Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn Luật Tố tụng Hình sự - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
🙡🙡🙡🙡🙡

TIỂU LUẬN HẾT MÔN “LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ”

ĐỀ TÀI:
NGUN TẮC SUY ĐỐN VƠ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ,
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA
NGUYÊN TẮC TRONG QUY ĐỊNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NĂM 2015

HỌ VÀ TÊN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP:
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY:

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố tụng Hình sự là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là đối với người bị bắt giữ do vi
phạm pháp luật. Do đó, pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề
bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho người bị bắt giữ, chống lạm quyền
trong Tố tụng Hình sự. Năm 1982, khi gia nhập Cơng ước quốc tế 1966, Việt Nam đã


cam kết thực hiện các ngun tắc của Cơng ước này, trong đó có ngun tắc suy đốn
vơ tội. Ngun tắc suy đốn vơ tội thể hiện quyền con người, quyền cơ bản của mỗi cá
nhân, được pháp luật quốc tế công nhận. Đến nay, sau những lần sửa đổi, Bộ luật Tố
tụng Hình sự 2015 đã ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về suy đốn vơ tội. Tuy
nhiên về mặt lý luận, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về suy đốn vơ tội,
do đó, việc nghiên cứu về ngun tắc này là rất cấp thiết.

2. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của ngun tắc suy đốn vơ tội, ngun tắc suy
đốn vơ tội trong pháp luật quốc tế;

2


Thứ hai, phân tích ngun tắc suy đốn vơ tội và các quy định liên quan trong
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
Thứ ba, nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện ngun tắc suy đốn vơ
tội trong thực tiễn.
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,… cùng với các
nguồn tham khảo như tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet….

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUN TẮC SUY ĐỐN VƠ
TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm suy đốn vơ tội
Trong lịch sử tư pháp hình sự, ngun tắc suy đốn vơ tội ra đời rất sớm và
được coi là bước tiến quan trọng trong nhận thức của con người đối với vấn đề tôn
trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Ngun tắc suy đốn vơ tội
lần đầu tiên được thừa nhận và tuyên bố như quyền cơ bản của con người tại Điều 9
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hồ Pháp năm 1789. Tun ngơn nêu

rõ: “Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, nếu xét thấy
cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ
đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc” 1. Trước yêu cầu bảo vệ quyền con người và xu
thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, suy đốn vơ tội - một trong những ngun
tắc cơ bản trong luật Tố tụng Hình sự đã được ghi nhận và áp dụng rộng rãi trong nền
tư pháp của nhiều quốc gia văn minh, trong đó có Việt Nam. Bộ luật Tố tụng Hình sự
2015, Điều 13 đã quy định suy đốn vơ tội là “Người bị buộc tội được coi là khơng có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có
bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi khơng đủ và không thể làm
sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ

1 Tun

ngơn nhân quyền và dân quyền của Cộng hoà Pháp năm 1789, Điều 9

3


quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có
tội”2

1.2. Nội dung của suy đốn vơ tội
Qua nghiên cứu, tổng hợp, học viên nhận thấy ngun tắc suy đốn vơ tội được
thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khi một người bị buộc tội, cần phải đảm bảo người đó
được suy đốn vơ tội cho đến khi người đó được chứng minh là có tội
theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực
pháp luật. Suy đốn vơ tội là quyền của người bị buộc tội, dẫn đến
trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan buộc tội. Tuy
nhiên, suy đốn ở đây khơng biểu hiện ở góc độ tư duy đơn thuần

mà còn phải biểu hiện bằng những hành vi, ứng xử khách quan trong
suốt quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, truy tố xét xử.

