Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MACLENIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ HỘI XHCN Ở VIỆT
NAM.
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, được tổng
kết, đúc rút từ sự phân tích tồn bộ lịch sử nhân loại và thực tiễn xã hội thời kỳ phát triển
chủ nghĩa tư bản, kế thừa một cách có hệ thống những giá trị tư tưởng và thành tựu khoa
học quan trọng nhất của lồi người. Nó cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa
học và cách mạng, những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy con người. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn hướng tới mục tiêu
cuối cùng và quan trọng nhất, đó là con người. Trong suốt hành trình của mình, chủ nghĩa
Mác - Lênin không bao giờ xa rời mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội, giải
phóng lồi người. Ðó là tư tưởng khoa học, mang tính nhân văn cao cả và phù hợp với
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập
vào thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và một số chiến sĩ cách mạng tiền bối thời bấy
giờ và ngày càng được truyền bá rộng rãi. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đem lại cho chúng
ta nền tảng tư tưởng vững chắc, những điểm tựa lý luận, phương pháp luận khoa học sâu


sắc, giúp chúng ta nâng cao tầm tư tưởng, tầm trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo, tìm ra con
đường và giải pháp đúng để xử lý các vấn đề quan trọng trong cách mạng giải phóng dân
tộc.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử đặc
thù của Việt Nam. Người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) nhờ có
sự giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm bắt được tinh thần và xu thế phát triển của thời
đại, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Người đã nhiều lần khẳng
định rằng, chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc
lập dân tộc, mới xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và nơ dịch, mới giải quyết tận gốc
vấn đề giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Ðảng ta đã dẫn dắt
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn công cuộc xây
dựng CNXH ở Việt Nam đã minh chứng hùng hồn: Bản chất khoa học, cách mạng và
nhân văn cao cả là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lênin. Công cuộc đổi mới
và xây dựng CNXH ở Việt Nam đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình và ngày càng
thu được những thành tựu to lớn. Kiên định với bản chất khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam nhất định
Ðảng ta sẽ lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam XHCN “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1.1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa
thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp cơng nhân giành được chính quyền

và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời
kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, chuyên
chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.
Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã
hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất cơng, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những
tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động là chủ đạo.

Thời kỳ quá độ là thời kỳ dân chủ mới, tiến dần lên CNXH. Ở Việt Nam là hình thái
quá độ gián tiếp với đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối tác động đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ
thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát
triển, đó là một tất yếu.

4


Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và
lâu dài chứ “khơng thể một sớm một chiều”. Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hội
hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi
triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm... biến
nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”. Tuy nhiên, muốn tiến
lên chủ nghĩa xã hội thì khơng phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hội.
Nếu Nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ q độ có
thể rút ngắn hơn.

1.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: Lịch sử xã
hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ,
Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã hội
đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về
chất, trong đó khơng có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành người tự do...
Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị. C.Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản
chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này
sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước
của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp
vô sản”. V.I.Lênin trong điều kiện nước Nga Xô viết cũng khẳng định: “Về lý luận,
khơng thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một
thời kỳ quá độ nhất định”. Khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ, đồng thời các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phân biệt có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa cộng sản:

• Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay, thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ
nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra.
• Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và
các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa
khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lênin, đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián
tiếp với những trình độ phát triển khác nhau.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái
cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết quả của
phong trào hiện thực. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng các nước lạc
hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng có thể rút ngắn được quá trình phát
5



triển: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã chiến thắng, các dân tộc lạc hậu có thể rút
ngắn khá nhiều quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và tránh được
phần lớn những đau khổ và phẩn lớn các cuộc đấu tranh mà chúng ta bắt buộc phải trải
qua ở Tây Âu”. C.Mác khi tìm hiểu về nước Nga cũng chỉ rõ: “Nước Nga... có thể khơng
cần trải qua đau khổ của chế độ (chế độ tư bản chủ nghĩa) mà vẫn chiếm đoạt được mọi
thành quả của chế độ ấy”.

Vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới,
sau cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết, và qua những giai
đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa (hiểu theo nghĩa con đường rút ngắn)”.
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi tồn thế giới, chúng ta có thể khẳng định: Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh
tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0, các nước lạc hậu, sau khi giành được chính
quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa.

1.3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội của
thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo
đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa
của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở
của chính nó.

6



Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu
sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã
hội. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao
động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Có thể khái
qt những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:

• Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất
yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Đề cập tới
đặc trưng này, V.I.Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ ‘q độ’ có ý nghĩa là gì? Vận
dụng vào kinh tế, có phải nó có ý nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội
không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Song, khơng phải mỗi người thừa nhận điểm
ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau hiện có ở
Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở đó”. Tương
ứng với nước Nga, V.I.Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế là
kinh tế gia trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản nhà nước và
kinh tế xã hội chủ nghĩa.
• Trên lĩnh vực chính trị:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là
việc thiết lập, tăng cường chun chính vơ sản mà thực chất của nó là việc giai cấp
cơng nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây
dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công
nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ
chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn
thắng, với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuộc đấu
tranh diễn ra trong điều kiện mới - giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm

quyền, với nội dung mới - xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà
nước có tính kinh tế, và với hình thức mới - cơ bản là hịa bình tổ chức xây dựng.
• Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng
khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông
qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vơ sản,
nền văn hố mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa
nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng tăng của Nhân dân.

• Trên lĩnh vực xã hội:
7


Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn
tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, tầng
lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại
sự khác biệt giữa nơng thơn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Bởi
vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là
thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất cơng, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn
dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động là chủ đạo.

1.4. Nội dung thời kỳ quá độ lên CNXH
• Trong lĩnh vực kinh tế:
- Nội dung cơ bản trong lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện
việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ
sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối
của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.
- Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định khơng thể theo
ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy

luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
- Đối với những nước chưa trải qua q trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất
yếu phải tiến hành cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật
chất, kỹ thuật của CNXH. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm của thời
kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được
tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Đó cũng là
qn triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình
thức và bước đi trong tiến trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ q độ
lên CNXH.
• Trong lĩnh vực chính trị:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên CNXH là tiến hành
cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ngày càng vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của nhân dân lao động: Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là
nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng Đảng Cộng sản ngày
càng trong sạch và vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.

8


• Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của thời kỳ quá độ lên CNXH là:
Thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
cơng nhân trong tồn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu
cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền văn hoá mới xã hội
chủ nghĩa và tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.

• Trong lĩnh vực xã hội:
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH là phải thực hiện
việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh
lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo
mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người
khác.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát
triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm
riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội
xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ
nghĩa chỉ có thể có được trên cơ sở hồn thành các nội dung đó.

1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
1.5.1. Điều kiện để một nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được
quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã
hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả
các nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là:
9


• Thứ nhất, điều kiện bên trong: Có Đảng Cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền
và sử dụng chính quyền nhà nước cơng, nơng, trí thức liên minh làm điều kiện tiên
quyết để xây dựng CNXH.
• Thứ hai, điều kiện bên ngồi: Có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến
đã giành thắng lợi trong cách mạng vơ sản.

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt
những bước q độ thích hợp, thơng qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế
mới là con đường quá độ gián tiếp lên CNXH, được áp dụng ở Liên Xơ từ mùa Xụân
năm 1921 thay cho “chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong những năm nội
chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.
1.5.2. Chính sách kinh tế mới của Lênin
Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong “chính sách cộng
sản thời chiến”. Thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ; phát triển thị trường, thương
nghiệp... thay cho chính sách cộng sản thời chiến. Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các
hình thức kinh tế q độ, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân
thay cho chính sách cộng sản thời chiến; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các
xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các
nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật... “Chính sách kinh tế mới” của Lênin có ý
nghĩa to lớn: Nhanh chóng khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị sau chiến
tranh. Ở nước ta, từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta
đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới” của Lênin phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kì tất yếu trên con đường phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Cộng sản. Đó là thời kỳ có những đặc điểm riêng
với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN
chỉ có thể có được trên cơ sở hồn thành những nội dung đó.

