Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ NỘI THÁT PHÒNG KHÁCH VÀ PHÒNG SINH HOẠT CHUNG DÀNH CHO NHÀ BIỆT THỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khố luận tốt nghiệp, cho phép tơi được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc tới phó giáo sư - tiến sĩ, thầy giáo Trần Văn Chứ và thầy
giáo Lý Tuấn Trường, hai người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong
quá trình tơi làm khố luận. Nhân dịp này, tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới
toàn thể các thầy lãnh đạo đã quan tâm giúp đỡ, các thầy cô giáo đã dạy dỗ
tôi trong bốn năm tôi học tại nhà trường, cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ động viên tơi hồn thành khố luận của mình.
Mặc dù đã cố gắng song với khả năng và kinh nghiệm trong cơng tác
nghiên cứu khoa học cịn hạn chế nên khố luận khơng thể tránh được sai sót.
Tơi rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của q thầy cơ và các bạn đồng
nghiệp để khố luận của tơi được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Bích Nguyệt


PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã biết cách xây dựng nhà cửa, tạo ra không gian
sống. Qua thời gian, đời sống con người được cải thiện và nâng cao, theo đó,
tính thẩm mĩ và nghệ thuật cũng phát triển hơn. Nhu cầu về nhà ở khơng cịn
đơn giản như trước đây, là chỉ cần có nơi ăn, nơi nghỉ ngơi thì giờ đây một
ngơi nhà với đầy đủ tiện nghi và thoải mái là không thể thiếu...
Việc trang trí nội thất cho căn nhà khơng chỉ làm cho ngôi nhà bạn trở
nên thoải mái, tiện nghi, đáp ứng được cơng năng của nó, mà cịn thể hiện sự
sành điệu, cá tính, phong cách của chủ nhân ngơi nhà.
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về cuộc sống của chúng ta cũng
thay đổi từng ngày. Con người luôn hướng tới ''chân", "thiện", "mỹ" để tạo
nên một cuộc sống ngày càng tươi đep hơn.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, ngôi nhà là nơi bạn nghỉ ngơi, thư


giãn, quây quần với gia đình. Cùng những người thân yêu cùng nhau ăn cơm,
trò chuyện, uống trà và cảm nhận sự thoải mái vui vẻ, đàm ấm của không gian
gia đình sẽ xua tan những lo âu bực bội trong cuộc sống.
Ngày nay, khi đời sống con người ngày càng nâng cao thì càng nhiều
những ngơi nhà biệt thự với kiểu dáng khác nhau mọc lên. Do vậy, nhu cầu
trang hoàng cho những căn nhà biệt thự cũng được phát triển. Nội thất nhà biệt
thự có nhiều kiểu khác nhau, nhưng đều phải làm nổi bật tính sang trọng, tiện
nghi và phong cách của chủ nhân ngôi nhà.
Hiện nay, các căn nhà thịnh hành xu hướng xây dựng không gian mở,
tức là các phịng thường được bố trí gần nhau như phòng ăn, phòng bếp, phòng
khách, phòng sinh hoạt chung, vv…được ngăn cách với nhau bằng các yếu tố
nội thất như tủ trưng bầy, bình phong, giá sách, hoặc bằng cách trang trí trần,
sàn nhà tạo sự ngăn cách khơng gian hư cấu.Điều này khơng chỉ làm ngơi nhà
trơng thống đãng, mát mẻ, thuận tiện cho việc đi lại mà cịn tiết kiệm diện tích
đặt để đồ đạc.
1


Phịng khách là khơng gian gián tiếp giữa những người chủ và khách.
Tùy thuộc nhà ở mà dành cho phòng khách diện tích lớn hay nhỏ, có phịng
riêng hay chỉ một góc khiêm tốn.
Những người chủ nhà có ý định bài trí nội thất phịng khách theo xu
hướng nào: hiện đại, truyền thống, đơn giản, kiểu Trung Hoa hay kiểu
Pháp,...Phòng khách là không gian riêng thể hiện sự lịch thiệp của chủ nhà.
Phòng sinh hoạt chung thường kết hợp với phịng khách bởi sự hạn chế
về diện tích trong các căn hộ hiện nay. Tuy nhiên, với các nhà biệt thự, do có
khơng gian diện tích lớn, nên phịng sinh hoạt chung có thể được tách ra riêng
biệt. Chức năng của phòng này thường là nơi giao tiếp, quây quần giữa các
thành viên trong gia đình, nơi thư giãn và nghỉ ngơi. Phịng sinh hoạt chung
khơng được phổ biến trong các thiết kế nội thất của phương đông, thương chỉ

xuất hiện ở những gia đình lớn, như tam đại đồng đường. Tuy nhiên, do quá
trình mở cửa và du nhập văn hóa phương tây, các kiến trúc sư đã mạnh dạn
đưa vào, kết hợp và đổi mới làm cho nó có nét riêng độc đáo phù hợp với văn
hóa phương đơng.
Vẻ đẹp của căn phịng đang có xu hướng chuyển từ bên trong nội thất
ra thiên nhiên bên ngoài. Do đó những cảnh quan đặc biệt bên ngồi như cánh
rừng, đồi núi hay sân vườn thường được khai thác tối đa. Trong khung cảnh
tự nhiên phòng khách hay sử dụng những mảng kính lớn để mở rộng tầm
nhìn. Trong khung cảnh nhân tạo, sân vườn hoặc tiểu cảnh nước bên ngồi là
nét trang trí khơng thể thiếu để tăng thêm vẻ đẹp cho căn phòng.
Do vậy để tạo ra được một không gian nội thất đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu về tính tiện dụng cũng như tính kinh tế và thẩm mỹ như trên thì vấn đề
đặt ra là làm sao ta có thể thiết kế một khơng gian nội thất phù hợp nhằm tạo
ra một khơng gian hồn hảo.
Từ những phân tích trên, tơi chọn đề tài "Thiết kế nội thất phòng khách
và phòng sinh hoạt chung dành cho nhà biệt thự" và mong rằng sự mạnh dạn
về ý tưởng sẽ tạo nên sự đa dạng và phong phú cho không gian nội thất.
2


