Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3 THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.05 KB, 14 trang )

1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản trị - Lớp QTL44B2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3

THẨM QUYỀN CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN
Bộ mơn: Luật Tố tụng dân sự
Giảng viên: ThS. Nguyễn Trần Bảo Uyên
Nhóm:
Thành viên
STT Họ và tên

MSSV

1

Nguyễn Tường Vi

1953401020287

2

Đào Ngọc Phương Vi

1953401020286

3

Nguyễn Lê Mai Tiên



1953401020233

4

Nguyễn Thị Phương Uyên

1953401020284

5

Trần Ngọc Thu Uyên

1953401020285

6

Lê Hoàn Bảo Trân

1953401020247

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022


2

Phần 1. Nhận định
1. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngồi ln thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa cấp tỉnh.
Nhận định đúng. 

Theo khoản c Điều 35 BLTTDS 2015 quy định là các tranh chấp về lao động
tại Điều 32 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Tuy nhiên, nếu
vụ án lao động mà có đương sự ở nước ngồi thì theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS
2015 thì TAND cấp huyện sẽ khơng giải quyết mà thẩm quyền sẽ thuộc về TAND
cấp tỉnh theo điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015. Cho nên, vụ án lao động có
đương sự ở nước ngồi sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa cấp tỉnh.
2. Khơng phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành
viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
theo thủ tục tố tụng dân sự.
Nhận định đúng. CSPL: khoản 5 Điều 30 BLTTDS 2015
Tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với
nhau thuộc lĩnh vực thương mại nên nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận không thuộc trường hợp bị vô hiệu hay khơng thực hiện được thì thuộc thẩm
quyền giải quyết của trọng tài thương mại, chứ không phải của Toà án. 
3. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con
cho cha mẹ khi có tranh chấp.
Nhận định sai. CSPL: Khoản 10 Điều 28 BLTTDS 2015, 
Ngồi trường hợp khi có tranh chấp, Tịa án giải quyết việc xác định cha, mẹ
cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình
khi có u cầu.
4. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tịa án nơi
mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa
thuận với nhau bằng văn bản.


3

Nhận định sai. CSPL: Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015
Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về
tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú,

làm việc, có trụ sở giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì ngun đơn có
thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây
thiệt hại giải quyết theo điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên
quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với
người lao động thì ngun đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình
cư trú, làm việc giải quyết theo điểm đ khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.
Trong các trường hợp trên, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tịa án nơi mình
cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp mà khơng cần có sự thỏa thuận với
nhau bằng văn bản giữa các đương sự.
5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú.
Nhận định sai. CSPL: Nghị quyết số 04/2017 NQ- HĐTP ngày 05/05/2017
của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và
Khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015.
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 04/2017 NQ- HĐTP “nếu người bị
kiện là cơng dân Việt Nam thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà
người bị kiện thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật
cư trú”.
Như vậy, Tòa án nơi bị đơn cư trú cịn có thể là Tịa án nơi bị đơn tạm trú.
6. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động
sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Nhận định sai. CSPL: điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
Trong trường hợp tranh chấp không liên quan đến bất động sản nhưng các
đương sự có thỏa thuận với nhau u cầu Tịa án nơi cư trú, làm việc của nguyên


4


đơn giải quyết thì tranh chấp này sẽ khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nơi bị đơn cư trú, làm việc.
7. Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân
sự của Tòa án nhân dân.
Nhận định sai. 
Căn cứ Khoản 1 Điều 26 BLTTDS 2015 quy định tranh chấp về quốc tịch
Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân. Từ quy định của điều luật có thể hiểu nếu tranh chấp về quốc tịch mà giữa các
bên đương sự không phải là cá nhân mà là pháp nhân thì khơng thuộc thẩm quyền
của Tịa án nhân dân.
8. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện ln do Chánh
án Tịa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Nhận định sai. CSPL: Khoản 2, Khoản 3 Điều 41 BLTTDS 2015.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện
thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì do Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao giải quyết theo Khoản 3 Điều 41 BLTTDS 2015.
9. Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện
ly hơn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.
Nhận định sai. CSPL: Điều 39 BLTTDS 2015.
Trường hợp đương sự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi
cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết
tranh chấp vụ kiện ly hơn thuộc Tồ án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn. Hoặc
đối tượng tranh chấp trong vụ kiện ly hơn là bất động sản thì chỉ có Tịa án nơi có
bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
10. Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ lý
vụ án dân sự.
Nhận định sai. CSPL: Điều 42 BLTTDS 2015.
Việc nhập hoặc tách vụ án chỉ được thực hiện khi Tòa án đã tiến hành thụ lý

riêng biệt từng vụ án dân sự để giải quyết. Trong quá trình xem xét, giải quyết mà


5

Toà Án nhận thấy cần nhập hoặc tách vụ án thì phải bảo đảm việc nhập hoặc tách
vụ án đó đúng pháp luật.