10


CHƯƠNG II. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN XÂY DỰNG XÃ
HỘI XHCN Ở VIỆT NAM

2.1. Tính tất yếu của quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Lịch sử vận động và
phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của thế giới suốt thế kỷ XX, cũng
như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toàn những luận điểm xuyên tạc, đồng thời
chứng minh rằng, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách
quan, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể của
Việt Nam.

Sau những biến động chính trị ở Liên Xơ và Đông Âu cuối những năm 80 - đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, một chiến dịch cơng kích, phê phán, xuyên tạc, bôi nhọ
CNXH và chủ nghĩa Mác - Lênin đã dấy lên trên khắp thế giới bởi các thế lực thù địch
với CNXH. Họ nhanh chóng chớp lấy cơ hội “ngàn năm có một” này để tổng tấn cơng
hịng “chơn vùi vĩnh viễn” chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH.
Trong bối cảnh CNXH hiện thực lâm vào khủng hoảng, phong trào cách mạng thế
giới đứng trước những thử thách đầy cam go, những người hoang mang, dao động về lý
tưởng đã “khuyến cáo” Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con
đường đi lên CNXH mà Bác Hồ, Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn. Bởi theo họ, đến
thành trì của CNXH hùng mạnh như Liên bang Xô Viết mà cịn khơng đứng vững, thì
một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam làm sao có thể đi lên CNXH
được. Một số người thậm chí cho rằng, giá như vào nửa đầu thế kỷ XX, nếu lựa chọn đi
con đường khác thì biết đâu nước ta vẫn giành được độc lập, kinh tế, văn hóa vẫn phát
triển, lại tránh được mấy cuộc kháng chiến gian khổ, hao tổn xương máu.
11


Câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ là có thật như vậy hay không? Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định:
“Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và
trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay
gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức,

nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới CNXH”. Trong xu thế vận động chung đó của thế giới, việc Việt Nam “đi
lên CNXH là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đây là một
quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm
tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế,
xã hội đan xen”. Điều đó được lý giải bởi những lẽ sau:

• Thứ nhất, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau
của các hình thái kinh tế - xã hội. Song, khơng phải hình thái kinh tế - xã hội này kết
thúc hồn tồn rồi hình thái kinh tế - xã hội tiếp sau mới ra đời. Giữa hình thái kinh tế
- xã hội cũ bị thay thế và hình thái kinh tế - xã hội mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có
một giai đoạn chuyển tiếp, đó là thời kỳ quá độ. Xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa
với giai đoạn đầu là CNXH, một chế độ xã hội mới hoàn toàn về chất so với các chế
độ xã hội trước đó lại càng địi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, đầy khó
khăn, thử thách, khó tránh khỏi những va vấp, đổ vỡ tạm thời. Trong “Phê phán
Cương lĩnh Gô-ta”, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: “Giữa xã hội tư bản
chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ q độ chính trị”.
• Thứ hai, học thuyết Mác - Lênin chứng minh rằng, loài người với tính cách một chỉnh
thể nhất thiết phải trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội. Nhưng do đặc điểm lịch sử - cụ
thể về không gian và thời gian, do những điều kiện đặc thù khách quan và chủ quan,
bên ngoài và bên trong chi phối, không phải quốc gia nào cũng tuần tự trải qua tất cả
các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao theo một trình tự sơ đồ chung. Có những
nước có thể bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong tiến trình phát
triển của mình tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể đặc thù của từng nước. Điều đó hồn
tồn phù hợp quy luật khách quan.
• Thứ ba, cũng như lịch sử xã hội lồi người nói chung, trong thời đại ngày nay, việc bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa quá độ lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn

phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
• Thứ tư, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nơ lệ thực dân của nước ta
chứng minh rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có nhiều phong trào đấu
12


