Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Đề tài “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.85 KB, 76 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới diễn ra
mạnh mẽ nên hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Chính điều này đã làm cho vai trò của thanh toán quốc tế được nâng cao, từ đó đòi hỏi bộ
phận Thanh toán Quốc tế của các ngân hàng phải làm việc nhiều hơn và đòi hỏi tính
chuyên nghiệp cao hơn.
Sacombank là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn, tại Việt Nam, có
uy tín và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nên luôn theo đuổi tốt
mục tiêu “thuận tiện – hiệu quả - an toàn”. Do đó, Sacombank luôn đổi mới và cải thiện
hiệu quả phương thức Thanh toán Quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ để đáp
ứng được nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và tăng cường khả năng hội nhập vào nền
kinh tế của thế giới. Xuất phát từ các vấn đề được nêu trên, nhằm tìm hiểu và nâng cao
thêm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Em xin
nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của em với Đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình” .
2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ tập trung phân tích, đánh giá và nghiên cứu hiệu quả công tác Thanh
toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Tân Bình, một trong những chi nhánh của Sacombank có
hoạt động thanh toán quốc tế khá mạnh để làm điểm nghiên cứu.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động Thanh toán Quốc tế của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Tân Bình để đánh giá những kết quả
đạt được cũng như những hạn chế, từ đó luận văn đề xuất những quan điểm, những kiến


nghị và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế
hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín– Chi nhánh Tân Bình.
4.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp phân tích
và đánh giá số liệu thực tế tại ngân hàng, kết hợp với lý thuyết học, những thông tin thu
thập qua báo chí, sách vở, các văn bản báo cáo của Ngân hàng và thông qua việc tiếp xúc
thực tế tại Ngân hàng.
5. Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thanh toán Quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Tân Bình
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh
toán Quốc tế hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Tân Bình
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế
1.1.1. Khái niệm Thanh toán Quốc tế
Lợi thế so sánh giữa các quốc gia rất khác nhau, để tồn tại và phát triển một cách thuận
lợi thì các quốc gia nhất thiết phải giao thương, trên cơ sở mang hàng hóa mình có lợi thế
so sánh để trao đổi với những hàng hóa có lợi thế so sánh. Từ đó giữa các quốc gia sẽ phát
sinh các khoản thu và khoản chi khác nhau. Trong mối quan hệ chi trả để giải quyết các
khoản thu và khoản chi này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu
thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán,

lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và/hoặc chi trả tiền tệ. Từ đó cần
thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế để giải quyết các nhu cầu thương mại, trao đổi giữa
các quốc gia.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt
động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân của nước này với các tổ chức
hay cá nhân của nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức của quốc tế, thường
được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan”.
1.1.2. Đặc điểm của Thanh toán Quốc tế
Thanh toán Quốc tế trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ phát triển có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất: Thanh toán Quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản
hoặc bù trừ thông qua hệ thống Ngân hàng nội địa và các Ngân hàng quốc tế.
Thanh toán chuyển khoản hoặc bù trừ sẽ cho phép giải quyết nhanh chóng các giao dịch
thanh toán, lại vừa đảm bảo độ an toàn và chính xác cao. Thanh toán chuyển khoản gắn
liền với hệ thống Ngân hàng và sự liên kết giữa hệ thống Ngân hàng của các nước và các
tổ chức tài chính quốc tế.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thứ hai: Thanh toán Quốc tế được tiến hành bằng các phương thức thanh toán tiên
tiến và hiện đại trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo dộ tin
cậy và chính xác cao.
1.1.3. Vai trò của Thanh toán Quốc tế trong nền kinh tế
1.1.3.1. Đối với lĩnh vực ngoại thương
Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhờ hoạt động
ngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đồng thời cung cấp các sản phẩm, hàng hóa
dịch vụ, mà nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng.
Thanh toán Quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt

động xuất – nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triển một cách
bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. Thanh toán Quốc tế không
những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương, mà còn có tác dụng thúc đẩy
ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoại thương càng được mở rộng và phát triển, càng có điều kiện để đẩy mạnh hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Ngoài ra, ngoại thương được củng cố và phát triển còn là điều kiện để mở rộng mối
quan hệ giữa các nước trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ
thuật…
1.1.3.2. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Thanh toán Quốc tế không chỉ đơn thuần là thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền
giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của mỗi nước.
Thanh toán Quốc tế thường gắn liền với các quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên
quan đến sự luân chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở
trên phạm vi toàn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch Thanh
toán Quốc tế cho những nước có tình trạng tài chính chưa ổn định.
Thanh toán Quốc tế gắn liền với hoạt động của hệ thống Ngân hàng nội địa với Ngân
hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế, qua đó giúp cho hệ thống Ngân hàng
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống
giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các
Ngân hàng nước này với các Ngân hàng của nước khác là điều kiện để hình thành hệ
thống an ninh tài chính quốc tế, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Trong Thanh toán Quốc tế Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá
trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, và giảm bớt chi phí thay vì
thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi thực hiện quá trình thanh toán không những làm tăng
thu nhập của Ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng do khách hàng trả cho Ngân

