Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận triết học marx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.96 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Tiểu luận Triết học Marx-Lenin
Đề tài: Tính năng động và sáng tạo của ý thức
và sự vận dụng của Nguyễn Diệu Anh

Sinh viên: Nguyễn Diệu Anh
Mã SV: 11210472
Lớp: Kinh doanh thương mại 63C
Lớp tín chỉ: LLNL1105(121)_30
Hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông
Năm học: 2021-2022


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................3
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC..............................................6
VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA TRI THỨC.........................................................6
I. Quan niệm của Triết học Marx – Lenin về ý thức:.............................................................6
1. Khái niệm về ý thức:...........................................................................................................6
2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức:.....................................................................................7
2.1, Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:...................................................................................7
2.2, Nguồn gốc xã hội của ý thức:......................................................................................9
2.3, Các yếu tố cấu thành ý thức:......................................................................................10
2.4, Bản chất của ý thức và tính năng động sáng tạo của ý thức:.....................................13
II. Cơ sở của tính năng động và sáng tạo của ý thức:...........................................................15
1. Cơ sở lý luận của tính năng động và sáng tạo của ý thức:............................................15
2. Cơ sở thực tiễn của tính năng động và sáng tạo của ý thức:.........................................16
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN..................................18
I.Định hướng vận dụng cho bản thân:..................................................................................18
II. Thực trạng vận dụng:.......................................................................................................19


1.Thành công:....................................................................................................................19
2. Ưu điểm của việc vận dụng:..........................................................................................19
3. Phương thức áp dụng cho tương lai:.............................................................................20
PHẦN III: LỜI KẾT.................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................22

LỜI NÓI ĐẦU
***
Trong hai phạm trù cơ bản của Triết học, ý thức đóng vai trị quan trọng và có sức ảnh
hưởng trực tiếp và rõ nét lên cuộc sống thường nhật của con người. Ý thức là hình thức cao


của sự phản ánh lại thực tại khách quan – một hình thức tư duy chỉ riêng con người mới có,
là một trong những đặc điểm quyết định sự tiến bộ của con người so với các loài động vật
khác. Có thể coi nó là cơ năng của “khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ óc
con người” (Theo Lenin). Ý thức xã hội có tác động vơ cùng to lớn tới con người nói riêng
và cả xã hội nói chung. Nó góp phần quyết định sự thành công hoặc thất bại của các hoạt
động trong thực tiễn và gây ra các tác động tiêu cực lẫn tích cực tới sự phát triển của tự nhiên
cũng như xã hội. Biểu hiện rõ ràng nhất của điều này là vai trị của khoa học văn hóa và tư
tưởng. Tính năng động và sáng tạo của ý thức là một trong những yếu tố có vai trị chỉ đạo
quyết định tới những ảnh hưởng kể trên.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định ý thức của con người là sản phẩm của quá trình
phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội, đồng thời cho ý thức là sự phản ảnh thế giới khách quan
lên bộ não con người thông qua các hoạt động thực tiễn. Điều này cũng có nghĩa nội dung
của ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo của thế giới. Tính năng động sáng tạo của ý thức
thể hiện ở việc con người trong q trình phát triển khơng ngừng thu nhận thông tin, cải biến
thông tin trên cơ sở cái đã có, từ đó sáng tạo ra tri thức mới về mặt vật chất. Từ đó ta có thể
nhận ra, nhờ có tính sáng tạo và năng động của ý thức, con người có thể tiên đốn, tiên liệu
tương lai, có thể tạo ra các giả thiết khoa học, những ảo tưởng và huyền thoại – chất xúc tác
cho q trình tiến hóa của lồi người.