6

Phần 2. Bài tập
Ngày 08/3/2012, ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) và
Ông Trịnh Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh) có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở số 06575 ngày 08/3/2012 tại Phịng cơng Chứng số 2 đối với nhà đất
926 (trệt) Đường Tr1, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, giá chuyển
nhượng là 14.500.000.000 đồng. Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và đã giao
tồn bộ giấy tờ cho ơng Ph, số tiền 4.000.000.000 đồng cịn lại ơng Ph sẽ giao sau
khi hồn tất thủ tục chuyển nhượng theo quy định. Ơng Ph đã được Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập nhật sang tên đối với nhà đất trên vào ngày
14/3/2012 nhưng đến nay vẫn không chịu trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000
đồng. Nay ông Đ khởi kiện ông Ph yêu cầu ông Ph trả lại cho ông Đ số tiền
4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên theo lãi suất cơ bản của
Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012 đến khi xét xử sơ thẩm. Hỏi:
1. Xác định tư cách đương sự.
Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 68 BLTTDS 2015:
Nguyên đơn: ông Du Văn Đ - là người khởi kiện vì cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Bị đơn: ông Trịnh Quốc P

2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
Đây là tranh chấp dân sự thuộc khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 về yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, cụ thể là Hợp đồng dân sự về mua bán
nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Xác định Tịa án có thẩm quyền.
Vụ việc trên có nguyên đơn là người Việt Nam cư trú tại nước ngoài và bị
đơn là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam, do đó theo điểm a Khoản 1 Điều 469
BLTTDS 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Thứ nhất, xét thẩm quyền theo vụ việc: Căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS
2015 thì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.


7

Thứ hai, xét thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ khoản 3 Điều 35 và khoản
1 Điều 37 BLTTDS 2015 thì vụ án dân sự này có ơng Du Văn Đ là đương sự đang
cư trú tại nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp tỉnh.
Thứ ba, xét thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015 thì Tịa án nơi bị đơn cư trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự được quy định tại Điều 26
BLTTDS.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thuộc về Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh.


8

Phần 3. Phân tích án (Bản án số: 356/2018/KDTM-ST)
- Tóm tắt bản án:

Ngun đơn: Ơng Trần Minh Hồng – Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa
kiểng Bảy Hương.
Bị đơn: Cơng ty Cổ phần Tập đồn Khang Thơng
Ngun đơn có xác lập hợp đồng số 29, số 41 về việc mua cây ăn trái và cây
kiểng với bị đơn và hợp đồng mua cây cảnh quan số 46.
Ngày 30/3/2011: hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng mua cây số 29, bị
đơn còn nợ nguyên đơn 1.510.000.000 đồng.
Ngày 02/6/2011: hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng mua cây số 41, bị
đơn còn nợ 3.751.000.000 đồng.
Ngày 09/4/2012 và ngày 06/5/2013, hai bên ký hai biên bản nghiệm thu, bị
đơn còn nợ 4.770.000.000 đồng và 810.000.000 đồng.
Ngày 05/5/2016, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả số tiền còn nợ
theo hợp đồng 29, 41 và 46 tổng cộng là: 10.031.000.000 đồng và tiền lãi chậm trả.
Phía bị đơn khơng đồng ý u cầu của ngun đơn vì cho rằng quan hệ pháp
luật tranh chấp trong vụ án là kinh doanh thương mại chứ không phải là tranh chấp
về đòi tài sản.
Các hợp đồng và văn bản hai bên xác lập vào thời điểm năm 2010 đến 2012
nhưng đến nay nguyên đơn mới khởi kiện do đó đã quá thời hạn 2 năm và đã hết
thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 319 LTM 2005 và đề nghị Tồ án đình
chỉ vụ án.
Đối với Hợp đồng số 29 và 41, Hội đồng xét xử xác định đây là tranh chấp
phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại về việc địi lại tài sản nên khơng
áp dụng thời hiệu với tranh chấp này. Hội đồng xét xử bác bỏ lý do và buộc bị đơn
phải trả tiền cho nguyên đơn đối với 2 hợp đồng này.
Đối với hợp đồng số 46, Hội đồng xét xử xác định quan hệ tranh chấp trong
hợp đồng này là “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá” và thời hiệu khởi kiện
bắt đầu lại kể từ ngày 28/11/2018.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:



