Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng, giá hàng hóa nội địa và tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán trong xu thế hội nhập của nền kinh tế " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.77 KB, 5 trang )

1

Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng, giá hàng hoá nội địa và tỉ giá hối
đoái tới cân bằng cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP)
trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.
TS. Nguyễn Văn Song
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội nhập kinh tế đang và sẽ là xu thế toàn cầu. Năm 1994 Việt Nam gia nhập ASEAN và
thực hiện CEPT/AFTA. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập ASEM. Năm 1998, Việt
Nam tham gia APEC. Việt Nam sẽ ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong thời
gian tới đây.
Sau khi hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương
đối cao. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tăng trưởng cho các mặt hàng , nông sản, thuỷ
sản, may mặc, dày dép thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Chúng
ta đã thu hút được 41,538 tỉ USD từ 64 quốc gia và các vùng lãnh thổ (Lương Văn Tự).
Nền kinh tế của chúng ta sẽ bị tác động rất lớn (thuận lợi và thách thức) từ những yếu tố
quốc tế, của kinh tế trong vùng, các tổ chức kinh tế và nền kinh tế thế giới. Cán cân thanh
toán Việt Nam sẽ bị tác động của nhiều nhân tố, trong đó lãi suất ngân hàng, giá nội địa
và tỉ giá hối đoái là ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới cân bằng trong cán cân thanh toán.
Cán cân thanh toán (BOP) được xem như sự cân bằng giữa xuất khẩu ròng (net export)
với dòng vốn ra (net capital outflow). Cán cân thanh toán của quốc gia sẽ thặng dư (BOP
surplus) khi xuất khẩu ròng lớn hơn dòng vốn ra; sẽ cân bằng nếu xuất khẩu ròng bằng
với dòng vốn ra (BOP equiplibrium); và bị thâm thủng trong cán cân thanh toán nếu xuất
khẩu ròng nhỏ hơn dòng vốn ra (BOP deficit) (R. Dornbusch và P. Samluelson).
Mục đích của bài viết là nhằm phân tích, làm rõ thêm ảnh hưởng của các yếu tố lãi suất
ngân hàng, giá hàng hoá nội địa và tỉ giá hối đoái tới cán cân thanh toán và tới thu nhập
của nền kinh tế (income) khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Phương pháp nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu và phân tích này sử dụng mô hình
toán học để nghiên cứu, phân tích và mô tả các ảnh hưởng của các yếu tố tới cán cân
thanh toán và thu nhập quốc gia.
2. NỘI DUNG, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN


2.1 Những điều kiện và các biến của mô hình phân tích.
Mô hình được xây dựng dựa trên nền kinh tế mở, với các biến như sau:
X là xuất khẩu; IM là nhập khẩu; F(i) là dòng vốn ra (net capital outflow); e là tỉ giá hối
đoái tính bằng VNĐ/USD; P là mức giá nội địa của hàng hoá, dich vụ xuất, nhập khẩu; P
f

là mức giá quốc tế của hàng hoá, dich vụ xuất, nhập khẩu được tính bằng USD; Y là thu
nhập quốc gia.
Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình:
∂X/∂P < 0 : giá nội địa cuả hàng hoá tăng thì xuất khẩu giảm. (1)
∂IM/∂P > 0 : giá nội địa của hàng hoá tăng sẽ làm tăng nhập khẩu. (2)
∂X/∂e > 0 : tỉ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng xuất khẩu. (3)
∂IM/∂e < 0 : tỉ giá hối đoái giảm sẽ làm tăng nhập khẩu. (4)
∂X/∂Y > 0 : thu nhập quốc dân tăng sẽ làm tăng xuất khẩu. (5)
∂F(i)/∂i < 0 : lãi suất tăng sẽ làm dòng vốn chảy vào (net capital inflow) và ngược lại nếu
lãi suất giảm sẽ làm cho dòng vốn ra (net capital outflow). (6)
2

Cân bằng cán cân thanh toán (BOP equiplibrium) xảy ra trong các trường hợp sau:
X – IM – F(i) = 0, cân bằng cán cân thanh toán có nghĩa là xuất khẩu ròng của một quốc
gia đúng bằng dòng vốn chảy ra (X – IM) = F(i)) (Hình 1C) (7)
X – IM – F(i) > 0 thặng dư trong cán cân thanh toán (BOP surplus) (Hình 1A) (8)
X – IM – F(i) < 0 thâm thủng trong cán cân thanh toán (BOP deficit) (Hình 1B) (9)
Chúng ta có thể triển khai cân bằng cán cân thanh toán như sau:
P× X(P,e) – P
f
× e × IM (P, e, Y) – F(i) = 0 (10)










