Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

skkn dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan sát mẫu vật trực quan” áp dụng vào bài “ lớp hai lá mầm lớp một lá mầm” sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:.......................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.............................................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM:......................................2
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:...................................................................2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:......................................................................................3
1. Giao nhiệm vụ.................................................................................................................3
2. Thành lập nhóm:.............................................................................................................3
3. Làm việc theo nhóm:......................................................................................................3
4. Các nhóm báo cáo kết quả:.............................................................................................4
5. Tổng kết rút kinh nghiệm:...............................................................................................4
6. Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan sát mẫu vật trực
quan. Áp dụng vào bài “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm” Sinh học 6:............................4
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................11
1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:..............................................................................................11
2. KẾT LUẬN:..................................................................................................................11
3.KHUYẾN NGHỊ:..........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC MINH CHỨNG CỤ THỂ

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết cấu trúc, nội dung cách trình bày của sách giáo khoa
(SGK) trong trường THCS theo hướng đổi mới cách viết từ thông báo kiến thức
chuyển sang tổ chức hoạt động để học sinh tìm tịi khám phá kiến thức mới,
SGK góp phần thực hiện mục tiêu chung của cấp học với ưu tiên giúp hình


thành và phát triển phương pháp tự học của học sinh, nâng cao năng lực độc lập,
tính sáng tạo, có quan tâm đúng mức tới tính phân hố, phù hợp với các trình độ
học tập của học sinh, hỗ trợ có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp, dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức trong phương pháp dạy học tích
cực trong đó những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức
thông qua một chuỗi các hoạt động học tập, được khuyến khích để trao đổi các
kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thơng
qua q trình học tập. Đây là một kĩ năng quan trọng của người lao động tương
lai. Học sinh học theo nhóm giúp cho các em có cơ hội thể hiện hiểu biết, những
kĩ năng, những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra. Tính cách cá nhân
được bộc lộ, phát triển tình bạn bè, ý thức cộng đồng. Dạy học theo nhóm giúp
giáo viên thu nhận những kinh nghiệm, sự sáng tạo của học sinh, cũng là
phương pháp có tính hiệu quả cao tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá
trình dạy học, giúp phát triển hành vi xã hội và phát triển tư duy.
Như vậy dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm thì hoạt
động của học sinh là chủ yếu, giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, chỉ đạo
việc tìm tịi, khai thác kiến thức của học sinh.
Trong q trình thực tế giảng dạy tại trường THCS, tự học tập qua các đồng
nghiệp, tham gia các kì thao giảng, thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên
tôi đã nhận thức được vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đề
tài này tôi đưa ra áp dụng phương pháp hoạt động nhóm và sử dụng mẫu vật trực
quan vào một bài cụ thể đó là “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động
nhóm kết hợp quan sát mẫu vật trực quan”. Áp dụng vào bài “ Lớp hai lá
mầm lớp một lá mầm” sinh học 6.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thực tế hiện nay, do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung
học cơ sở đặc biệt với bộ môn sinh học nên việc dạy học bằng hợp tác nhóm kết
hợp với mẫu vật trực quan là rất cần thiết, nhưng việc thực hiện chưa được tốt ở
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1/13



