
(thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)

Ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS Phan Thanh Bình

Hà Nội - 2022

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc
của đình Cẩm Phơ, đình Hội An và đình Sơn Phong (thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam) là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn, số liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Tươi

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................... 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đình làng nói chung ...................................... 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về Hội An và đình ở Hội An .............................. 25
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 30
1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 30
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 39
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 44
1.3.1. Khái quát về lịch sử, địa lý và văn hóa thành phố Hội An ................... 44
1.3.2. Khái quát về ĐCP, ĐHA và ĐSP .......................................................... 51
Tiểu kết ............................................................................................................ 60
Chương 2 BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN KIẾN TRÚC
CỦA ĐÌNH CẨM PHƠ, ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG .............. 61
2.1. Đề tài trang trí .......................................................................................... 61
2.1.1. Đề tài thực vật ....................................................................................... 61
2.1.2. Đề tài linh thú/động vật ......................................................................... 65
2.1.3. Đề tài khác............................................................................................. 71
2.2. Đồ án trang trí .......................................................................................... 72
2.2.1. Đồ án trang trí ngoại thất ...................................................................... 72
2.2.2. Đồ án trang trí nội thất .......................................................................... 77
2.3. Thủ pháp trang trí ..................................................................................... 79

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


iii

2.4. Ngơn ngữ tạo hình .................................................................................... 90
2.4.1. Màu sắc ................................................................................................. 90
2.4.2. Đường nét, mảng, khối .......................................................................... 95
2.4.3. Bố cục.................................................................................................... 99

2.5. Chất liệu trang trí ................................................................................... 105
Tiểu kết .......................................................................................................... 114
Chương 3 ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ BÀN
LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC ĐÌNH CẨM PHƠ,
ĐÌNH HỘI AN VÀ ĐÌNH SƠN PHONG .................................................... 117
3.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP ................ 117
3.1.1. Đa dạng về đề tài, đồ án và chất liệu trang trí..................................... 117
3.1.2. Phong phú về thủ pháp tạo hình .......................................................... 123
3.1.3. Yếu tố dân gian trong nghệ thuật trang trí .......................................... 127
3.1.4. Dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn trong trang trí ............................... 133
3.1.5. Tiếp biến văn hóa Trung Hoa trong trang trí ...................................... 140
3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật ...................................................................... 149
3.2.1. Giá trị văn hóa ..................................................................................... 149
3.2.2. Giá trị nghệ thuật................................................................................. 152
3.3. Bàn luận về nghệ thuật trang trí kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP ............. 160
Tiểu kết .......................................................................................................... 167
KẾT LUẬN ................................................................................................... 169
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ .............. 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 174
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 185

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

B.A.V.H.

Bulletin des Amis du Vieux Hue
(Tạp chí Những người bạn Cố đô Huế)

BB

Biên bản

BV

Bản vẽ

CEL - DAU

Trung tâm học tập gắn kết cộng đồng - Trường Đại
học Kiến trúc Đà Nẵng

ĐCP

Đình Cẩm Phơ

ĐHA

Đình Hội An

ĐSP

Đình Sơn Phong


GS

Giáo sư

H

Hình

PGS

Phó giáo sư

NCS

Nghiên cứu sinh

NNC

Nhà nghiên cứu

NTTTTKT

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc

Nxb

Nhà xuất bản

PL


Phụ lục

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ

TTQLBT

Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An

VH-TT-TT

Văn hóa - Thông tin - Thể thao

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên nền tảng của mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, người Việt từ lâu

đã sáng tạo nên những cơng trình kiến trúc truyền thống có giá trị thực tế để
đảm bảo cho một cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngơi đình
chính là một minh chứng, một loại hình cơng trình kiến trúc tiêu biểu của
người Việt, nó chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật đặc sắc
của người dân ở mỗi khu vực, vùng miền.
Hội An là một trong tám di sản vật thể của Việt Nam đã được công nhận
là Di sản văn hóa thế giới năm 1999 bởi những di tích như: nhà cổ, nhà thờ
tộc, đình, chùa, hội qn của người Hoa, lăng mộ... hiện vẫn còn khá nguyên
vẹn. Ở Hội An hiện nay cịn khoảng trên 20 ngơi đình làng, đình ấp. Riêng
đình làng có khoảng 14 ngơi đình, số cịn lại là đình ấp [PL7, tr.279]. Trong
cơng trình nghiên cứu này, NCS đặc biệt quan tâm đến các ngơi đình làng hơn
là đình ấp.
Hội An có bối cảnh lịch sử trải qua nhiều lớp văn hóa và có sự giao lưu
với Trung Hoa, Nhật Bản và các nước phương Tây trong một khoảng thời
gian dài. Đặc biệt, sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa với Trung Hoa được thể
hiện rõ nét và với những dấu ấn qua kiến trúc, trang trí, lễ hội, ăn mặc, ngơn
ngữ... Làng, xã ở Hội An có lịch sử hình thành từ lâu đời nhưng kiến trúc đình
được hồn chỉnh vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do nhiều yếu tố
khác nhau. Chính vì điều này mà NTTTTKT đình ở Hội An có những dấu ấn
của Mỹ thuật thời Nguyễn. Những ngơi đình ở Hội An mang nhiều nét đặc
trưng riêng trong nghệ thuật trang trí, chất liệu và kỹ thuật xây dựng, kiến
trúc... Trong đó, khơng thể khơng nhắc đến những ngơi đình tiêu biểu ở Hội
An như: ĐCP, ĐHA và ĐSP.
ĐCP được xem là ngơi đình cổ nhất ở Hội An, có sự đầu tư về nghệ thuật

