Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ sở TIẾNG VIỆT 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.55 KB, 17 trang )

CƠ SỞ TIẾNG VIỆT 3
1. Văn bản
Văn bản là sản phẩm của q trình tạo lời trong giao tiếp có tính thống nhất trọn vẹn
về nội dung ý nghĩa và hồn chỉnh về hình thức.
Các đặc trưng:



Tính thống nhất trọn vẹn về nội dung, thể hiện:
 Nói cùng một đề tài, đối tượng hoặc nhiều đối tượng có liên quan mật thiết với
nhau
 Toát lên chủ đề chung, tức là các bộ phận của văn bản đều hướng vào vấn đề
chung nhất, thể hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả.



Tính hồn chỉnh về hình thức, thể hiện:
 Khơng cần thêm bớt gì trước – sau, vb vẫn đảm bảo tính thống nhất về nd
 Vb có đầu, cuối, bố cục mạch lạc
 Đầu đề và khả năng đặt đầu đề



Tính liên kết và mạch lạc của văn bản:
 Tính liên kết: là mạng lưới quan hệ trong nội bộ vb cũng như quan hệ giữa vb
với các yếu tố ngồi vb
 Tính mạch lạc: trình bày rõ ràng, sắp xếp hợp lí; các bộ phận của vb có quan
hệ mật thiết và logic với nhau; quan hệ giữa vb và các yếu tố ngồi vb hợp lí




Tính khả phân: khả năng có thể phân tách văn bản thành các bộ phậ cấu thành nên nó

Vd:
Bánh trơi nước
Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
2. Đoạn văn
Đoạn văn là một tập hợp câu có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, diễn đạt
hồn chỉnh (tương đối hồn chỉnh về một chủ đề nào đó). Là yếu tố cấu thành văn bản, có chủ
đề thống nhất, có kết cấu hồn chỉnh, được đánh dấu bằng việc viết thụt vào, kết thúc bằng dấu
ngắt xuống dịng.
Vd:
Hồng Tuệ là một trí thức có bản lĩnh. Tư tưởng của ơng khơng gị bó. Ơng đọc nhiều, tiếp
thu nhiều, nhạy cảm với cái mới, nhưng có sự độc lập suy nghĩ, tự mình suy nghĩ, suy ngẫm. Lối
tư duy giáo điều, xơ cứng xa lạ với Hoàng Tuệ. Cũng xa lạ với Hồng Tuệ cái thói quen nghĩ
theo, nói dựa; ơng thường có nhận định, ý kiến riêng của mình, thẳng thắn phát biểu một cách có
trách nhiệm, và khơng chỉ trong khoa học. Những ý kiến đó lắm khi độc đáo, và khơng ít khi
ngang tàng. Chính vì vậy mà nhiều người thích ơng, nhưng cũng có người khơng hiểu hết ơng.
96 Đoạn văn trên có 6 câu; các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ nội dung: Hồng Tuệ là
một trí thức có bản lĩnh.


3. Cấu trúc đoạn văn
1.3.1. Cấu trúc nội dung
Thông thường, đoạn văn có sự hồn chỉnh nhất định nào đó về nội dung, nghĩa là có
cấu trúc nội dung. Cấu trúc nội dung là quan hệ của tất cả các thành tố nội dung trong đoạn
văn, bao gồm:

