Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

UNG DUNG PM SKETCHUP CN8 2018 2019 (THEO HD MOI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 23 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BƠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS LẬP CHIỆNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SKETCHUP
TRONG DẠY VẼ KỸ THUẬT
MƠN CƠNG NGHỆ 8

Tác giả: BÙI VĂN NHUẬN
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lập Chiệng

Kim Bôi, năm 2019



MỤC LỤC
TT

Nội dung
1

2
3
4
5
6
7
8
9


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng
2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá
3. Phần kết luận, khuyến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Khuyến nghị

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
15
15
15
15




DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Cụm từ

Viết tắt

1

Trung học cơ sở

THCS

2

Tiểu học và trung học cơ sở

3

Trung học phổ thông

4

Giáo viên

GV


5

Học sinh

HS

6

Tiểu học

TH

7

Ban giám hiệu

8

Hướng dẫn

HD

9

Giáo dục

GD

10


Giáo dục và Đào tạo

11

Bài tập thực hành

12

Ví dụ

13

Bồi dưỡng thường xuyên

TH&THCS
THPT

BGH

GD&ĐT
BTTH
VD
BDTX



1. Phần mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay với sự phát triển không ngừng các ngành công nghiệp, nhất là
ngành cơ khí chế tạo, song muốn chế tạo ra một thiết bị hay dụng cụ nào đó thì

đầu tiên phải có được bản vẽ và địi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác,
rõ ràng các vật thể được biểu diễn.
Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ bé đến lớn, trước khi thi cơng,
chế tạo đều được người ta vẽ và tính tốn trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng
rộng rãi trong tất cả các nghành nghề có liên quan đến kĩ thuật. Có thể nói bản
vẽ kĩ thuật là ngơn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật.
Phân môn vẽ kĩ thuật của Cơng Nghệ lớp 8 địi hỏi trí tưởng tượng khơng
gian, là mơn học góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận
với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho nghành nghề của mình sau này.
Đồng thời cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS
nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn (hình cắt, mặt
cắt) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí
hồn chỉnh. Thơng qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản và
là cơ sở cho q trình học tập cơng nghệ THPT và GD HS trong lao động, sản
xuất.
Trong thực tế hiện nay do đặc thù của môn học nên việc giảng dạy môn
Công Nghệ 8 phần vẽ kĩ thuật đang gặp nhiều khó khăn. Phần vẽ kĩ thuật được
phân bố vào học kì I trong khi đó một số kiến thức hình học khơng gian mới chỉ
bắt đầu học ở học kì II mơn hình học lớp 8, nên kết quả dạy và học chưa cao.
Năm học 2018 - 2019 tôi đã chọn và sử dụng phần mềm Sketchup trong
việc dạy vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 8. Đây là phần mềm đồ họa 3D do hãng
@Last Solfware phát triển được đánh giá là phần mềm đơn giản nhưng hiệu quả,
nhanh nhưng chính xác, chuyên ứng dụng vào thiết kế sơ phác, xây dựng mơ
hình trong các lĩnh vực kiến trúc, nội thất, cảnh quan, xây dựng, thiết kế cảnh
quay trong điện ảnh, thiết kế sân khấu.... Từ những lý do trên, tôi tiến hành xây
dựng sáng kiến “Ứng dụng phần mềm Sketchup trong dạy vẽ kỹ thuật môn
Công nghệ lớp 8”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu phần mềm Sketchup để hỗ trợ HS hình thành các
kiến thức về các hình chiếu vng góc, hình chiếu trục đo của vật thể và làm

được một số bài tập thực hành về khối đa diện, khối trịn xoay. Từ đó giúp cho
HS dễ hiểu bài, hấp dẫn, tập trung hơn khi học tập, GV thì có phương pháp dạy
học đơn giản, tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
HS lớp 8 trường TH&THCS Lập Chiệng