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu thiết kế
1.1.1. Mục tiêu khái qt
Thiết kế nội thất cho khơng gian phịng khách và phòng sinh hoạt chung
của biệt thự theo yêu cầu đặt hàng qua đó củng cố những kiến thức đã học
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát được đặc điểm kiến trúc và tiêu chuẩn thiết kế của nhà biệt thự.
- Đưa ra được phương án bố trí mặt bằng nội thất phù hợp và đảm bảo
công năng cho các phòng khách và phòng sinh hoạt chung trong mặt bằng

nhà biệt thự. Phương án đó phải đảm bảo được các yêu cầu về công năng sử
dụng, các hoạt động, nguyên tắc mỹ thuật,...đồng thời phải đáp ứng được yêu
cầu của gia chủ.
- Thể hiện các bản vẻ mặt cắt của phòng khách và phòng sinh hoạt
chung của biệt thự.
- Thể hiện được bản vẽ thiết kế sơ bộ một số đồ nội thất dùng trong
phương án. (bàn trà phòng khách, bàn trà phòng sinh hoạt chung, giá sách, tủ
đặt đèn).
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên tắc trang trí nội thất, đặc điểm u cầu của khơng
gian nội thất biệt thự, phong cách và xu hướng thiết kế phịng khách cho biệt
thự hiện nay.
- Tìm hiểu kiến trúc của ngôi nhà và yêu cầu của chủ nhân, qua đó có
các phân tích, đánh giá nhận định về sự phù hợp của không gian kiến trúc với
chủ nhân và nguyên tắc thiết kế nội thất.
- Thiết kế nội thất cho phòng khách và phòng sinh hoạt chung của biệt thự.
- Thiết kế sơ bộ một số sản phẩm tiêu biểu dùng trong phòng khách và
phòng sinh hoạt chung (bàn trà phòng khách, bàn trà phòng sinh hoạt chung,
giá sách, tủ đặt đèn).
3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu kiến trúc nhà biệt thự thông qua các bản vẽ thiết kế đã có.
- Trên cơ sở bản vẽ đã có và tài liệu tìm hiểu được về thiết kế nội thất,
tiến hành thiết kế bố trí nội thất cho khơng gian phịng khách và sinh hoạt
chung nhà biệt thự.
- Thiết kế một sản phẩm mộc được dùng trong phòng khách và phòng
sinh hoạt chung (bàn trà phòng khách, bàn trà phòng sinh hoạt chung, giá
sách, tủ đặt đèn).

- Đồ án chỉ đi sâu vào thiết kế trang trí mặt bằng tầng hai của tòa nhà.
- Đồ án chỉ dừng lại ở cấp độ đồ án, không đi sâu vào thiết kế thi công.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Điều tra, đánh giá thực tiễn .
Phương pháp phân tích: Khảo sát và tìm hiểu về phong cách nghệ thuật
và trang trí nghệ thuật có sự phân loại. Việc phân tích các thơng tin thu thập
được dựa trên cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận khoa học.
Phương pháp kế thừa: Tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về các nguyên
tắc thiết kế nội thất nhà ở.
Phương pháp tư duy logic: Dựa trên việc nghiên cứu về bản chất quy
luật của các hoạt động diễn ra trong không gian nội thất và thông qua điều tra
thực tế và không gian kiến trúc và đối tượng sử dụng để xây dụng ý đồ và
motuyp chủ đạo cho thiết kế.
Phương pháp đồ hoạ vi tính: Là phương pháp thiết kế kết hợp ý tưởng
và thể hiện ý đồ thiết kế một cách chính xác và chân thực nhất thông qua các
phần mềm đồ hoạ tiên tiến hiện đại nhất sử dụng cho các mục tiêu thiết kế
như autocad, 3dmax, photoshop.

4


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất.
Trong một căn phịng phải có chỗ nổi bật thu hút, có sự hài hòa thống
nhất về màu sắc, tỉ lệ các đồ đạc phải hợp lý so với diện tích phịng ,…Để làm
được điều này ta phải tuân theo các nguyên tắc thiết kế nội thất và các nguyên
lý mỹ thuật cơ bản.
- Tỷ lệ: Tỷ lệ cho biết quan hệ giữa phần này với phần khác trong cùng

một vật hay giữa vật này so với vật khác trong cùng một khơng gian cụ thể.
Mối quan hệ này có thể là về số lượng, về kích cỡ hay mức độ. Khi lựa chọn
hay bố trí các sản phẩm nội thất phải bố trí tỷ lệ giữa các vật vì kích thước của
một vật sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước tương đối của vật khác đặt trong mơi
trường của nó. Các phần của một thành phần thiết kế, giữa một vài thành
phần, hình thức và sự khép kín khơng gian, như vậy sẽ làm cho không gian
nội thất trở nên cân đối, hợp lý nâng cao giá trị thẩm mỹ cho căn phịng.
- Tỷ xích: Ngun lý thiết kế của tỷ xích là sự quan hệ giữa các bộ
phận cho cân đối. Tỷ xích cũng như tỷ lệ đều có quan hệ với kích thước của
mọi vật.Tỷ xích thị giác nói tới độ lớn của vật nào đó xuất hiện khi có sự so
sánh với các vật khác xung quanh nó. Như vậy tỷ xích của một vật thường là
những nhận xét chúng ta đưa ra dựa vào sự liên hệ hay dựa vào kích thước
của vật nào khác gần đó hoặc những yếu tố xung quanh. Tỷ xích khơng chỉ
xuất hiện giữa các đồ vật mà còn xuất hiện trong mối quan hệ giữa người và
đồ vật. Sự xác định tỷ xích của một khơng gian nội thất khơng bị hạn chế bởi
mối quan hệ của ai cả. Các thiết bị nội thất có thể liên quan đồng thời tới tồn
bộ khơng gian và tới các thiết bị khác tới những người sử dụng khơng gian
phịng đó. Một vật có thể có tỷ xích bình thường với vật này nhưng lại có tỷ
xích khác thường nếu đem so sánh vật khác.Những yếu tố tỷ xích có thể thu
hút sự chú ý, tạo nên điểm nhấn cho căn phòng.
5