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


2


trang trí hơn hẳn so với các ngơi đình khác. ĐCP có kiến trúc tiêu biểu gồm cổng
tam quan, sân đình, chính đình ở giữa, phương đình phía trước, 2 bên là nhà
Đông, và nhà Tây. Theo kết quả điều tra cơ bản của các cơ quan thuộc các ngành
văn hóa, khảo cổ, sử học, bảo tàng trong nước đã khảo sát được 700 di tích lịch
sử ở đơ thị cổ Hội An và đã nhận thấy trong đó có 260 cơng trình đáp ứng được
các chuẩn mực giá trị kiến trúc cổ từ các bộ phận đến toàn bộ cơng trình, trong
danh sách đó có ĐCP [138]. Mặt khác, qua khảo sát các ngơi đình ở Hội An,
TTQLBT đã có nhận xét chung về ĐCP rằng đây là ngơi đình có một hệ thống
các con giống được tạo hình rất sinh động và độc đáo, trang trí cho các bộ phận
kiến trúc. Nghệ thuật trang trí của ĐCP được xem là tiêu biểu và mẫu mực trong
số các ngôi đình ở Hội An bởi sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng chi tiết [139]. ĐCP
được cơng nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1991.
ĐHA tồn tại xen kẽ giữa những cơng trình kiến trúc của người Hoa,
người Nhật, là nơi phát triển sầm uất nhất của Hội An thời bấy giờ. ĐHA được
xem là nơi biểu hiện rõ nét nhất về sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa
thơng qua NTTTTKT mà cụ thể là đối với các mảng, chi tiết trang trí ở bên
trong ngơi đình như: đầu bơng trính [PL9, tr.288] hình hoa sen, phong cách tạo
hình rồng, các mảng màu sắc tươi sáng, nổi bật được sơn, vẽ trên các chi tiết
trang trí… Như vậy, ngồi sự nổi bật về quy mơ kiến trúc thì ĐHA cịn chứa
đựng những yếu tố đặc trưng của nghệ thuật trang trí, là kết quả của quá trình
tiếp biến văn hóa mà khó tìm thấy ở các ngơi đình khác.
ĐSP tính tới thời điểm hiện tại thì đã tồn tại khoảng hơn 300 năm và được
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1991. ĐSP có q trình xây dựng
lâu đời, theo lối kiến trúc phương Đơng và mang phong cách trang trí thời Nguyễn
tiêu biểu được thể hiện rõ nét qua các đồ án, thủ pháp và ngơn ngữ tạo hình.
NCS chọn nghiên cứu trường hợp 3 ngơi đình này ở Hội An chính là để
khẳng định đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí tiêu biểu trên kiến trúc của

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :



3

các ngơi đình ở Hội An. Cũng là tìm hiểu về tư duy thẩm mỹ của con người
được biểu hiện qua sự phát triển của xã hội đối với từng giai đoạn lịch sử. Sự
kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắc văn hóa nghệ thuật truyền thống
Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm xây dựng và phát triển đơ thị
cổ Hội An, góp phần xây dựng quan điểm thẩm mỹ của người Việt phù hợp
với sự phát triển của xã hội cũng hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Qua tổng hợp các nguồn tài liệu cho thấy, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về đình làng Việt Nam và những nghiên cứu về di tích, kiến trúc ở
Hội An cũng khá phong phú, đa dạng. Đa số các cơng trình nghiên cứu được
công bố: sách, luận án, các bài báo khoa học, luận văn... trên nhiều góc cạnh,
nhiều lĩnh vực như: khảo cổ, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa… được đề cập. Tuy
nhiên, trong bức tranh tổng thể nghiên cứu về Hội An thì việc nghiên cứu các
ngơi đình trên góc độ nghệ thuật tạo hình cịn rất ít, chưa có sự chuyên biệt và
hệ thống, ngoại trừ một số bài viết đơn lẻ về vấn đề này, đặc biệt là nghiên
cứu trực tiếp các ngơi ĐCP, ĐHA và ĐSP thì cho đến thời điểm hiện tại chưa
có cơng trình nghiên cứu sâu, đa diện nào đáng kể về nghệ thuật tạo hình.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài nghiên cứu về Nghệ
thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phơ, đình Hội An và đình Sơn
Phong (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) làm luận án Tiến sĩ, chuyên
ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật của mình. Từ những kiến thức và sự hiểu
biết nhất định cùng quan điểm tiếp cận liên ngành, việc tìm hiểu để khẳng
định đặc trưng và giá trị văn hóa nghệ thuật của ĐCP, ĐHA và ĐSP, NCS hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là sự bổ sung một số luận
điểm khoa học, góp phần làm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy góp phần nâng cao nhận thức đối với các giá trị nghệ thuật truyền thống
trong đào tạo các thế hệ nhà thiết kế trẻ mà cịn là cơng trình nghiên cứu
chuyên biệt về NTTTTKT đình ở Hội An.


uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP nhằm làm nổi bật
những nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của 3 ngơi đình trong hệ thống đình
ở Hội An thơng qua đề tài, đồ án trang trí, ngơn ngữ, thủ pháp tạo hình, chất
liệu trang trí trên kiến trúc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án phân tích tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về
đối tượng nghiên cứu: ĐCP, ĐHA và ĐSP... để làm cơ sở nghiên cứu.
Luận án đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các biểu hiện của NTTTTKT
ĐCP, ĐHA và ĐSP thông qua đề tài và đồ án trang trí; ngơn ngữ và thủ pháp
tạo hình; chất liệu trang trí trên kiến trúc.
Luận án xác định đặc trưng, giá trị nghệ thuật của đình ở Hội An mà tiêu
biểu là 3 ngơi đình ĐCP, ĐHA và ĐSP. Từ đó, luận án bàn luận thêm các vấn
đề liên quan đến nghệ thuật trang trí truyền thống đối với xã hội hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc
của ĐCP, ĐHA và ĐSP.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu tại 3 ngơi đình: ĐCP, ĐHA và ĐSP ở thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam.
(Luận án tập trung nghiên cứu vào các yếu tố trang trí trên kiến trúc

mang nhiều giá trị nghệ thuật như: các mảng trang trí ở bờ nóc, bờ hồi, bờ
dải của phần ngoại thất cơng trình, các hạng mục phụ của kiến trúc như tam
quan, bình phong… Chi tiết trang trí trên các cấu kiện như con ke [PL9,