tranh chống Pháp thấm đượm tinh thần yêu nước, bất khuất, song đều lâm vào bế tắc
và cuối cùng thất bại. Đó là sự bế tắc và thất bại về đường lối chiến lược. Và như vậy,
tất cả các phương án chính trị của các giai cấp, từ đường lối cứu nước theo hệ tư
tưởng phong kiến, đến những đường lối theo lập trường nông dân, lập trường tiểu tư
sản, tư sản, đều được lịch sử khảo nghiệm nhưng rốt cuộc đều thất bại. Trong bối cảnh
đó, Đảng ta ra đời, nhanh chóng gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH đưa sự
nghiệp Cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển đi lên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã tiến hành
thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, tiến hành 9 năm kháng chiến
trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và 20 năm hy sinh đầy xương máu chống đế
quốc Mỹ. Với chiến thắng oanh liệt mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất,
bước vào thời kỳ xây dựng, từng bước quá độ lên CNXH. Quá trình xây dựng đất nước
quá độ lên CNXH, có lúc Đảng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng về chỉ đạo chiến lược và
tổ chức thực hiện, nhưng với bản lĩnh khoa học, Đảng ta đã nhận thức rõ những sai lầm
khuyết điểm do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và nhất là do chủ quan duy ý chí, vi
phạm những quy luật khách quan, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Qua
kiểm điểm, Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiêm sâu sắc, đồng thời, tiến hành cơng
cuộc đổi mới tồn diện đất nước, từng bước xác định rõ hơn con đường quá độ lên
CNXH; quá trình đổi mới tư duy, trước hết là tư duy về kinh tế, Đảng đã xác định rõ hơn
phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và đã thu được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc XHCN, như Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “Những thành tựu đó tạo tiền đề,
nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm
tới, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo: Con đường đi lên

CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của
lịch sử”. Như vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động của
lịch sử nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ thực tiễn lịch sử
đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam, việc nước ta quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan, là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời
đại, với đặc điểm lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng khát vọng của
nhân dân ta.

2.2. Những khó khăn, thuận lợi, thành tựu đạt được qua các giai đoạn
2.2.1. Giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1954)
Trong 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn
luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo
tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,
13


giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước
đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN ngày nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân
dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành cơng đó có được là nhờ một
Đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, được tư tưởng Hồ
Chí Minh soi sáng đã nắm vững hồn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường
lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ
chính quyền. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách
mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia.

Từ đó, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để
đưa Cách mạng đến thành cơng.
Thời điểm đó, tình hình chính trị vơ cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất
cẳng Pháp (09/03/1945). Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những
dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay
Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định
phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/03/1945,
Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong
đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi
nghĩa ở Đơng Dương chưa thực sự chín muồi” và dự báo "ba cơ hội tốt sẽ giúp cho
những điều kiện khởi nghĩa ở Đơng Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao
trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng (qn thù khơng rảnh tay đối phó với

14


cách mạng), nạn đói ghê gớm (quần chúng ốn ghét quân cướp nước), chiến tranh đến
giai đoạn quyết liệt (quân Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật)".
Từ tháng 03 đến tháng 08/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm
chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: Thống nhất các lực lượng vũ
trang thành Việt Nam Giải phóng quân (tháng 04/1945), ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban
Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam,
tức Chính phủ lâm thời Cách mạng Việt Nam.

Đầu tháng 05/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn
cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành
Mệnh lệnh Khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi
nghĩa)… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ
Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định:
“Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường

Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Ngay khi nhận được tin Nhật chính
thức đầu hàng Đồng minh vơ điều kiện (ngày 15/08/1945), Hội nghị đại biểu toàn quốc
của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) (tháng 08/1945) quyết định phát động toàn
dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng
minh vào Đông Dương. Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại
trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi qn
Đồng minh vào Đơng Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo,
linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên
gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt,
có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập
trong tồn quốc. Cịn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đơng Dương, tình hình
trở nên “vơ cùng nguy hiểm”.
15


Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 08/1945 (từ 13 đến 28/08/1945), dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta
mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi
hồn tồn. Cách mạng Tháng Tám thành cơng, ngày 02/09/1945, tại Quảng trường Ba
Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy!”.

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được
truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành cơng.

• Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng:
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với mn

vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát
16


-

triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hồn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo
tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả
của Cách mạng Tháng Tám, đưa Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới:
Xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành Cách mạng giải phóng Dân tộc ở miền
Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó
với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng
mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa
dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng
ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lịng vượt qua khó khăn,
nhanh chóng khơi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước.

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng

thời cũng có khơng ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng
tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa

17


sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua mn vàn khó
khăn, thử thách.
Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đúng vào dịp đất
nước ta vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng, cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân
các cấp... Đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm
nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng
Tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 76 năm qua, góp phần đẩy
mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hóa ngày nay, để
từ đó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn
định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng
XHCN như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
2.2.2. Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975

• Những thuận lợi:
- Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-05-1954), miền Bắc hồn tồn giải

-

phóng, bước vào xây dựng CNXH. Nhưng ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã nhảy vào
đặt ách cai trị bằng chủ nghĩa thực dân mới nhằm uy hiếp Cam-Pu-Chia và khống
chế Lào. Trước tình hình đó, Đảng ta khẳng định: Dân tộc Việt Nam đồng thời tiến
hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng đó là xây dựng CNXH ở miền Bắc và
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong suốt 9 năm kháng chiến (1945-1954), Thanh Hoá là vùng hậu phương vững
chắc chi viện cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho tiền tuyến. Sau khi hồ
bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
phấn khởi tự hào và khẩn trương triền khai thực hiện Nghị quyết 6 và 7 của Trung
ương Đảng về việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chù, hàn gắn vết thương
18


chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hố, góp phần đấu tranh thống
nhất nước nhà.

• Những khó khăn:
- Trong 21 năm (1954-1975), đế quốc Mỹ đã tiếp sức cho chế độ ngụy quyền tay

-

-

-

sai, xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời phát động chiến tranh phá hoại với
âm mưu hủy diệt miền Bắc. Hàng loạt khó khăn khi tổ chức cuộc sống mới và giải
quyết những vấn đề như tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, thực hiện chính sách với thương bệnh binh, liệt sỹ, người có cơng với cách mạng, thanh niên xung phong; trẻ em
khuyết tật, bị di chứng chiến tranh, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
kháng chiến.
Đất nước vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, hậu quả chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì lại liên tiếp bước vào cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới (Tây Nam, phía Bắc năm 1979). Các cuộc chiến đấu
này tuy không kéo dài nhưng đã gây tổn thất, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại.

Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, nguồn viện trợ khơng hoàn lại của quốc tế
cho Việt Nam giảm hẳn và khơng cịn; cùng với đó là chính sách thù địch, bao vây,
cấm vận của Mỹ, đặt nước ta vào tình thế bị cô lập với thế giới. Thời gian 10 năm
trước đổi mới, đã có khơng ít các hoạt động phá hoại, những âm mưu bạo loạn và
lật đổ, những kích động và chia rẽ hận thù dân tộc, tất cả đều có sự tiếp sức của
các thế lực phản động bên ngồi. Tình hình phức tạp nảy sinh sau chiến tranh cùng
với những hậu quả chiến tranh chưa giải quyết xong đã tác động sâu sắc vào đời
sống xã hội, tạo ra khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta những năm 1980, trước
thềm công cuộc đổi mới.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều
biến đổi to lớn. Hội nhập quốc tế trở thành vấn đề sống còn của mọi quốc gia, dân
tộc. Mơ hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tạo nên cú sốc chính trị chấn
động nhân loại trong thế kỷ XX. Ở trong nước, chúng ta vừa thoát ra khỏi cuộc
chiến tranh, lại bị thế bao vây cấm vận thù địch, đất nước rơi vào cuộc khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

• Những thành tựu:
- Từ một nước trước đổi mới cịn khủng hoảng, trì trệ, lưu thơng phân phối ách tắc,
rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm, đời sống các tầng lớp nhân dân
gặp nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân nao núng, giảm sút niềm tin. Sau đổi
mới, Việt Nam trở thành một quốc gia năng động, phát triển, chuyển đổi thành
công sang mơ hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao
19