- Sự cân bằng: Không gian nội thất và các yếu tố quanh nó như: đồ đạc,
đèn sáng và các yếu tố trang trí khác thường một tổng thể hình thể, kích
thước, màu sắc và chất liệu.Những yếu tố này được nhận biết như thế nào là
do sự đáp ứng, sự thích dụng của đồ đạc để đạt được nhu cầu thẩm mỹ. Lúc
này những yếu tố sẽ thu xếp để đạt được sự cân bằng thị giác, một sự cân
bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần, giữa thành phần trong tổng
thể không gian nội thất đều có những nét đặc trưng riêng về hình khối về kích

thước, màu sắc, chất liệu.
- Sự hài hồ: Sự hài hồ có thể được hiểu là sự phù hợp hay hài lòng về
các thành phần trong một bố cục.Nguyên tắc hài hồ địi hỏi sự chọn lọc kỹ
lưỡng các yếu tố, chia những nét riêng hay những đặc tính chung như hình
dạng, màu sắc, chất liệu. Nó lặp lại ở một điểm chung đó là tạo ra một sự
thống nhất và hài hoà thị giác giữa các yếu tố trong nội thất.Sự hài hoà khi sử
dụng quá nhiều yếu tố có đặc điểm giống nhau có thể dẫn đến bố cục không
linh hoạt. Sự đa dạng trong trường hợp khác khi lạm dụng nó để làm cơ sở
cho sự phong phú có thể dẫn đến sự hỗn loạn thị giác. Một sự đa dạng làm
sinh động và tạo sự thú vị cho khung cảnh nội thất.
- Nhịp điệu: Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại
của các yếu tố trong không gian. Sự lặp lại này không chỉ tạo nên sự thống
nhất thị giác mà cịn tạo nên chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm
trí người quan sát có thể theo hướng nào đó bên trong một bố cục hoặc xung
quanh không gian.
- Sự nhấn mạnh: Nguyên lý nổi bật của sự nhấn mạnh luôn tồn tại cùng
với điểm nhấn và phụ thuộc vào các yếu tố trong việc sắp đặt của người thiết
kế nội thất. Một không gian nội thất khơng có điểm nhấn sẽ gây sự buồn tẻ,
tuy nhiên nếu nhiều điểm nhấn quá sẽ gây ra sự xáo trộn, hỗn loạn. Một yếu
tố đặc biệt nổi bật có thể cho ta cái nổi bật đó bởi kích thước, màu sắc, kết
cấu…Nó tuỳ thuộc vào khơng gian cụ thể. Một yếu tố hay nét đặc biệt có thể
nổi bật bởi vị trí đặc biệt và hướng của nó trong không gian. Để làm tăng sự
6


nổi bật một yếu tố có thể đặt hướng tương phản với các bình diện bình thường
trong khơng gian và các yếu tố khác của nó, nó có thể được chiếu sáng đặc
biệt, những đường phụ, yếu tố phụ có thể sắp xếp hướng tới điểm chú ý, điểm
đặc biệt mà ta cần nhấn mạnh.
2.1.2. Lựa chọn màu sắc cho các khơng gian nội thất.

Màu sắc ln đóng vai trị quyết định đến vẻ đẹp và phong cách riêng
cho từng căn phòng. Những cách kết hợp màu sắc dưới đây sẽ mang đến hiệu
quả tốt nhất cho không gian của bạn. Màu sắc có tác dụng tạo nên dáng vẻ của
căn phịng và phong cách riêng cho từng khơng gian nhà. Và hơn cả tác dụng
đó, mỗi màu sắc thậm chí cịn biểu hiện những sắc độ về cảm xúc cũng như
tình cảm của chủ nhà.
Theo nhiều nhà thiết kế, sắc độ màu và sự kết hợp màu đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả tối ưu cho không gian kiến trúc
cũng như việc trang trí nội thất cho từng căn nhà. Theo đó, những gam màu
nhạt sẽ tạo cảm giác căn phòng thêm rộng và cao hơn, những gam màu nóng
sẽ tạo cảm giác ấm cúng... Màu sắc của nhà cũng có tác dụng bổ túc hoặc hỗ
trợ các đồ nội thất trong nhà, làm cho bộ sofa trong phòng trở nên nền nã hoặc
bức tranh treo tường bỗng dưng nổi bật...
Màu nâu, kem và xanh được coi là những gam màu mang cá tính đơn
giản nên có thể kết hợp hài hịa với nhau tạo phong cách tự nhiên cho căn
phịng. Chúng khơng bị hạn chế bởi một không gian nào và được sử dụng ở
hầu hết các phòng trong nhà từ nơi tiếp khách, bếp, phòng ngủ đến phòng làm
việc, phòng tắm…
Đối với những người u thích sự sâu lắng thì màu nâu đất, tía và màu
xanh lá là sự lựa chọn tối ưu nhất bởi những gam màu này thuộc về thiên
nhiên, tạo cảm giác thư giãn và nghỉ ngơi tuyệt vời cho người sử dụng. Nếu
được bố trí hợp lý trong phịng ngủ, chúng sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái,
đem đến giấc ngủ sâu ngon giấc.
7


Màu hồng và tím là hai gam màu đặc trưng cho sự lãng mạn, thích hợp
với phịng ngủ cho các cô bé tuổi teen. Bằng sự pha trộn khéo léo giữa nhiều
cấp độ khác nhau, căn phòng trở nên bay bổng và quyến rũ hơn. Tím cũng
đang được sử dụng nhiều trong khơng gian phịng ngủ, các khu thư giãn,

