Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân, tỉ lệ lao động trong dân số và trình độ giáp dục của nữ giới tới tốc độ tăng trưởng GDP, GNP " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.75 KB, 6 trang )

Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

1

Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân, tỉ lệ lao động trong dân số
và trình độ giáo dục của nữ giới tới tốc độ tăng trưởng GDP, GNP
PGS.TS. Nguyễn Văn Song - Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Bên cạnh các nguyên nhân chính làm tăng GDP, GNP của một quốc gia, các yếu tố
khác như năng suất lao động bình quân, tỉ lệ lao động so với dân số, trình độ giáo dục
của nữ giới được cải thiện sẽ có tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bài viết này phân tích tốc độ tăng GDP và GNP bị ảnh hưởng của các yếu tố năng
suất lao động bình quân, tỉ lệ lao động trên dân số, trình độ văn hóa của lao động nữ
được cải thiện và tỉ lệ lao động nữ ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Từ khóa: NS lao động BQ, tỉ lệ lao động trên dân số, trình độ giáo dục của lao động
nữ.

Besides the main causes that increase a country's GDP, GNP, other factors such as
labor productivity by an average labor rate compared to the population, the improved
education leve of women will have an impact on economic growth. This article
analyzes the growth of GDP and GNP affected average labour productivity factors,
the ratio of labour on the population, the education level of female workers was
improved and the ratio of female workers in Vietnam in recent years.
Keywords: average labor productivity, labour rate on the population, the education level of
female laborers.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là 1 trong 12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng
trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của Tổ chức Kinh tế và hợp
tác phát triển (OECD) năm 2010 Việt Nam vẫn là nước đi đầu trong khu vực về tốc
độ tăng GDP thực tế năm 2010 và đặc biệt bình quân 5 năm 2003-2007 (xem bảng 1).


Bảng 1. Tốc độ tăng GDP thực tế của các nước Đông nam á (ĐVT: %)
Nước 2010 Trung bình 2003-2007
Indonesia 6.1 5.5
Malaysia 6.5 6.0
Philippines 6.0 5.7
Singapore 14 7.5
Thailand 7.0 5.6
Việt Nam 6.8 8.1
Bình quân 6 nước 7.3 6.1
Nguồn: Ognization for economic and co-operation development. 2010
Để tính GDP trong kinh tế Vĩ mô, người ta thường sử dụng 3 phương pháp chính đó
là tính theo dòng thu nhập, tính theo chi phí và tính theo giá trị gia tăng. Tốc độ tăng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân (GNP) phụ thuộc vào nhiều vào
các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, bên cạnh đó các chỉ số tăng trưởng này còn phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường khác. Vậy, vấn đề đặt ra là ngoài
các yếu tố chính nằm trong công thức tính GDP theo 3 phương pháp tính trên, các yếu
tố khác như năng suất lao động bình quân, độ tuổi của dân số và trình độ văn hóa của
nữ giới có ảnh hưởng như thế nào tới tốc độ tăng GDP của một quốc gia?
Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

2
Mục đích của bài viết này nhằm phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình
quân, tỉ lệ lao động trong tổng số dân và trình độ văn hóa của nữ giới được cải thiện
tới tốc độ tăng trưởng GDP.
2. NỘI DUNG, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
2.1 Ảnh hưởng của năng suất lao động và tỉ lệ lao động trên dân số tới tốc độ
tăng GDP
Để phân tích được tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố
năng suất lao động trung bình và độ trẻ của dân số như thế nào chúng ta thành lập mô
hình sau:

Giả sử gọi: GDP là thu nhập quốc nội
POP là tổng dân số
L là lao động của một quốc gia
Như vậy ta có lượng GDP bình quân đầu người là:
Thu nhập bình quân đầu người =
POP
GDP
(1)