Thứ hai, bảo đảm trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về



quan

tiến

hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc
phải chứng minh mình vơ tội và đảm bảo bản án kết tội khơng
dựa trên những giả định. Một người có thể đã thực hiện tội phạm,
nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi
được Luật Hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng
cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người
đó. Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chủ động
trong việc khai báo, những gì bất lợi họ có thể không buộc phải khai
báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự. Trách nhiệm chứng minh tội phạm lúc này thuộc về

các cơ quan điều tra và Tòa án. Bản án kết tội được tuyên đối với bị cáo
cũng phải bảo đảm tính khách quan, có căn cứ, hợp lý và không thể
dựa trên những giả định. Bản án kết tội phải dựa trên cơ sở các
chứng cứ có trong vụ án làm căn cứ, những chứng cứ này phải được
2 Bộ

luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 13


4


kiểm tra, đánh giá một cách tổng thể và công khai trong q trình
xét xử, dựa trên những thơng tin có thật, đã được kiểm chứng mà
khơng dựa trên những thơng tin có tính giả định.

1.3

Ngun tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật quốc tế

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quy
định “Bị cáo về một tội hình sự được suy đốn là vơ tội cho đến khi có
đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ
bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ” 3. Nguyên tắc suy đốn vơ tội
cịn được ghi nhận trong các công ước quốc tế khác như Công ước
châu Âu về nhân quyền 1950, Công ước châu Mỹ về nhân quyền
1969…. Có thể thấy, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều nhận
thức được rằng trong quá trình tố tụng Hình sự ln có sự bất bình
đẳng mà ở đó ưu thế thường nghiêng về các cơ quan tố tụng. Do đó,
suy đốn vơ tội có thể coi như là lá chắn bảo vệ cho những người bị
buộc tội, tránh việc họ bị các cơ quan tố tụng, điều tra xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Suy đốn vơ tội là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất
của Tố tụng Hình sự Liên bang Nga 2006. Theo Điều 14 của Bộ luật
này thì “(1) Người bị buộc tội được coi là khơng có tội khi tội của
người đó vẫn chưa được chứng minh theo trình tự được quy định bởi
Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga và chưa bị tuyên là có tội bởi
một bản án kết tội của tịa án đã có hiệu lực pháp luật; (2) Nghi

phạm hoặc bị can, bị cáo khơng có nghĩa vụ chứng minh mình vơ tội.
Nghĩa vụ chứng minh cho bản luận tội và bác bỏ những lập luận
được đưa ra để bào chữa cho nghi phạm, bị can hoặc bị cáo thuộc về
bên buộc tội; (3) Tất cả nghi ngờ về việc phạm tội của bị cáo nếu
không thể loại bỏ theo thủ tục được thiết lập bởi Bộ luật Tố tụng
Hình sự Liên bang Nga thì đều được giải thích có lợi cho bị cáo; (4)
Một bản án kết tội không thể dựa trên các giả định”4.

3

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc, khoản 1, Điều 11

4

Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga 2006, Điều 14

5


Suy đốn vơ tội cũng thể hiện trong các quy định của Bộ luật
Tố tụng Hình sự năm 1957, sửa đổi bổ sung năm 2000 của Cộng hòa
Pháp, cụ thể tại Điều 1-P: “Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đốn

vơ tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ. Việc vi phạm nguyên tắc
suy đốn vơ tội bị cấm, và phải bị bồi thường, trừng phạt trong các trường hợp
luật định”5.
Có thể nhận thấy, tại các quốc gia có nền luật pháp tân tiến, có lịch sử đấu
tranh cho nhân quyền lâu đời thì ngun tắc suy đốn vơ tội đều là một trong
những nguyên tắc cơ bản, thể hiện tinh thần dân chủ và cơng bằng trong tố tụng
hình sự.

CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUN TẮC
SUY
ĐỐN VƠ TỘI TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

2.1.

Quy định về suy đốn vơ tội trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định riêng ngun tắc
suy đốn vơ tội Điều 13 với tên gọi “Suy đốn vơ tội”. Theo Bộ luật
tố tụng Hình sự năm 2003, nội dung ngun tắc suy đốn vô tội được
quy định tại Điều 9 với nội hàm là: Khơng ai bị coi là có tội khi chưa
có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Nên Bộ luật tố
tụng Hình sự năm 2015 là bộ luật đầu tiên quy định nguyên tắc suy
đốn vơ tội theo đúng tên gọi của ngun tắc mà không phải là một
nội dung của nguyên tắc được đưa lên thành tên của một điều luật.
Điều này thể hiện ngun tắc suy đốn vơ tội đã được nhìn nhận
đúng với tầm quan trọng của nó.
Điều 13 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: “Người bị
buộc

tội

được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự,
thủ
5

tục

do


Bộ

Bộ luật Tố tụng Hình sự Cộng hòa Pháp năm 1957, sửa đổi bổ sung năm 2000, Điều 1-P

6


luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực
pháp

luật.