hàng, mà còn tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng thêm nguồn vốn do khách hàng mở tài
khoản, hoặc ký quỹ tại Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ
khác như chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ cho khách
hàng, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng…Như vậy, thực hiện tốt Thanh toán Quốc tế sẽ
tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng, nâng cao
uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
1.2. Khái quát về phương thức Thanh toán Quốc tế tín dụng chứng từ
1.2.1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân
hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ
trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng)
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này
xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của
thư tín dụng (L/C – Letter of Credit)
1.2.2. Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ
-Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người nhập khẩu
-Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): là Ngân hàng của người nhập khẩu, phát
hành L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu. Ngân hàng này cấp tín dụng cho người nhập
khẩu.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào
khác mà người hưởng lợi chỉ định
-Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là Ngân hàng thông báo thư tín dụng theo yêu
cầu của ngân hàng phát hành. Trên thực tế, đây là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát
hành ở nước xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là Ngân hàng xác nhận thêm vào thư tín
dụng theo sự ủy nhiệm hoặc yêu cầu của người hưởng lợi (ngân hàng thông báo L/C).

Ngân hàng xác nhận sẽ cùng ngân hàng phát hành đảm bảo việc trả tiền cho người xuất
khẩu trong trường hợp ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng
xác nhận thường là Ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
- Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là Ngân hàng phát hành hoặc có thể là
một ngân hàng khác được ngân hàng phát hành chỉ định thay mình thanh toán tiền cho
người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu.
- Ngân hàng được chỉ định (Nomitated Bank): là Ngân hàng mà ở đó thư tín dụng có giá
trị thương lượng hoặc bất cứ Ngân hàng nào nếu trong L/C quy định có thể thượng lượng
tại bất cứ Ngân hàng nào.
1.2.3. Phân loại thư tín dụng
Có nhiều loại thư tín dụng, mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng của nó. Vì vậy tùy theo từng
thương vụ và tính chất của hợp đồng mà nhà kinh doanh XNK lựa chọn loại thư tín dụng
nào cho phù hợp. Dưới đây là một số thư tín dụng cơ bản và một số thư tín dụng đặc biệt
được sử dụng trong thương mại quốc tế.
1.2.3.1. Các loại thư tín dụng cơ bản
a) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì Ngân hàng mở L/C không được sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ điều khoản nào (hoặc tất cả các nội dung) trong thời hạn
hiệu lực của nó từ khi có sự thỏa thuận và đồng ý của các bên tham gia.
Một thư tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE đương nhiên được coi là hủy bỏ
được; nghĩa là Ngân hàng phát hành muốn hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi bất cứ lúc nào, không
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
cần có sự chấp thuận của các bên, Irrevocable L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong
Thanh toán Quốc tế, nó được coi là loại L/C cơ bản nhất.
`b) Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang, được một Ngân hàng khác đảm bảo trả tiền cho
người hưởng lợi (Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank) theo yêu cầu của Ngân hàng

mở L/C. Do có hai Ngân hàng cam kết thanh toán cho người XK nên L/C loại này đảm
bảo quyền lợi cho nhà XK nhất và thường dùng trong Thanh toán Quốc tế với ngân hàng
xác nhận do nhà xuất khẩu đề nghị.
c) Thư tín dụng không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse
L/C)
Là loại thư tín dụng mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng mở
L/C (Ngân hàng thanh toán) không có quyền đòi tiền lại tiền trong bất cứ trường hợp nào
Khi dùng loại L/C này. Nhà XK yêu cầu Ngân hàng mở L/C ghi trong L/C, và ghi lên
hối phiếu câu Without recourse to drawers: Miễn truy đòi lại người ký phát.
L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rỗng rãi trong Thanh toán Quốc tế
1.2.3.2. Các loại thư tín dụng đặc biệt
• Thư tín dụng có điều khoản đỏ
• Thư tín dụng đối ứng
• Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện
(Telegraphic Transfer Reimbursement – TTR)
• Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
• Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
• Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
• Thư tín dụng thanh toán dần dần – Thị tín dụng trả chậm từng phần( Deferred
payment L/C)
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.2.4. Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ
Để thực hiện khâu thanh toán một cách an toàn và có hiệu quả, các bên có liên quan cần
nắm vững những qui định chủ yếu trong các văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế, đặc
biệt là đối với NB – NXK.
1/ Luật thống nhất về hối phiếu năm 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange)