- Ý chính của đoạn văn, tức là ý bao trùm, toát ra từ tất cả các câu trong đoạn. Ý chính
được gọi là chủ đề của đoạn văn. Nó được thể hiện dưới hai hình thức: 1/ Hàm chứa trong
một câu, hoặc hơn một câu (câu chủ đề); 2/ Ẩn vào trong tất cả các câu của đoạn văn, (nghĩa
là, ý chính không được hiển ngôn mà phải khái quát ý nghĩa bộ phận của các câu trong đoạn).
- Các ý bộ phận, tức là các thành tố nội dung chi tiết, có nhiệm vụ triển khai (giải
thích, chứng minh) ý chính. Các ý bộ phận bị chi phối bởi ý chính. Do đó, các ý bộ phận phải
được xác lập và trình bày đầy đủ, mạch lạc, lơgíc.
1.3.2. Cấu trúc hình thức
- Về bố cục, đoạn văn ở dạng lí tưởng có ba phần: phần mở đoạn (M), phần triển khai
đoạn (a), phần kết đoạn (K). Trong ba phần, phần (a) ln ln có mặt (dù là đoạn tối giản),
cịn phần (M) và (K) có thể vắng mặt.
- Về ngơn ngữ, dùng các đơn vị ngôn ngữ (từ, câu) và các phương tiện liên kết để
tường minh nội dung đoạn văn. Chẳng hạn, xét hai đoạn văn sau đây:
Ví dụ 1.
Ngồi ánh sáng của một tâm hồn lớn, “Nhật kí trong tù” cịn tỏa ánh sáng của một trí
tuệ lớn (1). Đó là ánh sáng của thế giới quan, nhân sinh quan Mác-Lênin, là ánh sáng của
những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của một lãnh tụ vĩ đại (2). “Học đánh cờ” là tư
tưởng chỉ đạo chiến lược, chiến thuật qn sự được hình tượng hóa thành thơ (3). “Cảm
tưởng đọc Thiên gia thi” là tuyên ngôn bằng thơ của thơ ca cách mạng và nhà thơ cách mạng
(4). “Cột cây số”, “Nghe tiếng giã gạo”… là những bài học lớn về đạo đức cách mạng (5).
Thơ “Nhật kí trong tù” bài nào cũng lấp lánh áng sáng của trí tuệ lớn (6).
Ví dụ 2.
Ca dao là bầu sữa tinh thần ni dưỡng tuổi thơ (1). Ca dao là hình thức trị chuyện
tâm tình của những chàng trai, cơ gái đang yêu (2). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về
công đức tổ tiên và anh linh của những người đã khuất (3). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi
tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất (4).
Ta thấy, đoạn văn ở ví dụ 1 có đầy đủ ba phần: câu (1) là phần mở đoạn (M), các câu
(2), (3), (4), (5) là phần triển khai đoạn (a), còn câu (6) là phần kết đoạn (K). Ý chính của
đoạn văn được thể hiện ở câu (1) và (6), ý trong các câu (2), (3), (4), (5) là các ý bộ phận.
Còn đoạn văn ở ví dụ 2 chỉ có phần triển khai đoạn (a), khơng có phần mở đoạn (M) và kết

đoạn (K). Ý chính của đoạn văn ẩn vào ý bộ phận trong các câu (1), (2), (3), (4).
4. Phân loại đoạn văn
a. Đoạn diễn dịch (Có câu chủ đề): Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý
nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ
sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm
nhận của người viết.


VD:
Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa
như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời
lạnh lùng thản nhiên, khơng thương tiếc, khơng do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo
mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi
trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khối đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như
thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên
cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như
sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, cịn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá
đầy âu yếm rơi bám vào một bơng hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng)


b. Đoạn văn qui nạp (Có câu chủ đề): Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý
nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao
trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề
khơng làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ
khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận,
minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá chung.
VD:
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường

là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm
giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thơng qua q
trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã
hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa
trẻ thường là thích bắt chước người khác thơng qua những hành động của người gần gũi nhất
chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu
trong gia đình.
(Trần Thanh Thảo)
c. Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân –
hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc
một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai
mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao
tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ…
để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, năng cao vấn đề.
VD:
Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng
xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dơng gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một
con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
d. Đoạn văn song hành (Khơng có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội
dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn
văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
VD:
Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà,
càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng
lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc
nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
(Lê Thị Tú An)
e. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen

nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau.
Đoạn móc xích có thể có hoặc khơng có câu chủ đề.