Sau khi học tập và tìm hiểu bộ mơn Triết học, em nhận ra được tầm quan trọng của tính
năng động và sáng tạo của ý thức, việc mỗi cá nhân hiểu rõ tường tận và biết vận dụng nó
trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng cần thiết và cấp bách trong bối cảnh thế giới khơng
ngừng vươn tới sự phát triển tồn diện như hiện nay. Đây có thể coi như một tiền đề cho mỗi
quốc gia có thể tận dụng được hết nguồn nhân lực của nó, từ đó có những bước tiến bộ
vượt bậc, đồng thời trong phạm vi nhỏ hơn thì mỗi cá nhân có thể trở thành bản ngã tốt nhất
của mình.
Trong bài tiểu luận này, em lựa chọn chủ đề “Tính năng động và sáng tạo của ý thức” đồng
thời nêu rõ sự vận dụng của chính bản thân em sau khi đã tìm hiểu rõ về chủ đề được nêu.
Do thời gian chuẩn bị và trình độ còn hạn chế nên trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ có những


thiếu sót và cần sửa chữa nhiều, rất mong sự chỉ dạy và sửa đổi của thầy giáo để bài tiểu luận
của em có thể hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC
VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA TRI THỨC
***
I. Quan niệm của Triết học Marx – Lenin về ý thức:
1. Khái niệm về ý thức:
Để có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh và toàn vẹn nhất về ý thức, con người đã phải
trải qua một quãng thời gian rất dài nghiên cứu và ngẫm nghĩ, phát triển từ những ý tưởng
ban sơ, cịn nhiều sai sót đến những định nghĩa mang tính khoa học và có sức thuyết phục
cũng như bao quát cao.
Trong thời kì sơ khai, do chưa có những giả thiết và điều kiện nghiên cứu nên con người
luôn trong trạng thái mơ hồ khi nó về cấu tạo của bản thân và khơng thể giải thích được các
hiện tượng diễn ra xung quanh, đặc biệt là các hiện tượng tâm lý. Chính vì thế họ đã tin rằng:
trong cơ thể mỗi người đều có một linh hồn trú ngụ, linh hồn này sẽ điều khiển mọi suy nghĩ,
tình cảm và hành động của con người. Nếu linh hồn này khơng cịn trong cơ thể nữa thì con

người sẽ được coi là đã chết.
Từ quan niệm linh hồn của con người nguyên thủy này, các tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm
đã phát triển, tạo thành quan niệm về vai trò sáng tạo của linh hồn đối với thế giới, quan
niệm về sự hồi tưởng của các linh hồn bất tử và quan niệm không chỉ con người mà trong các
sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng có các linh hồn trú ngụ. Đồng thời tôn giáo và chủ nghĩa
duy tâm cũng quan niệm có tồn tại cõi người và cõi thần, quan niệm về ý thức tuyệt đối và
thế giới lý tính.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã đồng nhất ý thức với cảm giác của con người và cho rằng
cảm giác của con người là thế lực chi phối thế giới. Cả tơn giáo và chủ nghĩa duy tâm đều có
quan niệm cho rằng ý thức là sự tồn tại độc lập với thế giới bên ngồi và có tính thứ nhất, có
vai trị sáng tạo ra thế giới vật chất.


Chủ nghĩa duy vật cổ đại lại cho rằng linh hồn do những hạt vật chất rất nhỏ tạo thành,
không thể tồn tại khi tách rời khỏi cơ thể và chết đi theo cơ thể.
Khi khoa học tự nhiên có những bước phát triển hơn, con người từng bước chứng minh
được sự liên kết và phụ thuộc của các hiện tượng tinh thần ý thức vào trí óc của con người thì
có một bộ phận nhà duy vật theo chủ nghĩa duy vật máy móc lại cho rằng q trình bộ não
con người tạo ra ý thúc cũng trực tiếp và tự nhiên như việc cơ thể tiết mồ hôi trong những
ngày nắng nóng.
Vào khoảng thế kỉ XVII-XVIII, chủ nghĩa duy vật cho rằng ý thức bao quát cả tâm lý, tình
cảm, trí tuệ và sự tự ý thức. Chủ nghĩa duy vật đã định nghĩa ý thức là “sự phản ánh của thế
giới khách quan”, tuy nhiên định nghĩa này chưa chỉ ra được vai trò xã hội của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng lại khẳng định ý thức là đặc tính và sản phẩm của vật chất.
Theo quan niệm của triết học Marx-Lenin thì “Ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới
khách quan vào bộ não con người thông qua lao động ngôn ngữ”. Như vậy, quan niệm này đã
chỉ rõ ra được phương thức phản ánh của ý thức cũng như cách ý thức con người tương tác
với thế giới xung quanh. Marx đã nhấn mạnh rằng “Tinh thần, ý thức chẳng qua chỉ là cái vật
chất di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó.”
Ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm: tự ý thức, tri thức, tình