Giải thích một cách thống nhất về những ván đề có liên quan đến hối phiếu như khái
niệm, nội dung, tính chất của hối phiếu; cách tạo lập, lưu thông hối phiếu; quyền và nghĩa
vụ của những người có liên quan…
2/ Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange ACT of 1882, viết tắt là BEA
1882): được sử dụng ở Anh và những nước phụ thuộc Anh trước đây.
3/ Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (Uniform Commercial Codes of
1962, viết tắt là UCC 1962): sử dụng ở Mỹ và những nước phụ thuộc Mỹ trước đây.
4/ Luật thống nhất về Séc (Uniform Law for check)
Được các nước Đức, Ý, Đan mạch, Pháp, Hà lan, Na uy, Thụy sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào
Nha thông qua vào năm 1931 tại Genève, trong đó qui phạm hóa những vấn đề có liên
quan đến séc như hình thức, khái niệm, nội dung, Tính chất của séc; cách phát hành và
lưu thông séc; quyền và nghĩa cụ của những người liên quan…
5/ Qui tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for
Collection of commercial paper, revision 1978 IIC)
Do Phòng thương mại quốc tế ICC ấn hành năm 1978, qui định những vấn đề có tính
nguyên tắc về khái niệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong thủ tục nhờ
thu, chi phí và chứng từ nhờ thu.
6/ Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP – Uniform Customs
and Practice for Documentary Credít)
- Khi thanh toán bằng phương thức TDCT, các bên XNK phải thoả thuận với nhau về việc
sử dụng UCP. UCP là bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do
Phòng thương mại quốc tế (ICC) công bố lần đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay UCP
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983,1993 và lần cuối cùng
là ngày 25 tháng 10 năm 2006 có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2007.
- UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT mà mang tính
chất pháp lý tuỳ ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều

chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP thì
các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham
gia.
- Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trước
đó. Do đó các bên có thể thoả thuận lựa chọn một UCP nào đó, nhưng điều quy định bắt
buộc là phải dẫn chiếu nó trong L/C. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp
lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham khảo.
7/ Các bộ luật Việt Nam được
- Luật Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 được Quốc hội
Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005. Áp dụng cho hoạt động thương mại thực hiện
ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả
thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
- Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11
Ngày 13 Tháng 12 Năm 2005. Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động Ngoại hối, tiền
được chuyển ra vào Việt Nam phải có sự giám sát của Pháp lệnh này.
8/ Một số văn bản pháp lý khác
Khi sử dụng tín dụng chứng từ còn kết hợp với một số văn bản pháp lý khác như
Incoterms 2000, ISBP – 681, URR no 725, tập quán thương mại quốc tế và các văn bản
pháp luật trong nước, các quy chế, các quy định cụ thể của ngân hàng thương mại.
1.2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Các Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới các hình thức
như cho vay mở thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu, cho vay thấu chi
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lí trong đó Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền
cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những nội dung của
L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng

mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán.
Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thư
tín dụng đều do Ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào
nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, trong
khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng tức là ngân hàng mở L/C phải
chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C
đã đến hạn trả tiền.
Để tránh rủi ro, trước khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối tượng nhập
khẩu cũng như khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản tín dụng cung cấp.
Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ
Nguồn: Th.S. Hà Minh Tiếp (Năm 2011), Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Nxb: Văn hóa – Văn nghệ
Tp.Hồ Chí Minh
Bước 1: Người mua đề nghị mở L/C và gửi cho Ngân hàng mở L/C yêu cầu Ngân hàng
mở L/C cho người bán.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
(4)
NGƯỜI MUA
NGÂN HÀNG
MỞ L/C
MỞ L/C
NGÂN HÀNG
THÔNG BÁO
NGƯỜI BÁN
(1)
(5)
(6)
(8)
(3)
(7)