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


5

tr.288], đầu dư, đầu trính, bơng trính, các mảng tranh vẽ trên tường của phần
nội thất cơng trình).
3.2.2. Phạm vi thời gian
Dựa theo lý lịch di tích của các ngơi đình về việc trùng tu được ghi lại:
ĐCP: Trong Ơ Châu Cận Lục [7] của Dương Văn An năm 1553 đã
nhắc đến tên làng Cẩm Phô ở Hội An. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo ĐCP đã
được xếp hạng di tích cấp quốc gia 1991 [PL8, tr.286].
ĐHA: Vào cuối thế kỷ XVI đến XVIII, nhiều làng xã khác ở Hội An
cũng lần lượt được hình thành, trong đó có làng Hội An. Đến nay, ĐHA đã
được tu bổ, tôn tạo nhiều lần. Xà cị tại đình có ghi năm Thành Thái Đinh Mùi
(tức 1907) đình được cải tạo, đến năm Quý Tỵ (tức 1953) được tu bổ thêm
[PL8, tr.286].
ĐSP: Căn cứ bức hoành phi do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào
năm 1715 và những bài vị thờ có thể đoán ĐSP được xây dựng vào thế kỷ
XVII. Một xà cị ghi trùng tu đình vào năm Bảo Đại thứ 19, năm 1974 có
trùng tu và làm nơi phần tiền sảnh do nhân dân đứng ra tu sửa [PL8, tr.286].
Luận án nghiên cứu ĐCP, ĐHA và ĐSP từ khi khởi dựng đến nay.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Đề tài luận án nhìn nhận đối tượng nghiên cứu là NTTTTKT thông qua
biểu hiện của đồ án, ngơn ngữ và thủ pháp tạo hình, chất liệu trang trí ở ĐCP,

ĐHA và ĐSP. Xét về tổng thể thì đây là một hiện tượng văn hóa được nhìn từ
góc độ mỹ thuật hay thực chất đó là một hiện tượng văn hóa nghệ thuật, nó
tồn tại và vận động trong một vùng địa lý văn hóa cụ thể là đơ thị cổ Hội An.
Những cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật trang trí truyền thống nói
chung và đình làng nói riêng thường có những phương pháp tiếp cận riêng
biệt với từng chuyên ngành như: kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc học, xã hội học...

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


6

Ở đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phơ, đình Hội An
và đình Sơn Phong (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) xuất phát từ việc nhận
diện đối tượng nghiên cứu ở góc độ tổng thể là một hiện tượng văn hóa nghệ
thuật như đã đề cập. NCS đã áp dụng cách tiếp cận liên ngành vào luận án để
giải quyết các vấn đề từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghệ thuật tạo hình,
kiến trúc, lịch sử, văn hóa học, mỹ học, nghệ thuật học.... Đây là một cách
tiếp cận cần thiết khi nghiên cứu về việc khai thác và ứng dụng các giá trị mỹ
thuật truyền thống trong bối cảnh hiện nay nhằm đạt được các mục tiêu
nghiên cứu.
Việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành vào luận án sẽ có sự xuất hiện của
nhiều chuyên ngành như: kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, văn hóa... nhằm tìm ra
những giá trị nghệ thuật trang trí đặc trưng cơ bản mà người Việt ở Hội An đã
vận dụng trong việc kiến tạo nên các cơng trình kiến trúc đình và đây cũng là
một trong những yếu tố quan trọng làm nên tính mới của đề tài luận án Nghệ
thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phơ, đình Hội An và đình Sơn Phong
(thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tổng hợp và phân tích: Thu thập, hệ thống hóa, xử

lý, phân tích, tham khảo các tài liệu, số liệu sẵn có từ các cơng trình
nghiên cứu đi trước ở trong nước và quốc tế để thiết lập cơ sở lý luận cho
luận án.
* Phương pháp khảo sát điền dã: là phương pháp tiếp cận trực tiếp đối
tượng nghiên cứu để: Vẽ, chụp ảnh, quan sát, đo đạc… nhằm ghi nhận, thu
thập, xác minh những thông tin thực nhất về đối tượng nghiên cứu trên thực tế
để phục vụ nghiên cứu
* Phương pháp thống kê, so sánh: Việc thống kê đề tài trang trí qua
các dữ liệu văn bản hồ sơ di tích và hình ảnh các ngơi đình để có thể phân
loại và so sánh từ nhiều phía - xung quanh đối tượng nghiên cứu. Phương

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


7

pháp này, giúp NCS tìm ra những đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật
trang trí trên kiến trúc của ba ngơi đình: Cẩm Phơ, Hội An và Sơn Phong.
* Phương pháp nghiên cứu điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn sâu
chuyên gia nghiên cứu về đình, nghiên cứu về Hội An, người làm cơng tác
quản lý văn hóa và những người làm trong lĩnh vực thiết kế, đào tạo… để làm
rõ nét hơn về đặc trưng NTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP. Ngồi ra, cịn nắm
rõ hơn về vai trị của nghệ thuật trang trí truyền thống trong xu hướng đào tạo
và thiết kế đối với sự phát triển của xã hội.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề, nội dung nghiên cứu của luận án, NCS đưa ra
3 câu hỏi cùng các giả thuyết nghiên cứu sau đây:
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Văn hóa, địa lý, lịch sử của thành phố Hội An có sự tác
động đến NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP như thế nào?