Nếu ta chia cả tử và mẫu công thức 1 cho L (số lượng lao động của một quốc gia)
kết quả thu nhập quốc nội bình quân đầu người sẽ không thay đổi và ta có:
POP
GDP
=
POP
L
L
GDP
*
(2)
Vế phải của phương trình 2 được chia làm 2 phần: phần 1 (GDP/L) là chỉ tiêu
phản ánh thu nhập quốc nội bình quân trên lao động, hay còn có thể gọi là năng
suất bình quân lao động của một quốc gia. Phần 2 (L/POP) là tỉ lệ số người tham
gia lao động trên tổng dân số của một quốc gia.
Như vậy, mức thu nhập thực sự GDP bình quân đầu người (GDP/POP) có thể cho
ta những thong tin rất cơ bản về lượng hàng hóa, dịch vụ mà mỗi người dân có thể
tiêu dung (GDP/POP) phụ thuộc vào: thứ nhất, năng suất trung bình mà mỗi công
nhân có thể sản xuất và thứ hai, tỉ lệ số người tham gia lao động trên tổng dân số.
Cũng từ phương trình đơn giản trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng GDP
bình quân đầu người có thể tăng lên nếu chúng ta đơn giản tăng tỉ lệ số người

tham gia lao động trên tổng dân số.
2.1.1 Các yếu tố chủ yếu làm tăng năng suất lao động.
a) Vốn con người (human capital)
Dân số và lao động được đào tạo ở trình độ cao về kỹ năng cũng như kỹ sảo trong
hành nghề sản xuất là nguyên nhân chính tăng năng suất lao động. Đức và Nhật
bản là hai nước trong trục phát xít Đức – Ý – Nhật, và cũng là hai quốc gia bị tàn
phá nặng nề nhất sau chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng hai nước này lại là những
nước có khả năng phục hồi nền kinh tế nhanh chóng nhất và trở thành các nước có
nền kinh tế mạnh thứ 2 và tứ 3 thế giới nhờ vào đội ngũ lao động có giáo dục, đào
tạo và kỹ năng cao của hai nước này. Ví dụ: năng suất lao động ở Hoa Kỳ cao gấp
24 lần năng suất lao động bình quân ở Indonesia và 100 lần ở Bangnadesh
(nguồn: Robert H.Frank & Ben S.Bernanke 2009)
Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

3
Bảng 2. Trọng lực lượng lao động của Việt Nam đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật
Nơi cư trú Tổng Sơ cấp Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại học
Toàn quốc 14,9 3,0 5,1 1,8 5,0
Thành thị 31,6 5,7 8,9 3,0 13,9
Nông thôn 8,8 2,0 3,7 1,4 1,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Lao động của Việt Nam đã qua đào tạo rất thấp, theo số liệu thống kê năm 2009
chỉ có 14,9% là đã qua đào tào từ sơ cấp tới đại học tức là khoảng hơn 85% chưa
qua đào tạo. Chỉ tiêu này đặc biệt thấp ở khu vực nông thôn Việt Nam, trình độ

đại học mới chiếm có 1,7% lực lượng lao động, chưa nói tới chất lượng đào tạo
còn yếu và kém. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
b) Vốn vật lý và kỹ thuật công nghệ (physical capital & technology)
Năng suất lao động bình quân của một quốc gia không chỉ ảnh hưởng của từ vốn
con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp bởi “vốn vật lý”, tức là các công cụ, máy
móc mà người lao động được trang bị và điều hành. Ví dụ, một bác sĩ rất giỏi và
lành nghề cũng khó có thể mổ tim nếu không có sự trợ giúp của các loại máy móc
hỗ trợ. Nhiều và các loại máy móc hiện đại đã cùng kết hợp với vốn con người tạo
nên các bước tăng năng suất nhảy vọt.
Với một quốc gia có khả năng áp dụng và phát triển các loại công nghệ mới có
năng suất và hiệu quả cao cho phép tạo ra và nâng cao năng suất lao động. Các
yếu tố này tạo ra lợi thế cạnh tranh do cho các sản phẩm và dịch vụ làm ra.
c) Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (land & natural resources).
Bên cạnh vốn con người, vốn vật lý và kỹ thuật công nghệ, một trong những đầu
vào quan trọng cho phép tạo ra năng suất lao động cao hơn đó là nguồn tài nguyên
về thiên nhiên (natural resources) như: đất đai, năng lượng hóa thạch và các
nguyên liệu khác. Đất đai màu mỡ là điều kiện cần thiết cho sản xuất và phát triển
nông nghiệp. Các loại tài nguyên hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khoáng sản khác
là điều kiện quan trọng tạo đầu vào rẻ hơn và năng suất lao động cao hơn.
d) Khả năng thành lập ngành mới và quản lý sản xuất (entrepreneurship and
management)
Năng suất lao động của công nhân không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như trình
độ văn hóa, giáo dục, tay nghề, kỹ thuật công nghệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên
mà còn phụ thuộc vào quyết định những người quản lý doanh nghiệp, những
người ra quyết định (decision making). Ví dụ: sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào; cụ thể hơn ví dụ trong nông nghiệp bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh
lúc nào, quy trình chăm bón như thế nào, thu hoạch thời gian nào …
Tổng sản phẩm của một quốc gia còn phụ thuộc và sự sáng tạo và tạo lập những
ngành mới, những sản phẩm mới của một số cá nhân sáng tạo. Thành lập ngành