VD:
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi khơng. Đúng là
thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng khơng phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng
mà tồn bài khơng hiểu. Khơng hiểu vì khơng biết chắc bài thơ bài thơ được viết ra lúc nào trong
cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. Cũng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa,
nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn.
(Hồi Thanh)
ĐỀ CƯƠNG MƠN CSTV3
I. LÝ THUYẾT
1. Văn bản? Đặc trưng của văn bản? VD minh họa? (GT/123)
Đề cho vb, xem có đúng là vb đó hay khơng ? Nếu khơng thì sao, nếu là vb phải chứng minh yếu tố
đó.
Đặc trưng của văn bản chỉ cần nhớ 2 đặc trưng cơ bản: hoàn chỉnh về mặt hình thức và thống nhất
về mặt nội dung.
- Văn bản là sản phẩm của quá trình tạo lời trong giao tiếp có tính thống nhất trọn vẹn về mặt nội
dung ý nghĩa và hồn chỉnh về mặt hình thức.
- Đặc trưng:
+ Tính thống nhất về nội dung
+ Tính trọn vẹn về hình thức
+ Tính liên kết và mạch lạc
+ Tính khả phân
- Mời trầu (Hồ Xuân Hương)
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Bài thơ trên là một văn bản. (GT/123).
=> Tính thống nhất trọn vẹn về mặt nội dung:
=> Tính hồn chỉnh về mặt hình thức:  
- Tục ngữ là văn bản. Vì các tục ngữ thường có kết cấu là một câu( hoàn chỉnh về mặt kết cấu) bao
giờ cũng chứ một thông tin, cấp cho người ta một bài học. Chỉ dựa bào câu tục ngữ đó, khơng cần
them, bớt, có thể hiểu được nội dung ý nghĩa câu.
+ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

+ Tơn sư trọng đạo.

+ Chớp đơng nhay nháy, gà gáy thì mưa.

+Ăn vóc, học hay.

+ Chim Việt đậu cành cam.

+ Trăm hay không bằng tay quen.



- Thành ngữ không là 1 văn bản. Thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định, chỉ có tính định dnh chứ
chưa có tính thơng báo, tức là chưa cung cấp cho người đọc nội dung, thơng tin gì.
2. Trình bày khái niệm “Đoạn văn”? VD minh họa?
- Đoạn văn là một tập hợp câu có liên kết chặc chẽ với nhau về nội dung và hình thức diễn đạt hoàn
chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh 1 chủ đề nào đó.
3. Cấu trúc đoạn văn ? VD minh họa.
4. Phân loại đoạn văn? VD minh họa.
II. BÀI TẬP
1. Tách đoạn. (theo khơng gian thời gian, hết ý thì tách đoạn)
2. Xác định câu chủ đề của đoạn. (GT/166)

Xác định chủ đề của đoạn.
3. Tóm tắt đoạn. (tóm tắt đoạn thì chỉ bằng một câu, có thể chỉ cần lấy câu chủ đề)
4. Viết văn bản (nghị luận). (1 điểm trình bày) 10 đến 15 câu.
- MB (trực tiếp, gián tiếp) : ví dụ: dẫn vào 1 câu nói. (2 câu, câu mở đoạn, câu chủ đoạn)
- TB : giải thích từ khóa. (Vd; sống là gì? Để sống ta cần học bơi, ..? Bơi là gì ?...) Giải thích cả câu:
nghĩa đen, nghĩa bóng. (3 – 4 câu)
Dẫn chứng chứng minh (2 dẫn chứng). (4 – 5 câu)
Chung qui lại chúng ta cần phải có những biện pháp như thế nào? Khẳng định lại đúng hay sai, hay
vừa đúng vừa sai. (Nên viết theo kiểu: thứ nhất là, thứ hai là,…) (2 – 3 câu)
- KB : Tóm lại… (1 đến 2 câu rút gọn)
Đây là cấu trúc đoạn văn Tổng – Phân - Hợp.
* Các biện pháp sử dụng trong đoạn (ví dụ: so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, tiệm tiến, tang tiến, câu hỏi tu
từ…)
* Phép liên kết: (GT/132)
5. Xác định ngữ liệu có phải là văn bản hay khơng ? ( Hãy phân tích ngữ liệu (Hãy xác định các
yếu tố ngôn ngữ) để chứng minh hay phân tích giá trị của một ngữ liệu đề đưa ra). (1-2 điểm). (Liên
kết: GT/132) (Biện pháp tu tư: PP của cô và GT/205)
- Phương tiện
- Phép liên kết: lặp, nối, liên tưởng, thế,… (phép liên tưởng bao trùm lên toàn bộ đoạn ngữ liệu).
- Biện pháp. (nếu 1 điểm thì chỉ cần phân tích các biện pháp tu từ: SS, nhân hóa, ẩn dụ, có điệp cấu
trúc khơng, từ tượng thanh, tượng hình, từ cổ, từ Hán Việt,…) (Nếu ngữ liệu là thơ thì them phần
hồ âm, hịa thanh.)


