Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

CHO BỆNH NHÂN ăn BẰNG ỐNG THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.53 KB, 20 trang )

CHO BỆNH NHÂN ĂN BẰNG
ỐNG THƠNG

Ths. Nguyễn Thị phương
Bộ mơn Điều dưỡng


Mục têu 

1. Kể được mục đích và các chỉ định khi cho người bệnh ăn qua sonde. 
2. Mô tả và thực hiện được kỹ thuật cho ăn qua ống thông mũi dạ dày. 
3. Kể được các yếu tố quan trọng trong việc cho ăn qua ống thông mũi dạ dày. 


1. Mục đích 

 
Là phương pháp dùng ống thơng bằng nhựa dẻo (tube levine) đưa vào tận dạ dày
qua đường mũi hay miệng để đem thức ăn vào. 


2. Chỉ định 

Áp dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh không tự ăn uống được: 
− Người bệnh mê man. 
− Nuốt khó do liệt mặt. 
− Gãy xương hàm. 
− Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. 
− Ung thư lưỡi, thực quản. 
− Bệnh uốn ván nặng. 
− Người bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít. 




3.Chống chỉ định

- Tắc ruột
- Viêm tụy cấp nặng
- Dò tiêu hóa cung lượng cao
- Tiêu chảy hay nơn ói kéo dài
- Đang xuất huyết tiêu hóa
- Viêm ruột tiến triển
- Huyết động học không ổn định


4. Nhận định người bệnh 

− Tình trạng bệnh lý: hơn mê, tai biến mạch máu não, uốn ván, sứt môi, hở hàm
ếch... 
− Tình trạng niêm mạc mũi, miệng. 
− Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày (nếu cho ăn lần sau). 
− Vị trí ống thơng (tube Levine) (nếu cho ăn lần sau). 
− Khẩu phần và chế độ ăn bệnh lý. 
− Cân nặng và tnh chất phân. 


4. Chuẩn bị người bệnh 

0
− Cho người bệnh nằm đầu cao 30-45 . 
− Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh nếu người bệnh hôn mê về
ý nghĩa việc nuôi ăn người bệnh qua tube Levine.





Khay dụng cụ cho ăn bằng ống


5. Tiến hành
- Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh nhân.
- Kéo bình phong che dể tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
- Cho bệnh nhân ngồi quay mặt về phía người làm thủ thuật hoặc nằm đầu cao (nếu
bệnh nhân nằm), trẻ sơ sinh, bệnh nhân hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp dể
tránh thức ăn trào vào đường hơ hấp.
- Chồng tấm nylon trước ngực bệnh nhân và quanh cổ, phủ khăn bơng ra ngồi.
- Vệ sinh mũi nếu dặt ống qua dường mũi.
- Ðiều dưỡng viên rửa tay.
- ĐỔ DẦU nhờn ra cốc.


5. Tiến hành



 Ðo ống thơng, đánh dấu mức đo và cuộn ống lại (tránh chạm ống thông vào
người bệnh) đo từ đỉnh mũi đến dái tai và từ dái tai đến mũi xương ức.

- Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông.
- Ðặt khay quả dậu dưới cằm và má bệnh nhân.
- Ðưa ống thông vào dạ dày qua đường mũi hoặc đường miệng bằng cách:
Một tay điều dưỡng cầm đầu ống thông (kiểu cầm bút)



Cách đo ống thông


5. Tiến hành




Một tay cấm phần ống cịn lại (đã cuộn).
Nhẹ nhàng đưa ống vào một bên lỗ mũi bệnh nhân. Khi ống tới họng thì bảo
bệnh nhân nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống vào đến mức đánh dấu (tới cánh
mũi hoặc môi).

- Trong khi đưa ống thông vào nếu bệnh nhân có phản ứng (ho sặc sụa hoặc tm tái
khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.
- Kiểm tra ống thông: bảo bệnh nhân há miệng xem ống có bị cuộn ở trong họng
khơng.


5. Tiến hành



CĨ 3 CÁCH kiểm tra ống dẫn để chắc chắn ống vào tới dạ dày:

a) Lắp bơm tiêm vào đầu ống hút thử xem có dịch dạ dày khơng.
b) Nhúng đầu ống vào chén nước xem có sủi bọt khơng (nếu có sủi bọt theo nhịp
thở là đưa nhầm ống vào đường khí quản).

c) Dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông đồng thời dùng ống nghe để xem hơi có
vào dạ dày khơng.
- CỐ ÐỊNH ống thơng vào mũi và má bệnh nhân bầng băng dính


- Cho ăn.
- Lắp phễu hoặc bơm tiêm 50ml vào đầu ngồi của ống thơng hoặc ống Levin.
- ĐỔ VÀO phễu một ít nước chín cho chảy qua ống thơng.
- ĐỔ THỨC ăn vào phễu, có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp
ống đồng thời theo dõi bệnh nhân..
- Sau khi cho ăn xong, đổ vào ống một ít nước chín để làm sạch lịng ống tránh thức
ăn lên men, làm tắc ống.
- Ðậy nút ống thông lại hoặc lấy gạc buộc đầu ngoài của ống, gập ống lại nhằm giữ
ống kín để thức ăn khơng bị trào ra ngoài ống.


 Cách cho ăn qua sonde


5. Tiến hành



 CỐ ÐỊNH ống thơng vào phía đầu giường bệnh nhân bầng kim băng. Ðể lại đoạn
ống để bệnh nhân xoay trở dễ dàng, khơng làm tuột ống ra ngồi.

- Rút ống thông (nếu không cần dể lưu đến bữa sau)
- Tháo bỏ tấm nylon và khăn bông.
- Lau mặt và miệng cho bệnh nhân
- Theo dõi bệnh nhân sau khi ăn (quan sát hiện tượng trào ngược).

- Sửa lại giường cho bệnh nhân và cho bệnh nhân nầm ở TƯ THẾ THOẢI MÁI.


5. Tiến hành



Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ cho ăn.
- Loại thức ăn, số lượng
- Tình trạng của bệnh nhân khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn.
- Tên người làm thủ thuật.


5. Những điểm cần lưu ý 

− Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới bơm thức ăn vào. 
− Rút dịch và thử trên giấy quì là cách tốt nhất để xác định vị trí ống vào đúng trong
dạ dày. 
− Nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm vào không quá 30ml ở
người lớn và 10ml ở trẻ sơ sinh. 
− Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ: tránh bơm mạnh thức ăn vì có thể làm người
bệnh nơn ói do dạ dày bị kích thích. 
− Khi cho nước hoặc thức ăn, phải cho vào liên tục tránh bọt khí. 
− Săn sóc mũi, miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống. 


5. Những điểm cần lưu ý 


− Thay ống mỗi 5-7 ngày hoặc thay sớm hơn nếu ống bị bẩn. 
− Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi. 
− Có thể đặt ống qua miệng nếu người bệnh bị viêm mũi (sổ mũi, chảy máu cam). 
− Cố định ống phải chừa khoảng cách để cử động, tránh chèn ép lên cánh mũi gây
hoại tử. 
− Theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên. 
− Theo dõi dịch tồn lưu trong dạ dày cho lần ăn sau, nếu >100ml phải báo bác sĩ. 




×