Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TƯ DUY VÀ LÝ LUẬN KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------------NGUYỄN DUY KHÁNH

TƯ DUY VÀ LÝ LUẬN KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI
TIỂU LUẬN

Chuyên ngành:

Kiến trúc

Mã số:

21KT21

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.KTS LÊ THANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH – 08/2022


2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .......................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................... 5


PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 10
CÂU 1.
TRÌNH ĐĨ

TƯ DUY HÌNH THÀNH/ ẤN ĐỊNH HÌNH THỨC TRÊN CƠNG
10

1.1

Robert Charles Venturi Jr. .......................................................... 12

1.2

Vanna Venturi House (Mother’s house). .................................... 13

1.3

Tiểu kết ....................................................................................... 22

CÂU 2.

TƯ DUY HÌNH THÀNH/ ẤN ĐỊNH Ý NGHĨA TRÊN CƠNG

TRÌNH ĐĨ

23

2.1


Kenzo Tange ............................................................................... 25

2.2

Trung tâm thể dục thể thao (TTTD) Kagawa (Kagawa Prefectural

Gymnasium) ................................................................................................. 25
2.3

Tiểu kết ....................................................................................... 33

CÂU 3.

TƯ DUY HÌNH THÀNH/ ẤN ĐỊNH Ý NIỆM TRÊN CƠNG

TRÌNH ĐÓ.

34

3.1

Toyo Ito ....................................................................................... 35

3.2

Sendai Mediatheque (Thư viện và nhà trưng bày) ..................... 35

3.3

Tiểu kết ....................................................................................... 46


KẾT LUẬN ................................................................................................. 47


3

CÂU 4.

CHỌN MỘT CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI Ở VIỆT

NAM CHO THẤY NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC TƯ DUY
NÊU TRÊN.

49

4.1

Đền tưởng niệm Vua Hùng (Tp. HCM) (ĐTNCVH) ................. 50

4.2

Hình thức..................................................................................... 50

4.3

Thể hiện tinh thần và bản sắc dân tộc truyền thống (Tư duy ý

nghĩa)
4.4


51
Tiểu kết ....................................................................................... 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. 58


4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1-1. Một số “xu hướng” kiến trúc trong khoảng thời gian vào cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX.[1] ....................................................................................... 8
Bảng 1-1. Các xu hướng và đặc điểm theo lối tư duy hình thức. ................ 10
Bảng 2-1. Các xu hướng và đặc điểm theo lối tư duy ý nghĩa..................... 23
Bảng 3-1. Các xu hướng và đặc điểm theo lối tư duy ý niệm ..................... 34
Bảng 3-2. Tổng kết đặc điểm theo các lối tư duy ........................................ 47
Bảng 3-3. Tổng kết đặc điểm của cơng trình tương ứng với các tư duy thiết
kế .......................................................................................................................... 48
Bảng 4-1. Danh sách một số các cơng trình đoạt GTKTQG quốc gia từ 2000
đến nay. ................................................................................................................ 49


5
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1. Mặt tiền nhà Vanna Venturi ........................................................ 15
Hình 1-2. Tỷ lệ mặt tiền ............................................................................... 15
Hình 1-3. Palladian architecture................................................................... 15
Hình 1-4. Bất đối xứng, mặt trước và sau .................................................... 16
Hình 1-5. So sánh hình ảnh “vịm” của Vanna Venturi House và cung vịm
của kiến trúc Roman............................................................................................. 17
Hình 1-6. Một góc mặt tiền nhà với vịm “phi cấu trúc” ............................. 18

Hình 1-7. Cầu thang với độ dốc “vơ lý”. ..................................................... 19
Hình 1-8. Cầu thang "cụt". ........................................................................... 19
Hình 1-9. Kích thước của lị sưởi và chiều cao của lị sưởi so với kích thước
của căn phịng. ...................................................................................................... 19
Hình 1-10. Mơ hình 3d cơng trình Vanna Venturi House ........................... 20
Hình 1-11. Sự đa dạng và phức tạp trên mặt đứng của cơng trình .............. 22
Hình 2-1. Villa Seijo (1951 – 1953) ............................................................ 26
Hình 2-2. TTTD Kagawa và cơng trình xung quanh ................................... 28
Hình 2-3.Khán đài và trụ đỡ ........................................................................ 29
Hình 2-4. Mặt cắt ......................................................................................... 30
Hình 2-5. Shōfuku-ji (正福寺) (1942)[13] .................................................. 31
Hình 2-6. Mặt đứng TTTD Kagawa ............................................................ 31
Hình 2-7. Chi tiết thốt nước mơ phỏng kiến trúc gỗ truyền thống............. 32
Hình 2-8. Chi tiết thốt nước mái ................................................................ 33
Hình 3-1. Aluminum House, Fujisawa, Kanagawa, 1970-1971 .................. 36
Hình 3-2. Mặt tiền từ đại lộ Jozenji-dorii Ave............................................ 39
Hình 3-3. Mặt tiền tạo hiệu ứng thị giác ...................................................... 40
Hình 3-4. Mơ hình cơng trình và dãy cây Keyaki ....................................... 41
Hình 3-5. Mặt cắt chứng năng của từng bó “ống” ....................................... 42