(2)
(6)
(5)
LỚP: 08QKNT2
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C phát hành L/C và thông báo nội
dung này cho người bán biết và gửi bản chính L/C cho người bán thông qua Ngân hàng
thông báo.
Bước 3: Ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật của L/C mà mình thông báo.
Nếu L/C đảm bảo được tính chân thật của nó thì Ngân hàng thông báo tiến hành thông
báo nội dung L/C cho người bán và chuyển bản chính L/C cho người bán.
Bước 4: Người bán tiến hành kiểm tra kỹ tín chân thật và nội dung của L/C. Đây là bước
cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Bởi nếu không
phát hiện sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mà người bán chấp nhận L/C và tiến
hành giao hàng theo hợp đồng thì người bán sẽ không đòi được tiền. Ngược lại, nếu giao
hàng theo L/C thì vi phạm hợp đồng.
Bước 5: Người bán lập chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho Ngân
hàng mở L/C thông qua Ngân hàng thông báo để đòi tiền.
Người bán lập bộ chứng từ hết sức cẩn thận, sao cho hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của
L/C. Nếu Ngân hàng từ chối thanh toán do bộ chứng từ có sự sai biệt – Discrepancy thì
phương thức thanh toán bằng L/C sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng.
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hành trả tiền cho người bán. Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán
và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C thông báo bộ chứng từ đã đến cho người mua và yêu cầu
thanh toán để nhận bộ chứng từ
Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho
ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ. Nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả
tiền.

1.3. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
1.3.1. Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Đối với người mua
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá
cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy.
Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách
nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán
giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được
hưởng lãi theo quy định.
Đối với người bán
Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh
toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ
chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người
mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng,
không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
Đối với ngân hàng phát hành
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài
ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện
nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất
khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và
vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.
1.3.2. Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an
toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt
hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi
những nhược điểm.

Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ,
máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Từ đó
dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra
chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót
trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Với các phương thức Thanh toán Quốc tế đề cập ở trên, việc lựa chọn phương thức
nào trong hoạt động Thanh toán Quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với
các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hầu
hết các hình thức nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược
điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là
phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Thanh toán Quốc tế
1.4.1. Nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Về phía Ngân hàng
a) Các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu
Có thể nói các hoạt động hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu như cho vay xuất nhập
khẩu hay bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu
qua Ngân hàng. Ngân hàng có thể hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu dưới các hình thức cho vay
ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng hay bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh
mở L/C trả chậm.
b) Công nghệ
Khả năng trang bị các phương tiện vật chất kỹ thuật Ngân hàng là các phương tiện hữu
hình mà các khách hàng có thể nhận biết được tính hiện đại của Ngân hàng. Nó thể hiện ở
cấu trúc giao dịch cũng như các phương tiện phục vụ khách hàng (mạng vi tính, máy móc
thanh toán, các phần mềm ứng dụng …) các phương tiện này trở thành nhân tố chính
trong các ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ tạo độ tin cậy và chất lượng

thông tin đến khách hàng, giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thông suốt từ lúc
mở L/C đến việc theo dõi các hồ sơ xuất nhập khẩu…
d) Thông tin chính xác
Xuất phát từ việc xem xét hiệu quả do ảnh hưởng của hoạt động thanh toán tới các
hoạt động khác của Ngân hàng như cho vay XNK hay bảo lãnh thì nhân tố thông tin
không cân xứng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thanh toán.
Thông tin về khách hàng chính xác và độ tin cậy của thông tin đóng vai trò quan trọng
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
trong việc đánh giá rủi ro. Từ những thông tin chính xác đó, sẽ giúp các chuyên viên phân
tích khả năng thanh toán của khách hàng, tính khả thi kinh doanh của khách hàng từ đó sẽ
có những phương thức tài trợ riêng cho từng khách hàng để đảm bảo hoạt động thanh toán
được thực hiện tốt.
1.4.1.2. Uy tín của Ngân hàng
Hoạt động Thanh toán Quốc tế đòi hỏi Ngân hàng phải có mạng lưới rất rộng, kết nối
với các Ngân hàng trong và ngoài nước. Mạng lưới này có được mở rộng hay không còn
dựa vào uy tín của Ngân hàng, được thể hiện ở các mặt như: kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả
năng thanh toán, thời gian thanh toán, khả năng nâng cấp, danh mục các dịch vụ…Điều
này đồng thời thể hiện khả năng thu hút khách hàng của các Ngân hàng Thương mại.Uy
tín của Ngân hàng cao sẽ giúp hoạt động thanh toán được tăng tính tin cậy, không cần tốn
thêm phí cho Ngân hàng xác nhận hay tỷ lệ ký quỹ phải cao dẫn đến việc chiếm dụng vốn
lớn của người nhập khẩu dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của người nhập khẩu.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái
Từ trước đến nay, tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ sắc biến giúp chính phủ
điều hành các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Tỷ giá hối
đoái cao hay thấp sẽ trực tiếp khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu.Và
điều này thật sự ảnh hưởng đến hoạt động Thanh toán Quốc tế.