Khi khơng đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội
theo

trình

tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền
tiến

hành

tố

tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội” 6 Như vậy, Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hố tinh thần của ngun tắc
suy đốn vơ tội được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Suy đốn vơ tội là một nguyên tắc mang tính xuyên suốt, chi phối các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, cụ thể ở:

+ Thời hạn xét xử, được quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thể
hiện tinh thần bảo vệ quyền con người. Việc một người bị buộc tội được xét xử đúng
thời hạn theo luật định sẽ tránh những áp lực về mặt tâm lý trong quá trình tạm giữ,
tạm giam, sớm đưa ra bản án đích đáng để người bị buộc tội sớm chấp hành án phạt,
nhanh chóng cải tạo hoặc sớm tuyên vô tội để người bị buộc tội được trắng án, quay
lại cuộc sống bình thường.
+ Đảm bảo tranh tụng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, quy định
tại Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Kiểm sát viên phải
đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến
của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên
tịa”7. Bên buộc tội phải trình ra các bằng chứng, lý lẽ xác thực mới
có quyền buộc tội bên còn lại, ngược lại bên bào chữa được phép
phản bác lại các luận điểm của bên buộc tội và đưa ra các chứng cứ
chứng minh vô tội. Tất cả quá trình tranh tụng diễn ra bình đẳng và
minh bạch, công khai trên cơ sở pháp luật.
+ Về trình tự xét hỏi tại phiên tịa, trước đây Bộ luật Tố tụng
Hình sự 2003, Điều 207 quy định “Hội đồng xét xử phải xác định đầy
đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự
xét hỏi hợp lý. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi
đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người
6

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 13

7

Bộ luật Tố tụng Hình sư 2015, Điều 322

7



bảo vệ quyền lợi của đương sự” 8. Tuy nhiên đến Bộ luật năm 2015 thì
quy định trên đã được sửa đổi tại Điều 307 như sau: “Hội đồng xét
xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội
trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi,
quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý” 9. Điều này thể
hiện tính cơng bằng trong q trình xét hỏi, bên bào chữa hồn tồn
có thể được hỏi trước, tạo điều kiện đưa ra chứng cứ, lý lẽ gỡ tội, xóa
bỏ đi hình ảnh pháp đình quan liêu nơi người bị buộc tội bị định kiến
là tội nhân, việc tra khảo chỉ nhằm luận tội và đưa ra hình phạt.
Ngồi ra, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định những hành vi
của những người có thẩm quyền trong việc xâm phạm những quyền
của người bị buộc tội là tội phạm, trong đó có những hành vi xâm
phạm đến nguyên tắc suy đốn vơ tội được coi là tội phạm như: Điều
368 “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội”; Điều 373
“Tội dùng nhục hình”; Điều 374 “Tội bức cung”; Điều 377 “Tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật”; Điều 375
“Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc”; Điều 370 “Tội ra bản án trái
pháp luật”… Đây là những quy định có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở
pháp lý cho việc buộc những người tiến hành tố tụng phải tơn trọng
và thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội, mọi hành vi vi phạm quyền
được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội đều sẽ bị xử lý.

2.2.