trong các tiết học, dạy mang tính qua loa nên chưa kích thích được tính tị mị
ham học của học sinh bằng hình thức này.
Khả năng dạy học của một số giáo viên còn hạn chế nên việc áp dụng dạy
học hợp tác nhóm cịn khó khăn, như khi quản lí học trị khơng tốt thì việc tổ
chức nhóm khơng thành công. Chưa đưa được đúng và đủ mẫu vật quan sát
trong từng tiết học kiến học sinh nắm kiến thức không kỹ, không rút ra được
kinh nghiệm thực tế.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM:
Khi tổ chức hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến
số nhóm và số người trong nhóm. Số học sinh trong một nhóm phải có đủ để
trao đổi, giải quyết các vấn đề được giao. Nếu quá đông sẽ không sử dụng
được hết nguồn lực, nếu q ít sẽ khơng đủ để giải quyết nhiệm vụ. Số học
sinh trong nhóm phụ thuộc vào bài tập và số học sinh trong lớp, một nhóm
trung bình 5 – 7 học sinh. Mỗi nhóm có một thư kí và một nhóm trưởng để
điều khiển cuộc thảo luận.
Trong dạy học hoạt động nhóm chúng ta cần chú ý đến đối tượng học sinh
ở từng vùng miền khác nhau nhưng theo tơi có hai vùng chính đó là:
+ Đối với học sinh thành phố thì cần lưu ý tới mẫu vật cho các em
quan sát, mẫu vật thường rất khó tìm nên tổ chức cho các em sinh hoạt
nhóm thường gặp nhiều khó khăn, cho nên cần có đầy đủ tranh ảnh để các
em quan sát.
+ Đối với các học sinh ở vùng nông thôn việc tìm mẫu vật là rất dễ dàng
nên áp dụng sinh hoạt nhóm gặp nhiều thuận lợi, mẫu vật phong phú tạo điều
kiện t cho tốt cho học sinh và giáo viên trong giờ học.
Trong chương trình sinh học 6, đối với bài “ Lớp hai lá mầm lớp một lá
mầm” mẫu vật tương đối phổ biến với từng vùng miền. Nên tôi áp dụng đưa vào
đề tài: “ Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan
sát mẫu vật trực quan” . Thuận lợi về mẫu vật học sinh chuẩn bị đầy đủ, còn

những mẫu khơng có thì đã có tranh ảnh cho các em quan sát, do đó đưa đến
thành cơng cho tiết dạy.
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập hóa học khơng vượt qua chương trình mơn
Sinh học lớp 6 ở trường THCS.
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm
+ Bắt đầu viết đề cương: từ ngày 20-1-2019.
+ Tiến hành khảo sát HS: tháng 2/2019
+ Từ tháng 1/2019 bắt đầu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của đề tài
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2/13


+ Thời gian hoàn thành SKKN và tổng hợp kết quả sau khi áp dụng
đề tài: ngày 2- 3- 2020
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giao nhiệm vụ
Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm: giáo viên thơng báo rõ ràng mục tiêu
của hoạt động. Sau hoạt động nhóm, học sinh cần thu nhận được những kiến
thức, kĩ năng gì.
Tóm tắt khái qt tồn bộ hoạt động: giáo viên mơ tả khái tồn bộ hoạt
động, có những cơng việc gì, làm như thế nào.
Nêu câu hỏi, vấn đề: giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận cho cả lớp
( nếu cả lớp có cùng nhiệm vụ ) hoặc cho mỗi nhóm ( nếu các nhóm có
nhiệm vụ khác nhau ).
2. Thành lập nhóm:
Chia nhóm: Thơng báo số nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu người và cách
chia nhóm.
Cung cấp thơng tin và các điều kiện: Đảm bảo cho hoạt động nhóm, nơi
làm việc của nhóm, bao nhiêu thời gian, kết quả cuối cùng, ai sẽ chỉ đạo nhóm,
tiến hành ra sao, nguồn vật tư, dụng cụ …

Thời gian: Dành thời gian để học sinh tự nghiên cứu mẫu vật, trao đổi
thống nhất với nhau, kiểm tra lại xem các em đã rõ nhiệm vụ chưa, hoặc các em
có thắc mắc gì nữa khơng.
3. Làm việc theo nhóm:
Bắt đầu làm việc theo nhóm: sau khi hoàn thành các bước trên giáo viên
yêu cầu các em tiến hành làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận nhiệm vụ
dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Thư kí ghi chép những ý kiến thảo luận,
kết quả thí nghiệm …
Theo dõi tiến độ của nhóm: điều chỉnh thời gian cần thiết, giải quyết
những thắc mắc của học sinh, những khó khăn các nhóm gặp phải.
Thơng báo thời gian: giáo viên nhắc nhở học sinh về thời gian, giúp đảm
bảo thời gian như kế hoạch đã dự kiến. Tránh bị động và quá thời gian thảo luận,
ảnh hưởng đến kế hoạch của bài học.
Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo: Trong khi học sinh báo cáo, giáo viên
có thể đến từng nhóm và hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo yêu cầu của
giáo viên.
4. Các nhóm báo cáo kết quả:
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nêu câu
hỏi và thắc mắc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3/13