phịng khách để tạo nên một khơng gian thanh bình.
Màu cam, đen và đỏ là những gam màu có cá tính rất mạnh, bởi vậy
không nên kết hợp ba màu sắc này cùng một không gian, chúng sẽ tạo nên
tâm lý ức chế, khó chịu cho người sử dụng. Ngồi ra, cũng không nên sử dụng
một trong những gam màu này với cấp độ mạnh. Muốn tạo điểm nhấn cá tính,
bạn nên sử dụng chúng vào họa tiết trang trí, hoặc có thể sơn một mảng tường
trên nền tơng màu sáng chủ đạo. Các sắc độ khác nhau của màu đỏ thường
được sử dụng ở phòng ăn, thư viện, nhưng trong kiến trúc hiện đại, có thể tìm
thấy đỏ ở cả phòng ngủ và bếp. Da cam là một gam màu ấm và rất khó để
giảm tơng khi sử dụng. Chính vì vậy, màu này nên chỉ dùng làm điểm nhấn.
Màu vàng sẽ tạo được những tác động khác nhau phụ thuộc vào lượng
và sự kết hợp. Màu vàng đậm có thể tạo ra sự cản trở. Nhưng với màu vàng
nhạt, chẳng hạn
Màu trung tính bao gồm những sắc độ khác nhau của đen, trắng và ghi.
Màu trung tính rất dễ sử dụng vì có thể kết hợp một cách cực kỳ linh hoạt với
các gam màu khác. Các kiến trúc sư thường sử dụng màu trung tính trong nội
thất để cho gia chủ nhiều sự lựa chọn vì gam màu này đôi khi cũng khá sành
điệu và gây ấn tượng.
- Màu sắc và sức khoẻ
Màu sắc có ảnh hưởng qua nhiều hình thức: trang trí nội thất (tường,
trần nhà…), bàn ghế, áo quần, các vách ngăn…
Dĩ nhiên năng lượng này rất nhỏ nhưng về lâu về dài có thể tác động
lên sức khoẻ theo cả hai chiều hướng tốt và xấu

8


Đỏ : Làm tăng sức mạnh cho các bộ phận, nhất là cơ bắp, mật và lá
lách.Một bầu khơng khí chế ngự bởi màu đỏ được khuyến khích dùng khi: ớn
lạnh, sưng phổi, thiếu máu, thấp khớp, thần kinh suy nhược.

Cam : Cũng tăng sức mạnh nhưng dịu hơn màu đỏ và có thể dùng
thường xun. Thích hợp cho các hoạt động thể chất với hoạt động tinh thần.
Kích thích các chức năng tuần hồn và hơ hấp nhất là dưới hình thức ánh
sáng. Theo truyền thống của Ấn Độ, màu cam kích thích khả năng sinh lý và
mang lại sự lạc quan yêu đời. Một môi trường màu cam có lợi để điều chỉnh
các chứng bệnh: khó thở, hen suyễn, ho kinh niên, đau thận, tắt kinh, co cơ.
Vàng : Thể hiện ở hệ thống giao cảm, thần kinh, cơ bắp hay tiêu hóa.
Kích thích cho các hoạt động tinh thần. Bầu khơng khí bao trùm màu vàng sẽ
thuận lợi cho: gan, cảm mạo, eczéma, thấp khớp cơ bắp, khó tiêu, kinh niên,
đau đầu.
Lục : Đây là “máu thực vật” nghĩa là chất diệp lục tố. Màu lục dịu và
mát. Nó bổ túc cho màu đỏ, lọc máu và làm dịu sự căng thẳng.
Do các ảnh hưởng sinh lý, nên thường được dùng trong các trường hợp:
huyết áp cao, mất ngủ, đau lưng, trĩ.
Lam : Kết hợp với khí trời sẽ làm dễ dàng việc oxy hóa. Theo kinh
nghiệm của Ấn Độ, màu lam làm giảm nhiệt lượng của cơ thể. Làm dịu và
mát hệ thần kinh. Giúp sự hội nhập được dễ dàng. Ánh sáng lam chống cháy,
suy nhược thần kinh, điều trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh.
Tạo thuậnlợi cho việc làm tan các chứng đau đầu, nôn, ho, đau cuống
họng, mắt đỏ, đau răng, ung nhọt, mất ngủ, co cơ, động kinh, kinh nguyệt đau.
Tím : Làm điều hòa nhịp đập của tim, lá lách, luân xa và các hạch.
Dùng ánh sáng tím để tẩy uế, kích thích hệ thống kháng độc đặc biệt trong
việc tạo ra huyết cầu. Hỗ trợ cho việc chữa bệnh tiêu hóa và các xáo trộn
màng nhày (niêm dịch).

9


2.1.3. Lựa chọn vật liệu cho các không gian nội thất.
Hiện nay, vật liệu nội thất vô cùng đa dạng và phong phú. Đáp ứng yêu

cầu không ngừng nâng cao của thị trường, các vật liệu mới không ngừng được
sáng tạo và phát triển, mang nhiều tính năng hơn và xu hướng thân thiện với
mơi trường. Vì vậy, lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp với không gian nội thất
là một việc quan trọng. Thông thường việc lựa chọn vật liệu nội thất dựa vào
các tiêu chí sau:
Bề ngồi và tính năng của vật liệu:
Bề ngồi của vật liệu thể hiện ở hình thể, chất liệu, màu sắc, hoa
văn,…Vật liệu hình khối thường đưa lại cảm giác chắc chắn. Vật liệu dạng
tấm đưa lại cảm giác mềm dẻo. Những chất liệu khác nhau của vật liệu đưa lại
cho con người những cảm giác về kích thước , ấm, lạnh cũng khác nhau. Vật
liệu len, dạ thường đem lại cảm giác âm cúng mạnh mẽ. Vật liệu gương kính
đem lại cảm giác tinh tế tỉ mỉ. Màu sắc của vật liệu có ảnh hưởng rất rõ đến
cảm giác của con người. Màu đỏ thường đem lại cảm giác hưng phấn, kích
thích. Màu lục làm tiêu tan sự căng thẳng và mệt mỏi.
Khi sử dụng vật liệu nội thất cần xét đến tính phù hợp của tính chất vật
liệu với đặc diểm mơi trường trang trí. Ở những nơi đơng người thì vật liệu
nền phải chống trơn, chống mịn, dễ làm sạch…Khi trang sức nền , tường,
trần của bếp cần chọn vật liệu chống nhiệt, chóng ẩm, dễ lau chùi…Ở rạp
chiếu phim, rạp hát, nếu dùng thảm trải sàn trải nên sẽ khó khăn trong việc lau
chùi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Có
một số cửa hiệu khơng gian q chật hẹp, có thể dùng gương, hoặc trang trí
trần bằng những tấm hợp kim màu nhạt có đục lỗ để tạo cảm giác rộng rãi,
sáng sủa.
Tính kinh tế của vật liệu:
Khi chọn vật liệu, phải xét đến vốn đầu tư, chi phí sửa chữa, đồng thời
mở rộng vốn đầu tư vào những khâu quan trọng, nhằm kéo dài niên hạn sử
dụng, bảo đảm tính kinh tế của tổng thể.
10