1


1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Sketchup vào dạy học nội dung vẽ
kĩ thuật môn công nghệ lớp 8 ở trường TH&THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bơi,
tỉnh Hịa Bình.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm
Sketchup trong việc dạy – học cấp THCS, trong dạy học phần vẽ kĩ thuật môn
công nghệ 8
+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học, những tài liệu liên
quan về phân môn vẽ vẽ kĩ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Khi giảng dạy bằng phần mềm Sketchup tôi thấy rằng cần phải thử
nghiệm cách dạy qua những lớp khác nhau thì mới rút ra những bài học kinh
nghiệm và cải tiến phù hợp cho các khối lớp sau.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở tâm lý học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu
cầu tư duy. Tự mình đề xuất được hướng giải quyết vấn đề.
Yêu cầu của thực tiễn: Phần vẽ kĩ thuật của Công nghệ lớp 8 là mơn học
góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa

học và định hướng tốt hơn cho nghành nghề của mình sau này. Đồng thời cung
cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS nắm được
phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn (hình cắt, mặt cắt) để thể
hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hồn
chỉnh. Thơng qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản và là cơ
sở cho q trình học tập cơng nghệ THPT và GD HS trong lao động, sản xuất.
2.2. Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
- Thuận lợi: Về cơ sở vật chất của nhà trường đã có sự đổi mới thuận lợi
cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học, như máy chiếu, internet, …
- Khó khăn: Phần vẽ kĩ thuật mơn cơng nghệ 8 là nội dung khó, nội dung
kiến thức trừu tượng, các mơ hình, mẫu vật, tranh vẽ, dụng cụ vẽ kĩ thuật còn
thiếu nhiều dẫn đến HS rất khó rất khó tiếp thu kiến thức.
b. Thành cơng – hạn chế:
Qua nhiều năm giảng dạy môn công nghệ 8 tơi nhận thấy khi sử dụng mơ
hình trong dạy vẽ kĩ thuật giúp cho HS phần nào nhận biết được các hình chiếu
vng góc, với những HS khá có thể vẽ được hình chiếu vng góc của vật thể
đã cho, cịn HS trung bình thì khó có thể vẽ được.
2


c. Mặt mạnh – Mặt yếu
Khi được học vẽ kĩ thuật, mới đầu các em HS lớp 8 tỏ ra rất thích thú,
nhất là khi được giới thiệu về các phép chiếu, các hình chiếu vng góc, hình
chiếu trục đo, tuy nhiên càng học các em càng khó tiếp thu do phân mơn này địi
hỏi các em phải có trí tưởng tượng không gian tốt, trong khi ở thời điểm này các
em cịn chưa học đến hình học khơng gian. Mặc dù GV đã tìm nhiều cách để
giúp các em phát huy khả năng của mình nhưng kết quả vẫn chưa cao.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Trong q trình giảng dạy tơi thấy việc tiếp thu kiến thức của HS còn hạn

chế là do một số nguyên nhân sau:
- HS cịn xem nhẹ bộ mơn, coi đây là môn học phụ.
- Trí tưởng tượng không gian của HS cịn hạn chế do chưa dược học phần
hình học không gian.
- Việc chuẩn bị, đầu tư cho môn Công nghệ còn nhiều thiếu thốn (VD:
Thước kẻ, com pa, bút chì, giấy A4….).
- Việc ứng dụng CNTT của GV cịn chưa nhiều hoặc chưa có điều kiện.
- Thiết bị dạy học như vật mẫu, tranh ảnh, mơ hình cịn thiếu thốn nhiều.
e. Việc tiếp thu kiến thức của HS về vẽ kĩ thuật gặp rất nhiều khó khăn do
các em cịn coi cơng nghệ là mơn phụ, trí tưởng tượng khơng gian của các em
cịn hạn chế, cơ sở vật chất đầu tư cho việc dạy vẽ kĩ thuật còn thiếu thốn, kĩ
năng ứng dụng CNTT của GV trước đây còn chưa cao.
Nhiều HS đã từng rất hào hứng khi bắt đầu học vẽ kĩ thuật, tuy nhiên do
trí tưởng tượng hình học khơng gian của các em cịn chưa tốt nên dần dần lực
học của các em về phân mơn này bị giảm xút, mặc dù GV đã có nhiều phương
pháp giúp đỡ nhưng kết quả cũng chỉ nhích lên khơng đáng kể.
Từ đó tơi ln trăn trở tìm phương pháp, cách thức mới để giúp đỡ các em
HS. Và tôi nhận thấy muốn HS học tập tốt phân môn vẽ kĩ thuật môn Công nghệ
8 cần phải làm cho HS cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học đặc biệt là phần
vẽ hình chiếu của vật thể cần phải sử dụng phần mềm 3D kết hợp với mẫu vật,
máy vi tính, máy chiếu đa năng để kích thích trí tưởng tượng hình học khơng
gian của HS.
2.3. Giải pháp thực hiện sáng kiến:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Vẽ kỹ thuật trong môn Công nghệ 8, là phần kiến thức đòi hỏi HS phải tư
duy, tưởng tượng cao, phải liên hệ được giữa thực tế và nội dung học. Trên cơ sở
truyền kiến thức cho HS từ trực quan sinh động (các mẫu thật) đến tư duy trừu
tượng (các bản vẽ các quy ước) và trở về thực tế, để giúp các em dễ dàng hơn
trong việc tiếp thu kiến thức, Tơi dùng mơ hình (thường làm bằng gỗ hoặc xốp)
kết hợp với phần mềm sketchup 2018.