I. Phương tiên ngữ âm:
VD: Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đơi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang”
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

=> Sử dụng nhiều nguyên âm /a/ -> biểu tượng về sự tươi sáng
VD: “Em không nghe mùa thu
Dưới trong mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lịng người cơ phụ.” (Lưu Trọng Lư)
=> sử dụng nhiều âm hẹp [u] -> tạo bức tranh u ám
II. Biện pháp tu từ ngữ âm:
* Tượng thanh:
Tượng thanh là phép tu từ mô phỏng âm thanh của thực tế bằng cách dùng những yếu tố ngữ âm
có dáng vẻ tương tự, giúp biểu đạt ngơn ngữ thêm sinh động, hình tượng.
VD: Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay trịn nước cuốn trơi
(Hồng Việt, Nhạc rừng)
=> róc rách: tiếng suối chảy
VD: đùng đùng gió giục mây vần:
> đùng đùng: thể hiện âm thanh của gió mạnh.
* Điệp phụ âm đầu
Biện pháp tu từ lặp lại một phụ âm đầu (tắc, xát, rung, vang..) để tạo nên âm hưởng đặc biệt
trong lời nói, thơ ca, tăng tính tạo hình, gợi cảm.
VD: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. (NK)
VD: Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (ND)
=> phụ âm vang /l/ đi liền nhau tạo sự cộng hưởng: hình ảnh lung linh, sinh động, sự vận động
của nước, ánh sáng…
VD: Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)
=> run rẩy, rung rinh -> tạo sự gợi hình ảnh: yếu đuối, đang chống chọi với thế lực tự nhiên.



VD: Thơng reo bờ suối rì rào
Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai. (TH)
=> tiếng thông, tiếng chim, tiếng suối dìu dặt, réo rắt.
* Điệp vần
Là biện pháp tu từ lặp lại phần vần của hai hay nhiều âm tiết trong nội bộ một dòng thơ tăng sức
biểu hiện, tăng nhạc tính cho câu thơ.
VD: Em ơi! Ba Lan! Mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. (TH)
-> Vần a, ăng, an, ương tạo tính nhạc cho câu thơ: gợi tả cảnh sắc tươi đẹp của đất nước Ba Lan;
cái nắng lan tràn, tan chảy sau những ngày đông giá lạnh; sự ngân vang không dứt.
VD: Bác đi Di chúc giục lòng ta. (TH)
VD: Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
* Điệp thanh
Là BPTT trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại một thanh điệu hay một nhóm thanh điệu
bằng hay trắc (trầm – bổng)=> tăng sức biểu cảm cho câu thơ, câu văn.
VD: “Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.”(TĐ)
=> câu 1: 5 thanh trắc liền nhau + âm tiết khép ở cuối câu -> nghẹn tắc
=> câu 2: 6 thanh bằng tạo sự buồn chán, buông xuôi bởi sự bất đắc chí.
Gồm:
+ Điệp thanh bằng:
các tiếng có thanh bằng lặp lại nhiều lần -> diễn tả một cái gì đó bằng phẳng, êm ái, dàn trải, du
dương, nhẹ nhàng, . .
Ví dụ :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Xuân Diệu, Nhị hồ)
+ Điệp thanh trắc
các tiếng có thanh trắc lặp lại nhiều lần => diễn tả một cái gì đó khúc mắc, trắc trở, gập ghềnh, . .