Chi phí trang trí cho một cơng trình kiến trúc thông thường chiếm 1/2
tỷ lệ tổng đầu tư của công trình, nguyên nhân chủ yếu là do vật liệu giá cả
tương đối cao. Do vậy khi trang trí cần xem xét góc độ thời gian và kinh tế,
làm sao sử dụng nguồn vốn ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Việc lựa chọn vật liệu và trang thiết bị đồng bộ cần đạt được sự hài hịa
với khơng gian tổng thể. Để đạt được sự thống nhất trong vấn đề tính năng và
mỹ thuật cần tính đến khơng gian, sự bố trí khơng gian, đặc tính bên ngồi
của vật liệu, tính năng của vật liệu và chi phí bỏ ra, từ đó việc trang trí mới
đạt được hiệu quả như mong muốn.
Loại hình kiến trúc, vị trí trang trí và khơng gian
Cơng trình kiến trúc có mn hình mn dạng và nhiều công năng khác
nhau, như hội trường lớn, bệnh viện, nhà làm việc, phòng khách…Việc lựa
chọn vật liệu nội thất cũng tùy theo đó mà có nhiều yêu cầu khác nhau. Ở hội
trường lớn, nghiêm trang, vật liệu nội thất thường dùng nên có chất cảm cứng
rắn, bề mặt trơn bóng như đá cẩm thạch, đá hoa cương, màu sắc nên dùng
màu hơi đậm, không nên dụng vật liệu nhiều màu sắc để trang rí. Bệnh viện
n tĩnh, thì nên dùng vật liệu có màu sắc nhạt, hoa văn trang trí nhỏ.
Vị trí trang trí khác nhau, thì lựa chọn vật liệu cũng khác nhau. Mặt
tường phịng ngủ thích hợp với ánh sáng dịu,nhưng để tránh sự phản quang
gây cảm giác bất an khi ngủ thì thường dùng giấy dan tường nhựa, vải tường
để trang trí. Phịng bếp, nhà vệ sinh, nên có khơng khí thanh khiết, đồng thời
vật liệu phải chống ẩm, thích hợp sử dụng gạch sứ men màu trắng hoặc đá tủy
mặc để trang trí.
Ở những kiến trúc và không gian khác nhau, phải sử dụng những vật
liệu khác nhau. Hội trường và rạp chiếu phim không gian rộng lớn, bề mặt
của vật liệu nội thất có thể thơ ráp nhưng cứng chắc, đồng thời có cảm giác
lập thể nổi bật, có thể sử dụng họa tiết đường nét lớn. Không gian của nội thất
rộng rãi cũng có thể sử dụng hoa văn lớn và màu sác đậm, không tạo cảm giác
trống trải. Đối với những không gian khác bế như các khu trung cư, phải lựa
11



chọn vật liệu có chất cảm tinh xảo, đường nét khá nhỏ và màu sắc có hiệu ứng
trống rỗng.
Lựa chọn vật liệu nội thát phải tính đến tiêu chuẩn và u cầu cơng
năng của cơng trình kiến trúc. Khi thiết kế khách sạn và nhà hàng, phải tùy
theo mức độ hào hoa, đường hồng tráng lệ thậm chí là xa xỉ khác nhau để thể
hiện, sử dụng vật liệu nội thất cũng phải phân cấp khác nhau, như trang trí
mặt sàn nên lụa chọn thảm lông cao cấp, thảm sợi tổng hợp hoặc ván sàn gỗ
cao cấp.
Một trong những yêu cầu của vật liệu nội thất là phải cách nhiệt, giữ
ấm. Vì vậy, trang trí tường có thể sử dụng giấy dán tường xốp, sử dụng kính
các nhiệt hoặc kính điều hịa nhiệt. Ở những nơi cơng cộng đơng người thì
thường sủ dụng vật liệu cách âm như thạch cao có lỗ rỗng, ván sợi, tấm hút
trang trí đá trân châu.
Tóm lại, tùy theo yêu cầu khác nhau của kiến trúc về âm thanh, nhiệt
độ, chống nước, chống ẩm, chống lửa mà chọn vật liệu cho phù hợp.
Khu vực và khí hậu:
Việc lựa chọn vật liệu nội thất thường có quan hệ với khu vục hoặc
khơng khí nơi đó. Đá thủy mặc lát sàn bê tông, gạch hoa tản nhiệt nhanh, sinh
hoạt lâu dài trong một căn phòng cần ấm áp ở khu vực lạnh giá sẽ dẫn đến
cảm giác sàn nhà quasd lạnh, từ đó mà có cảm giác không thoải mái. Nên sử
dụng sàn gỗ, sàn nhựa, thảm trải sàn sợi tổng hợp cao phân tử. Sự dẫn nhiệt
của những vật liệu này thấp, đem lại cho chủ nhân cảm giác ấm cúng, thư
giãn. Ở phương nam, khí hậu nóng ẩm, nên sử dụng vật liệu có cảm giác lạnh
và chống ẩm. Ở quán giải khát vào mùa hề, sử dụng vật liệu màu sác lạnh như
màu lục, lam, tím, đem lại cho con người cảm giác mát lạnh. Cịn ở tầng hâm,
kho giữ lạnh thì phải dùng màu nóng như màu đỏ, màu cam, màu vàng để
đemm lại cảm giác ấm áp.