Hình 1. Ba trường hợp cân đối cán cân thanh toán.
2.2 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng đến cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập
quốc dân.
Trong trường hợp này chúng ta giả định giá nội địa và tỉ giá hối đoái không thay đổi, chỉ
nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới các biến phụ thuộc. Khi lãi
suất ngân hàng tăng, hoặc giảm sẽ ảnh hưởng tới đường BOP như thế nào và điều đó tác
động tới thu nhập quốc dân ra sao?






`












LM
IS

B
i
i
B
Y

LM
IS

B
i
i
B
Y

LM
IS

B
i
Y
A. Thặng dư cán cân TT
B. Thâm hụt cán cân TT
C. Cân bằng cán cân TT
Dựa vào phương trình (2) và (10),
khi lãi suất ngân hàng giảm từ i

o

tới i
1
, sự thay đổi này của lãi suất
ngân hàng không làm dịch chuyển
đường BOP và đường xuất khẩu
ròng (X – IM)

mà chỉ làm di
chuyển trên hai đường này (xem
hình 2). Kết quả của việc giảm lãi
suất ngân hàng (từ i
o
xuống i
1
) sẽ
làm gia tăng dòng vốn ra thị trường
kinh tế quốc tế (net capital
outflow), đồng thời làm giảm thu
nhập từ Y
o
về Y
1
mặc dù xuất khẩu
ròng có thể tăng lên (xem sự biến
đ
ộng qua h
ình 2).


F(i)

i
o

i
1

F(i
o
)
F(i
1
)

Y
o


Y
1


X
o
– IM
o


X

1



IM
1

Đuờng
BOP
Đường
xuất khẩu
ròng

Hình 2.
Ảnh hưởng của lãi suất tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân

3

2.3 Ảnh hưởng của sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ nội địa tới cân bằng cán cân thanh
toán và thu nhập quốc dân.
Trong trường hợp ảnh hưởng sự thay đổi của giá hàng hoá, dịch vụ đối với cán cân thanh toán,
giả sử lãi suất ngân hàng và tỉ giá hối đoái không thay đổi. Như vậy, chúng ta chỉ xét ảnh hưởng
của giá hàng hoá nội địa tới cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân.
Từ phương trình (2) và (10), nếu giả sử lãi suất (i) và tỉ giá hối đoái (e) không đổi, điều này có
nghĩa là ảnh hưởng của giá chỉ tác động tới đường xuất khẩu ròng mà không ảnh hưởng tới dòng
vốn ra thị trường kinh tế quốc tế F(i). Cũng từ phương trình (10) ta thấy, khi giá nội địa của hàng
hoá, dịch vụ thay đổi, số hạng [P
f
× e × IM (P, e, Y)] trong phương trình (10) sẽ giảm. Như vậy,
sự thay đổi của giá ảnh hưởng tới đường xuất khẩu ròng chủ yếu phụ thuộc vào số hạng [P×

X(P,e)]. Lấy vi phân tổng [P× X(P,e)] ta có: dX/dP = X + P ×dX/dP = X (1 + P/X × dX/dP) = X
(1 + E
x
).




















Trong đó: E
x
là độ co giãn của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với giá. Từ dX/dP = X (1 +
E
x
) ta có nếu |E

x
| > 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu co giãn với giá sẽ làm cho
dX/dP > 0 và ngược lại nếu |E
x
| < 1, tức là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ít co giãn với giá
sẽ làm cho dX/dP <0.
Như vậy, nếu hàng hoá, dịch vụ co giãn với giá thì khi giá tăng sẽ làm cho đường xuất
khẩu ròng dịch chuyển về bên trái và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên trái
làm giảm thu nhập quốc dân. Ngược lại, nếu giá giảm sẽ làm cho đường đường xuất
khẩu ròng dịch chuyển về bên phải và kéo theo đường BOP cũng dịch chuyển về bên
phải làm tăng thu nhập quốc dân.
2.4 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán và thu
nhập quốc dân.
Để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh toán và
thu nhập quốc dân, chúng ta giả sử xét đường BOP cũng như đường xuất khẩu ròng trong
điều kiện chỉ có tỉ giá hối đoái thay đổi, các biến khác trong phương trình (10) không
thay đổi, ta có: khi mà tỉ giá hối đoái tăng, trong điều kiện này [P
f
× e × IM (P, e, Y)]
giảm và [P× X(P,e)] sẽ tăng. Kết quả sẽ làm cho đường xuất khẩu ròng chuyển dịch về
F(i)
i
o