1.4.2.2. Chính sách quản lý ngoại hối
Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Ngân hàng
Nhà nước trong việc quản lý ngoại hối, vàng bạc, đá quý hoặc các giấy tờ có giá trị như
ngoại tệ, cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan
hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Chính vì vậy, khi các Ngân hàng Thương mại
hoạt động Thanh toán Quốc tế phải đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các quy định quản lý
ngoại hối Nhà nước đã ban hành. Sự hợp lý hay không phù hợp với chính sách Ngoại hối
đều có ảnh hưởng đến việc Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng Thương mại.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.4.2.3. Môi trường pháp lý
Khi có sự thay đổi lớn của môi trường pháp lý, đặc biệt là những nước có hệ thống
pháp luật chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung rủi ro thường liên quan tới việc
các quốc gia áp đặt các giới hạn xuất nhập khẩu.Trong thực tế những thay đổi này thường
khiến các bên xuất nhập khẩu và Ngân hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình
làm cho L/C huỷ bỏ, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên. Ví dụ như sự phong tỏa kinh tế
vì các mục đích chính trị như của Ireq hay Cuba sẽ mang lại các rủi ro tương tự. Bên cạnh
đó là các cuộc nổi loạn, biểu tình (hay chiến tranh cũng có thể gây ra rủi ro cho quá trình
thanh toán )
Hoặc các chính sách kinh tế đối ngoai, chính sách tài chính quốc gia của đất nước tạo
bước phát triển về hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,
khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài, cải tổ lại hệ thống Ngân hàng .v.v từ đó thúc đẩy
hoạt động Thanh toán Quốc tế phát triển.
1.4.2.4. Môi trường tự nhiên
Có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn v v làm cho các
bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
thanh toán giữa các bên liên quan.
Bên cạnh những nhân tố được nêu thì hệ thống thanh toán của các Ngân hàng, quy

trình các nghiệp vụ thanh toán cần phải được hoàn thiện để thúc đẩy hoạt động Thanh
toán Quốc tế được nhanh chóng hơn, chính xác hơn.
1.4.2.5. Tình hình phát triển các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia
Hoạt động Thanh toán Quốc tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển thương mại
quốc tế của một quốc gia. Nếu hoạt động này phát triển tốt, nhu cầu về xuất nhập khẩu
hàng hóa cao, hoạt động Thanh toán Quốc tế sẽ có điều kiện mở rộng. Ngược lại, sự trì trệ
trong thương mại quốc tế sẽ thu hẹp hoạt động Thanh toán Quốc tế nói chung.
1.4.2.6. Các nhân tố từ phía khách hàng
a) Năng lực tham gia quá trình cung ứng dịch vụ
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sự tương tác trong quá trình thanh toán giữa Ngân hàng và khách hàng là yếu tố quyết
định quá trình thanh toán được diễn ra thông suốt hay không. Khả năng diễn đạt đầy đủ,
chính xác, rõ ràng nhu cầu của khách hàng đối với Ngân hàng và sự am hiểu về trình tự
xử lý nghiệp vụ của Ngân hàng từ khách hàng còn hạn chế cũng là một trong những nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng.
b)Năng lực kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình cung ứng dịch vụ của ngân
hàng được trọn vẹn. NNK dù có uy tín đến mấy nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị kém thì khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay hoặc ký quỹ L/C, từ đó, hoạt động
Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng bị chẳng lại để giải quyết về mặt thanh toán của khách
hàng, có thể là giảm hạn mức tín dụng hoặc xếp khách hàng vào danh sách theo dõi…
1.4.3. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố được nêu bên trên còn có các nhân tố khác như : Cán cân Thanh toán
Quốc tế, mạng lưới Ngân hàng đại lý, các chính sách của Ngân hàng, uy tín của khách
hàng.
1.5. Kết luận Chương 1
Chương 1 tập trung khái quát một cách tổng quan về hoạt động Thanh toán Quốc tế

