Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tìm kiếm công việc thực tập ở nước ngoài pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.9 KB, 2 trang )


Tìm kiếm công việc thực tập ở nước ngoài

Được thực tập tại nước ngoài không chỉ là một cơ hội tốt để trải nghiệm môi trường
làm việc chuyên nghiệp năng động, đây còn là cơ hội để bạn áp dụng những gì mình
học được khi đi du học và bổ sung thu nhập cho bản thân. Vậy tìm kiếm một công
việc thực tập ở nước ngoài như thế nào? Cùng Hotcourses Việt Nam tìm hiểu qua
bài viết này nhé.
Hai nguồn tin tìm kiếm việc thực tập ở nước ngoài
Nhà trường chỉ hỗ trợ bạn một phần trong việc tìm kiếm công việc thực tập của mình
bởi số lượng công việc thực tập nhà trường giới thiệu chỉ 1, 2 vị trí trong khi số sinh
viên cần thực tập lại lên đến hàng trăm người. Cho nên bạn vẫn phải tự thân vận
động ít nhiều trong hành trình tìm cơ hội cho mình. Chính vì thế, ngoài việc bám sát
các thông tin trên bảng thông báo ở trường, thông qua phòng hỗ trợ sinh viên quốc
tế hay các tổ chức liên quan, bạn vẫn phải chủ động tìm kiếm qua hai nguồn thông
tin chính là các mối quan hệ chủ quan và nguồn tin khách quan trên phương tiện
truyền thông đại chúng.
Về mối quan hệ chủ quan: Trước hết bạn nên tận dụng những mối quan hệ của mình
và gia đình, bạn bè để sử dụng phương tiện truyền thông truyền miệng. Liên lạc với
mọi người (email hay gọi điện) để cung cấp cho họ những thông tin cơ bản về lĩnh
vực mà bạn đang nhắm đến để xin thực tập cũng như thông tin bản thân. Bạn có thể
gửi CV và đơn xin thực tập cho họ để họ tiện sử dụng khi cần.
Về nguồn tin khách quan: Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng
luôn có những thứ bạn cần: báo đài (các trang quảng cáo liên hệ), Internet (các trang
cung cấp thông tin thực tập như USAInterne, InternMatch/ webite của công ty/
website của thành phố), cùng những thông tin đính kèm tại các địa điểm công cộng
như Trung tâm việc làm, siêu thị, trường học. Một cách tiếp cận các cơ hội thực tập
nữa là qua các mạng Xã hội cho doanh nhân như Viadeo, LinkedIn.
Theo các thầy cô giáo ở Đại học Franche-Comté (Pháp), bạn nên tìm kiếm cơ hội
thực tập ngay từ khi mới bắt đầu năm học hoặc muộn nhất là vào tháng 11 (cho
những kì thực tập bắt đầu vào tháng 2,3). Bởi vì càng đến giờ G, bạn sẽ càng lúng


túng trong khâu tìm kiếm và áp lực sẽ càng lớn.

Những điểm cộng cho hồ sơ thực tập
Về phía hồ sơ của mình, bạn nên chăm chút vào khoản chính tả và cách trình bày
sao cho chuyên nghiệp, dễ gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Cô Nadine (Văn phòng
du lịch thành phố Besancon) cho biết, những hồ sơ xin thực tập có lỗi chính tả, dù
là nhỏ nhất, sẽ không được đọc đến cuối cùng. Những hình ảnh đính kèm nếu có
khuyên tai trên mặt hay hình xăm cũng sẽ được hạ cánh vào trong thùng rác. Tất cả
những thông tin bổ sung có lợi cho hồ sơ của bạn như những bài báo đã đăng trong
thời gian làm cộng tác cho báo… sẽ giúp hồ sơ của bạn thuyết phục hơn. Trên một
số trang web về tìm kiếm thực tập, bạn cũng có thể tham khảo cách viết CV và đơn
xin thực tập cho đúng quy tắc.
Thể hiện sự nhiệt tình với nhà tuyển dụng cũng là kinh nghiệm hiệu quả. Thông
thường bạn nên đến trực tiếp công ty để nộp hồ sơ xin thực tập, nếu không có điều
kiện, bạn nên liên lạc với họ qua email hoặc điện thoại để nhắc khéo hồ sơ của mình
trong vòng 24-48 tiếng.
Một điều cần lưu ý nữa là các nhà tuyển dụng phương Tây rất chú trọng đến hồ sơ
cá nhân online, thể hiện rõ nhất qua Facebook. Chính vì thế, bạn nên kiểm soát hồ
sơ Facebook của mình chặt chẽ, chuyên nghiệp. Tất cả những thông tin giáo dục,
việc làm nên được chăm chút kĩ lưỡng (nếu bạn muốn chia sẻ những thông tin đó).
Bạn sẽ có thêm điểm cộng nếu “nhấn like” với công ty hoặc những vấn đề nổi cộm
mà công ty đang quan tâm như khách hàng mục tiêu, đối tác

×