Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG : QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI (1986) LÀ BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.68 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----***-----

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI: QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG
TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI (1986) LÀ BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA
CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp tín chỉ: TRI117.13
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hải

Hà Nội, tháng 4 năm 2022.
1


Họ và tên

Mã số sinh viên

Vũ Trần Minh
Nguyễn Trọng Đạt
Phan Trung Thành
Vũ Mạnh Quân
Đặng Nhật Tân
Phạm Thị Thùy Trang
Trần Thị Trang


2014110173
2014110045
2014410124
2011410078
2011110210
2014720060
2011710051

Đánh giá mức độ hồn
thành cơng việc
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

2


Mục lục

Lời mở đầu
Quyết định đổi mới đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là bước ngoặt lịch
sử của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh tình hình cách mạng thế giới đương thời và tình
hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Do đó, nhóm chúng em cảm thấy đây là một đề
tài nghiên cứu rất có liên hệ mật thiết với đời sống hàng ngày và từ đó đã lựa chọn đề tài này.
Ngoài ra, những hành động cần làm và nhiệm vụ của sinh viên trong công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay cũng quan trọng.

Từ những lí do trên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Quyết định đổi
mới đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) là bước ngoặt lịch sử của cách
mạng Việt Nam và nhiệm vụ của sinh viên trong công cuộc đổi mới Đất nước hiện nay.

3


CHƯƠNG 1. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI.
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đơng Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng.
Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào khơng liên kết trở thành lực lượng
chính trị rộng lớn có vai trị ngày càng quan trọng.
Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu
rộng. Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi,
Mỹ La tinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng chất. Phong trào công nhân của các nước tư
bản có bước phát triển mới.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy
vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh q trình quốc tế hố các lực lượng sản xuất.
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Trong nước tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế
mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa gắn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, 10 năm đầu tiên của thời kỳ quá độ, nền sản xuất cũ, hậu quả của các cuộc chiến
tranh, tàn dư của chế độ cũ đã cản trở sự phát triển của đất nước. Chúng ta chưa tiến xa được
mấy so với điểm xuất phát quá thấp. Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho
tình hình thêm khó khăn. Việt Nam bị bao vây, cô lập và cấm vận kinh tế, bên cạnh đó sai lầm
về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế của đất nước ta đến
những khó khăn mới. Nền kinh tế - xã hội nước ta đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trên
nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá nghiêm trọng, dẫn đến hệ

thống chính trị bị xơ cứng, kém hiệu quả. Hoạt động của Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Tính độc lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm,
hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước bị hạn chế. Quyền làm chủ của nhân dân không được
coi trọng, phát huy một cách thực chất, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật
phổ biến, niềm tin của quần chúng suy giảm.

4


Tình hình đất nước đang địi hỏi Đảng phải tích cực chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần
thứ VI theo yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá
đúng thực trạng của đất nước. Từ đó xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng
trong chặng đường trước mắt, đề ra chủ trương, chính sách đúng để xoay chuyển tình thế, đưa
đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.
1.2. Diễn biến và nội dung đại hội.
Thời gian: Từ 15 đến 18-12-1986
Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.109.613
Số lượng tham dự Đại hội: 1129 đại biểu
Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Văn Linh
Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Đại hội: 124 uỷ viên
Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên
Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới đất nước (khởi xướng đưa đất nước tiến hành công
cuộc đổi mới)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Thủ
đơ Hà Nội.
Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, trong số
đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung
ương; 153 đại biểu nữ; 115 đại biểu các dân tộc thiểu số;50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ
trang và Anh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất;...Đến dự Đại hội có

32 đồn đại biểu quốc tế.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 124 uỷ viên chính thức. Bộ Chính trị gồm 13 uỷ
viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao nhiệm vụ Cố vấn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
5