3


Sketchup với các tính năng cơ bản của nó cùng với người GV sẽ giúp HS
tự khám phá tri thức. HS khơng những nắm được tri thức mà cịn phát triển tư
duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Ưu điểm mạnh nhất của phần mềm Sketchup là
khả năng tạo các mơ hình dạy học trực quan sinh động, tạo mơi trường dạy học
tích cực. Đặc biệt là khả năng dựng hình trực quan trong khơng gian với sự hỗ
trợ của các công cụ thường dùng được tạo sẵn. Với những ưu điểm của nó phần
mềm Sketchup có tiềm năng to lớn trong công tác đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại như hiện nay, đặc biệt hỗ trợ HS hình thành tri thức mới.
Sử dụng phần mềm Sketchup để vẽ và trình chiếu các vật thể đã được giới
thiệu trong sách giáo khoa cho HS quan sát đầy đủ các mặt, góc, cạnh của vật
thể từ đó giới thiệu và hướng dẫn HS vẽ các hình chiếu vng góc của từng vật
thể và ngược lại từ các hình chiếu vng góc của vật thể hướng dẫn cho HS vẽ
hình chiếu trục đo bằng tay và vẽ bằng phần mềm Sketchup.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Tổng quan về phần mềm sketchup 2018:
Phần mềm Sketchup rất phù hợp cho việc hỗ trợ dạy phần vẽ kĩ thuật mơn
cơng nghệ 8, ngồi ra phần mềm Sketchup cịn có sức hấp dẫn, thu hút HS ham
nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, kích thích HS học tập tích cực, chủ động sáng
tạo.
Sketchup là phần mềm được đánh giá là đơn gian nhưng hiệu quả vì dễ
học, tốn ít công học. Để đơn giản và hiệu quả, Sketchup trực quan hóa mọi hoạt
động tương tự như khi vẽ tay và các hoạt động này đều trực quan trong môi
trường 3D. Mọi tính năng chỉ được xây dựng vừa đủ dùng nhưng khả năng thể
hiện ý tưởng sơ phác khá hiệu quả. Do đơn giản nên người dùng Sketchup có thể
vẽ rất nhanh, nhưng khơng có nghĩa là kém chính xác, ngược lại Sketchup có
khả năng dị điểm nội suy, nhập liệu chính xác tới 6 số lẻ phần thập phân.
Màn hình bắt đầu:


4


Các nút cơng cụ cơ bản:

Có thể tải giáo trình học Sketchup từ căn bản đến nâng cao ở đây:
Hoặc tại:
* Dùng phần mềm Sketchup vẽ và trình chiếu vật thê:
Ở phần này GV đưa ra những vật mẫu sau đó trình chiếu các vật thể hay
các khối hình học đã dựng sẵn hoặc thực hiện vẽ và hướng dẫn HS vẽ đồng thời
xoay để quan sát các mặt, góc, cạnh của các hình khối đó trên phần mềm
Sketchup.
Dùng cơng cụ views cho HS quan sát hình nhận được khi đặt mắt nhìn từ
các hướng dọc theo các trục ox, oy, oz.
5