cảm, ý chí. Các yếu tố tri thức và tình cảm, ý chí này có sự liên hệ tác động qua lại nhưng về
căn bản con người luôn sử dụng ý thức để sáng tạo ra những kiến thức mới và tìm hiểu về
những hiện tượng tự nhiên và xã hội trong cuộc sống xung quanh.
Kết luận lại, trong bài tiểu luận này sẽ sử dụng định nghĩa của Triết học Marx-Lenin về ý
thức: “Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo”;
đồng thời coi ý thức nằm trong mối quan hệ biện chứng với vật chất.
2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức:
Ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và xã hội. Cụ thể:
2.1, Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt
động của bộ óc đó trong mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Trong mối
quan hệ này, bộ óc con người bị thế giới khách quan tác động đến, từ đó hình thành nên quá
trình phản ánh sáng tạo và năng động.


Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người,
là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn
thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng
phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao q trình tiến hóa của lồi người cũng là quá
trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con
người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người khơng bình thường do bị tổn thương bộ
óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh
năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu
ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt
động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên q trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu
sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang

thông tin ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời
nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm chứa
đựng thơng tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng vật chất khác (dạng vật
chất nhận sự tác động).
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều
hình thức. Những hình thức này tương ứng với q trình tiến hóa của vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh
vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa các dạng vật chất vơ sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định
hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh.
Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinhhọc được thể
hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích làphản ứng của thực vật và
động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc,
thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác động trongmơi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng
của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển


của q trình thần kinhqua cơ chế phản xạ khơng điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngồi
mơi trường lên cơ thể sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thựchiện trên
cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản
ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc
người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần
kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người.
Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những
thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh sáng tạo năng động này được gọi
là ý thức.

2.2, Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa
là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là q trình con người sử dụng cơng cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi
giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là q trình trong đó bản thân con
người đóng vai trị môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mìnhvới giới tự nhiên. Đây
cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải
phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,…của con người.
Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu
hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện
tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt
động của bộ não con người,tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức
nói chung. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quanthơng qua q trình lao động.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội dung ý thức.Khơng có
ngơn ngữ, ý thức khơng thể tồn tại và thể hiện.Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động.
Lao động ngay từ đầu đã mang tínhtập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động
nảy sinh ở họ nhu cầu phảicó phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh
và phát triển ngaytrong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp,


trao đổimà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt
tưtưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là
lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ
yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật
dần dần chuyển hóa thành ý thức.
2.3, Các yếu tố cấu thành ý thức:
Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận,nghiên

cứu về kết cấu của ý thức.
a)
Theo các yếu tố hợp thành:
Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí,
trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức cịn có thể bao gồm các yếu tố
khác như niềm tin, lí trí,…
Tri thức là tồn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhậnthức, là sự
tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.Mọi hoạt
động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều
chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tạicủa ý thức và là điều kiện để ý
thức phát triển. Theo Marx: “Phương thức mà theođó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó
tồn tại đối với ý thức là tri thức”.Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành
nhiều loại như tri thức vềtự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ
phát triển củanhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri
thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là
một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm
xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát
triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động
lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lenin cho rằng: không có tình cảm thì “Xưa
nay khơng có và khơng thểcó sự tìm tịi chân lý”; khơng có tình cảm thì khơng có một yếu tố
thơi thúc những người vơ sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo
cách mạng.


Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các
quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảmđạo đức, tình cảm thẩm
mỹ, tình cảm tơn giáo,…
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình
thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu

hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên
tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền
lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến
mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết
đốn trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
Giá trị chân chính của ý chí khơng chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu
thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: Ý chí là một
trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh
giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu
tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối
với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
b)
Theo chiều sâu của nội tâm:
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức,tiềm thức,
vô thức.
Tự ý thức:Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự
nhận thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một
thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với
ý thức về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một
thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội.
Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trị quan
trọng trong việc hình thành tự ý thức. Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong
quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới. Chính trong quan
hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự


điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.Tự ý thức không chỉ là
tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, củamột giai cấp hay của một tầng

lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống nhữngquan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và
lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình.
Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngồi sự kiểm sốt của chủ
thể,song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát
của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước
nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể,
là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý
và nhận thức mà chủ thể khơng cần kiểm sốt chúng một cách trực tiếp.
Tiềm thức có vai trị quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả
trong tư duy khoa học. Trong tư duy khoa học,tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy
chính xác, với các hoạt động tư duythường được lặp đi lặp lại nhiều lần. ở đây tiềm thức góp
phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức
diễn ra mộtcách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư
duy khoa học.
Vô thức: Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành
vi,thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin
bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính tốn của lý trí. Vơ thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng
khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực
giác… Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trị, chức năng riêng, song tất cả
đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng
nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của
đời sống cộng đồng. Nó góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con
người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá mức như ấm ức, trầm cảm…Như vậy, vơ thức
có vai trị tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người. Nhờ vơ thức mà
con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô
thức mà chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên… Vì vậy, khơng thể


phủ nhận vai trị cái vơ thức trongcuộc sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy đủ
và đúng đắn về con người.

Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí vơ thức. Khơng nên coi vơ thức là
hiện tượng tâm lý cơ lập, hồn tồn tách khỏi hồn cảnh xã hội xung quanh khơng liên quan
gì đến ý thức. Thực ra, vơ thức là vơ thức nằm trong con người có ý thức. Giữ vai trò chủ
đạo trong con người là ý thức chứ khơng phải vơ thức. Nhờ có ý thức mới điều khiển được
các hiện tượng vô thức hướng tới chân,thiện, mỹ. Vơ thức chỉ là một mắt xích trong cuộc
sống có ý thức của con người.
2.4, Bản chất của ý thức và tính năng động sáng tạo của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế
giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nộidung, cả về hình thức
biểu hiện nhưng nó khơng cịn y nguyên như thế giới kháchquan mà nó đã cải biến thơng qua
lăng kính chủ quan của con người. Theo Marx: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quyluật sinh học mà chủ
yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện
thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu
của thực tiễn xã hội.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt
động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin,chọn lọc thông
tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra
những thơng tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức cịn được thể hiện ở q trình con
người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình
hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mơ hình tư tưởng, tri thức trong
các hoạt động của con người.
Hiện nay, chỉ số Sáng tạo Creative Quotient (CQ) là một trong những chỉ số có được sự
quan tâm rất lớn. Trong thời đại trí tuệ thơng mình AI phát triển như ngày nay, con người



đang dần có sự thua kém rõ rệt so với máy móc trong việc học tập và ghi nhớ các kiến thức.
Vậy điều gì sẽ đảm bảo sự ưu việt của con người so với máy móc? Đó chính là sự năng động
và sáng tạo của trí óc con người. Đây là một trong những yếu tố con người bắt buộc phải có
trong thời đại hiện nay. AI chỉ có thể đưa ra những quyết định dựa trên các thuật tốn thiết
lập sẵn, con người thì có thể dựa vào những kinh nghiệm, bản năng và tình cảm để có thể tạo
ra những phương hướng giải quyết mới.
Tính sáng tạo và năng động của trí óc con người có thể được phân thành các phương thức
hoạt động khác nhau vận dụng tùy trường hợp. Cụ thể một số phương thức như sau:
- Đơn nhất: Là phương thức suy nghĩ đưa tất cả các kiến thức và hoạt động liên quan
tới vấn đề vào một sự vận chuyển đơn nhất. Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá
trình tuyến tính thì cái nhìn của đơn vận đưa q trình này vào một vịng khép kín
khơng đứt đoạn. Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạo thành một chu kì dẫn
tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo. Phương thức này thường được áp dụng
-