12


Tính dân tộc:
Khi lựa chọn vật liệu nội thất phải chú ý vận dụng vật liệu và kỹ thuật
trang rí tiên tiến, thể hiện truyền thống dân tộc và đặc điển của địa phương,
phù hợp với văn hóa của tùng nơi, từng vùng miền. Đặc biệt phải tránh những
điều mà theo văn hóa nơi đó kiêng kỵ.
2.2.4. Tìm hiểu chung về cấu trúc và phong cách thiết kế biệt thự đƣơng đại
Biệt thự là mơ hình nhà ở đã có cách đây hàng trăm năm với những
phong cách mang đậm dấu ấn văn hóa, khí hậu, địa lý riêng biệt.
Biệt thự từ xưa đến nay ln là mơ hình nhà ở cao cấp với không gian
công cộng cho cả gia đình, khơng gian riêng cho mỗi thành viên và những góc
vườn giúp thư giãn, nghỉ ngơi. Biệt thự được xây dựng trên khu đất đủ lớn để
cơng trình khơng có mặt nào liền kề khu đất khác và thường có chiều cao từ 1
đến 3 tầng.

Hình 2.1.Một mơ hình biệt thự cổ xƣa.
Những ngơi biệt thự xưa khơng có gara để ơ tơ, xe máy như bây giờ.
Thay vào đó là khu chuồng ngựa ở cạnh để “nhốt” phương tiện đi lại. Những
chiếc ti vi không thấy xuất hiện trong căn phịng. Khơng có điều hịa nhiệt độ
và cũng chẳng có hệ thống trang âm, hệ thống báo cháy, báo khói…

13


Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các nhà sản
xuất liên tục cho ra đời loại vật liệu mới và trang thiết bị mới phục vụ xây
dựng. Diện tích đất để xây dựng biệt thự khơng cịn rộng nữa… Vì vậy kiến
trúc của những ngơi biệt thự cũng thay đổi theo để phù hợp với nếp sống của

con người thời đại mới.
Ngoài những điều kiện của sự phát triển chung, phong cách thiết kế biệt
thự cũng có ảnh hưởng theo quan niệm sống, mức sống và nét văn hóa của
mỗi địa phương, mỗi dân tộc.

Hình 2.2. Địa hình, khí hậu và những điều kiện ngoại cảnh khác cũng
ảnh hƣởng đến kiến trúc của ngôi biệt thự.
Biệt thự có nhiều phong cách thiết kế khác nhau, rất đa dạng, nhưng về
cơ bản có thể xem gồm các loại phong cách sau:
Biệt thự hiện đại dùng nhiều mảng, khối, đường nét rõ ràng mang tính
hình học,được trang trí theo dáng dấp cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do.
Vật liệu cũng được sử dụng mạnh dạn hơn biệt thự theo phong cách cổ
điển rất nhiều. Cửa kính, mái kính, thép, mái nhẹ BFT, gỗ ngồi trời BFT,
đá… sử dụng phối hợp với nhau tạo nên nét độc đáo cho mỗi cơng trình.

14


Hình 2.3.Biệt thự hiện đại với đƣờng nét đơn giản.
Biệt thự theo phong cách hiện đại cũng thường đi với các trang thiết bị
nội thất hiện đại, trang thiết bị tự động, điện tử như camera, hệ thống báo
cháy, báo khói….

Hình 2.4. Biệt thự hiện đại với nội thất tiện nghi.
Biệt thự hiện đại thường ưu tiên không gian sử dụng hơn là hình thức.
Kiến trúc sư khi thiết kế luôn chú ý để sao cho không gian nội thất và ngoại
thất hồ lẫn với nhau bằng những ơ cửa lớn, hiên rộng…

15



Tư duy mới cũng xuất hiện trong thiết kế với những không gian lạ (lệch
cốt, thông tầng, so le…) với xu hướng phục vụ tối đa cho sử dụng không gian.
Hình thức bên ngồi biệt thự với những chi tiết trang trí đơn giản, cơ đọng.
Thiết kế theo kiểu tạo hình nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng
không gian của chủ nhà. Không gian nội thất và ngoại thất hồ lẫn với nhau
bằng những ơ cửa sổ lớn.
Biệt thự phong cách cổ điển có đường nét cổ kính, trang trí theo
phong cách những thế kỷ trước. Cách bố trí cơng năng cho biệt thự này cũng
có những nét gợi lại nét sinh hoạt xa xưa…
Biệt thự mang dáng dấp cổ điển tạo cho người sử dụng cảm giác bề thế,
ấm áp và cũng rất hào hoa. Hình thức thiết kế thiên về đăng đối, cân xứng
(cân xứng chứ không phải đối xứng).
Màu sắc trong những ngôi biệt thự dáng dấp cổ điển thường dùng
những tông màu nâu, màu trầm, màu xanh rêu (làm đế, mái, cửa…), kết hợp
với những màu sáng như màu vàng đất, vàng kem (dùng cho tường, cột..).
Cơng trình thường có bắt đầu và kết thúc khoẻ khoắn bằng cách ốp chân và
lợp mái theo tông màu đậm.
Các chi tiết kiến trúc của biệt thự phong cách cổ điển khá cầu kỳ và
tinh xảo. Yêu cầu kiến trúc sư phải hiểu về tỷ lệ và phối hợp đường nét trong
kiến trúc. Vì nếu khơng biết cách kết hợp chi tiết với nhau, cơng trình khi
nhìn bao quát sẽ thành một sản phẩm rối rắm (mặc dù chi tiết kiến trúc cổ
đúng và đạt). Thiết kế cơng trình biệt thự phong cách cổ điển cần tạo cảm
giác khoẻ khoắn, hình khối khi nhìn từ xa phải rành mạch, rõ ràng nhưng khi
lại gần thì các chi tiết lại tinh xảo, không trơ hay khô cứng.

16


Hình 2.5. Biệt thự phong cách cổ điển tại Mỹ


Hình 2.6. Biệt thự phong cách cổ điển dùng ít màu sắc
Các căn biệt thự mang dáng dấp cổ điển hiện nay cũng được trang bị
các trang thiết bị và đồ dùng hiện đại (camera, hệ thống báo cháy, báo
khói…). Tuy nhiên để căn biệt thự không bị phá hỏng nét kiến trúc chủ đạo
thì các trang thiết bị thường được các kiến trúc sư cố gắng giấu đi. Những
trang thiết bị khơng thể giấu được (tivi, điện thoại, điều hịa…) thì kiến trúc
sư cũng nên khuyên chủ nhà dùng những thiết bị mang dáng dấp cổ kính một
chút hoặc ít ra cũng không quá hiện đại hoặc lạc lõng với không gian căn
17


phòng. Nếu biết cách kết hợp giữa đường nét kiến trúc cổ với những trang
thiết bị hiện đại thì căn biệt thự mang dáng dấp cổ điển sẽ rất tiện nghi và
sang trọng.
Những biệt thự cổ thường có thiết kế các phịng cao, thống. Tường
xây bằng kết cấu gạch chịu lực nên thường dày, cửa trong kính ngồi chớp
nên sống ở trong nhà thường rất thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng.

