Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Học ngoại ngữ bằng cách xê dịch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 2 trang )


Học ngoại ngữ bằng cách xê dịch
50% dân số châu Âu thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ
Trong giáo trình English for Guest Students của trường Đại học Khoa Học Ứng
Dụng The Hague, chúng tôi đã học được rằng khoảng 50% dân số châu Âu có thể
nói thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, con số này trong giới sinh viên lên đến 80%.
Các nước trong Liên minh châu Âu rất quan tâm đến vấn đề thông hiểu lẫn nhau
giữa các nước thành viên. Ngoài 23 ngôn ngữ chính thức trên tổng số các quốc gia
nằm trong khối Liên minh châu Âu còn có 60 ngôn ngữ bản xứ vẫn được sử dụng ở
các ngóc ngách trong ngôi làng Âu châu.Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều nước
thành viên chọn làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học, chẳng hạn ở Đức, Phần
Lan, Hà Lan… với 1/3 người dân châu Âu hiểu biết thứ tiếng này. Bạn bè Pháp ở
Viện Đại Học Công Nghệ Besancon của tôi đều là những người phải học tiếng Anh
như ngoại ngữ bắt buộc từ nhỏ, ngoài ra còn có một ngoại ngữ tự chọn, hoặc tiếng
Tây Ban Nha hoặc tiếng Đức.
Liên minh Châu Âu mạnh tay chi 36 triệu euros mỗi năm cho các chương trình ngôn
ngữ, đặc biệt là họ rất đầu tư cho đối tượng giới trẻ. Nổi tiếng nhất có lẽ là chương
trình trao đổi Erasmus. Để thúc đẩy phong trào toàn dân đều có khả năng song ngữ,
ngày 26/9 hàng năm được chọn làm Ngày Châu Âu về Ngôn Ngữ.
>> 5 giải đáp của một sinh viên học bổng Erasmus Mundus
>> Du học Erasmus với mình…
Chương trình trao đổi Erasmus
Ra đời vào năm 1987 với ban đầu chỉ có sự tham gia của 11 quốc gia, chương trình
Erasmus ngày nay không chỉ thu hút sự quan tâm của sinh viên châu Âu mà còn là
học bổng mơ ước của sinh viên quốc tế đang theo học tại một trường nào đó trong
khối Liên minh. Ở Pháp, mỗi sinh viên đi học theo dạng này đều được nhận khoảng
110 euros/tháng từ học bổng Erasmus, chưa kể các học bổng khác mà bạn có quyền
được hưởng kèm. Tiếp nối thành công của chương trình Erasmus, năm 2004-2005
đã chứng kiến sự ra đời của chương trình Erasmus mundus với đích đến không chỉ
được giới hạn trong khối châu Âu mà là trên toàn thế giới.
Mục đích của chương trình Erasmus là “giúp giới trẻ châu Âu thay đổi cách nhìn về


riêng châu lục của mình và của thế giới nói chung”. Đây là một chương trình hợp
tác giáo dục uy tín của châu Âu với mục đích giúp đỡ sinh viên của khoảng 30 nước

thuộc thành viên khối Liên minh châu Âu và một số nước (Thụy Sĩ, Maroc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Liechtenstein, Na Uy, Ai-len) dịch chuyển ra nước ngoài để học tập và nghiên
cứu. Niên học 2011-2012 này có khoảng 200.000 sinh viên được chương trình tạo
điều kiện xê dịch đến một nước trong khối châu Âu để nhập học, tùy theo độ dài của
chương trình mà họ sẽ du học từ một học kì đến một năm học. Ngân sách được chuẩn
bị cho thời kì 2009-2013 của chương trình Erasmus lên đến con số 950 triệu euros.
Vì mục đích của chương trình là giúp cho càng nhiều sinh viên được đi học ở nước
ngoài càng tốt, nên mỗi sinh viên chỉ có thể tham gia trong khoảng thời gian ngắn
nhất là ba tháng đến dài nhất là một năm. Với số lượng các trường tham gia lên tới
4000.
Xê dịch để học tiếng nước ngoài
Ngoài du học, sinh viên châu Âu còn những lựa chọn khác để phát triển khả năng
ngoại ngữ của mình. Tham gia những cơ hội việc làm thêm vào dịp hè hoặc trong
những năm gap-year * được rất nhiều người trẻ ở Âu châu ủng hộ. Diệu Thu (người
Đan Mạch gốc Việt) đã quyết định sang Pháp làm “fille au pair” để giúp việc nhà
cho gia đình bản địa trong nhiều tháng trời, với mục đích vừa tìm hiểu văn hóa Pháp
vừa được tham gia những khóa học tiếng Pháp chính thống ở trường với sự chi trả
của gia đình tiếp đón. Có rất nhiều sinh viên ở các nước Đông Âu thực hiện những
chương trình tương tự để được làm baby-sitting và khám phá văn hóa nước ngoài
bằng chính sức lao động của mình. Ở trong nước, giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu làm
quen với hình thức xê dịch để làm việc nhằm phát triển khả năng ngoại ngữ này, tiêu
biểu nhất là chương trình Work and Travel USA.
Tại thời điểm hiện tại, khi mà thế giới được “ủi phẳng” hơn mỗi ngày và khoảng
cách đã trở thành một cái cớ quá cổ lổ xỉ để ngụy biện cho việc… nhác học ngoại
ngữ, sinh viên châu Âu càng trở nên gắn bó với những chuyến xê dịch ra nước
ngoài để “tăng tốc” khả năng song ngữ (thậm chí là đa ngữ) của mình.




×