-

-

-


-

-

liên tục trong nhiều năm, vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và
nâng cao, được đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị ổn định, an ninh và an
toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.
Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5
năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất
và kỹ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ
sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành
công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1975, GDP bình quân đầu người đạt 232 đồng,
tương đương 80 USD.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, năm 1975 có 17 nghìn hợp tác xã nơng nghiệp, tăng
12,2 nghìn hợp tác xã so với năm 1958; sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,49
triệu tấn, tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1 tạ/ha, tăng 5,2
tạ/ha; đàn lợn có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con.
Sản xuất cơng nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với đường lối cơng
nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp được phục hồi và xây dựng. Năm
1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp 13,8 lần năm
1955; bình quân năm trong giai đoạn 1956-1975 tăng 14%/năm.
Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm và có sự phát triển nhanh
chóng, làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất và chiến đấu. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa xã hội năm 1975 đạt 5.358,3 triệu đồng, gấp 7,8 lần năm 1955. Chỉ số giá bán
lẻ giai đoạn 1955-1975 mỗi năm tăng 4,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 66%
của thời kỳ 1945-1954.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được
nâng lên, đặc biệt trong hoạt động giáo dục đạt được những thành tựu lớn. Số
người đi học năm 1975 đạt 6.796,9 nghìn người, gấp 5,3 lần năm 1955. Tính bình

qn cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769
người, gấp 2,9 lần. Nhờ những cố gắng, nỗ lực của ngành Y, y tế nông thôn ở miền
Bắc trong thời kỳ này đã có những thay đổi rõ rệt. Số bệnh viện được đầu tư xây
dựng ở miền Bắc từ 57 bệnh viện, 17 bệnh xá năm 1955 lên thành 442 bệnh viện
và 645 bệnh xá năm 1975. Số lượng cán bộ trong ngành cũng tăng nhanh từ 108
bác sĩ năm 1955 lên 5.684 bác sĩ năm 1975. Năm 1975, thu nhập bình quân đầu
người một tháng của gia đình cơng nhân viên chức ở miền Bắc là 27,6 đồng (tăng
57,7% so với năm 1945), thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình xã
viên hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc là 18,6 đồng (gấp 2,6 lần).

2.2.3. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1986

• Những thuận lợi:
- Trải qua hơn 20 năm tiến hành cách mạng XHCN, miền Bắc đã đạt được những
thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật
20


ban đầu của CNXH. Miền Nam hồn tồn giải phóng, chế độ thực dân mới của
Mỹ cùng bộ máy chính quyền Trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Chiến tranh kết thúc, đất nước thống
nhất, hịa bình trở lại là điều kiện quan trọng để thống nhất toàn diện đất nước và
để Nhân dân cả nước chung tay xây dựng XHCN.
• Những khó khăn:
- Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ đã
tàn phá nặng nề, để lại hậu quả lâu dài. “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy
hầu hết những cái mà Nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm
cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm”.
- Ở miền Nam, các cơ sở của chủ nghĩa thực dân mới ở địa phương vùng mới giải
phóng cùng bao di hại xã hội vẫn cịn tồn tại.

- Vượt qua những khó khăn, phát huy những thuận lợi, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân
dân thống nhất toàn diện đất nước và từng bước phục hồi, xây dựng lại đất nước
ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
- Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% và đời sống Nhân
dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.

• Những thành tựu:
- Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai

-

(1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh, khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh
tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các
chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong
giai đoạn 1977-1985 tăng 4,65%, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 4,49%/năm,
công nghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu,
sở hữu quốc doanh tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá
thể tăng 0,71%. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém
hiệu quả. Nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP
trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước. Công
nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nơng nghiệp, nhưng tỷ trọng
trong tồn nền kinh tế cịn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng.