Ví dụ :
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uất lẫn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ. (Xuân Diệu, Tương tư chiều)
+ Điệp cùng một thanh
Tùy thanh được điệp mà ý nghĩa của câu thơ (văn) sẽ mang âm điệu buồn bã, nặng nề, mệt nhọc,
gập ghềnh, khúc khuỷu hoặc thanh thoát, bay bổng, …


Ví dụ:
Trời buồn làm gì trời rầu rầu, (B)
Anh u em xong anh đi đâu? (B)
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc, (T)
Một bụng một dạ một nặng nhọc. (B)
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi, (T)
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi. (T)
Thương thay cho em căm thay anh,(B)
Tình hồi càng ngày càng tầy đình. (B)
(Lê Ta, Tình hồi)
III. Các phương tiện tu từ từ vựng
Từ xưng hô
Từ xưng hô là những từ định danh đối tượng tham gia giao tiếp.
Tiếng Việt khơng có đại từ nhân xưng thuần túy mà chỉ có từ xưng hơ lâm thời mang đậm dấu ấn
văn hóa ứng xử của người Việt.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Ao nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trơng theo bóng Người
(trích Việt Bắc – Tố Hữu)
=> Gợi ý: sự di chuyển của từ xưng hơ qua các dịng thơ, mỗi dịng thơ, khi từ xưng hơ thay đổi
thì quan hệ ngữ đoạn cũng thay đổi, (Chín năm kháng chiến thánh thần – Gậy tầm vông đánh
tan quân bạo tàn) đã cho phép nhà thơ TH nhận diện ra vai trò cầm lái của HCM; trong các từ
xưng hơ thì từ Người đọng lại trong tâm trí người đọc rõ nét và sâu đậm nhất.
Từ cũ
Từ cũ là vốn từ cổ được dùng nhiều trong thơ văn cổ.
Vốn từ cổ luôn luôn được dùng để tái hiện khơng gian q khứ đã qua rất lâu.
Ví dụ, trong thơ Nguyễn Trãi ta bắt gặp bui, ngặt, âu, chăng, rồi…;
trong văn Nguyễn Cơng Hoan có bẩm, lạy, không dám…;
trong thơ Tố Hữu chứa đựng một số lượng lớn từ địa phương;
Từ Hán – Việt
Là vốn từ vay mượn của tiếng Việt từ tiếng Hán đã được Việt hóa.
Về sắc thái ý nghĩa: Từ Hán – Việt mang sắc thái ý nghĩa khái quát, trừu tượng (đối lập với tính
cụ thể cảm tính trong từ thuần Việt).


Ví dụ, các cặp từ sau có sự đối lập rất rõ ràng về sắc thái ý nghĩa: thi hài – xác chết; thảo mộc –
cây cỏ; hồng hơn – buổi chiều/ chập tối/ sẩm tối…
Về sắc thái biểu cảm: Từ Hán – Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã (đối lập với sắc thái
trung hòa, thân mật, khiếm nhã của từ thuần Việt).
VD: Bài Thăng Long thành hoài cổ
tập trung một khối lượng từ Hán – Việt rất lớn nhằm miêu tả khung cảnh tịch mịch, bất động của
không gian nhằm đưa ta về với cõi vĩnh viễn và nỗi u hoài ngàn năm của nhà thơ khi ngậm ngùi
ngắm nhìn dấu xưa vết cũ của thời gian đọng lại:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường (trị chơi)
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương (sớm mai)

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo (cỏ mùa thu)
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương(sáng tối)
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt (năm tháng)
Nước còn cau mặt với tang thương (đổi thay)
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ (xưa nay)
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường (đứt ruột).”
Khẩu ngữ
Là những từ được dùng trong lời nói trực tiếp (chủ yếu là lời nói hàng ngày).
Vốn từ này được sử dụng trong văn chương nhằm tạo cho tác phẩm có tính chân thực, gần gũi
với cuộc sống thực tế và tạo ra hiệu quả biểu cảm cao.
Ví dụ: trong thơ lục bát Nguyễn Duy:
Giọt rơi hơi bị trong veo
Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi
Chân mây hơi bị cuối trời
Em hơi bị đẹp anh hơi bị ngầu
Ngu ngơ hơi bị ấm đầu
Ngù ngờ hơi bị ngu lâu tàn đời
Thần kinh hơi bị rối bời
Người hơi bị ngợm ta hơi bị người (Chạnh lòng)
Từ địa phương
Là những từ trong các phương ngữ được sử dụng để khu biệt hóa đối tượng được miêu tả
trong tác phẩm. Từ địa phương được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo ra gía trị biểu cảm cao.
Ví dụ: thơ Tố Hữu thường sử dụng nhiều từ địa phương và mang lại cho thơ ông một nét riêng
hết sức độc đáo.
Nó trở thành tiếng nói, tiếng lịng của đông đảo quần chúng (bài Mẹ Suốt, Tiếng ru, Việt Bắc,
Nhớ… với Hĩm, bầm, tui, mụ, mần răng…).