9

Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Đây là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận. Cơng ty Khang Thơng là bị đơn có trụ sở tại Quận 1
nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân Quận 1, TPHCM theo
quy định tại Khoản 1 Điều 30, Điểm b Khoản 1 Điều 35, Điểm a Khoản 1 Điều 39
Luật TTDS 2015.
Về quan hệ tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn: Tranh chấp giữa ông
Trần Minh Hoàng – Đại diện Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương và Công ty Khang
Thông xuất phát từ việc Công ty Khang Thông không thực hiện theo như nội dung
hợp đồng đã ký kết giữa các bên về nghĩa vụ trả tiền cho ơng Trần Minh Hồng.
Ngồi ra: 
 Thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện khi nguyên đơn nhiều lần thay đổi yêu
cầu khởi kiện.
 Việc ký kết biên bản thanh lý của các bên có làm chấm dứt quyền và nghĩa
vụ các bên trong hợp đồng.
 Hết thời hiệu khởi kiện thì Tồ án giải quyết như thế nào?
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy
phạm pháp luật nào?
Hoạt động mua bán cây cảnh giữa Hộ kinh doanh Hoa kiểng Bảy Hương và
Công ty Khang Thông là hoạt động thương mại phát sinh nhằm mục đích sinh lợi
cho nên chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2017.
Đối với các hoạt động mua bán tại hợp đồng số 29, 41 và 46, hai bên thỏa
thuận thực hiện việc mua bán và có tranh chấp xảy ra trong lúc thực hiện nghĩa vụ
của các hợp đồng. Tranh chấp trên thuộc loại tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại về việc đòi lại tài sản. Theo khoản 3 Điều 4 Luật thương
mại 2005 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Hoạt động thương mại không được quy
định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ

luật dân sự”. Căn cứ khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp phát
sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký


10

kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Vì vậy sẽ chịu sự điều chỉnh
của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
2. Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ
hợp đồng chấm dứt hay không?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hồn tất một cơng việc nào
đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau
q trình hồn thành cơng việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các
quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về
sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện. Vì
vậy, kể từ thời gian các bên ký vào biên bản thanh lý hợp đồng, quan hệ hợp đồng
coi như đã được chấm dứt.
Ở phần nhận định của Tồ án có đoạn: “Ngày 30/3/2011, các bên lập biên
bản thanh lý hợp đồng mua cây số 29/TLHĐMC.2011. Theo biên bản thanh lý hợp
đồng thì: Căn cứ hợp đồng mua cây số 29, căn cứ biên bản giao nhận ngày
17/9/2010 và biên bản nghiệm thu cây ngày 16/12/2010 giữa ơng Trần Minh
Hồng và Cơng ty Khang Thơng xác nhận: Bên A đã hồn thành khối lượng công
việc theo Điều 3 của hợp đồng 29, tổng giá trị hợp đồng là 2.654.000.000 đồng,
tổng giá trị thực hiện là 2.510.000.000 đồng, bên B đã thanh tốn cho bên A là
1.000.000.000 đồng, số tiền cịn lại là 1.510.000.000 (Một tỉ năm trăm mười triệu)
đồng. Bên B thanh tốn số tiền cịn lại cho bên A ngày…tháng…năm 2011. Kể từ
ngày…tháng…năm 2011, hợp đồng số 29/HĐMC.2010 được thanh lý xong quyền,
nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ và sẽ chấm dứt mà khơng có vướng mắc
hay tranh chấp gì”. Ở biên bản thanh lý Hợp đồng số 41 cũng tương tự. 

Như vậy là hợp đồng 29 và 41 đã được các bên thực hiện xong, quyền, nghĩa
vụ của các bên đã chấm dứt đồng thời quan hệ hợp đồng cũng chấm dứt theo
khoản 1 Điều 422 BLDS 2015. Riêng Cơng ty Khang Thơng vẫn cịn nghĩa vụ trả
tiền cho Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy Hương theo biên bản thanh lý hợp
đồng số 29, số 41. 


11

3. Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền
sở hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại.
Tranh chấp yêu Tranh chấp quyền sở hữu tài sản
cầu thực hiện
nghĩa vụ dân sự

Tranh chấp về hợp
đồng kinh doanh
thương mại

Yêu cầu xác định
nghĩa vụ, quyền
của các bên trong
hợp đồng dân sự
và các nghĩa vụ
pháp lý phát sinh
từ tranh chấp đó.

Phát sinh trong hoạt
động kinh doanh,
thương mại giữa các

cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh
với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận.

Người khởi kiện yêu cầu TAND
xác định họ là chủ sở hữu tài
sản, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản  hoặc là đồng sở hữu
tài sản với người khác và do các
bên không tự giải quyết được
nên yêu cầu TÁ giải quyết.