Đại hội VI là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã họp 12 lần để bàn và quyết định các vấn
đề trọng đại của Đảng và Nhà nước ta, trong đó chủ yếu là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế sang kinh doanh XHCN; đổi mới quản lý Nhà nước, đổi mới công tác tổ chức
và cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV, thứ V và các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương trong thời gian của các nhiệm kỳ đại hội đó, nhân dân ta đã giành được
những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cấu của nền kinh tếxã hội, đặt những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Song, chúng ta chưa tiến xa được bao
nhiêu, trái lại cịn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới. Trong thời kỳ kế hoạch năm năm
1981-1985, chúng ta không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối
năm 1985 đã đưa nền kinh tế của đất nước ta đến những khó khăn mới. Nền kinh tế - xã hội
nước ta đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình đất nước đang địi hỏi Đảng phải tích
cực chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần thứ VI theo yêu cầu đổi mới mạnh mẽ, phải nhìn thẳng
vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng thực trạng của đất nước. Từ đó xác định đúng mục
tiêu và nhiệm vụ của cách mạng trong chặng đường trước mắt, đề ra chủ trương, chính sách
đúng để xoay chuyển tình thế, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.
Giữa bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội, Đại
hội họp nội bộ từ ngày 5 đến 14 tháng 12-1986. Từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, Đại hội
họp cơng khai. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong tồn
Đảng, trong số đó có 925 đại biểu thuộc đảng bộ 40 tỉnh, thành phố, đặc khu; 172 đại biểu
thuộc các đảng bộ trực thuộc Trung ương, 153 đại biểu nữ, 115 đại biểu thuộc các dân tộc

thiểu số, 50 đại biểu là anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao động, 72 đại biểu là công
nhân trực tiếp sản xuất... Đến dự Đại hội có 35 đoàn đại biểu quốc tế. Nguyễn Văn Linh, Uỷ
viên Bộ Chính trị đọc Diễn văn khai mạc. Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đọc Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Võ Văn Kiệt đọc Báo cáo về phương hướng,
mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong năm năm (1986-1990)...
Đại hội "khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách
mạng và khoa học".

6


Đại hội đánh giá cao q trình dân chủ hố sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta
trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.
Đại hội đã hồn tồn nhất trí với những kết luận của Ban Chấp hành Trung ương về
đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm, xác định mục tiêu và phương hướng chính sách
nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.
Đại hội nhận định: "Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và
nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận
lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu
do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhân dân ta anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn,
vượt qua trở ngại, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế". Bên cạnh khẳng định thành tích đã đạt được, Đại hội cũng nhận rõ: "Tình hình
kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: Sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và
đầu tư thấp; phân phối, lưu thơng có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế
chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng
cố; đời sống nhân dân lao động cịn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi,
và có nơi nghiêm trọng. Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại
hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân".
Không đánh giá thấp những nguyên nhân khách quan, Đại hội đã nghiêm khắc nêu ra

rằng nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn, khủng hoảng là do những sai lầm, khuyết
điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Đại hội nhận định trong những năm
1976-1980, trên thực tế ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hố trong khi chưa có đủ các
tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa bng lỏng trong cơng tác cải tạo xã hội chủ nghĩa; chậm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế khơng cịn phù hợp. Trong những năm 1981-1985, Đảng chưa
cụ thể hoá đường lối kinh tế trong chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ
quan, nóng vội và bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản
lý kinh tế, lại phạm sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, đã buông
bỏng chun chính vơ sản trong quản lý kinh tế, xã hội, trong đấu tranh tư tưởng, văn hoá,
trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. "Những sai lầm
nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ
chức thực hiện".

7


Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về
chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội,
là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh
đường lối và nguyên tắc của Đảng. Đó là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa "tả"
khuynh, vừa hữu khuynh. Những sai lầm và khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế, xã hội bắt
nguồn từ những khuyết điểm trong công tác tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.
Trên cơ sở thực tiễn cách mạng của 10 năm vừa qua, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh
nghiệm có tính thời sự chính trị nóng hổi:
"Một, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "Lấy dân làm
gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Hai, Đảng phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba, phải biết
kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn, phải chăm
lo xây dựng đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa".

Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội khẳng định: "Toàn Đảng, tồn dân và tồn
qn ta đồn kết một lịng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới
vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội".
Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội xác định: "Nhiệm vụ bao trùm, mục
tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình
kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo".
Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu, Đại hội vẫn khẳng
định phải "đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết
đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình
huống để bảo vệ Tổ quốc".
Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá VI chỉ đạo thực hiện thành cơng
những nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chính trị, mà quan trọng là:

8


1. Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu...
2. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với những hình
thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất...
3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
4. Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã
hội.
6. Tăng cường khả năng quốc phịng và an ninh của đất nước.
7. Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại.

8. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản lý của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
9. Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo tồn
dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược.
10. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước.
Ban Chấp hành Trung ương phải chỉ đạo tiến hành trong toàn Đảng và toàn xã hội
"Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng; làm trong
sạch và nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước; đẩy lùi và xoá bỏ các hiện tượng tiêu
cực, làm lành mạnh các quan hệ xã hội và thực hiện công bằng xã hội".
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 124 Ủy viên chính thức và 49 Ủy viên dự
khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và một
Ủy viên dự khuyết, bầu Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư
của Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm Cố vấn Ban Chấp
hành Trung ương Đảng.

CHƯƠNG 2. Ý nghĩa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
9


2.1. Thành tựu và hạn chế
2.1.1. Thành tựu
2.1.1.1. Về kinh tế xã hội.
Từ chỗ thiếu ăn triền miên (1988, nước ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), năm 1990
chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước,có dự trữ và xuất khẩu,góp phần q trình
ổn định đời sống nhân dân và cân đối cán cân xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của
việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khốn trong nhà nước, xố bỏ chế độ bao cấp, tự
do lưu thơng và điều hoà cung cầu lương thực, thực phẩm trên phạm vi cả nước.
Hàng hoá trên thị trường,nhất là hàng tiêu dùng dồi dào,đa dạng và lưu thông tương
đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường ,phần bao cấp của nhà nước
về vốn,giá vật tư tiền lương... giảm đáng kể. Đó là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới nhiều chính sách về sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mở rộng hơn trước về quy mơ, hình thức và góp
phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Thành tựu quan trọng khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
1

Về chính trị
Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan trung ương và địa phương được sắp

xếp lại, cuộc bầu cử quốc hội khoá VIII đã diễn ra dân chủ lớn hơn so với các kì bầu cử
trước.
Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. nông dân và phương thức
hoạt động của cách thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới
theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân.
2.1.1.2.Về Quốc phòng
Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được đảm bảo từng bước phá thế bao
vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế tạo ra môi trường thuận lợi lớn cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

10


1

Hạn chế
Công cuộc đổi mới về thực chất là một cuộc cách mạng,có thành tựu,ưu điểm, tiến bộ

nhưng đồng thời cũng có nhiều hạn chế.
Thứ nhất, đất nước ta vẫn chưa thốt khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội,cơng cuộc đổi

mới còn nhiều hạn chế,nhiều vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết.
Thứ hai, nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động còn thiếu việc
làm dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn kéo dài,chưa có tích luỹ
nội bộ nền kinh tế.
Thứ ba, chế độ tiền lương bất hợp lý và tốc độ phát triển dân số còn cao.
Thứ tư, sự nghiệp văn hố cịn những mặt tiếp tục xuống thấp, tình trạng tham nhũng,
ăn hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ cương và nhiều hiện tượng tiêu
cực khác còn nặng nề và phổ biến .
2.2. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội
Tuy rằng diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn và tình hình thế
giới có nhiều bất ổn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng Đại hội VI của Đảng
vẫn diễn ra thành công và mang lại nhiều ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong
quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng ở Việt
Nam. Đại hội đã tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bằng việc đề ra đường lối
đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới là sản phẩm và tư duy khoa học của toàn Đảng, toàn
dân, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng. Đồng thời nó cịn là dấu ấn thể hiện sự trưởng
thành về bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đảng đã dám nhìn vào sự thật, nhìn vào
những khuyết điểm để khắc phục, đổi mới theo xu thế của thời đại mới.
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi xướng trên những cơ sở
khách quan, khoa học, trước bối cảnh quốc tế có những chuyển biến hết sức sâu sắc và nhanh
chóng. Đường lối đổi mới đã đi vào cuộc sống và ngày càng thể hiện tính đúng đắn và sáng
tạo của nó, điều đó cho thấy tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc khởi
xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới.