Hình 2.7. Khơng gian phịng khách biệt thự phong cách cổ điển
Với biệt thự có hình thức kiến trúc mang dáng dấp cổ điển thì khơng
gian nội thất cũng cần thiết kế cho đồng bộ. Cũng giống như mặt ngoài, các
chi tiết kiến trúc cổ cũng được đưa vào nội thất. Nội thất thường được sử
dụng nhiều gỗ, thảm, tranh kính, đèn chùm, bọc da…
Lị vi sóng, bếp ga, hút mùi được khéo léo thiết kế kết hợp với phong
cách nội thất cổ điển vừa sang trọng vừa tiện lợi, hiện đại.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các nhà sản
xuất liên tục cho ra đời loại vật liệu mới và trang thiết bị mới phục vụ xây
dựng. Diện tích đất để xây dựng biệt thự khơng cịn rộng nữa… Vì vậy kiến
trúc của những ngôi biệt thự cũng thay đổi theo để phù hợp với nếp sống của

con người thời đại mới.
18


Mỗi dân tộc có một đường nét kiến trúc biệt thự khác nhau.Ngoài
những điều kiện của sự phát triển chung, phong cách thiết kế biệt thự cũng có
ảnh hưởng theo quan niệm sống, mức sống và nét văn hóa của mỗi địa
phương, mỗi dân tộc.
2.2.5. Tìm hiểu chung về cơng năng và phong cách bố trí nội thất phịng
khách và phịng sinh hoạt chung.
2.2.5.1. Cơng năng và phong cách bố trí nội thất phịng khách.
Phịng khách là khơng gian gián tiếp giữa những người chủ và khách.
Tùy thuộc nhà ở mà dành cho phịng khách diện tích lớn hay nhỏ, có phịng
riêng hay chỉ một góc khiêm tốn.
Nội thất phịng khách và những phần chính yếu cần có
Thảm: theo kiến trúc phương Tây, thảm là phần nền tảng cho bất cứ
căn phòng nào, hãy chọn lựa kỹ một tấm thảm đẹp mà vẫn hợp với bố cục và
phông màu chung của phòng khách. Loại bỏ ý nghĩ về một tấm thảm to đùng
trải rộng hết cả không gian nền hay có màu be nhạt nhẻo, khơng nên chọn
những hoạ tiết tinh tế trên tấm thảm được in bóng mờ khơng nổi bật
Ghế sofa: là điểm nhấn cho tồn khơng gian nội thất phòng khách, nên
chọn mẫu sofa vững chãi, mạnh mẽ vì nó ln tạo cảm giác an tồn chắc
chắn. Là dạng vật dụng có tính lâu dài nên điều sáng suốt là hãy chọn màu
đơn thuần cho ghế, sofa có màu dạng này qua thời gian dài có xu hướng trơng
mới hơn những chiếc có vỏ bọc trang trí nhiều hoạ tiết.
Bàn trà: với phịng khách có khơng gian nhỏ, nên chọn loại có ngăn
chứa bên dưới, điều này khiến cho chiếc bàn khơng chiếm nhiều diện tích nội
thất phòng khách nhưng vẫn tiện dụng, giữ được sự tươi mới và hài hồ cho
gian phịng khách.
Đèn và ánh sáng: nếu có hướng đó sáng tốt, hãy dùng tường kính để

tận dụng ánh sáng tự nhiên làm rạng ngời nội thất phòng khách theo các tiết
kiệm và gần với thiên nhiên nhất. Đèn phòng khách thường chọn mẫu cổ là
19


treo một đèn chùm lớn chính giữa bên trên, tạo vẻ sang trọng. Ngồi ra, có thể
dùng 1 cặp đèn bố trí đối xứng để tạo vẻ cân đối cho phịng khách.
Phụ kiện: ngồi ra có thể dùng các phụ kiện như gương, thảm treo,
giấy dán tường kẻ ô để tạo cảm giác nội thất phòng khách rộng hơn, với
những đồ vật trang trí bắt mắt có thể tạo điểm nhấn cho căn phịng, cũng thể
hiện rõ hơn cá tính của bạn. Tuy nhiên luôn để ý giữ bố cục chung, tránh
không gian bị loạn hướng phong cách hay màu sắc chính.
Những người chủ nhà có ý định bài trí nội thất phòng khách theo xu
hướng nào: hiện đại, truyền thống, đơn giản, kiểu Trung Hoa hay kiểu
Pháp,...Phòng khách là không gian riêng thể hiện sự lịch thiệp của chủ nhà.
Ngày nay khi mức sống ngày càng nâng cao, những gia chủ có điều
kiện kinh tế thường xây dựng những phịng rộng với đầy đủ các đồ dùng có
tính năng tiện. Phòng khách này thường đa chức năng, phòng bố trí nhiều đồ
đạc với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, diện tích dành cho các phịng
khách thường rất lớn từ 60 ÷ 70m2. Đồ dùng trong phịng như sofa, kệ tủ…
cũng phải tạo được sự hài hoà cho căn phòng. Tuỳ theo gu thẩm mỹ của từng
gia chủ, phòng khách được thiết kế theo phong cách cổ điển hay hiện đại là
khác nhau.
Với phòng khách theo phong cách cổ điển, trên các bức tường
thường sử dụng các gờ chỉ và lặp lại các thước cột. Màu sắc được kết hợp hài
hồ khơng tạo sự tương phản mạnh. Các vật dụng trong phòng thường được
sử dụng gỗ tự nhiên kết hợp với vải hoặc nỉ, sàn nhà được trải thảm, đèn trang
trí cùng các bức tranh theo trường phái cổ điển châu Âu đưa lại cảm giác ấm
cúng. Lò sưởi là chi tiết khơng thể thiếu khi thiết kế phịng khách theo phong
cách cổ điển. Những chi tiết cổ xưa được thiết kế hợp với các vật dụng trong

phòng tạo cảm giác như đang sử dụng phòng khách của các bậc đế vương châu
Âu thế kỷ 16, 17. Sau đây là một số mơ hình phịng khách cổ điển tiêu biểu.