Câu hỏi 2: Đặc trưng NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP được biểu
hiện thông qua các yếu tố về đề tài, đồ án trang trí, thủ pháp và ngơn ngữ tạo
hình, chất liệu trang trí như thế nào?
Câu hỏi 3: Những đặc trưng, giá trị nổi bật của nghệ thuật trang trí
đình ở Hội An là gì? Vai trò của chúng trong sự phát triển xã hội hiện nay
như thế nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết 1: Với yếu tố đặc trưng của lịch sử, địa lý và văn hóa ở
Hội An đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển
đối với NTTTTKT. Trong tâm thức của người Việt thì tình yêu quê
hương, đất nước và cội nguồn luôn được quan tâm hàng đầu. Có thể thấy
các đề tài trang trí hay cách sử dụng vật liệu trong quá trình kiến tạo ngơi
đình thì yếu tố dân gian ln có một vị trí nhất định. Việc kế thừa những
giá trị nghệ thuật truyền thống kết hợp với những điều kiện tự nhiên, địa

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


8

lý, lịch sử của vùng đất đó để hình thành nên những giá trị mới. Sự hướng
về cội nguồn được hình thành trong quá trình di dân, lập làng từ Bắc vào
Nam mà cụ thể ở đây là từ Thanh Hóa và Nghệ An vào Hội An. Vì vậy,
trong q trình xây dựng đình sẽ có sự kế thừa các yếu tố truyền thống,
kết hợp với xu hướng thẩm mỹ của đại chúng trong giai đoạn đó, cụ thể là
mỹ thuật thời Nguyễn. Điều này được thể hiện rõ trong NTTTTKT của
ĐCP, ĐHA và ĐSP thông qua thủ pháp và ngơn ngữ tạo hình như thủ
pháp kiểu thức hóa, bố cục ô hộc, bố cục đăng đối và chất liệu trang trí.
Kết quả của sự giao lưu tiếp biến với Trung Hoa trong NTTTTKT đã
mang lại những đặc trưng riêng cho các ngơi đình ở Hội An. Điều này được

thể hiện rõ trong phản ánh tâm thức, tư duy sáng tạo của người Hội An xưa
trong quá trình xây dựng và trang trí đình. Nó được biểu hiện qua đề tài, màu
sắc, bố cục và thủ pháp tạo hình trong các chi tiết trang trí như: bơng trính,
mắt cửa, màu sắc…
Sự pha trộn trong hệ giá trị mỹ thuật của kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP
là hệ quả tất yếu từ sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan trong đó có sự giao thoa giữa các nền văn hóa, các chủ nhân văn hóa
trong tiến trình lịch sử khai mở và phát triển vùng đất, là sự học hỏi và tiếp
thu kinh nghiệm từ mỹ thuật Nguyễn. Điều đó chứng tỏ NTTTTKT của ĐCP,
ĐHA và ĐSP chứa đựng những yếu tố độc đáo, đặc sắc. Đình ở Hội An vừa
mang dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn, vừa có sự tiếp biến văn hóa Trung
Hoa đã tạo nên nét đặc trưng khó lẫn với các nơi khác.
* Giả thuyết 2: NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP được biểu hiện rõ nét
qua đề tài, đồ án, thủ pháp, ngơn ngữ tạo hình và chất liệu trang trí.
Đề tài và chất liệu trang trí được biểu hiện rất đa dạng, có sự phối hợp
và tác động của điều kiện tự nhiên và văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng riêng.
Sự kết hợp của các đồ án trang trí tứ linh, tứ thời, linh vật, linh thú… cùng
các hình tượng trang trí mang yếu tố dân gian đặc trưng của Hội An như:

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


9

hoa quả, chim thú… được thể hiện thông qua nhiều chất liệu khác nhau.
Biểu hiện nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của ĐCP, ĐHA và ĐSP
thông qua thủ pháp và ngơn ngữ tạo hình rất phong phú, điều này thể hiện rõ
trong các đồ án trang trí. Đặc trưng nghệ thuật trang trí được biểu hiện ở các
thủ pháp và ngơn ngữ tạo hình như: thủ pháp tả thực, thủ pháp cách điệu, thủ
pháp kiểu thức hóa, bố cục cân đối, phá thế, xoay chiều, màu sắc trầm ấm

tương phản với các điểm nhấn tươi sáng. Ngồi ra, có thể thấy được nghệ
thuật tạo hình theo bố cục cân đối với những hình tượng trang trí trong cuộc
sống hàng ngày rất chân thật và đó là đặc trưng dân gian của địa phương
như: đào, phật thủ, na, lựu, nho, sóc, vịt, voi, gà, hoa báo bão, bí, bầu…được
tạo hình rất gần gũi và giản dị.
* Giả thuyết 3: NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP được biểu hiện đa
dạng về đề tài chất liệu, phong phú về thủ pháp và ngơn ngữ tạo hình mang
yếu tố dân gian. Ngồi ra, dấu ấn của phong cách trang trí thời Nguyễn và sự
tiếp biến văn hóa Trung Hoa qua nghệ thuật trang trí đã tạo nên nét đặc
trưng và giá trị nghệ thuật riêng biệt của Hội An mà không phải ngôi đình
nào cũng có. Những đặc trưng và giá trị nghệ thuật truyền thống góp phần
phát triển Hội An trong giai đoạn hiện nay. Các lĩnh vực liên quan như: thiết
kế nội thất, đồ họa, thời trang, kiến trúc… và trong lĩnh vực đào tạo ngành
thiết kế hiện nay, việc hướng sinh viên đến các giá trị truyền thống cũng
được các cơ sở đào tạo quan tâm. Chính điều này đã làm cho kết quả nghiên
cứu tăng thêm giá trị thực tế, góp phần quan trọng trong sự phát triển của xã
hội trong thời đại mới.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận án góp phần làm rõ việc nghiên cứu NTTTTKT truyền thống là
nghiên cứu về sự hài hồ giữa hình thức và nội dung.
- Luân án làm rõ đặc trưng của NTTTKT truyền thống chính là sự cân