5. Tổng kết rút kinh nghiệm:
Trong hoạt động rút kinh nghiệm, giáo viên thực hiện có sự phối hợp của học
sinh. Những kết luận về kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần tiếp thu cần được
tổng kết, tóm tắt, hệ thống sau hoạt động nhóm. Đồng thời trong bước này, giáo
viên cần rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các nhóm,
của từng các nhân. Đây cũng là những điều cần thiết cho giáo viên để tổ chức
hoạt động tương tự ở các lớp khác.
6. Dạy học tích cực bằng phương pháp hoạt động nhóm kết hợp quan sát

mẫu vật trực quan. Áp dụng vào bài “Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”
Sinh học 6:
Lớp 6ª4
Tiết 54 :
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt đặc điểm hình thái của lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ( về kiểu rễ,
gân lá, số lượng cánh hoa...)
- Căn cứ vào một số đặc điểm có thể nhận dạng nhanh cây thuộc lớp 2 lá mầm
hay một lá mầm qua tranh vẽ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, làm việc theo nhóm .
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Mẫu vật các cây dừa cạn, cây rẻ quạt...
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ bảng.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
? Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín.
HS trả lời.
GV chốt lại kiến thức quan trọng của ngành hạt kín:
Gồm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Cơ quan sinh dưỡng:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4/13



+ Kiểu rễ: rễ cọc, rễ chùm.

+ Dạng thân: gồm 3 nhóm chính: thân đứng, thân leo, thân bị.

+ Kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung.

- Cơ quan sinh sản:
+ Hoa: gồm 4 bộ phận chính

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5/13


+ Quả: hạt nằm trong quả

+ Số lá mầm trong phôi: 2 lá mầm và 1 lá mầm.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6/13


3. Bài mới :
TG

15p

Nội dung ghi
bảng
Tiết 54 : Lớp hai
lá mầm và lớp một
lá mầm
Hoạt động 1: Quan sát cây một lá mầm và cây hai lá mầm

1. Cây hai lá mầm
GV : Trước khi tìm hiểu về đặc điểm
và cây một lá
của Lớp 2 LM và lớp 1 LM, quan sát
mầm:
2 đại diện quen thuộc đó là : Cây dừa
cạn (cây 2LM) và cây Rẻ quạt( cây
1LM)
GV chiếu hình 42.1 (và mẫu vật thật)
cây 1 lá mầm (cây Rẻ quạt) và 1 cây 2 Hs quan sát
lá mầm(cây Dừa cạn)
tranh
Hoạt động GV

Hoạt động

? Quan sát hình thái về: kiểu rễ, dạng
gân lá, số cánh hoa và dạng thân tìm
đặc điểm của cây 2LM(cây dừa cạn) Hs quan sát
và cây 1LM( cây rẻ quạt)
hình ảnh trả lời

GV gọi HS lên bảng xác định trên HS quan sát,
mẫu vật thật.
nhận xét

?Nhắc lại đặc điểm của Cây 2 LM mà
đại diện là cây dừa cạn ?

- Cây dừa cạn(cây


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7/13


2LM) : rễ cọc, gân
lá hình mạng, thân
gỗ, hoa có 5 cánh.
HS trả lời

? Nhắc lại đặc điểm của Cây 1 LM mà
đại diện là cây rẻ quạt?

22p

Chuyển ý: 2 cây vừa tìm hiểu chỉ là 2
đại diện của lớp 1LM và 2LM. Vậy,
để phân biệt cây 1LM và cây 2LM
cịn dựa vào đặc điểm nào khác?
Chúng ta tìm hiểu phần II
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của
các cây hạt kín

- Cây rẻ quạt ( cây
1LM): rễ chùm,
gân lá song song,
thân cỏ, hoa có 6
cánh.

II. Đặc điểm phân
biệt giữa Lớp 2LM

và Lớp 1LM :

Xem đoạn hình ảnh sau :
Chú ý các đặc điểm về : Kiểu rễ, gân
lá, số cánh hoa, dạng thân của lớp
một lá mầm và lớp hai lá mầm.
? Đọc thông tin SGK-137,138. Dựa
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8/13


vào kiến thức phần I và đoạn hình
ảnh, học sinh thảo luận nhóm lớn
(3phút), hồn thành PHT.