11


Đường lối đổi mới của Đại hội VI là kết quả của sự khảo nghiệm thực tiễn sinh động
và sự đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế. Đổi mới nhằm nhận thức đúng đắn

thực tiễn của đất nước, thật sự tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, khắc phục
bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội, đề ra đường lối, chính sách thiết thực, có hiệu quả. Đổi
mới là nhận thức đúng đắn hơn những luận điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin và Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

CHƯƠNG 3.Trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc đổi mới và xây
dựng đất nước hiện nay.
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến sinh viên
Hiện nay, đất nước ta đang trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới (kể từ sau đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI) tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện
kinh tế tri thức; tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế và q trình tồn cầu hóa; mở rộng
quan hệ đối ngoại theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa, làm cho thế và lực của
nước ta được củng cố vững chắc hơn, kinh tế có sự phát triển và tương tối bền vững, đời sống
về vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, quốc phịng và an ninh, trật
tự an tồn xã hội được bảo đảm. Với bối cảnh đất nước và thế giới như vậy đã đang và sẽ mở
ra cho thanh niên Việt Nam nói chung cũng như thế hệ sinh viên hiện nay nói riêng cả nhưng
cơ hội và thách thức to lớn.
3.2. Thách thức của sinh viên hiện nay.
Tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến biến động khó lường, chính
vì vậy việc giữ vững tư tưởng lập trường là một thách thức lớn.
Kinh tế đất nước hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển vậy nên vẫn còn một số điều kiện
dịch vụ chưa đáp ứng hay phù hợp với đối tượng là sinh viên đặc biệt là những người có hồn
cảnh gia đình khó khăn. Hơn thế nữa đối tượng sinh viên đa phần là những người chưa có khả
năng tự chủ hoàn toàn cuộc sống.
Sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế làm phân hoá giàu nghèo tăng cao. Sinh viên là những
người trẻ mới bước vào cuộc sống tự lập cho nên chưa có được kinh nghiệm học tập làm việc
12


phong phú để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó khó có thể duy trì khả năng sống độc lập và

phải phụ thuộc vào gia đình người thân.
Các thế lực thù địch hiện nay vẫn đang âm thầm công kích chống phá nhà nước và đối
tượng mà các tổ chức xấu trên nhắm tới nhằm lôi kéo dụ dỗ đó chính là sinh viên.
Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh viên vì là đối tượng trẻ,
nhiều sinh viên cịn chưa giữ vững được lập trường, không biết từ chối gạt bỏ những cám dỗ.
3.3. Cơ hội của sinh viên hiện nay.
Bên cạnh những thách thức cũng là những cơ hội to lớn của sinh viên:
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, sinh viên - tương lai của nước nhà có thêm
nhiều cơ hội để học tập, rèn luyện, phát triển bản thân cho phù hợp mới sự thay đổi của đất
nước, từ đó làm nền móng cho sự phát triển trong tương lai của nước nhà.
Sinh viên có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở
nhiều quốc gia, khu vực; tạo cho các sinh viên cơ hội hợp tác, giao lưu, học hỏi, nghiên cứu
trong tìm kiếm, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, tạo nguồn lực phát
triển kinh tế.
Sinh viên có cơ hội tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, tiếp tục phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc. Việt Nam ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và rõ ràng, muốn cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước thành cơng thì phải đặt con người vào vị trí trung tâm, phải có con
người đạo đức, trí tuệ với đầy đủ các phẩm chất cần có của con người. Là những sinh viên,
những con người thuộc độ tuổi thanh niên, chúng ta có trách nhiệm rèn luyện, phát triển đạo
đức, tác phong, lối sống, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
3.4. Trách nghiệm và những hành động sinh viên.
3.4.1. Trách nhiệm của sinh viên.
Trong cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước
ta ln đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong cơng cuộc góp phần xây dựng, phát huy
13


truyền thống anh hùng của dân tộc, đồng thời vận động thế hệ thanh niên tham gia vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:
chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai
sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội
của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật. Mỗi chúng ta để làm tốt những điều này thì phải coi đây là một nghĩa
vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của
thanh niên, học sinh hiện nay là: tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ
sức khoẻ. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu
chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm
gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền
ơn đáp nghĩa… Tham gia đăng ký tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn
sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3.4.2. Hành động của sinh viên.
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá
trị văn hố- đạo đức truyền thống của dân tộc. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê
hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ mơi trường,
phịng chống tệ nạn xã hội, xố đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những
hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên… Biết phê phán,
đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt
động đền ơn đáp nghĩa… Tham gia đăng ký tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến
tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vận động bạn bè, người thân thực hiện
tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