* Hướng dẫn vẽ hình chiếu vng góc của vật thê từ hình chiếu trục
đo:
Trước tiên GV phân tích và giải thích cho HS hiểu thế nào là phép chiếu
vuông góc và sử dụng phép chiếu vng góc để vẽ các hình chiếu vng góc có
cơng dụng như thế nào? Khi vẽ hình chiếu vng góc lên bản vẽ cần lựa chọn
mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể
mẫu. Sau đó cho HS quan sát và phân tích vật thể thơng qua hình chiếu trục đo
trên phần mềm Sketchup. Ta tiến hành giới thiệu và hướng dẫn HS vẽ hình chiếu
vng góc thơng qua các hình chiếu trục đo.
* Các VD cụ thê:
Ví dụ 1: Dạy bài 2: Hình chiếu
- Sau khi dạy cho HS hiểu về các phép chiếu

- GV cho HS quan sát mẫu vật được giới thiệu trong SGK
- GV cho HS quan sát hình chiếu trục đo của vật thể trên phần mềm
Sketchup.

- Cho HS quan sát các hình chiếu nhận được trên các mặt phẳng chiếu
+ Hình chiếu đứng:

6


+ Hình chiếu bằng:

+ Hình chiếu cạnh:

- Hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu vng góc của vật thể đã cho lên
bản vẽ. Lưu ý học sinh về vị trí, khoảng cách và kích thước các hình chiếu
vng góc.
- Dùng Sketchup LayOut vẽ các hình chiếu cơ bản trên để trình chiếu:

7


Hướng dẫn học sinh làm bài tập cuối bài 2 tương tự như trên:
- Hình chiếu trục đo:

- Hình chiếu đứng:

- Hình chiếu bằng:

8



- Hình chiếu cạnh:

- Bản vẽ đầy đủ các hình chiếu cơ bản:

Ví dụ 2: Dạy bài 3: Bài tập thực hành: Hình chiếu vật thể:
- Giáo viên trình chiếu hình chiếu trục đo cho học sinh quan sát đồng thời
giới thiệu nội dung thực hành:

- Sau khi học sinh làm bài thực hành xong, giáo viên cho học sinh quan
sát các hình chiếu nhận được tương ứng với các hướng chiếu A, B, C để học
sinh tự kiểm tra lại bảng 3.1 mình đã làm

9


+ Hình chiếu đứng (Hướng chiếu A):

+ Hình chiếu bằng (Hướng chiếu B):

+ Hình Chiếu cạnh (Hướng chiếu C):

- Tiếp tục GV đưa ra bản vẽ đầy đủ các hình chiếu cơ bản đồng thời
hướng dẫn học sinh kiểm tra lại vị trí các hình chiếu, khoảng cách giữa các hình
chiếu, các kích thước tương quan gữa các hình chiếu:

10



Ví dụ 3: Dạy bài 4: Bản vẽ các khối đa diện:
- Giáo viên sử dụng chức năng layer trong phần mềm Sketchup để tạo ra
nhiều lớp (mỗi khối đa diện nằm ở một lớp), để có thể cho phép các lớp đồng
thời các hình ẩn/hiện theo ý muốn. Từ đó giúp học sinh phân tích được từng
hình khối trên cùng một bản vẽ.

- Cho HS quan sát và giới thiệu các khối đa diện thường gặp, sau đó cho
học sinh quan sát các hình chiếu cơ bản của từng khối đa diện bằng phần mềm
Sketchup.
- Tiếp tục dùng phần Sketup LayOut để trình chiếu bản vẽ các hình chiếu
vng góc của từng khối đa diện.
Ví dụ 4: Dạy bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối diện:
- Cho học sinh đọc kĩ nội dung thực hành rồi hoàn thiện bảng 5.1.
- GV dùng chức năng layer để ẩn/hiện vật thể theo ý muốn, Lần lượt cho
HS quan sát các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của từng vật thể để HS kiểm
tra nội dung bảng 5.1 mà mình đã làm.