trong môi trường kỹ nghệ sản xuất.
Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận
hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp
hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp
này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao
khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý,
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên
hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn

-

nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tương tự hố: xem vấn đề như là một đối tượng. So sánh đối tượng này với một đối
tượng khác, có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự nhiên. Viết xuống

tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hố học, hình
dạng, màu sắc... cũng như là chức năng và hoạt động. Sau đó, xem xét sâu hơn sự
tương đồng của cả hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới

-

cho vấn đề.
Tương tự hoá cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những kiến

-

thức hiện hữu để tạo ra những sáng kiến mới.
Tư duy tổng hợp: là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ
phận mà tưởng chừng như là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại


với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề. Phương pháp này
không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như
nghệ thuật, sáng tác... hay ngay cả trong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện như chính trị,
-

luật...
Đảo lộn vấn đề (reversal): Đây là một phương pháp cổ điển được áp dụng triệt để về
nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm ra các thuộc tính chưa được thấy rõ và khả dĩ
biến đổi được đối tượng cho phù hợp hơn.

Tất cả những phương thức trên đều là cách con người tận dụng sự năng động và sáng tạo
của trí óc vào việc sử lí các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
II. Cơ sở của tính năng động và sáng tạo của ý thức:
1. Cơ sở lý luận của tính năng động và sáng tạo của ý thức:

Tính năng động sáng tạo của ý thức được thể hiện rất phong phú ở việc con người thu nhận
thông tin, cải biến thông tin trên cơ sở cái đã có, ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất. Từ
những tác động vật chất của hiện thực khách quan lên các giác quan, não người đã biến đổi
chúng thành những hình ảnh tinh thần chủ quan tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như
tình cảm, tri thức, tư tưởng, suy nghĩ…Sau đó, lại nhờ những hình ảnh tinh thần chủ quan
này, con người tạo ra những hiện thực mới, có thể tiên đốn, tiên liệu tương lai, có thể tạo ra
những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thiết khoa học.
Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động, cải tạo thế giới cho nên quá trình phản
ánh thực hiện khách quan vào bộ óc con người là q trình năng động, sáng tạo thống nhất
theo cơ chế sau: Xuất phát từ sự trao đổi thơng tin hai chiều có chủ đích và mang tính chọn
lọc giữa chủ thể và khách thể - đối tượng phản ánh mà chủ thể mơ hình hóa đối tượng trong
tư duy dưới dạng hình ảnh hay ý tưởng tinh thần phi vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn
có chủ đích, chủ thể lựa chọn các phương tiện, công cụ hiệu quả để vật chất (hiện thực) hóa
mơ hình tinh thần trong tư duy thành các sự vật thực sự tồn tại trong hiện thực cuộc sống.
2. Cơ sở thực tiễn của tính năng động và sáng tạo của ý thức:
Vật chất và hoạt động thực tiễn của con người trong cuộc sống hàng ngày luôn là tiền đề cho
sự năng động và sáng tạo của ý thức.
Ý thức là một hiện tượng xã hội không chỉ do nó bắt nguồn từ thực tiễn xã hội, mà cịn do
nó phản ánh những quan hệ xã hội và sáng tạo ra những sản phẩm mang tính tinh thần theo