4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?
Tranh chấp kinh doanh, thương mại về việc đòi lại tài sản thuộc khoản 1
Điều 30 BLTTDS 2015: 
+ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại: các hợp
đồng về việc mua bán cây ăn quả và cây kiểng
+ Giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau: các chủ thể phát
sinh tranh chấp trong quan hệ tranh chấp này là các thương nhân. Trong trường
hợp này, ơng Trần Minh Hồng – Đại diện Hộ Kinh doanh Cơ sở Hoa kiểng Bảy
Hương và Cơng ty Cổ phần Tập đồn Khang Thơng đều là các tổ chức kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật và phải đăng ký kinh doanh. Hay nói
cách khác, cả nguyên đơn và bị đơn đều là thương nhân.
+ Đều có mục đích lợi nhuận: Ngun đơn và bị đơn ký kết với nhau các
hợp đồng về việc mua bán cây ăn quả và cây kiểng, cụ thể bên mua là bị đơn, bên
bán là nguyên đơn. Mục đích ký kết hợp đồng giữa các bên là nhằm sinh lợi nhuận
và liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại của từng bên. 



12

5. Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể
nào? Người khởi kiện hay Tòa án?
Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, cần phải dựa vào yêu cầu của
đương sự và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham
gia. Vậy nên trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật thuộc về Tồ án vì Tồ án
mới có thể đủ trình độ chun mơn để xác định một cách khách quan và chính xác.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015, việc “xác định quan hệ
tranh chấp” thuộc về Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Theo đó, trong
giai đoạn này, sau khi xác định chính xác được quan hệ tranh chấp, Thẩm phán cần
phải xem xét tính đúng đắn trong thẩm quyền thụ lý của Tòa án để quyết định việc
xét xử trong giai đoạn tiếp theo.
6. Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác
định khác với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tịa án sẽ
giải quyết như thế nào?
Đối với trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác
định khác với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tịa án xác định thì Tịa án sẽ giải
quyết theo quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định.
Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, căn cứ Khoản 2 Điều 191
BLTTDS 2015 trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện
thì Chánh án Tịa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
+ Nếu Thẩm phán xác định tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tịa án mình thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công
xem xét đơn khởi kiện, Thẩm phán phải chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm
quyền giải quyết theo điểm c Khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015.
+ Nếu Thẩm phán xác định quan hệ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án thì Thẩm phán sẽ tiến hành trả lại đơn khởi kiện theo điểm đ
Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
+ Nếu vụ việc dân sự đã được thụ lý mà sau đó mới phát hiện khơng thuộc

thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tịa án đó phải ra quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tịa án có thẩm quyền giải quyết và xóa tên vụ án
đó trong sổ thụ lý đồng thời quyết định này phải gửi ngay cho VKS cùng cấp,


13

đương sự, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 41
BLTTDS 2015
7. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết Tịa án có được quyền đình chỉ giải
quyết vụ án khơng? Tại sao?
- Đối với hợp đồng 29 và hợp đồng 41: xác định đây là tranh chấp phát sinh
trong hoạt động kinh doanh, thương mại về việc đòi lại tài sản. Căn cứ các quy
định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội;
khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ - HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và điểm b khoản 2 Điều 23 của Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, thì
khơng áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp này. Tại phiên tòa, phía bị đơn thừa
nhận nội dung của các biên bản thanh lý hợp đồng số 29 và 41 và không có chứng
cứ chứng minh cho việc đã trả nợ cho nguyên đơn theo hợp đồng 29 và 41. Do đó,
cần buộc bị đơn thực hiện nghĩa vụ của mình. Ý kiến của bị đơn và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn về việc đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do hết
thời hiệu khởi kiện là khơng có căn cứ chấp nhận.
- Đối với hợp đồng 46: có cơ sở xác định bị đơn đã nhận số cây được giao
theo hợp đồng 46 nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn. Điều
này đủ cơ sở khẳng định bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 157 BLDS 2015. Vì vậy, áp dụng điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 157
BLDS 2015 để tính lại thời hiệu khởi kiện và xác định quan hệ tranh chấp đối với
hợp đồng 46. Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày 28/11/2018, quan hệ tranh
chấp theo hợp đồng 46 là: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”. Do đó, ý

kiến của bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn về việc đình
chỉ giải quyết vụ án vì lý do hết thời hiệu khởi kiện là khơng có căn cứ chấp nhận.
8. Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có ảnh hưởng
đến việc xác định thời hiệu khởi kiện hay không?
Nếu việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện làm thay đổi hoặc
phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định
thời hiệu khởi kiện.


14

Vì thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào quan hệ pháp luật tranh chấp. Ví dụ đối với
các vụ việc tranh chấp về hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm (Điều 429
BLDS 2015), hoặc thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối
với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623
BLDS 2015).
Ví dụ: Ban đầu nguyên đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở và
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau đó nguyên đơn bổ sung thêm yêu cầu buộc
bị đơn trả tiền vay còn nợ. Trường hợp này là bổ sung yêu cầu khởi kiện nhưng
làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp khác là tranh chấp về hợp đồng
vay tài sản. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện.



×