14



3.5. Trách nghiệm và hành động của sinh viên Đại học Ngoại Thương.
3.5.1. Trách nghiệm của sinh viên Đại học Ngoại Thương.
Vì cùng là thế hệ sinh viên, cùng sinh sống, học tập và làm việc dưới nền độc lập mà
ông cha ta đã dày công gây dựng nên, sinh viên Đại học Ngoại Thương ln nỗ lực hết mình
để bảo vệ nền độc lập đấy trong bối cảnh hoà bình bằng các hành động thực tiễn. Khơng chỉ
vậy là một ngôi trường hàng đầu của cả nước, là đầu tàu đào tạo kinh tế, vậy nên sinh viên
Đại học Ngoại Thương ln mang trong mình trách nghiệm cống hiến hết mình cho nền kinh
tế nước nhà. Là một phần trong thế hệ trẻ Việt Nam, sinh viên Đại học Ngoại Thương cũng
luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm lan truyền những điều tích cực và góp
một phần nhỏ vào cơng cuộc xây dựng đất nước.
Trong công cuộc đất nước đi lên đổi mới, công nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, kinh
tế ln phải là mũi nhọn kéo cả đất nước lên sau các tác động không nhỏ mà chiến tranh để
lại. Nhận thức được điều này sinh viên Đại học Ngoại Thương luôn nỗ lực hết mình và tự
nhận thức được trách nghiệm mình đang mang trên vai đó là xây dựng đất nước phồn vinh
phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.
3.5.2. Hành động của sinh viên Đại học Ngoại Thương.
Đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập nước nhà;
Sinh viên Ngoại Thương luôn giữ vững quan điểm của Đảng, tư tưởng lập trường
vững chắc, từ đó khơng để bị các thế lực tổ chức phản động lơi kéo dụ dỗ.
Là tầng lớp có tri thức trong xã hội vì vậy việc tuyển truyền phổ biến các chính sách
của Đảng, những đường lối đúng đắn cho mọi người cũng như giúp đỡ những trường hợp bị
lôi kéo vào các tổ chức xấu là điều nên làm và cần được lan rộng.
Tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xã hội, để mọi người có
thể nhìn thấy được bản sắc Ngoại Thương từ đó lan truyền năng lượng tích cực cho tồn xã
hội.
Đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập và đổi mới.

15



Là sinh viên - đang trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức nên sinh viên Đại học
Ngoại Thương luôn luôn phải tiếp thu đầy đủ chắc chắn các kiến thức, tham gia các hoạt động
rèn luyện thực tiễn, chăm chỉ, tự giác trong quá trình học tập.
Tìm hiểu, trau dồi kiến thức, kỹ năng liên quan đến kinh tế trong nước và quốc tế bởi
vì ngày nay nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên việc
nắm bắt được các nội dung này là chìa khóa quan trọng đưa đất nước ta vào con đường thành
cơng.
Tích cực rèn luyện các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là sinh viên Đại học
Ngoại Thương công việc sẽ liên quan sâu sắc đến các nghiệp vụ quốc tế. Với kiến thức
chun mơn vững vàng sẽ có thể mang lại ưu thế khi làm việc từ đó góp phần làm giàu mạnh
thêm cho nước nhà.
Tìm hiểu thơng tin kinh tế, văn hoá, xã hội các quốc gia trên thế giới, các thơng tin
chính trị, diễn biến hàng ngày từ đó có thể đưa ra các thay đổi tức thời phù hợp với thời cuộc
tạo nên lợi thế cho cá nhân cũng như tích lũy vốn kiến thức làm hành trang cho công việc sau
này.

16


Kết luận
Thông qua những đề mục vừa rồi, chúng ta đã có thể thấy bối cảnh lịch sử, tầm quan trọng, ý
nghĩa, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, vướng mắc còn tồn đọng và những hành
động cần làm và nhiệm vụ của sinh viên trong thời kỳ đổi mới này.

17


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2. />3. />4. />5. />
18



×