nhu cầu. quy luật xã hội cho phép. Dù sáng tạo là một mặt cơ bản của ý thức, nhưng tự bản
thân mình, ý thức cũng khơng thể sáng tạo ra vật chất. Bởi vì, sáng tạo của ý thức chỉ là sáng
tạo theo quy luật và trong khuôn khổ sự phản ánh, sáng tạo ra các khách thể tinh thần. Sự tồn
tại và phát triển của con người không thể tách khỏi thế giới khách quan.
Thế nhưng thế giới khách quan lại khơng thể ln thích ứng với nhu cầu sinh tồn và phát
triển không ngừng của con người. Vì vậy, nhằm làm cho thế giới khách quan thích nghi với
nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người nhất thiết phải phát huy tính năng động
thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan.
Quả thật vậy, tất cả những thành tựu con người đạt được cho tới hiện nay đều là thành quả

của sự sáng tạo và năng động của ý thức con người trong nỗ lực tìm hiểu và cải thiện chất
lượng đời sống. Trong việc cải tạo cơng cụ lao động, từ chiếc rìu đá đực chế tác thô sơ của
người nguyên thủy, con người đã không ngừng thử nghiệm, nghiên cứu và chế tạo, từ đó tạo
nên chiếc cưa máy hiện đại như ngày nay. Hay như chiếc xe đạp, kể từ lần đầu tiên xe đạp
được ra mắt công chúng vào năm 1817 cho đến nay, nó dã trải qua vơ số những cải tiến và
thay đổi để trở thành vật dụng phù hợp nhất cho cuộc sống con người. Sự thay đổi đó diễn ra
trong một thời gian dài, nhưng nó vẫn không ngừng vận động và phát triển, tất cả là nhờ có
tính năng động và sáng tạo của ý thức đóng vai trị điều khiển chủ chốt.

Hình ảnh về sự phát triển của công cụ lao động để cắt tỉa.
Nguồn ảnh: />

Hình ảnh về quá trình phát triển của chiếc xe đạp
Nguồn ảnh: wikipedia.org

PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VẬN DỤNG CHO BẢN THÂN
***
I.Định hướng vận dụng cho bản thân:
Tất cả những điều vĩ đại nhất trong thế giới này đều sẽ trở thành vơ nghĩa nếu nó khơng thể
áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tính sáng tạo và năng động của ý
thức, với tất cả những vai trị và ý nghĩa to lớn của nó cũng vậy. Bởi thế, sau khi đã học tập
và tìm hiểu một cách hệ thống và bài bản về tính chất này của ý thức, em nhận ra mình đã,
đang và chắc chắn sẽ áp dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày của bản thân thay vì chỉ bó
buộc vào trong một số phạm trù như học tập hay nghiên cứu. Thế giới ln thay đổi khơng
ngừng, đây chính là thách thức cho một người trẻ như em phải không ngừng phát huy sự
năng động và sáng tạo của ý thức cá nhân, nếu không muốn bị chậm lại so với thế giới.


Để dễ hình dung hơn, khi đối mặt với mọi sự việc, sự vật, em sẽ luôn tự hỏi bản thân mình
hai câu hỏi: Một là “Mình cảm thấy thế nào về điều này?” và hai là “Nếu là mình thì có thể