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


10

xứng hài hồ giữa các chi tiết trang trí và bố cục tổng thể thơng qua ngơn ngữ tạo
hình như: màu sắc, đường nét, bố cục, chất liệu… Bên cạnh đó, các thủ pháp tạo

hình góp phần nâng tầm giá trị nghệ thuật và tạo ra sức truyền cảm cho các cơng
trình, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ dân tộc.
- Luận án chứng minh được trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa qua
các yếu tố của nghệ thuật trang trí, các yếu tố ngoại sinh khó có thể lấn át được
các yếu tố bản địa bởi sự sáng tạo đầy bản lĩnh của người Việt xưa.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án là cơng trình hệ thống, tập hợp các dữ liệu về NTTTTKT của
ĐCP, ĐHA và ĐSP. Góp phần bổ sung những tư liệu đối với ĐCP, ĐHA và ĐSP.
Những tư liệu trong quá trình khảo sát điền dã: Bản vẽ, khảo tả, đạc
họa, khảo sát, hệ thống hóa… trong phần phụ lục của luận án sẽ là tư liệu bổ
sung cho trong công tác nghiên cứu, giáo dục thẩm mỹ.
Những đặc trưng về NTTTTKT đình ở Hội An cịn góp phần cho sự
phát triển về lĩnh vực thiết kế ứng dụng, đưa các giá trị truyền thống vào thiết
kế đương đại là một xu hướng tất yếu trong sự hội nhập và phát triển hiện
nay, đặc biệt là trong giáo dục đào tạo.
7. Kết cấu của luận án
Mở đầu (10 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ
lục (120 trang), nội dung luận án gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
về đối tượng nghiên cứu (50 trang).
Chương 2. Biểu hiện nghệ thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm
Phơ, đình Hội An và đình Sơn Phong (56 trang).
Chương 3. Đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ thuật và bàn luận về nghệ
thuật trang trí trên kiến trúc của đình Cẩm Phơ, đình Hội An và đình Sơn
Phong (52 trang).

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngơi đình Việt đã được nhiều học giả
trong và ngồi nước đánh giá là một hiện tượng riêng biệt, mang nhiều nét
đặc sắc văn hóa của Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, qua tổng hợp cho
thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đình làng Việt Nam của các học giả
trong và ngoài nước với những mức độ quan tâm, khai thác dưới nhiều góc
độ, khía cạnh khác nhau: Lịch sử, tôn giáo, xã hội học, nghệ thuật học… và
đặc biệt là những nghiên cứu về di tích, kiến trúc ở Hội An khá phong phú, đa
dạng được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài viết khoa học...
trong đó đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến kiến trúc, mỹ thuật truyền
thống ở Hội An.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đình làng nói chung
* Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Thực tế tình hình nghiên cứu đã ghi nhận nhiều cơng trình nghiên cứu
về đình làng của các NNC với những mức độ quan tâm và hướng tiếp cận
khác nhau như: nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, xã hội...
Từ trước năm 1954 đã xuất hiện các cơng trình nghiên cứu của một số
học giả phương Tây quan tâm đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam mà
hầu hết là những nghiên cứu về lịch sử, phong tục, tín ngưỡng xung quanh
ngơi đình của người Việt. Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội là nơi đã tạo
điều kiện cho nhiều cuộc khám phá, khai quật, nghiên cứu về các vấn đề lịch
sử xã hội cũng như tìm hiểu nhiều hiện vật mỹ thuật có giá trị văn hóa. Đây là
những tư liệu về đời sống xã hội của người An Nam, đã có những khảo cứu
về nghệ thuật truyền thống mà NCS cho là rất đáng chú ý.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :



12

Trong cuốn Histoire du Royaume de Tonquin (Lịch sử Vương quốc
Đàng Ngoài), viết từ năm 1636, Alexandre de Rhodes đã hết sức kinh ngạc về
ngơi đình người Việt. Dẫu vậy, ông cũng buộc phải thừa nhận rằng đó là
không gian tín ngưỡng phổ biến nhất, được người dân cho rằng “Tất cả sự
thịnh vượng làm ăn, sự phì nhiêu của ruộng đồng và sức khỏe của dân làng và
súc vật đều phụ thuộc vào vị Thành hoàng” được thờ phụng trong các ngơi
đình đó. Đây là chỗ các kỳ hào hội nhau bàn việc chung trong thôn xã, tổ
chức lễ lạc công cộng, ca hát múa nhảy và tiệc tùng [4, tr.68]. Trong Những
phạm trù nghệ thuật dân gian người Việt thời trung đại [39], GS.TS Kiều Thu
Hoạch cũng đã khẳng định và xác nhận vai trò quan trọng của nhà truyền giáo
Alexandre de Rhodes đối với việc đóng góp về lịch sử nghiên cứu đình làng.
Linh mục Léopold Michel Cadière với L’Art à Hué (Nghệ thuật và
Nghệ nhân vùng Kinh thành Huế) [61] là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H
(Số 1/1919). Đây có thể xem là một trong những cơng trình nghiên cứu về
nghệ thuật tạo hình ở Huế đầu tiên được công bố rộng rãi từ năm 1919. Các
bản vẽ trong ấn phẩm này đã trở thành tư liệu quý giá để người đời nay có thể
tham khảo mặc dù nhiều cơng trình, di tích ở Huế đến nay đã khơng cịn nữa.
Tài liệu khơng trực tiếp đề cập đến mỹ thuật hay đình ở Hội An nhưng cách
phân tích và đánh giá các hiện tượng mỹ thuật ở Huế của linh mục L. Cadière
đặc biệt tinh tế, giàu giá trị khoa học.
Năm 1922, cơng trình Les Arts décoratifs au Tonkin (Nghệ thuật trang
trí ở Bắc Kỳ) [66] của Marcel Bernanose được xem như là một trong những
cơng trình nghiên cứu cơng phu, chứa nhiều dữ liệu khoa học cho việc giải
mã các ý nghĩa biểu tượng của mơ típ trang trí trên kiến trúc đình làng của
người Việt. Cơng trình đã nêu lên những đặc trưng của các biểu tượng trang
trí trong cơng trình kiến trúc trên các chất liệu khác nhau liên quan đến các