11


- Sau khi HS thực hiện phần vẽ các hình chiếu vng góc của một trong
các vật thể đã cho, GV trình chiếu bản vẽ đầy đủ các hình chiếu vng góc của
các vật thể từ phần Sketchup LayOut lên bảng chiếu để học sinh đối chiếu với
bài làm của mình. Trong đó nhắc nhở học sinh về vị trí, khoảng cách, kích thước
và các đường nét đứt, nét liền trên các hình chiếu.

Ví dụ 5: Dạy bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay:
- Giáo viên sử dụng chức năng layer trong phần mềm Sketchup để tạo ra
nhiều lớp (mỗi khối đa diện nằm ở một lớp), để có thể cho phép các lớp đồng
thời các hình ẩn/hiện theo ý muốn. Từ đó giúp học sinh phân tích được từng

hình khối trên cùng một bản vẽ.

- Giáo viên giới thiệu các khối đa diện thường gặp, sau đó cho học sinh
quan sát các hình chiếu cơ bản của từng khối đa diện bằng phần mềm Sketchup.
12


- Tiếp tục dùng phần Sketup LayOut để trình chiếu bản vẽ các hình chiếu
vng góc của từng khối đa diện.
Ví dụ 6: Dạy bài 7: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay:
Thực hiện các bước tương tự ví dụ 4:
- Cho học sinh đọc kĩ nội dung thực hành rồi hoàn thiện bảng 7.1; 7.2
- GV dùng chức năng layer để ẩn/hiện vật thể theo ý muốn, Lần lượt cho
HS quan sát các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của từng vật thể để HS kiểm
tra nội dung bảng 7.1 mà mình đã làm.

- Tiếp tục tách các khối hình học trên từng vật thể để học sinh phân tích,
kiểm tra lại nội dung bảng 7.2 đã làm.
Ví dụ 7: Dạy bài 8, bài 9: Hình cắt – Bản vẽ chi tiết:
- GV sử dụng công cụ Section Plane trong phần mềm Sketchup để tạo
mặt phẳng cắt, dùng công cụ move di chuyển mặt phẳng cắt để học sinh thấy rõ
được hình dạng bên trong của vật thể cũng như nhận biết được hình cịn lại phía
sau mặt phẳng cắt.

- Dùng công cụ view để cho học sinh quan sát hình cắt, qua đó giới thiệu
cho học sinh nhận biết mặt cắt là mặt màu đen trên bản vẽ (mặt tiếp giáp giữa
vật thể và mặt phẳng cắt), khi biểu diễn mặt cắt trên bản vẽ kĩ thuật thì thường
dùng các đường gạch chéo.

13



c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để ứng dụng phần mềm Sketchup trong dạy học nói chung và dạy vẽ kĩ
thuật mơn cơng nghệ 8 nói riêng thì thứ nhất người GV phải sử dụng thành thạo
máy vi tính cũng như sử dụng tốt phần mềm Sketchup để tiện sử lý các tình
huống xảy ra, thứ hai điều kiện cơ sở vật chất phải đảm bảo về điện, máy vi tính,
máy chiếu, màn chiếu, phòng chiếu, ….
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Theo cách dạy truyền thống thì các bài học trên giáo viên chủ yếu là sử
dụng hình ảnh có sẵn trong kho hoặc dùng mơ hình khối trịn xoay có sẵn. Với
những tranh ảnh đó học sinh rất khó nắm được bài.
Khi sử dụng phần mềm Sketchup với các cơng cụ vẽ hình và xoay hình
trong khơng gian ba chiều thì giáo viên khơng phải mơ tả, thuyết trình nhiều mà
học sinh được nhìn trực tiếp quá trình hình thành các vật thể giúp các em hình
thành khái niệm một cách tự nhiên theo quan điểm từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng
Giáo viên dễ dàng tô màu cho các mặt của vật thể giúp học sinh dễ hiểu
được hình dạng và các hình chiếu của vật thể hơn. Qua đó cho chúng ta thấy
được nếu dạy bằng phần mềm Sketchup thì hồn tồn ưu việt hơn các dùng các
tranh ảnh hay mơ hình truyền thống.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Năm học 2018 – 2019 tôi đã sử dụng phần mềm Sketchup trong việc
giảng dạy phân môn vẽ kĩ thuật Công nghệ lớp 8, các em HS rất thích thú, bài
học trở nên sinh động hơn, các em HS được tiếp cận kiến thức một cách nhẹ
nhàng, nắm kiến thức sâu hơn và khả năng nhớ lâu hơn nhờ sự sinh động, khoa
học của các hình ảnh mà phần mềm mang lại.
Đặc biệt phần mềm Sketchup giúp tiết kiệm thời gian dạy và học, tăng
khả năng ghi nhớ cho học sinh
Giao diện đẹp, kết hợp hình ảnh nhiều màu sắc, tạo chuyển động dễ dàng