VD: Đi đi em – Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Từ láy

Từ láy có năng lực biểu đạt cực kì to lớn. Nó làm cho văn chương tiếng Việt mang một sắc
thái riêng.
Đặc biệt trong thơ, từ láy vừa biểu thị những khái niệm trừu tượng vừa khái quát hóa lại vừa cụ
thể hóa sự vật hiện tượng được mơ tả.
Ví dụ: ì ầm, bập bềnh, đì đồng, nhấp nhơ, phập phồng, xập xịe, chấp chới.
Ví dụ, Bâng khng dun mới ngậm ngùi tình xưa; Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh;
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta; Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu; Bà quan tênh
nghếch xem bơi chải – Thằng bé lom khom nghé hát chèo; Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy
hây hây; Hôn chùn chụt…
Ngôn từ dân gian
Trong ngôn từ dân gian, thành ngữ được sử dụng khá phổ biến.
Thành ngữ được xây dựng trên những phương thức ẩn dụ, hốn dụ, so sánh… nên nó có tính
hình tượng, tính biểu cảm và được xem như một phương tiện tu từ.
Ví dụ:Ếch ngồi đáy giếng ở đây khơng đề cập đến việc con ếch ngồi ở đáy giếng mà nói chuyện
hiểu biết thiển cận vì hạn chế về điều kiện thực tế.
Tác giả Truyện Kiều đã sử dụng thành ngữ với một tần số rất cao, đặc biệt là trong những đoạn
thơ bi thiết nói về số kiếp đau thương của con người:
Bạc như vôi: (Phận sao phận bạc như vôi);
Nước chảy bèo trôi, Hoa tàn nhị rữa (Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng);
Hồng nhan đa truân: (Chém cha cái số hoa đào – Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi…).
Với 3254 câu thơ Truyện Kiều có khoảng 435 lần thành ngữ được sử dụng (13,3%),
trong đó có những câu chứa tới 2 thành ngữ: Trơ như đá, vững như đồng; Giọt dài giọt ngắn
chén đầy chén vơi; Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run; Chẳng vị mà rối chẳng dần mà
đau…
Yếu tố tình thái
Trợ từ có chức năng nhấn mạnh; thán từ biểu lộ cảm xúc của chủ thể nói năng. Hai lớp từ này là
những phương tiện chính tạo nên tính tình thái cho tác phẩm.
Ví dụ: Nó chỉ ăn cơm với cà; Nó mua những mười cuốn sách; Tơi thì tơi xin chịu; Mà nói vậy
trái tim anh đó…; Rồi sẽ có một ngày ta ngối lại…
Ví dụ:

Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi
(chưa và đã không mang ý nghĩa thời gian mà thể hiện thái độ bình giá chủ quan: nỗi buồn xảy
đến quá nhanh);


IV. Các biện pháp tu từ từ vựng:
So sánh
VD:
+ SS hơn: Khôi đã cao hơn mẹ.
+ A như (tựa như, giống như, là…) B:
VD: Mặt nó ngay như cán tàn; Tình anh như nước dâng cao…; Em như con hạc đầu đình…;
Thân em như hạt mưa sa…; Thân em như tấm lụa đào…; Lòng em như quán bán hàng…; Tiếng
suối trong như tiếng hát xa…; Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ…, như đứa trẻ thơ đói
lịng gặp sữa…; Trông đặc như thằng sắng đá; Chửi như người say rượu hát; Cười như đơi tri
kỉ cuồng; Bị như cua…; Mắt sắc như dao cau; Trơ như phỗng; Nhìn như bị hớp hồn…
VD: Nhân dân là bể, Văn nghệ là thuyền; tấc đất, tắc vàng…
+ A bao nhiêu B bấy nhiêu:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
+ A là B:
Bố chồng là lông con phượng
Mẹ chồng là tượng mới tô.
+ Khuyết từ so sánh:
Bác ngồi đó lớn mênh mơng
Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu).
=> Chức năng
– SSTT là công cụ để giúp cho người ta nhận thức sâu sắc hơn về một phương diện nào đó của
sự vật, hiện tượng.
– SSTT là phương tiện để biểu cảm: thể hiện tình cảm của người nói đối với sự vật, sự việc, hiện
tượng được nói đến.