bằng phương thức tín dụng chứng từ, các loại thư tín dụng, các công ước quốc tế, Luật
pháp Việt Nam được áp dụng vào hoạt động tín dụng chứng từ. Từ nền tảng chương 1 đi
đến phân tích tình hình hoạt động Thanh toán Quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng
từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình ở chương 2.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH TÂN BÌNH
2.1. Tổng quan về Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
2.1.1. Giới thiệu Sacombank
Tên giao dịch:
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
Tên viết tắt: Sacombank
Tên giao dịch quốc tế:
Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Logo:
Hội sở:
266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Vốn điều lệ: 10.739.676.640.000 đồng
Điện thoại: (+84) 839320420 Fax: (+84) 839320 424
Telex:813603 SGDTTVT SWIFT code: SGTTVNVX
Email: Website:www.sacombank.com
Mã chứng khoán: cổ phiếu STB
Giấy phép thành lập: Số 05/GB-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động: Số 0006/GB-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0301103908 do Sở Kế Hoặch và Đầu Tư
TP.HCM cấp (đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày
16/11/2010)
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được chính thức đi vào hoạt động vào ngày
21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua hơn 20 năm hoạt động và phát
triển đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng hơn 9.179 tỷ đồng và trở thành
Ngân hàng TMCP hàng đầu ở việt nam.
Ngày 12/7/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên
Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM (nay là Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Tp.HCM), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn
Việt Nam. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố
hình thành và hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc
và 5 công ty liên kết.
Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia vào năm
2009 và chi nhánh ở Campuchia chính thức trở thành Ngân hàng con trực thuộc
Sacombank vào ngày 05/10/2011, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên
thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặc trong quá trình mở rộng
mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tề,
tài chính của khu vực Đông Dương.
2.1.1.2. Mạng lưới hoạt động của Sacombank
Sacombank đã xây dựng mạng lưới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nước và nước
ngoài (tại Lào và Campuchia). Tính đến 31/12/2011, Sacombank đã có 366 điểm giao
dịch, trong đó có 66 chi nhánh và 01 Sở giao dịch, 295 Phòng giao dịch, 01 Chi nhánh tại
Lào và một Ngân hàng con trực thuộc ở Campuchia.

Chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công.
Bước đầu được phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng
thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Việc đầu tư xây dựng, phát triển và
nâng cấp các chi nhánh ở nước ngoài sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường còn bỏ
ngõ và nâng cao uy tín, thương hiệu của Sacombank trong khu vực.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank trong 3 năm, từ năm
2009 đến năm 2011
Nhìn chung thì tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank trong 3 năm từ năm
2009 đến năm 2011 có bước phát triển đáng kể. Tăng qua các năm, đều này chứng tỏ rằng
Sacombank đã có chính sách quản lý đúng đắn và tận dụng được sự hỗ trợ từ Ngân hàng
Nhà nước thông qua các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá và ngoại hối theo
Nghị quyết số 18/NQ-CP và Nghị quyết số 23/NQ-CP của chính phủ, từ đó đạt được kết
quả rất khả quan. Bên cạnh đó, sự phấn đấu không ngừng của tập thể Sacombank thực
hiện theo chính sách và nỗ lực hết mình đã góp phần phát triển rất lớn cho toàn hệ thống.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
Chi nhánh Tân Bình trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập
theo Quyết định số 08/NHTP ngày 22/01/1992.Ban đầu Chi nhánh Tân Bình có trụ sở tại
125 Cách Mạng Tháng 8, Quận Tân Bình,Tp.Hồ Chí Minh. Hiện nay để phù hợp với quy
mô hoạt động, Chi nhánh dời trụ sở về số 224 Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình. Với các thông
tin chung như sau:
o Tên: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tân Bình.
o Địa chỉ: 224 Lê Văn Sỹ, phường 1, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
o Điện thoại: (84-8) 39 907 202
o Fax: (84-8) 39 907 205
Khi mới thành lập Chi nhánh Tân Bình là một chi nhánh nhỏ, hoạt động chủ yếu là
huy động vốn và cho vay nhỏ lẻ. Sau hơn 22 năm hoạt động và trưởng thành cùng sự phát

triển chung của Sacombank thì Sacombank - Chi nhánh Tân Bình cũng đã khẳng định
được mình với sự đóng góp về số lượng khách hàng đông đảo cũng như lợi nhuận thu về
luôn chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống Sacombank và ngày càng thực hiện nhiều sản
phẩm dịch vụ đa dạng hơn, hầu như tất cả các sản phẩm dịch vụ của Sacombank tại Chi
nhánh Tân Bình đều thực hiện.
Và sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống Sacombank - CNTB từ 3 lên 8
phòng giao dịch: phòng giao dịch Bà Quẹo, phòng giao dịch Lữ Gia, phòng giao dịch
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Cộng hoà, phòng giao dịch Lạc Hồng, phòng giao dịch khu công nghiệp Tân Bình, phòng
giao dịch Ông Tạ, phòng giao dịch E-Town, phòng giao dịch Lăng Cha Cả. Với đội ngũ
nhân viên trẻ, đầy năng động sáng tạo với bầu nhiệt huyết tràn trề, Sacombank - Chi
nhánh Tân Bình luôn cố gắng phấn đấu không ngừng nhằm đáp ứng được tất cả các nhu
cầu khách hàng và làm hài lòng về từng sản phẩm dịch vụ của Sacombank cung cấp.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
Công văn số 276/CV-BTCT của Sacombank theo yêu cầu ban hành quy chế về tổ chức
hoạt động của Sở giao dịch thì ban tái cấu trúc xác định mô hình hoạt động của Chi nhánh
đã được hội đồng quản trị thông qua là mô hình hỗn hợp trực tuyến chức năng.
Với sơ đồ cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng được thể hiện dưới đây
sẽ cho thấy sự phân chia công việc, nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban từng bộ
phận rất rõ ràng, được phân cấp từ trên xuống đồng thời có sự hỗ trợ chặt chẽ từ hội sỡ
nên dễ dàng trong việc kiểm soát công việc, báo cáo và xử lý, cung cấp các số liệu cần
thiết một cách nhanh chóng khi có yêu cầu về số liệu từ các cấp lãnh đạo chi nhánh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hỗn hợp trực tuyến chức năng còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phối hợp các hoạt động để hoàn thành mục tiêu chung, bảo đảm sự thích nghi theo yêu
cầu của khách hàng nhưng đồng thời vẫn tiết kiệm được chi phí và phát huy hết tài năng
chuyên môn của từng nhân viên.