nghệ nhân chạm khắc và đội ngũ thợ ở các làng nghề. Đây là một trong những

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


13

tài liệu quý hàm chứa nhiều dữ liệu khoa học giúp NCS có thể hiểu hơn về
nghệ thuật trang trí đình làng ở miền Bắc, từ đó góp phần luận giải ý nghĩa
biểu tượng của các mơ típ trang trí trên kiến trúc đình ở Hội An.
Năm 1954 NNC Louis Bezacier đã cho ra mắt biên khảo L’art
Vietnamien (Nghệ thuật Việt Nam) [64] với sự khảo cứu về khá nhiều loại
hình kiến trúc khác nhau như: chùa, đền, văn miếu, cung điện... Trong cơng
trình này, kiến trúc đình làng bước đầu được nhắc đến với vai trị là một ngơi
nhà kiến trúc vừa có tính chất dân dụng, vừa có tính chất tơn giáo. Mặc dù,
cơng trình chưa nghiên cứu sâu về kiến trúc ở Hội An và đình ở Hội An,
nhưng cơng trình vẫn gợi ra một số vấn đề về nghệ thuật, giúp cho NCS có
thêm những kiến giải về NTTTTKT đình ở Hội An.
Trong cơng trình Phù thuật và tín ngưỡng An Nam [71], học giả người
Pháp Paul Giran cho thấy hình ảnh đình đã in sâu trong tâm trí của người Việt
xưa. Ơng cho rằng đình là nơi ở của thần bảo hộ của mỗi làng và là trung tâm
cộng đồng. Đặc biệt, đình là nơi mà con người có thể thực hiện tất cả những
sự kiện của đời sống xã hội ở đó như: Giải quyết vấn đề hành chính và tư
pháp, tế lễ, các hoạt động sinh hoạt của xã hội Việt Nam.
Có thể nói rằng nghiên cứu về NTTTTKT đình ở Hội An chính là
nghiên cứu về những quan niệm thẩm mỹ, những tâm tư tình cảm của người
Hội An xưa đã gửi gắm trong q trình xây dựng các ngơi đình bởi ngơi đinhg
của người Việt chính là biểu tượng của nền văn minh, văn hóa dân tộc. Nó
được ví như biểu tượng Kim Tự Tháp của nền văn minh Ai Cập hay đền thờ
Parthéon là biểu tượng cho nền văn minh Hy Lạp mà linh mục Kim Định đã

nêu trong Triết lý cái đình [29].
Trong Essai sur le đình et leculte du génie tutélaire des villages au
Tonkin (Ngơi đình và việc thờ thần Thành hoàng của các làng xã ở Bắc Kỳ)

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


14

[131] của NNC Nguyễn Văn Khoan đã bàn về nguồn gốc, chức năng, kiến
trúc, tín ngưỡng… ở ngơi đình. Học giả Pháp Louis Bezacier trong L’art
Vietnamien (Nghệ thuật Việt Nam) [64] đã có những nhận xét và đánh giá về
cơng trình nghiên cứu của NNC Nguyễn Văn Khoan [131] rằng đây là một
cơng trình nghiên cứu súc tích. Theo ơng, có thể xếp đình vào loại hình kiến
trúc dân dụng và cả kiến trúc tôn giáo.
Arts of Viet Nam 1009 - 1945 (Nghệ thuật của Việt Nam 1009 - 1945)
[63] là tài liệu nguyên bản tiếng Anh của NNC Kerry Nguyễn Long xuất bản
2013 được xem như một trải nghiệm tìm hiểu nghệ thuật Việt Nam qua hơn
một nghìn năm dưới con mắt khách quan của người nước ngoài. Tác giả đã đi
từ những dấu mốc của văn hóa Đơng Sơn cho đến trải qua các triều đại trong
lịch sử Việt Nam, trong đó có nội dung về nghệ thuật ở làng mà điển hình là
các hoạt động nghệ thuật mang tinh thần làng xã. Theo tác giả, các vấn đề lịch
sử, xã hội vốn chịu sự ảnh hưởng tôn giáo, đặc biệt là thói quen, tập quán sinh
sống và sáng tạo của người Việt đã tạo ra các công năng cho từng loại hình
kiến trúc, trong đó có kiến trúc đình làng.
Những cơng trình nói trên mặc dù chưa phải là nghiên cứu chuyên
sâu về nghệ thuật trang trí đình làng, song những khảo cứu, nhận định dưới
con mắt của các học giả nước ngoài về lịch sử - văn hóa Việt Nam, đặc biệt
là về đời sống thẩm mỹ của con người An Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có thể xem là những cơ sở ban đầu trong nghiên cứu nghệ
thuật tạo hình trang trí ứng dụng trong đời sống nói chung và nghệ thuật

tạo hình mỹ thuật đình làng nói riêng.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Viện Mỹ thuật - Mỹ nghệ được thành lập năm 1962, trong vai trò là
người khởi xướng nghiên cứu đình làng, họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung trong Bàn
về mỹ thuật Việt Nam [23] cùng với các cộng sự của mình đã bước đầu phân