hoặc doanh nghiệp mới, tạo lập một sản phẩm mới có tác dụng không nhỏ trong
việc thu hút nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên vào sản xuất làm tăng GDP
của một quốc gia. Các cá nhân như, Henry Ford và Alfred Sload (ô tô), Andrew
Canegien (thép), John D. Rockefeller (dầu), Bill Gate (tin học) và J.P. Morgan (tài
Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

4
chính) là những cá nhân thể hiện vai trò trung tâm và quan trọng trong tăng trưởng
GDP của Hoa kỳ trong thế kỷ 20 và 21.
2.1.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ lao động trên dân số tới tốc độ tăng trưởng
Cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia. Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta xem xét và phân tích công thức 2. Phần 2
(L/POP) của phương trình 2 là tỉ lệ số người tham gia lao động trên tổng dân số
của một quốc gia.
Thừa số này có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng thu nhập quốc nội bình quân
trên một đầu người (GDP/POP). Trong một nền kinh tế nếu tỉ lệ lao động trên
tổng số dân chúng cao hơn, hay nói cách khác số người trẻ tuổi trong tổng số dân
cao hơn sẽ mang đem lại bình quân GDP đầu người cao hơn so với các dân tộc,
quốc gia có tỉ lệ người trẻ tuổi thấp hơn. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới tỉ lệ
này đó là tỉ lệ sinh đẻ, tỉ lệ số người già và số người về hưu, số lượng lao động
được nhập khẩu từ các nước khác.
2.2 Trình độ văn hóa của lao động nữ được cải thiện
Theo các cách tính toán GDP thông thường, các hoạt động dịch vụ của những
người phụ nữ tại gia đình (homeworks) thường không được tính vào trong tổng
sản lượng quốc nội bởi vì các hoạt động này không được trao đổi trên thị trường.
Nhưng khi trình độ văn hóa của nữ giới được nâng cao, tỉ lệ nữ giới tham gia sản
xuất các sản phẩm được trao đổi trên thị trường cao hơn so với nam giới do 2
nguyên nhân chính. Thứ nhất, do lực lượng nữ được giáo dục cao hơn sẽ tham gia
thị trường lao động sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ, chính vì vậy số lượng
hàng hóa dịch vụ này được một lần tính vào GDP. Thứ hai, những người phụ nữ

có trình độ văn hóa, giáo dục cao hơn này sẽ dùng thu nhập kiếm được do lao
động, sản xuất từ bên ngoài thị trường thuê lại những người phụ nữ khác có trình
độ văn hóa, giáo dục thấp hơn để đảm đương các công việc gia đình, nôi trợ của
mình trước kia. Như vậy, công việc nội trợ trước đây của những người phụ nữ lúc
này đã được trao đổi trên thị trường và được tính vào trong thu nhập quốc dân.
Bảng 3: Tổng số lao động và lao động nữ trong các doanh nghiệp của Việt Nam
Năm Tổng số lao động
(lao động)
Nữ
(lao động)
Chiếm (%)
2000 3.536.998 1.511.047
42.72

2003

5.175.092

Không có s
ố liệu

Không có s
ố liệu

2004

5.770.671

2.494.644


43.23

2005 6.237.396 2.681.432
42.99

2006 6.715.166 2.938.588
43.76
2007 7.382.160 3.249.851
44.02

Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Mặc dù tỉ lệ nữ trong số dân của Việt Nam khoảng 51%, nhưng tỉ lệ số lao động
nữ tham gia các doanh nghiệp chỉ giao động từ 42 – 44%, có xu hướng tăng dần
trong những năm gần đây. Nếu tỉ lệ này tăng lên sẽ làm cho tốc độ tăng GDP của
Việt Nam nhanh hơn so với sự tăng tỉ lệ của nam giới tham gia lao động cho các
doanh nghiệp.
Bảng 4. Lực lượng lao động của Việt Nam chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng
kinh tế - xã hội, 2009
Nơi cư chú/các vùng kinh tế
- xã hội
Tổng điều tra năm 2009 Tỉ trọng
nữ
(%)
Tổng số Nam Nữ Phân bố
% LLLĐ
Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