Ngoài ra, với sơ đồ tổ chức như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra các
lệnh, chỉ thị, thông báo nhanh chóng đến các phòng ban chức năng và nhân viên cũng như
nhận phản hồi thông tin nhanh chóng từ cấp dưới lãnh đạo.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1.2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh/Sở giao dịch Sacombank – Chi nhánh Tân
Bình
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
Giám đốc
Chi nhánh
Phó Giám đốc
Chi nhánh
Phòng
Cá Nhân
Phòng
Doanh Nghiệp
Phòng
Hỗ Trợ
Phòng Hành chính
Nhân sự và Kế Toán
Bộ phận Quản lý
tín dụng
Bộ phận
Hành chính Nhân
sự
Bộ phận
Thanh toán

quốc tế
Bộ phận
Kế toán
Trưởng phòng
Giao dịch
Bộ phận
Xử lý giao dịch
và Quỹ
Phó phòng
Giao dịch
Bộ phận
Hỗ trợ
Bộ phận
Dịch vụ khách hàng
LỚP: 08QKNT2
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.3.2. Phạm vi hoạt động các phòng ban
Ban lãnh đạo gồm
• Giám Đốc: điều hành hoạt động của chi nhánh, lập kế hoạch, tổ chức cán bộ và kiểm soát
chi nhánh.
• Phó Gíam Đốc: phụ trách huy động tín dụng, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, hỗ trợ
điều hành hoạt động chi nhánh.
Phòng Doanh Nghiệp
Thẩm định hồ sơ tín dụng doanh nghiệp, khảo sát thực tế tình hình về vốn, loại hình
kinh doanh, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp, cấp hạn mức tín dụng cho doanh
nghiệp, hướng dẫn kiểm soát thực thi chính sách tín dụng liên quan đến Ngân hàng. Tiếp
thị và phát triển kinh doanh, quản lý công tác chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, xây
dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp, quản lý các hoạt động liên doanh, liên kết liên
quan đến kinh doanh.

Phòng Cá Nhân
Thẩm định hồ sơ tín dụng cá nhân, khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của cá nhân,
cấp hạn mức tín dụng cho cá nhân, tái thẩm định tín dụng cá nhân, hướng dẫn kiểm soát
thực thi chính sách tín dụng liên quan đến Ngân hàng. Tiếp thị và phát triển kinh doanh,
quản lý công tác chăm sóc khách hàng cá nhân, xây dựng chính sách khách hàng cá nhân,
quản lý các hoạt động liên doanh liên kết liên quan đến kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng VIP cá nhân.
Phòng Hỗ Trợ
• Bộ phận quản lý tín dụng: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ và các
chức năng khác.
• Bộ phận thanh toán quốc tế: quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C /nhờ thu nhập khẩu,
quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C /nhờ thu xuất khẩu, quản lý nghiệp vụ nhờ thu trơn
và nhờ thu kèm chứng từ, quản lý nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài, quản lý việc xác
nhận mang ngoại tệ, quản lý phát hành Bankdraft, tiếp nhận chuyển tiền đến, quản lý các
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
dịch vụ liên quan khác như: dịch vụ xuất khẩu trọn gói, dịch vụ lập bộ chứng từ xuất
khẩu….
• Bộ phận xử lý giao dịch và Quỹ: hỗ trợ các giao dịch được thực hiện từ phòng giao dịch
chuyển về chi nhánh và về hội sở, báo cáo giao dịch, kiểm soát các giao dịch đến và đi.
Phòng Hành Chính Nhân sự và Kế Toán
• Bộ phận Kế toán: xây dựng và kiểm tra chế độ tài chính của chi nhánh, thực hiện công tác
kế toán tổng hợp, thực hiện công tác kế toán quản trị, công tác kế toán chi tiết, công tác
hậu kiểm chứng từ phát sinh.
• Bộ phận Hành chính Nhân sự: công tác hành chính phục vụ, công tác lễ tân, mua sắm tài
sản cố định và công cụ lao động chi nhánh, quản lý tài sản cố định và công cụ lao động
của chi nhánh, công tác quản lý chi phí điều hành, công tác bảo vệ và an ninh, công tác
quản lý đội xe.