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


15

định được phong cách nghệ thuật đình làng. Từ đây, nghệ thuật điêu khắc
đình làng được cơng nhận như một dòng nghệ thuật quan trọng trong dòng
chảy của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Với tài liệu này, NCS có cơ sở đối chiếu
để đưa ra các nhận định chính xác hơn cho NTTTTKT đình ở Hội An.
Trong Lược sử mỹ thuật Việt Nam [40] NNC Nguyễn Phi Hoanh đã
khẳng định người Việt Nam luôn biết cách tiếp thu, chọn lọc những cái vốn
phong phú của các nền văn hóa khác để bổ sung cho cái có sẵn của mình để
tạo ra một thể thức đặc sắc. Ông cũng đã tập hợp và phân loại hệ thống đồ
án trang trí của Việt Nam: “Đồ án có tính chất tơn giáo và tín ngưỡng (Tứ
linh, lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nhật/nguyệt, long ẩn, ngư
long hí thủy, long mã, chim phượng… ), đồ án bát vật, đồ án thông dụng
trong dân gian, đồ án bát quả, đồ án tứ hữu, tứ thời…” [40, tr.224-236].
Ngồi ra, ơng cịn nêu rất kỹ về lối thể hiện và chất liệu dùng trong trang
trí kiến trúc truyền thống. Điều đó cho thấy đây là tài liệu khơng chỉ mơ tả
đơn thuần về trang trí mà nó cịn thể hiện cả những tinh hoa dân tộc. Trong
cơng trình này, NNC Nguyễn Phi Hoanh đã dành cả chương V để nói về
mỹ thuật phong kiến thời Nguyễn ở Huế, điều đó thể hiện mỹ thuật thời kỳ
này có sức ảnh hưởng lớn và đóng vai trị quan trọng trong dòng chảy của
mỹ thuật Việt Nam. Dựa trên những thơng tin của tài liệu này, NCS có

thêm những thông tin đầy đủ và chi tiết hơn về mỹ thuật truyền thống ở
Huế để từ đó có thể khẳng định được những đặc trưng và giá trị nghệ thuật
trang trí trên kiến trúc ĐCP, ĐHA và ĐSP.
Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đã cơng bố bài viết “Điêu khắc đình
làng” [109] trong đó nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc đình làng Bắc
Bộ Việt Nam được đánh giá khá cao. Ông đã nêu lên những đặc trưng về
phong cách tạo hình của điêu khắc đình làng cũng như quan điểm coi điêu khắc
đình làng có “phong cách lãng mạn”. Tuy NCS tập trung nghiên cứu về

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


16

NTTTTKT của ĐCP, ĐHA và ĐSP nhưng với những phân tích và nhận định
của ơng đã giúp cho NCS có cơ sở khoa học hơn trong vấn đề bàn luận của
chương ba về đặc trưng, giá trị nghệ thuật trang trí. Tư liệu này giúp NCS lấy
đó làm cơ sở luận để làm rõ những luận điểm ở chương 3 của luận án.
Một bộ sưu tập lớn các hoa văn trang trí của người Việt cổ được NNC
Nguyễn Du Chi sao chép từ các hiện vật cịn sót lại đã được giới thiệu trong
cơng trình Hoa văn Việt Nam [21]. Đây là cuốn sách được nghiên cứu rất công
phu và chi tiết về mỹ thuật cổ, có giá trị về mặt tư liệu lịch sử mỹ thuật Việt
Nam. Tìm hiểu về hoa văn, họa tiết trang trí sẽ biết được sự thay đổi, phát triển
của người Việt qua các thời kỳ khác nhau như thế nào. NNC đã đi vào phân
tích sâu về biểu tượng của các mơ típ trang trí và mối quan hệ của hoa văn họa
tiết trang trí Việt Nam với các nền văn hóa khác. Đây là tư liệu rất có giá trị và
có độ tin cậy cao để NCS có cơ sở so sánh, đối chiếu và đưa ra những giả
thuyết, kết luận của mình trong luận án.
Phải kể đến NNC Trần Lâm Biền, những nghiên cứu tiêu biểu trong chủ
đề đình làng của ơng phải kể đến Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ) [15]. Đây

là cơng trình nghiên cứu rất có giá trị, nội dung đi sâu vào bàn luận về các vấn
đề về kiến trúc và điêu khắc đình làng ở vùng châu thổ Bắc Bộ với các khía
cạnh như: Kiến trúc, điêu khắc, trang trí trên kiến trúc.. của các ngơi đình ở
những vùng như: Hà Tây, Ba Vì, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... Đây là minh
chứng của một kho tàng kiến thức về mỹ thuật dân gian truyền thống của Việt
Nam. Một điều rất đáng chú ý đã được tác giả chỉ ra là: Trong khi hầu hết đình
ở miền Bắc được xây dựng vào các thế kỷ XVI đến XVII, thì đến thế kỷ XVIII
lại rất ít phát triển và xây dựng ở miền Bắc thì ở miền Trung việc xây dựng
đình lại rất phát triển trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ về cơ bản đã có
sự khác biệt khi nói về đình làng ở miền Bắc và miền Trung. Ngồi ra, ơng
cịn đề cập đến vấn đề nghiên cứu văn hóa truyền thống phải dựa trên quan

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


17

điểm khách quan: "Nghiên cứu truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói
chung, đình làng nói riêng, trên cơ sở quy luật lịch sử và sự tiếp biến văn hóa
chúng ta sẽ loại bỏ dần những nhận định chưa khách quan nhằm xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [15, tr.22].
“Quanh ngơi đình làng - lịch sử” [11] được NNC Trần Lâm Biền đã
trình bày và lý giải một số vấn đề quan trọng liên quan đến sự ra đời, hình
thành và phát triển của đình làng Việt Nam qua từng giai đoạn. Chẳng hạn
như việc tác giả đã lý giải khái niệm và nguồn gốc Thành hoàng. Thành
hoàng được cho là bắt nguồn từ Trung Hoa và xuất hiện ở Việt Nam từ thời
Bắc thuộc, trong giai đoạn Lê Sơ và Mạc được cấy vào đình làng để trở
thành một ông vua tinh thần của làng xã. Sự lý giải này phần nào cho
chúng ta mường tượng được về chức năng của đình làng trong từng giai
đoạn của lịch sử. Về diễn trình ra đời và phát triển của đình làng, tác giả đã