Thực trạng đảm bảo ngun tắc suy đốn vơ tội tại Việt Nam
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày
2/6/2005

của


Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các cơ
quan tố tụng đã ngày càng hoàn thiện các chế định luật sư và bổ trợ
tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp trong
sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Theo số liệu
thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng thì từ khi có Nghị quyết
8

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Điều 207

9

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 307

8


số 08-NQ/TW, ngày 02-1-2002 của Bộ Chính trị đến nay, tỷ lệ các vụ
án hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử oan hầu như rất thấp. Điều này
thể hiện cụ thể trong báo cáo của viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao về công tác của ngành kiểm sát và báo cáo của chánh án
Tòa án nhân dân tối cao trước Quốc hội (kỳ họp thứ 11) về cơng tác
của ngành tịa án nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021).
Cụ thể, theo Báo cáo về cơng tác của ngành kiểm sát thì nhiệm
kỳ qua, “Viện Kiểm sát đã ra quyết định hủy hơn 700 quyết định
không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố vụ án thiếu căn cứ pháp luật.
Viện kiểm sát cũng đã quyết định khơng phê chuẩn hàng nghìn lệnh,
quyết định khơng có căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra.
Cụ thể gồm: 600 lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
(tăng gần 20% so với nhiệm kỳ trước); 800 quyết định gia hạn tạm

giữ, tăng gần 70%; 1.300 lệnh tạm giam, tăng gần 40%; 1.100 lệnh
bắt bị can để tạm giam, tăng gần 50%. Mặt khác, viện kiểm sát đã
trực tiếp ra quyết định hủy bỏ gần 3.000 quyết định tạm giữ và yêu
cầu cơ quan điều tra bắt tạm giam hơn 300 bị can theo đúng các
quy định”10.
Trong kỳ họp Quốc hội thứ 11, theo báo cáo của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình “Các Tịa án đã làm tốt và đẩy
mạnh tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, thực hiện nghiêm
nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao đã biên soạn giáo trình và tổ chức
nhiều khóa bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo về kỹ năng tổ chức tranh
tụng tại phiên tòa. Nhiều Tòa án địa phương đã chủ động xây dựng
quy chế, chương trình phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức
các “Phiên tịa mẫu”, “Phiên tịa hình sự rút kinh nghiệm”... Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 02 Thông tư quy định về
Bài đăng trên báo Tuổi trẻ 25/3/2021, tác giả Tiến Long - Ngọc Hiển
/>10

9


phòng xử án và Quy chế tổ chức phiên tòa. Việc tổ chức phiên tòa
theo tinh thần cải cách tư pháp đã thể hiện sự trang nghiêm, bình
đẳng giữa các bên, tạo tâm lý thuận lợi cho luật sư khi tranh tụng” 11
“Các Tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, đã giải quyết được
2.375.983 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý
tăng 624.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Chất
lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản
án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều
dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội”12

Có thể thấy, việc áp dụng một trong các nguyên tắc cơ bản của
tố tụng Hình sự là suy đốn vơ tội đã được các cơ quan điều tra, tố
tụng thực hiện một cách nghiêm túc và có hệ thống, nhờ đó đem lại
kết quả tích cực là tỉ lệ các vụ án oan, sai giảm dần; các quyết định
khơng có căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra đều được
tra soát kỹ càng và bị hủy bỏ, nhờ đó tạo ra môi trường tư pháp
trong sạch, nghiêm minh, đảm bảo tranh tụng công bằng.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả to lớn đã đạt được, cần phải nói
đến việc các quyết định không căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ
quan điều tra hoặc bản án, quyết định của tòa án bị hủy, bị sửa do
nguyên nhân chủ quan vẫn còn, trong đó chắc chắn sẽ có những
quyết định, bản án vi phạm ngun tắc suy đốn vơ tội, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, mà ngun nhân là do trình
độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ tư pháp
còn hạn chế, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, không cập nhật
kiến thức thường xuyên. Đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán vừa thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về chất
lượng. Sự nhận thức và áp dụng các nội dung của nguyên tắc suy
Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam 06/11/2020
/>11

Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao 25/3/2021
/>12

10


đốn vơ tội khơng đầy đủ và thống nhất giữa các cơ quan và những
người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, một số cán bộ tư pháp sa sút
về phẩm chất, đạo đức, nhận hối lộ, tắc trách, thiếu trách nhiệm

trong thi hành công vụ... Đáng chú ý là nhiều Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán vẫn có biểu hiện áp dụng ngun tắc “suy đốn vơ
tội” theo hướng “suy đốn có tội và áp dụng pháp luật theo hướng
bất lợi cho bị can, bị cáo... Từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị
can, bị cáo như là người có tội, thậm chí ép cung, mớm cung, dùng
nhục hình đối với họ.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC SUY ĐỐN VƠ TỘI TRONG THỰC TIỄN TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI
VIỆT NAM
Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự ở Việt
Nam theo hướng mở rộng hơn nữa tranh tụng trong cả quá trình tố
tụng. Tiếp cận tố tụng hình sự theo hướng tiếp cận quyền con người
thay vì tư duy trấn áp tội phạm. Đảm bảo cho bên bào chữa được
bình đẳng với bên buộc tội, thể hiện ở việc có các quy định nhằm
đảm bảo cho bên bào chữa thực hiện chức năng này đó là hệ thống
quyền của họ cũng như cơ chế đảm bảo cho họ thực hiện quyền này
Thứ hai, ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự
bằng việc đưa các yếu tố tranh tụng vào mơ hình tố tụng hiện hành.
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 mới chỉ dừng ở việc nghi
nhận: “Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa”. Mặc dù bối cảnh hiện nay
chưa cho phép áp dụng mơ hình tranh tụng triệt để bởi nhiều lý do.
Tuy nhiên, trong thời gian tới pháp luật cần tiến thêm những bước
tiến mới bằng việc quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố
tụng hình sự chứ chỉ dừng ở tranh tụng trong khi xét xử như hiện nay.
Bởi lẽ, tranh tụng phải được hiểu là một q trình. Nó bắt đầu ngay
từ khi buộc tội. Đó là việc bên gỡ tội phải biết chứng cứ lập luận của

11



bên kia và có quyền phản bác. Tranh tụng tại phiên tòa chỉ là bước
cuối cùng của tranh tụng.
Thứ ba, bổ sung một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
chứng cứ và chứng minh. Thực tiến cho thấy, cần thiết phải có luật
điều chỉnh riêng về vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
hình sự mới khắc phục được những nhược điểm đã và đang gây cản
trở trong thực tiễn công tác tố tụng hình sự.
Thứ tư, cần đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về các
nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, trong đó có ngun tắc suy
đốn vơ tội tới các cán bộ trong ngành và cả người dân nhằm nâng
cao hiểu biết và khả năng áp dụng nguyên tắc này vào thực tiễn tố
tụng.
KẾT LUẬN
Suy đốn vơ tội là một nguyên tắc văn minh, tiến bộ trên thế
giới



được

áp dụng ở nhiều quốc gia có nền pháp luật tiên tiến. Việc bảo đảm
áp dụng ngun tắc suy đốn vơ tội trong tố tụng hình sự khơng chỉ
có ý nghĩa pháp lý quan trọng mà còn là một kim chỉ nam trong việc
phịng chống oan sai, tơn trọng và bảo vệ quyền con người trong
thực tiễn điều tra, xét xử. Tuy nhiên, để nguyên tắc này được thực
hiện cần có cải cách mạnh mẽ hơn nữa tố tụng hình sự Việt Nam từ
mơ hình tố tụng, đến các ngun tắc cơ bản của suy đốn vơ tội. Do
thời gian và hiểu biết có hạn, bài tiểu luận khơng tránh khỏi cịn
nhiều thiếu sót, rất mong được giáo viên hướng dẫn bổ sung để bài
tiểu luận thêm hoàn chỉnh.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hoà Pháp năm 1789, Điều 9
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc, khoản 1,

Điều 11
5. Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga 2006, Điều 14
6. Bộ luật Tố tụng Hình sự Cộng hịa Pháp năm 1957, sửa đổi bổ sung năm 2000,
Điều 1-P
7. Bài đăng trên báo Tuổi trẻ 25/3/2021, tác giả Tiến Long - Ngọc Hiển
/>8. Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
06/11/2020 />ItemID=49691
9.

Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao 25/3/2021
/>dDocName=TAND165071

13




×