GV phát PHT nhỏ và 2 bảng phụ lớn
cho các nhóm đại diện.

Hết thời gian, GV treo 2 bảng phụ mà
2 nhóm đã làm lên bảng. Yêu cầu HS
ngừng thảo luận để chữa PHT.
GV sửa bài các nhóm.
? Qua PHT vừa làm, rút ra đặc điểm
để phân biệt Lớp 2LM và Lớp 1LM? Các nhóm thảo
luận,
hồn
thành PHT.

Đại diện nhóm
trình
bày, (GV treo bảng phụ

nhóm
khác ghi kiến thức phần
nhận xét.
II)
? Đặc điểm nào là quan trọng nhất ?
Cá nhân trả lời
nêu
được:
phân biệt bởi
kiểu rễ, kiểu
gân lá, số cánh
hoa, dạng thân
và số lá mầm
của phôi.
GV: đây là đặc điểm quan trọng nhất
để phân biệt Lớp 2LM và Lớp 1LM.
Vì vậy, các nhà Khoa học đã dùng đặc
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9/13


điểm này để đặt tên cho Lớp.
Bài tập: Nhận dạng nhanh
Cá nhân nêu:
GV: Chiếu hình 5 cây trong H42.2 số lá mầm của
SGK trang 138 yêu cầu: quan sát hình phơi
thái cây, nhận dạng nhanh các cây vào
2 nhóm Lớp 2LM và lớp 1LM.

4
11


22

5

33

L ớ p hai lá m ầ m

Lớp một lá mầm

4
11

33

22

5

GV : Chiếu hình ảnh minh họa một số
Cá nhân
trường hợp mở rộng.
lời.

trả

GV giảng: TV Hạt kín rất đa dạng,
trong thiên nhiên còn gặp một số
trường hợp ngoại lệ: có cây hoa

khơng cánh, hoặc có hoa rất nhiều
cánh...Vì vậy, để nhận biết cây thuộc
lớp nào cần căn cứ vào nhiều đặc
điểm chứ không thể dựa vào 1 đặc
điểm nào đó.
(chiếu hình ảnh cây hoa hồng, hoa
lúa...-> giảng)
HS nghe giảng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10/13


4. Củng cố: (4 phút)
Bài tập : Trò chơi “Chúng em là nhà Phân loại Thực vật”
GV chuẩn bị 4 giỏ (quy định 2 giỏ là đựng cây 1LM và 2 giỏ còn lại đựng cây
2LM), treo trên bảng.
HS mang từ nhà đi các mẫu cây.
Luật chơi: chia lớp thành 2 đội, quy định trong thời gian 2 phút các đội sẽ phân
loại các mẫu vật mà đội mình mang đi vào 2 giỏ: 1 giỏ đựng cây 2LM, 1 giỏ
đựng cây 1LM. Hết thời gian 2p, kiểm tra kết quả phân loại của 2 đội. Đội thắng
là đội phân loại đúng nhất.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài
- Làm Bài tập Vở BT Sinh học
- Đọc trước bài sau
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Trên đây là một số kiến thức kinh nghiệm của bản thân đã được áp dụng
giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 6 tại lớp 6A4 trong năm học 2019 - 2020.
Quá trình giảng dạy đã thu được một số kết quả nhất định như sau:

Dựa vào đặc thù môn sinh học, bên cạnh việc hợp tác nhóm sự kết hợp
hình ảnh, tư liệu và mẫu vật là rất cần thiết. Qua mẫu vật và hình ảnh trực quan
việc hợp tác nhóm của học sinh sẽ diễn ra dễ dàng hơn, sau khi hoạt động thảo
luận các em hiểu sâu hơn về kiến thức và áp dụng được vào thực tế xã hội.Với
đề tài này tơi trình bày phương thức tổ chức hoạt động nhóm có kết hợp quan sát
mẫu vật trực quan nói chung và đã áp dụng vào một bài cụ thể qua kết quả khảo
sát nhỏ với câu hỏi “ Dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt lớp hai lá mầm
và lớp một lá mầm?”
* Ngoài ra kết quả còn đạt được dựa trên cơ sở đánh giá học lực học sinh ở
giữa Học kì II, cụ thể như số liệu trong Phiếu điều tra chất lượng sau khi thực
hiện các giải pháp của Sáng kiến kinh nghiệm (Phần các minh chứng cụ thể)
2. KẾT LUẬN:
Như vậy tổ chức dạy học sinh học theo hình thức hoạt động nhóm kết hợp
mẫu vật trực quan là một trong những hình thức tốt để phát huy tính tích cực của
học sinh. Với hình thức này, học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác
với nhau, được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội sử dụng phương pháp, kiến thức và
các kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện, giúp các em áp dụng được
kiến thức vào phân biệt các hiện tượng thực tế tự nhiên. Bằng cách đó sẽ hấp
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------11/13


dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, thu nhận kiến thức bằng chính
khả năng của mình với sự giúp đỡ của giáo viên. Với phương pháp này bản thân
tôi đã áp dụng vào bài giảng, bước đầu đã thành công trong giảng dạy và học
sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, có hứng thú hơn trong học tập đặc biệt
khi dạy trong lớp có học sinh khá, giỏi thì việc tiếp thu kiến thức của các em
nhanh hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn. Qua đề tài này cũng đã đưa ra được
cách bố trí một tiết dạy bằng hình thức hoạt động nhóm, cách bố trí nhóm và
sinh hoạt nhóm đối với học sinh và trình bày được phương hướng và trình tự của
bài dạy, mục 1 từ các câu hỏi SGK và phương pháp trực quan( quan sát mẫu vật)

đã giúp các em nhắm được đặc điểm của đại diện quen thuộc của lớp hai lá mầm
và lớp một lá mầm. Sang đến mục 2 quan sát đoạn hình ảnh và hiểu biết thực tế
học sinh tiến hành thảo luận nhớm lớn để tìm ra kiến thức trọng tâm của bài học.
Mở rộng tìm hiểu, giải thích một số hiện tượng trong thực tế tự nhiên liên quan
tới bài học.
3.KHUYẾN NGHỊ:
Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng
thời tạo điều kiện cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Theo tôi, ngành giáo dục Hà
Nội , Phòng GD và ĐT nên quan tâm vài vấn đề sau:
+ Đối với Phòng GD và ĐT:
- Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung,
hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh
nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận
dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho trường phịng thí nghiệm riêng, thiết bị thí
nghiệm,mơ hình, đồ dung dạy học cho giáo viên và học sinh.Yêu cầu đồ dùng,
mơ hình có chất lượng.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa để các em học sinh trao đổi về cách học tập của
mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khac tham khảo.
+ Đối với nhà trường và các thầy cô giáo: Do môn Sinh học là một mơn
khoa học thực nghiệm nên địi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng mẫu vật.
+ Đối với giáo viên: Phải tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu,
luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và
nghiệp vụ cho bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các
bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành sáng kiến kinh nghiệm này !

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12/13



Cam đoan:
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tơi viết, hồn tồn
khơng sao chép của bất cứ ai.Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội ngày 2 tháng 3 năm 2020

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13/13


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Sách giáo khoa sinh học lớp 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 2006 – 2007 )
2.Sách giáo viên sinh học lớp 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 1998 – 1999 )
3.Thiết kế bài giảng sinh học 6 – NXB Giáo Dục ( Tái bản năm 2008 – 2009 )
4.Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở THCS – NXB
ĐH Sư Phạm ( Tái bản năm 2011 – 2012 )
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CÁC MINH CHỨNG CỤ THỂ
PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Lớp
Tổng số HS

6A1

6A4

6A5


53

55

53

SL

%

SL

%

SL

%

Giỏi

30

57

27

49,5

27


51

Khá

19

36

20

36

18

34

TB

4

7

8

14,5

8

15


Yếu - Kém

0

0

0

0

0

0

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


CÁC MINH CHỨNG CỤ THỂ
PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Lớp
Tổng số HS

6A1

6A4

6A5


49

50

53

SL

%

SL

%

SL

%

Giỏi

39

80

34

68

36


68

Khá

10

20

16

32

17

32

TB

0

0

0

0

0

0


Yếu - Kém

0

0

0

0

0

0

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×