– SSTT giúp nhận ra những nét riêng về người sử dụng.
Ví dụ:
Mặt nhăn dúm như cái đèn xếp của cậu học trò vụng làm thủ công (Nam Cao).
2. Ẩn dụ:
- Ẩn dụ từ vựng: ADTT là cách cố định lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối
tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối
tượng.
AD này mọi người đêù dùng, không nằm trong văn cảnh, ghi trong từ điển.
VD: đầu -> đầu làng, đầu lớp
VD: Mũi -> mũi thuyền, mũi dao
VD: mọt sách -> người suốt ngày chỉ đọc sách


VD: ổ chuột -> nhà ổ chuột
Ẩn dụ tu từ: mối quan hệ liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối tượng.
Xét “thuyền” trong 3 VD:
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
VD: Cha mẹ cho em đi chuyến đò nghiêng/ Thuyền trịng trành đơi mạn em ơm dun trở về.
VD: Thuyền bơi có lái qua mưa gió/ Khơng lái thuyền trôi lạc bến bờ. (TH)
-> (1): người con trai
-> (2): hơn nhân
-> (3): Văn hố văn nghệ
- Ẩn dụ bổ sung ( chuyển đổi cảm giác): tiếng cười giòn tan; giọng nói chua lét; mặt tối
sầm; Chao ơi! Trơng con sơng như ánh nắng giịn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối chiêm
bao đứt quãng
(Nguyễn Tuân);
- Ẩn dụ tượng trưng: cây thông tượng trưng cho người quân tử, bồ câu tượng trưng cho hịa bình,
ánh trăng tượng trưng cho bình n; tứ q: xn, hạ, thu, đơng; tứ linh: long, ly, quy, phượng;
tứ mộc: tùng, cúc, trúc, mai…
*Chức năng:

– ADTT là cơng cụ diễn đạt để bày tỏ tình cảm của người viết, người nói.
– ADTT là cơng cụ để nhận thức sâu sắc về đối tượng.
3. Nhân hóa:
Ví dụ:
– Con cá rơ ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn luôn tay tưới ướt bồn (Bác ơi! – Tố Hữu).
VD: rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
=> liễu biết đứng chịu tang như con người.
*Chức năng:
Chức năng nhận thức: Khi sự vật được khốc áo con người thì dường như chúng sinh động hơn,
gần gũi, dễ hiểu hơn.
Chức năng biểu cảm: qua nhân hóa, người ta kín đáo bày tỏ tâm tư, tình cảm, thái độ của mình
đối với đối tượng được miêu tả.
4. Hốn dụ:
Ví dụ: Tuần lễ vì biên giới, tay trống cừ khơi, một chân bóng đá, nhà có năm miệng ăn, ..
VD: Đầu xanh đã tội tình gì – Má hồng đến q nửa thì chưa thơi;


VD: Một tay gây dựng cơ đồ; Một tay lái chiếc đị ngang;
VD: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi; Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
VD: Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân.
VD: Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (TH)
VD: Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đấu gối vẫn săn gân (TH)
Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ; Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa – Nghìn năm sau cịn
đủ sức soi đường (tiếng hát con tàu);
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo; Lá ngụy trang reo với gió đèo; Bàn tay ta làm nên tất cả…