Trưởng phòng giao dịch
Quản lý, giám sát các hoạt động của phòng giao dịch, lập kế hoạch thực hiện các công
tác để đạt doanh số chi nhánh đặt ra, tham mưu giám đốc chi nhánh phát triển chiến lược.
Phó phòng giao dịch
Hỗ trợ, giám sát các hoạt động của phòng giao dịch, tham mưu chiến lược phát triển
cho trưởng phòng.
Bộ phận dịch vụ khách hàng
Chăm sóc khách hàng, đề xuất phát triển cải thiện sản phẩm của Ngân hàng, trực tiếp
ghi nhận các giao dịch.
Bộ phận hỗ trợ
Thực hiện công tác hỗ trợ các giao dịch, quản lý công tác an ninh, quản lý tài sản của
phòng giao dịch.
2.1.4. Phạm vi hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
2.1.4.1. Nhiệm vụ của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
• Củng cố và phát triển chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu
cầu khách hàng.
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
• Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ năng động, vững chuyên môn, và trung thành tuyệt
đối.
• Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các đối
tác chiến lược trong nước lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực bên
trong và giảm bớt áp lực cạnh tranh bên ngoài.
• Định hướng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, xây dựng lộ trình với những mục tiêu
cụ thể và thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch.
2.1.4.2. Hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
Quá trình hình thành và hoạt động lâu dài, cho đến nay Sacombank - CNTBđã không
ngừng nâng cao chức năng cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng cách dần hoàn thiện tất cả

sản phẩm, dịch vụ hiện có và tung ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, nhiều
tiện ích phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Hiện nay, hệ thống dịch vụ của chi nhánh bao gồm:
o Huy động vốn gồm các loại tiền gửi và tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
o Cho vay đầu tư gồm các hình thức cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ.
o Bảo lãnh gồm các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh.
o Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận. Ngoài ra, còn có nhờ thu xuất
khẩu, nhập khẩu (Collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận
(D/A), dịch vụ chuyển tiền trong nước, quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union, ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, hoặc chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua
ATM, chi trả Kiều hối.
o Ngân quỹ gồm mua, bán ngoại tệ, hoặc các chứng từ có giá, thu hộ tiền mặt, cho thuê két
sắt, cất giữ bảo quản tài sản quý giá, giấy tờ có giá, thanh toán thẻ nội địa, thẻ tín dụng
quốc tế (VISA, MASTER CARD), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt…
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.4.3. Thị trường của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình
Thị trường của Chi nhánh Tân Bình chủ yếu hoạt động phục vụ cho những khách hàng
(bao gồm cả khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp) đang hoạt động ở khu
vực Quận Tân Bình và khách hàng vãng lai như đi công tác, du lịch…
Với nhu cầu của thị trường ngày càng được mở rộng cùng với hoạt động của các ngân
hàng khác trên địa bàn còn thưa thớt nên từ ngày mới thành lập, Sacombank đã vững
vàng giữ được lượng khách hàng ổn định và thân thiết.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngân hàng tại khu vực này nên Sacombank đã
mở thêm các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Tân Bình nhằm nâng cao khả năng
đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất cho khách hàng (cũng như sự tách ra của Chi nhánh Tân
Phú khi Quận Tân Phú tách ra khỏi Quận Tân Bình).

Ngoài hoạt động của Sacombank - CNTB thì hiện nay có nhiều Ngân hàng khác như
Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Indovina cũng hoạt động cùng khu vực
với Sacombank - CNTB. Điều này làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn nhưng với
tâm huyết giành cho khách hàng cũng như kinh nghiệm dày dặn của Sacombank – CNTB
cùng với lượng khách hàng trung thành của mình, Sacombank-CNTB luôn tin tưởng và
tiếp tục thực hiện sứ mạng phát triển mạnh mẽ và mang lại những dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình trong
3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank-Chi nhánh Tân Bình trong
3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 1.698 2.037,6 2.669,3
Tổng Chi phí 1.294,9 1.553,8 2.035,5
Lợi nhuận trước thuế 403,1 483,8 633,8
Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank - Chi nhánh Tân Bình
SVTH: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: 08QKNT2
25

×