5
Toàn quốc 49.187.222 25.585.509 23.601.713 100,00 48,00
Thành thị 13.235.482 7.004.409 6.231.073 26,90 47,10

Nông thôn 35.951.740 18.584.100 17.367.640 73,10 48.30
Các vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía
Bắc
6.782.899 3.398.250 3.384.649 13,80 49,90
Đồng bằng sông Hồng 11.117.248 5.539.739 5.577.545 22,60 50,20
Bắc Trung Bộ và DH miền
Trung
10.548.048 5.400.880 5.147.168 21,40 48,80
Tây Nguyên 2.847.823 1.487.038 1.360.785 5,80 47,80
Đông Nam Bộ 7.872.392 4.222.094 3.650.298 16,00 46,40
Đồng bằng sông cửu Long 10.018.776 5.537.509 4.481.267 20,40 44,70
Nguồn: Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010)
Lao động nông thôn của Việt Nam hiện còn chiếm tới 73,10% (2009), trong đó nữ
chiếm tới 48.3%, nếu so sánh tỉ lệ nữ trong các doanh nghiệp (Bảng 3) chỉ có
44.02%. Lao động nữ trong khu vực nông thôn đặc biệt cao ở khu vực đồng bằng
sông Hồng và khu vực trung du miền núi phía Bắc. Các thông tin quan trọng này
có thể cho chúng ta thấy rằng thu hút lao động nữ từ nông thôn, nông thôn khu
vực đồng bằng sông Hồng và khu vực Trung du miền núi phía Bắc là một hướng
quan trọng nhằm tăng GDP nhanh hơn cho quốc gia.
3. KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua chỉ tiêu GDP, GNP thực
tế. Có ba phương pháp cơ bản để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia đó là tính theo dòng chi chi, dòng thu nhập và giá trị gia tăng. Bên cạnh
các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia như: Đầu tư của chính phủ, của dân chúng, tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu;
Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia như lãi
suất, tỉ giá hối đoái, thuế, tiêu dùng cận biên, tiết kiệm cận biên. Các yếu nhân tố
khác ảnh hưởng gián tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế đó là năng suất bình quân
của một lao động, tỉ lệ lao động dân số, trình độ văn hóa của nữ giới tăng lên.

Năng suất lao động của người lao động tăng lên sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sản
lượng của các hãng. Năng suất lao động bình quân trên lao động lại bị ảnh hưởng
của các yếu tố chính đó là: nguồn vốn con người, nguồn vốn khoa học kỹ thuật và
công nghệ, nguồn vốn tự nhiên, khả năng sáng tạo và tạo sản phẩm cũng như
doanh nghiệp mới.
Trình độ văn hóa của nữ giới trong xã hội tăng lên sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng
GDP của một quốc gia nhanh hơn do lực lượng lao động nữ này sẽ tham gia vào
thị trường lao động, số công việc nội trợ của những người này cũng sẽ được thị
trường hóa. Điều này làm tăng GDP của một quốc gia nhanh hơn.
Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động của Việt Nam còn rất
thấp, mới chỉ có 14,9% qua đào tạo tinh chung từ sơ cấp tới Đại học, chưa kể chất
lượng đào tạo còn yếu kém. Dân số Việt Nam có tỉ lệ nữ khoảng 51% trong khi đó
nam khoảng 49%, nhưng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tỉ lệ nữ giới
tham gia mới chỉ giao động xung quanh 43%. Tỉ lệ lao động trong khu vực nông
thôn ở Việt Nam còn chiếm tới 73.10% trong đó lao động nữ chiếm tới 48% và
Nguyễn Văn Song- Tạp chí Kinh tế & Phát triển Số 170 (II) tháng 8/2011 từ trang 37-41

6
đặc biệt cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc. Con
số này cho ta một định hướng thu hút lao động nữ ở nông thôn và các khu vực có
tỉ lệ cao sẽ làm tốc độ tăng GDP và GNP của Việt Nam tăng nhanh hơn./.

Tài liệu tham khảo

1. IMF report 10/2009
2.
Niên giám thống kê 2008. Nhà xuất bản Thống kế
3.
Robert H.Frank & Ben S.Bernanke. 2009. Macroeconomics.
4. Southeast Asian Economic outlook 2010.

www.oecd.org/dataoecd/50/20/46338931.pdf (downloaded 26th August, 2011)
5.
Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010)



×