cải thiện tình huống này khơng, cải thiện như thế nào?”. Đây sẽ là phương thức tốt nhất hiện
tại em có thể tự đề xuất ra cho bản thân mình để có thể tận dụng tối đa và rèn luyện cho ý
thức của bản thân.
Câu hỏi đầu tiên có mục đích rèn luyện sự năng động trong việc nhìn nhận sự việc sự vật
của ý thức. Em sẽ học được cách nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ hơn, từ đó sự phản ánh
của ý thức bản thân đối với thế giới xung quanh cũng trọn vẹn hơn. Ý thức không phủ nhận
những thông tin tiếp nhận từ thế giới nhưng cũng khơng hồn tồn tin tưởng những thơng tin
này. Từ đó dẫn tới câu hỏi thứ hai, nhằm mục đích rèn luyện sự sáng tạo của ý thức. Khi đặt
ra câu hỏi thứ hai này, tự bản thân em rèn luyện được cách tư duy theo hướng sáng tạo và cầu
tiến hơn, tức là luôn cố hướng tới một phương án tói ưu nhất trong và thậm chí vượt ngồi
tầm nhận thức của mình. Chỉ khi đó cả trí óc và con người mới có thể phát triển hơn cũng
như có những phương án tối ưu hơn khi rơi vào những hoàn cảnh khác nhau. Hai câu hỏi này
– sự vận dụng những kiến thức đã học về ý thức và tính năng động sáng tạo của nó, sẽ là
phương tiện giúp ích cho bản thân em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và khám phá những
tri thức của thế giới xung quanh.
Đồng thời, suy nghĩ phải dẫn được đến hành động mới thực sự là suy nghĩ có giá trị. Sau khi
đã tìm ra được những phương án tối ưu nhất dành cho những vấn đề cần giải quyết, em sẽ
thử áp dụng suy nghĩ này vào thực tiễn và rút kinh nghiệm từ đó dù là thành cơng hay thất
bại. Việc thử nghiệm thực tiễn này sẽ là nền tảng cho những phỏng đoán và đặt giả thiết tiếp
theo. Em tin với định hướng vận dụng như vậy, em sẽ trở thành một “em” tốt hơn từng ngày.
II. Thực trạng vận dụng:
1.Thành công:
Thành cơng đầu tiên của việc vận dụng tính sáng tạo và năng động của ý thức vào bản thân
em chính là việc cải thiện cách học tập khoa học hơn khi bước lên bậc đại học. Việc học ở
cấp bậc đại học yêu cầu một thái độ và phương pháp học khác hồn tồn so với các lớp phổ
thơng, đồng nghĩa với việc bản thân em sẽ phải tìm ra một phương thức học mới phù hợp
hơn so với yêu cầu của cấp bậc học. Sau khi tìm hiểu thơng tin từ các anh chị khóa trước
cũng như tham khảo các nguồn thông tin trên mạng, tổng hợp lại và thử các phương pháp



học tập cũng như ghi chú, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp thì em đã tìm ra phương
pháp học tập phù hợp với bản thân mình. Về phương pháp học tập thì em sẽ chuẩn bị sẵn
phần giáo trình và ghi chú vào phần giáo trình giảng dạy đó, đồng thời sẽ ghi chép lại vào vở
ghi chú cá nhân và dặt ra các câu hỏi.
Có một phương pháp học tập em đã áp dụng và cảm thấy hiệu quả: phương pháp đơn giản
hóa kiến thức, đơn giản đến mức em có thể giảng lại phần kiến thức đó cho một người chưa
từng nghe đến nó hiểu được. Đó sẽ là cách em hiểu cặn kẽ vấn đề mình đang tìm hiểu. Qua
việc cải thiện cách học này em đã cảm thấy bản thân dần thích nghi được với những sự thay
đổi trong môi trường đại học cũng như tình cảnh học trực tuyến hiện nay. Việc nghiên cứu
các thông tin mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có cách học chủ động này.
Thành cơng thứ hai đó là nhờ sự học hỏi và sáng tạo, em đã có thể tự nấu ra nhiều món ăn
phù hợp với khẩu vị của bản thân và gia đình hơn. Đây là một trong những kĩ năng mềm cơ
bản em tự cảm thấy rất cần thiết cho cuộc sống độc lập của bản thân trong tương lai.