Y
o

Y
1


X
o



IM
o

X
1
– IM
1
Đuờng BOP
giá P
o

Đường xuất khẩu
ròng với giá P
1

Đuờng BOP
giá P
1

Đường xuất khẩu
ròng với

giá P
o

Hình 3. Ảnh hưởng của giá hàng hoá, dịch vụ tới cân bằng cán cân thanh toán và thu nhập quốc dân

4

bên phải, kéo theo đường BOP cũng chuyển về bên phải và như vậy làm cho thu nhập
quốc dân sẽ tăng (xem hình 4).























3. KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập thế giới của nền kinh tế nước ta, chúng ta có nhiêù cơ hội như: tạo
ra môi trường hoà bình, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế; tạo
thế và lực cho nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế; tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài; tiếp thu khoa học,
kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, hội nhập cũng đặt ra cho nền
kinh tế của chúng ta không ít thách thức đó là: nhận thức về hội nhập còn hạn hẹp; chúng
ta phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật pháp, chính sách cho phù hợp với các tổ chức
kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế; nền kinh tế phải đối mặt với sức cạnh tranh cao
hơn; tiến trình hội nhập chúng ta còn nhiều hạn chế, non trẻ, không đồng bộ; các diễn
biến và tác nhân kinh tế bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế thị trường non
trẻ của Việt Nam; mất việc làm, thất nghiệp, phá sản các doanh nghiệp là điều không
tránh khỏi; hội nhập còn là thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kiến thức
và kinh nghiệm của một nền kinh tế mở.
Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng tới thu nhập quốc dân. Cán cân thanh toán ảnh
hưởng chủ yếu của các yếu tố đó là: lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hoá, dịch vụ trong
nước, độ co giãn của xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trong nước với gía và tỉ giá hối đoái.
Kết quả phân tích các mô hình trên cho chúng ta một số kết luận chủ yếu sau:
a) Khi lãi suất ngân hàng tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho
xuất khẩu ròng tăng và làm cho thu nhập quốc dân tăng và ngược lại.
Hình 4. Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái tới cân bằng cán cân thanh
toán và thu nhập quốc dân

F(i)

i
o

Y
1
Y

o
X
1

IM
X
o
– IM
o

Đuờng BOP
với
e
1

Đường xuất
khẩu
ròng với
e
1


Đuờng BOP
với
e
o

Đường xuất
khẩu
ròng với

e
o

5

b) Khi giá cả nội địa của hàng hoá, dịch vụ tăng trong điều kiện hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu co giãn với giá |E
x
| > 1, sẽ làm cho thu nhập quốc dân giảm.
c) Khi tỉ giá hối đoái tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho xuất
khẩu ròng tăng, điều này kéo theo thu nhập quốc dân tăng. Và ngược lại, tỉ giá hối đoái
giảm sẽ làm cho xuất khẩu ròng giảm và làm cho thu nhập quốc dân giảm (trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi).
d) Sự tăng, giảm thu nhập quốc dân nhiều hay ít do ảnh hưởng của các yếu tố lãi suất
ngân hàng, giá cả hàng hoá, dịch vụ nội địa và tỉ giá hối đoái còn phụ thuộc vào độ dốc
của đường xuất BOP. Nếu đường BOP không dốc (co giãn) thì mức độ tăng thu nhập
quốc dân sẽ nhiều hơn so với đường BOP dốc (ít co giãn).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
R
UDIGER DORNBUSCH AND STANLEY FISCHER. 1996. Marcoeconomics Sixth edition. McGrow
Hill.
PAUL A. SAMUELSON AND WILLIAM D. NORDHALLS. 1948. Economics. McGrow Hill
LƯƠNG VĂN TỰ. 2004. Kiến Thức Cơ Bản Về Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế. Bộ Thương Mại.































Nguyễn Văn Song- Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Đại học Nông nghiệp I.
0912231803 hoặc 8766448

×