VD: Tơi kẻ ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu. (TH)
-> tình cảm, lí trí
Mồ hơi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
- Giữa số lượng với số lượng:
Cầu này cầu ái cầu ân – Một trăm con gái rửa chân cầu này;
Một lời nói tự đáy lịng – Cịn làm ấm cả ba đông cho đời …
6. Điệp ngữ:
Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu
nước nhất (HCT).
Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết – Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.
Điệp vịng trịn: Cùng trơng lại nhưng cùng chẳng thấy – Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
– Ngàn dâu xanh ngắt một màu – Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Điệp đầu:
Ai ngồi ai câu – Ai ngồi ai cảm – Ai thương ai cảm – Ai nhớ ai mong…; Nghe
chim reo trong gió lạnh lên triều – Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh – Nghe lạc ngựa rùng
chân bên giếng lạnh…; Nhớ ai
ra ngẩn vào ngơ – Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Điệp cuối: Trời xanh đây là của chúng ta – Núi rừng đây là của chúng ta; Ăn cơm cũng nghẹn –
Uống nước cũng nghẹn – Nghe lời bạn hẹn – Ra bãi đứng trông – Bãi thời thấy bãi người không
thấy người.
=> Điệp ngữ làm cho câu thơ, bài thơ mang tính cân đối, nhịp nhàng, hài hịa và có tác dụng
nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong phát ngơn làm cho nó trở thành điểm sáng và tạo ra được
cảm xúc mãnh liệt ở người nghe, người đọc.


7. Đồng nghĩa kép: Ví dụ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ
tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và
non sông đất nước ta (Lê Duẩn);Đồng nghĩa kép xuất hiện nhiều trong ngơn ngữ chính luận tạo

nên giọng điệu hùng hồn và sức truyền cảm mãnh liệt cho văn bản.
9. Tiệm tiến:
Tiệm tiến là cách tu từ dùng sự sắp xếp các từ ngữ hoặc câu nói cùng xoay quanh một nội dung
hoặc một chủ đề theo trình tự tăng dần hoặc giảm dần.
Tức là những từ ngữ đi sau bao giờ cũng vượt hơn hoặc kém phần đi trước (tiệm thoái) về sắc
thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm.
VD: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy
gộc.. (HCM)
VD: ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh.(TN)
VD: ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bị, chín tháng lị dị biết đi. (TN)
VD: Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ… (NC)
VD: Ơi, năm tháng của tơi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi… (Bảo Ninh)
10. Tương phản: Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời (ND)
11. . Im lặng
Là phương thức bỏ trống một phần từ ngữ, tạo ra một khoảng lặng buộc người đọc, người
nghe phải tự nhận thức, tự suy luận hoặc tạo ra một cảm xúc nào đấy. Ví dụ:Ngày cuối năm – Ta
gọi em – Thời gian ơi!… – Tìm em hình dáng… – Chỉ biết gọi nhau bằng năm tháng – Từng
giờ…từng phút…từng giây…; Bổng lòe chớp đỏ – Thôi rồi… Lượm ơi… – Ra thế…Lượm ơi…;
=> – Dùng để diễn tả một xung động tình cảm của người nói: e thẹn, xúc động, uất ức…
– Dùng để châm biếm.
V. Các biện pháp tu từ cú pháp:
1. Điệp cú pháp
Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật ý chính của phát ngơn bằng sự cân đối hài hịa về ngữ điệu tạo
nên một sự trùng điệp ngữ nghĩa: Đế quốc Mĩ nhất định cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định
được độc lập. Đồng bào Nam bắc nhất định sẽ sum họp một nhà (Hồ Chí Minh). Việc gì có lợi
cho dân thì phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, dù là
việc nhỏ (Hồ Chí Minh);
2. Phép nhấn mạnh các thành phần câu
Trong tiếng Việt, để nhấn mạnh các thành phần câu người ta sử dụng nhiều cách: Lặp bộ

phận, đảo trật tự, dùng hư từ: thì, là, mà…
Đảo trật tự thành phần câu: Đã tan tác những bóng thù hắc ám – Đã sáng lại trời thu tháng
tám; Đã nghe nước chảy lên non – Đã nghe đất chuyển thành con sông dài – Đã nghe gió ngày
mai thổi lại – Đã nghe hồn thời đại bay cao… (Tố Hữu); Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi; Rất đẹp
hình anh lúc nắng chiều (Tố Hữu); Sinh ra cái mặt tôi là giời…(Nam Cao).


Lặp cú pháp: Tơi nom cái cười ấy/ nó/ mới chua chát làm sao (Nguyễn Công Hoan); Sản nghĩ
thầm: Con gái /nó/ tài biết chuyện thật (Nam Cao)….



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×