của phần mềm làm học sinh tập trung cao vào giờ học. Học sinh tự khám phá và
khi ý tưởng hoàn chỉnh được GV và các bạn khen ngợi các em sẽ phấn khởi và
hứng thú học bộ môn hơn
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá
Xếp loại học lực
Năm học 2017-2018
Năm học 2018-2019
về phân môn vẽ kĩ thuật chưa áp dụng sáng kiến Được áp dụng sáng kiến
Giỏi
1 = 3,2%
3 = 12%
Khá
10 = 32,2%
20 = 80%
Trung bình
20 = 64,5%
2 = 8%
Yếu
0
0
Kém
0
0
Tổng cộng
31 = 100%
25 = 100%
14


3. Phần kết luận, khuyến nghị

3.1. Kết luận:
Trong tình hình ngành GD đã đổi mới về nội dung, hình thức và phương
pháp, thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn học ở trường Trung học cở
sở là điều tất yếu. Đối với mơn Cơng nghệ 8 địi hỏi GV và HS phải phối hợp
nhiều phương pháp với nhau nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất trong giảng
dạy và GD.
Qua việc ứng dụng phần mềm Sketchup trong việc dạy phân môn vẽ kĩ
thuật môn Công nghệ lớp 8, tôi nhận thấy các em rất hứng thú, tập trung khi học,
các em hiểu bài hơn khả năng tưởng tượng hình học khơng gian của HS tốt hơn,
giáo viên có cách truyền tải kiến thức hiệu quả hơn. HS ngoài việc nắm được
những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì các em cịn được tiếp cận với
phần mềm đồ họa và một số kiến thức nâng cao, nhiều học sinh có mong muốn
tìm hiểu về phần mềm này. Ngồi ra phần mềm Sketchup cịn có khả năng ứng
dụng cho các bộ môn khác như môn Mỹ thuật (phối cảnh), mơn tốn (hình học
khơng gian), …
3.2. Khuyến nghị:
Đối với giáo viên trong nhà trường:
Thường xuyên nghiên cứu, trao đổi về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong
dạy học nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng sử dụng CNTT trong giảng dạy cũng
như thường xuyên tiếp cận công nghệ mới để ứng dụng vào cơng việc của mình.
Đối với nhà trường:
Nên đưa chủ đề ứng dụng CNTT trong dạy dạy học vào nội dung sinh
hoạt CM để giáo viên được trao đổi với nhau nhiều hơn
Nhà trường thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên nghiên cứu
ứng dụng CNTT vào soạn bài và giảng dạy, nhất là thiết kế bài giảng điện tử

15


Trên đây là sáng kiến “Ứng dụng phần mềm Sketchup trong dạy vẽ ki

thuật môn Công nghệ 8”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả, các
đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của Tơi được hồn thiện
và áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Lập Chiệng, ngày 25 tháng 4 năm 2019
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Bùi Văn Nhuận
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Sketchup từ căn bản đến nâng cao (Sưu tầm trên Internet)
2. SGK, SGV môn công nghệ 8
3. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn
KTKN trong chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ cấp THCS.
4. Các module BDTX giáo viên THCS Nội dung 3

17



×