20


Hình 2.8. Phịng khách theo phong cách cổ điển mơ hình 1.
Phịng khách được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu, lấy tông
màu nâu trầm làm chủ đạo. Những chi tiết trang trí rất tỉ mỉ và cầu kỳ, phần
nhiều trong đó được làm thủ cơng. Các chi tiết trang trí lấy cảm hứng những
hình kỷ hà, cỏ hoa từ tự nhiên mang tính nghệ thuật cao và đồng bộ về phong
cách.

Hình 2.9. Phịng khách theo phong cách cổ điển mơ hình 2.

21


Phòng sử dụng kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
(đèn chùm, nến) mang lại hiệu ứng rất tốt tạo cảm giác về sự sang trọng và
thanh lịch.Đồ nội thất làm bằng vật liệu tự nhiên như đồ gỗ, mây tre. Tranh
ảnh treo tường thường là tranh nghệ thuật cổ điển. Kích thước tranh phụ thuộc
vào diện tích phịng.

Hình 2.10. Phịng khách theo phong cách cổ điển mơ hình 3.
Ấn tượng đầu tiên của căn phịng là sự tinh tế của những chiếc ghế sôfa
màu nâu. Phong cách “nâu” ấn tượng và tốt lên chút gì đó của sắc màu cổ
kính, đầy cá tính mạnh mẽ .
Hệ thống lò sưởi kết hợp với sơn tường màu tối tạo nên vẻ đẹp ấm áp
cho phòng khách.

Phòng khách theo phong cách hiện đại có khơng gian liên thơng, kết
hợp với những mảng khối lớn và ít chi tiết trang trí. Vật liệu sử dụng là: kính,
thép, inox, gỗ với mục đích tăng cường chiếu sáng tự nhiên, tăng sự tiếp xúc
giữa khơng gian trong và ngồi nhà. Các công nghệ thân thiện với môi trường
như: pin mặt trời, kính, rèm cửa và hệ thống che sáng thơng minh được sử
dụng tối đa. Nội thất đơn giản nhưng vẫn tạo được sự sang trọng và thường sử
dụng những gam màu mạnh nhằm tạo sự tương phản. Phòng khách theo
phong cách hiện đại thường được bố trí các phương tiện nghe nhìn hiện đại,
22


hệ thống cách âm được sử dụng nhằm loại bỏ những âm thanh không cần
thiết. Một quầy bar nhỏ được bố trí khéo léo làm tăng thêm sự sang trọng cho
căn phòng. Những sản phẩm tái chế được như sàn gỗ nhân tạo, gạch cao cấp
hoặc gốm hay được sử dụng trong xu hướng tiết kiệm tài nguyên hiện nay.
Trong thiết kế nội thất hiện đại, các không gian thường bố trí xen lẫn
với nhau, khơng chỉ trong các căn hộ chung cư phịng khách và khơng gian
phịng ăn khơng có sự ngăn cách mà cả với nhà phố diện tích hẹp hay biệt thự
rộng lớn cũng có cách phân chia tương tự tạo thành một khơng gian liên hồn,
vừa thuận tiện trong sinh hoạt lại mở rộng tối đa diện tích ngơi nhà.

Hình 2.11. Phịng khách theo phong cách hiện đại khơng gian liên hồn.
Một trong những mặt lợi của không gian liên thông là khả năng kết nối
trực quan các khu vực, phô diễn tất cả những nét đẹp của trang trí và sắp xếp
nội thất. Tất cả những đồ dùng trong các không gian mở đều “lộ thiên” nên
việc lựa chọn và sắp xếp đồ dùng nội thất đảm bảo tính thẩm mỹ là một phần
vơ cùng quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp và tính tiện nghi của ngôi nhà…
Hiện nay những không gian chủ yếu được thiết kế liên thông đa phần là
nơi sinh hoạt mang tính chất tập trung như phịng khách và bếp ăn, phòng
sinh hoạt chung và tiền sảnh. Đối với những nơi mang tính chất cá nhân như

phịng ngủ hoặc phịng tắm có sự phân chia kín đáo nhằm đảm bảo sự riêng tư
của người sử dụng.
23


Đối với những ngôi nhà được thiết kế nhiều không gian mở mà gia đình
vẫn muốn có sự rõ ràng trong việc phân chia chức năng sử dụng thì vách ngăn
nhẹ được coi là một giải pháp tối ưu vừa ngăn cách không gian hiệu quả lại
vẫn đảm bảo sự thơng thống cần thiết cho ngơi nhà.

Hình 2.12. Phịng khách theo phong cách hiện đại phân chia không gian
bằng vách ngăn.
Về chất liệu thì khá đa dạng, vách ngăn có thể bằng gỗ, lam, kính hoặc
nhựa….với nhiều hoa tiết bắt mắt. Cũng có thể tận dụng ln đồ nội thất như
tủ, kệ, tiểu cảnh…có sẵn trong nhà ở.
Xu hướng thiết kế phòng khách mở đã và đang rất phổ biến, đặc biệt
trong những gia đình trẻ u thích phong cách hiện đại. Phong cách này dễ
được mọi người chấp nhận bởi sự hợp lý về công năng và thẩm mỹ.
Một điều dễ nhận thấy là phòng khách mở thường sử dụng vách kính lớn giúp
khơng gian có phần rộng rãi và dễ trang trí hơn bởi KTS và gia chủ thường
tìm những góc view đẹp mắt nhất trong ngơi nhà cho khơng gian này, đó là
nơi giao hồ giữa trong và ngồi, giữa khơng gian sống với thiên nhiên thay
cho những khối bê tông dày đặc như trước đây.

24


×