đưa ra nhận định sự phát triển của kiến trúc đình làng qua từng giai đoạn:
“manh nha vào nửa cuối thế kỷ XV, định hình vào thế kỷ XVI, phát triển
vào nửa cuối thế kỷ XVII, thay đổi về nhận thức cơ bản vào thế kỷ XVIII,
chuyển hóa mạnh mẽ (về thờ tự) vào thế kỷ XIX”. Những kết quả nghiên
cứu của cơng trình có thể coi là những đóng góp rất hữu ích giúp cho việc
phân định phong cách nghệ thuật kiến trúc đình làng. Cũng với nội dung
này qua phỏng vấn trực tiếp, ơng cịn khẳng định thêm rằng ngơi đình là
một kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam mà không ở nơi đâu có được... [PL10,
BB10.1, tr.288 - 290]. Điều đó chứng tỏ đình ở Việt Nam là nơi chứa đựng
nhiều nhất những giá trị về bản sắc dân tộc.
Một cơng trình khác của NNC Trần Lâm Biền là Trang trí trong mỹ
thuật truyền thống của người Việt [14] đã nêu rất chi tiết về ý nghĩa các họa
tiết, hoa văn của người Việt. Trong nghiên cứu này, tác giả đã liệt kê gần như
đầy đủ hệ thống các họa tiết trang trí, các biểu tượng, linh vật, hoa văn họa

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


18

tiết cây cỏ… Bên cạnh đó tác giả cịn phân tích rõ về ý nghĩa và đặc điểm của
từng đồ án trang trí trong các cơng trình. Kết quả nghiên đã cung cấp những
dữ liệu khoa học về việc giải thích ý nghĩa các đồ án trang trí trên kiến trúc
đình làng, Ngồi ra, đây lai tư liệu có thể dùng để so sánh đề tài trang trí của
các vùng miền với nhau nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong
NTTTTKT đình ở Hội An và đình ở miền Bắc. Những họa tiết hoa văn này
xuất hiện trong cuộc sống thường ngày từ bao đời nay đã cho thấy việc ứng
xử với cái đẹp của ông cha ta từ hiện thực cho đến tâm hồn đã có từ bao đời
nay, mang trong mình biết bao vấn đề lịch sử xã hội của dân tộc. Việc tiếp
cận trực tiếp với hoa văn vốn cổ chính là tiếp cận với nền mỹ thuật cổ, còn

nếu chúng ta tiếp cận đồ án, họa tiết trang trí ở mặt ý nghĩa thì nó liên quan
đến bản sắc văn hóa Việt Nam.
Các ngơi đình làng tiêu biểu ở Bắc Bộ đã được NNC Lê Thanh Đức
giới thiệu trong Đình làng miền Bắc [31] thơng qua hình ảnh về các họa
tiết trang trí cùng việc giải nghĩa một số cấu kiện kiến trúc và mảng chạm
khắc đặc sắc của đình làng, ở đó đề cao ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của
con người ln mong muốn sự hịa hợp với thiên nhiên. Đây là tài liệu
giúp NCS có cơ sở để nhận diện những đặc trưng của đình ở miền Trung,
trong đó có đình ở Hội An.
NNC Trịnh Cao Tưởng trong cơng trình “Kiến trúc đình làng - hình
tượng” [108] đã nghiên cứu trên phương diện lịch sử về kết cấu các thành
phần kiến trúc cấu thành tạo nên hình dáng ngơi đình với các mối quan hệ gắn
bó mật thiết với biểu tượng của đình làng. Thật vậy, để xác định được đặc
trưng của NTTTTKT thì ngồi việc tìm hiểu về đề tài và đồ án trang trí, thủ
pháp và ngơn ngữ tạo hình, chất liệu... thì việc nghiên cứu về kết cấu kiến trúc
truyền thống là một điều hết sức quan trọng. Bởi đây chính là yếu tố tạo nên
vóc dáng của ngơi đình.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


19

Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng là hai NNC có nhiều cơng
trình nghiên cứu cơng phu về mỹ thuật cổ Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể
đến các cơng trình:
Trong Mỹ thuật của người Việt [76], hai NNC đã đưa ra nhận định về
mỹ thuật thế kỷ XVIII. Nghệ thuật đình làng ở thời kỳ này cũng được đề cập
đến bởi nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kinh tế và xã hội đương thời. Sự mâu
thuẫn giữa địa chủ và nông dân làm cho thiết chế nông thôn bị suy yếu, chỉ

cịn thương gia và thợ thủ cơng lớn mạnh. Các biến cố lịch sử là điều kiện cho
nghệ thuật tạo hình phát triển hơn và cụ thể là nghệ thuật trang trí đình làng. 2
NNC đã mơ tả sơ lược các ngơi đình dưới góc nhìn khảo cổ học, lịch sử, văn
hóa và tín ngưỡng.
Mỹ thuật ở làng [77] là cơng trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề: mỹ
thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, kinh tế, tín ngưỡng, phong tục tập quán... ở
làng của người Việt:
Khung gỗ được tạo nên bởi các hệ vì kèo, các vì kèo cách nhau một
gian tức là tạo ra đơn vị không gian lớn nhất của ngôi nhà. Nối các vì
kèo là các thanh xà ngang... Chiều cao của mái ngói chiếm 2/3 chiều
cao của cả ngơi nhà. Nó đặc trưng tới mức trong cảnh quan làng quê cái
mái đình gây ấn tượng lớn nhất... [77, tr.42].
Các đặc trưng này được xem là những yếu tố trang trí nổi bật của kiến
trúc truyền thống đó là kiến trúc đình làng của người Việt. Đặc biệt, trong
cơng trình này, các tác giả cịn có những nội dung bàn luận về đình làng thế
kỷ XVIII, đây là giai đoạn khá quan trọng trong q trình xây dựng, tu bổ các
cơng trình đình ở Hội An.
Đình Việt Nam [81] của NNC Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự là một
nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và phát triển kiến trúc đình làng của người

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


×