21


- Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu

-

-

-

-

xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn
chế được nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa xã hội bình qn thời kỳ này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung - cầu (thiếu hụt nguồn cung).
Đồng thời, do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những
nguyên nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985
chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố
miền Nam đã căn bản xố nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được
xác định khơng biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thốt nạn mù chữ. Cơng tác dạy
nghề phát triển cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung
học chuyên nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm
1985, số trường trung học chun nghiệp là 314 trường với quy mơ 128,5 nghìn
sinh viên và 11,4 nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về số giáo
viên so với năm 1977).
Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Số

giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7
nghìn giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976
lên 160,2 nghìn người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên
19.029 người.
Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình cơng
nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng vào năm 1984; thu
nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp
tăng từ 18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân
dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.

22


2.2.4. Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

• Những thuận lợi:
- Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến

-

-

nay là một q trình đầy thử thách, khó khăn. Những thành cơng đạt được có ý
nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập
quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế là một
quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con
người với nhau. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã
hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phịng...) hoặc diễn ra trên
cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau. Hội nhập quốc tế
là một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Hội

nhập quốc tế đem tới cho các quốc gia không chỉ những lợi ích về mọi mặt, mà
còn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi.
Hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy khi Việt nam gia nhập các tổ
chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Cùng với việc được hưởng nhiều ưu
đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo
điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Chỉ tính trong khu
vực mậu dịch tự do ASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
thành viên tăng đáng kể. Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng
như tăng thu nhập của người lao động.
Hịa bình và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Xu thế phát triển
thế giới đa cực, đa trung; xu hướng phát triển của kinh tế thế giới đang có dấu hiệu
chuyển dần sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang phía Đơng và
xuống phía Nam. Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển, lại có quan
hệ kinh tế đa dạng với nhiều nước thuộc cả nhóm phát triển và đang phát triển,
hồn tồn có thể tận dụng xu hướng này, tham gia vào các tập hợp lực lượng kinh
tế mới để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia.
23


- Xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế vẫn phát triển. Các quốc gia nhỏ và vừa
có cơ hội tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quan hệ quốc tế, đặc biệt trong
khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức ở khu vực. Ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, Việt Nam hiện là thành viên của rất nhiều cơ chế hợp tác đa phương.
Vai trò của chúng ta trong các vấn đề khu vực được nâng cao, lợi ích quốc gia
được đảm bảo, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế chính trị quan trọng hàng đầu thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngồi, viện trợ
phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế. Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta mở
rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành
bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ

thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng
khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai thông,
tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng đã xác
định: “Điều này cho thấy Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế không những mở
rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh, mà cịn tăng
khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo đều kiện để nước ta
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
• Những khó khăn:
- Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết
cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó
có doanh nghiệp nhà nước cịn hạn chế; mơi trường bị ơ nhiễm tại nhiều nơi; công
tác quản lý, điều tiết thị trường cịn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh
đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và
nhiều dịch vụ cơng ích khác cịn khơng ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội xuống
cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham
nhũng, lãng phí, suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại
ln tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm
mưu “diễn biến hịa bình” nhằm xóa bỏ CNXH ở Việt Nam. Đảng ta nhận thức
rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên CNXH. Trong
thời kỳ quá độ, các nhân tố XHCN được hình thành, xác lập và phát triển đan xen,
cạnh tranh với các nhân tố phi XHCN, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên
một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh ngày càng phức tạp và quyết liệt trong
điều kiện cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu,
24



-

tích cực, sẽ ln có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách
tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo
dục và các dịch vụ cơng ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho Nhân
dân.
Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính
trị và đề ra quyết sách, khơng thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân
tộc mình, mà cịn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế
giới và thời đại. Trong thế giới tồn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của mỗi
quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới
và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa
bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên
cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng
việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Và điều hết sức quan trọng là phải
luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần
chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người
cách mạng theo đuổi và thực hiện. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có
chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng
và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn
được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, khơng rơi vào xơ cứng, trì
trệ, lạc hậu so với cuộc sống.

• Những thành tựu:
- Trước đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn
phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và mơi

trường sinh thái. Cho đến nay, vẫn có hàng triệu người phải hứng chịu các căn
bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của
chất độc Dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn
sạch hết bom mìn cịn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây
đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm; tình hình khu vực
và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực,
hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn,
khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới,
nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong
suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mơ
25


×