2. Ưu điểm của việc vận dụng:
Sau khi biết vận dụng một cách khoa học tính năng động và sáng tạo của ý thức thì em nhận
thấy nó đem lại những ưu điểm sau:
- Bản thân mình trở thành người chủ động trong cuộc sống. Em cảm thấy mình rèn được tư
duy chủ động suy nghĩ và kiếm tìm giải pháp cho các vấn đè trong cuộc sống hơn thay vì
ln phụ thuộc vào người khác và mong chờ sự giúp đỡ.
- Các vấn đề trong cuộc sống dần ổn định hơn, em cũng làm quen được với những thay đổi
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Tư duy của bản thân trở nên nhanh nhạy và toàn vẹn, học được cách suy nghĩ theo nhiều
hướng khác nhau linh hoạt.
- Biết nhìn nhận sự thật xung quanh nhưng biết cách đặt lại câu hỏi để hiểu thấu đáo hơn các
mặt của vấn đề cũng như giữ vững được quan điểm cá nhân. Tuy nhiên điều này khơng có
nghĩa em biến mình thành người bảo thủ không lắng nghe, sự phản ánh của ý thức vẫn cơng
nhận các ý kiến khác, từ đó chọn lọc và hình thành suy nghĩ kết luận cuối cùng đúng đắn và
toàn diện.
- Giúp con người trở nên năng động hơn trong cuộc sống, luôn sẵn sàng thử nghiệm những

điều mới để có thể tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.


- Từ những kinh nghiệm trên sáng tạo ra những phương thức mới có thể áp dụng cho các vấn
đề trong cuộc sống.
3. Phương thức áp dụng cho tương lai:
Trong điều kiện xã hội không ngừng phát triển và thay đổi, sự năng động và sáng tạo của ý
thức là điều kiện thúc đẩy bản thân em không ngừng học hỏi những kiến thức mới hàng ngày
và giữu bản thân luon rộng mở đón nhận những thay đổi đó. Tất nhiên sẽ có những điều
khơng hẳn phù hợp với em, đó sẽ là lúc sự sáng tạo của bản thân có thể được áp dụng. Biến
tất cả những kiến thức mới của nhân loại thành của bản thân qua việc điều chỉnh cho phù hợp
mà vẫn giữ được tinh túy của kiến thức. Đồng thời em sẽ phát triển đồng thời cả sự logic và
tính nghệ thuật của trí óc. Sáng tạo trong nghệ thuật luôn là một điều không thể thiếu và là
lĩnh vực em muốn bản thân phát triern hơn trong tương lai để có thể cảm nhạn được vẻ đẹp
và ý nghĩa tồn tại của bản thân và thế giới.

PHẦN III: LỜI KẾT
***
Tính sáng tạo và năng động của ý thức chính là một trong những điểm mạnh của mỗi con
người đều sở hữu. Đây chính là công cụ để thúc đẩy con người phát triển. Con người phát
triển là tiền đề cho xã hội trở nên tân tiến hơn. Việc sáng tạo và cải tiến đời sống chính là
nhiệm vụ của mỗi cá nhân và là phương thức lành mạnh và đúng đắn nhất để con người có
thể tự khẳng định mình. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi về sự tồn tại của mỗi cá
nhân: Ta ở đây làm gì? Ý thức con người được tạo ra với khả năng sáng tạo vơ biên, mỗi
chúng ta cần có trách nhiệm với khả năng đó của bản thân, thể hiện qua việc tìm hiểu kỹ
lưỡng để ngộ ra chúng đồng thời vận dụng vào chính bản thân mình. Việc tìm hiểu có thể
thực hiện qua việc nghiên cứu các tài liệu trong lĩnh vực Triết học như đã nêu ở phần I, đồng
thời có những phương án áp dụng vào bản thân cho phù hợp nhất. Hiện nay tại Việt Nam,
việc thể hệ trẻ biết tận dụng tính chất này của ý thức sẽ là tiền đề cho việc tạo ra một lực
lượng lao động chất lượng và thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là phương thức duy nhất và

đúng đắn nhất.


Hãy không ngừng phát triển sự năng động và sáng tạo của bản thân, vì sự thành cơng của cá
nhân cũng như tồn tại của loài người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin” – NXB Chính trị
quốc gia.
2. Giáo trình “Triết học” (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh khơng thuộc
chun ngành triết học) – NXB Chính trị - Hành chính.
3. “C.Mác và Ăngghen: Tồn tập” – NXB Chính trị quốc gia.
4. Trang web triethoc.edu.vn
5. Wikipedia



×