6
Hình 3-6. Mơ hình bó “ống” uốn lượn qua các tầng . ................................. 42
Hình 3-7. Mơ hình diễn tả ánh sáng từ canopy xuống các tầng dưới thơng qua
bó “ống” ............................................................................................................... 43
Hình 3-8. Mặt bằng Sendai Mediatheque .................................................... 44
Hình 3-9. Sự khác biệt lớp “da” phía tây và phía nam cơng trình ............... 45
Hình 4-1. Mặt bằng mái ĐTNCVH ............................................................. 51
Hình 4-2. Sân trong và cột đá trên Sân vọng ............................................... 52
Hình 4-3. Tồn cảnh sân vọng ..................................................................... 52

Hình 4-4. Hình ảnh đồ họa nhìn từ phía sau với hệ cột và mái ................... 53
Hình 4-5. Mặt trước với sảnh đón ................................................................ 54
Hình 4-6. Sân trong “Âm bản Trống Đồng” ................................................ 55
Hình 4-7. Tiểu đình kiến trúc phục cổ ......................................................... 56


7
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự xuất hiện và đổi mới các khuynh hướng tư duy trong Nghệ thuật – Kiến
trúc (KT) là một hành trình có tính qui luật, tất yếu và hữu ích. Mỗi xu hướng tư
duy mới được hình thành sẽ là một gam màu mới bổ sung và làm phong phú thêm
bức tranh vốn đa diện, đa sắc của Nghệ thuật – Kiến trúc.
Trong đó, thời kỳ kiến trúc đương đại là sự bùng nổ các xu hướng với khơng
chỉ thay đổi về mặt “hình thức” mà cịn cả “nội dung” của cơng trình kiến trúc.
Mặc dù khơng có định nghĩa rõ ràng về những gì tạo nên kiến trúc Đương đại,
nhưng nó bao gồm một loạt các phong cách xây dựng ngày nay, thường trơng hồn
tồn khác biệt với nhau và đôi khi là so với bất kỳ phong cách xây dựng nào trước
đây. Điều này là nhờ vào vô số đổi mới trong vật liệu và kỹ thuật xây dựng đã làm
cho kiến trúc đương đại trở nên khả thi trong tất cả các lần lặp vô hạn của nó.
“Kiến trúc Đương đại (contemporary architecture) là kiến trúc đương thời,
có thể là kiến trúc hiện đại. Song cần phân biệt với kiến trúc Hiện đại - Modernism
(có viết hoa) là nền kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại, ra đời ở châu Âu vào cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.” [4]
Thời kỳ kiến trúc Đương đại xuất hiện hàng loạt xu hướng kiến trúc với các
tên tuổi nổi bậc. Để tránh nhầm lẫn các thời kỳ và có cái nhìn tổng quan về các xu
hướng trong khoảng thời gian kiến trúc đương đại theo bảng 1-1.


8
Bảng 1-1. Một số “xu hướng” kiến trúc trong khoảng thời gian vào cuối

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.[1]
“XU HƯỚNG”
Kiến trúc Hiện đại

KHÔNG GIAN

THỜI GIAN

Châu Âu

1930-1960

Châu Âu

Cuối thế kỷ 19 đầu

(Phong cách Quốc tế)
Chủ nghĩa biểu hiện
(Expressionism)
Kiến trúc Hậu hiện đại
(Post-Modernism)
Chủ nghĩa Giải tỏa kết cấu

thế kỷ 20
Xuất phát từ Mỹ và

1970 – nay

lan rộng khắp thế giới


Phần Lan

1980-nay

Italia

1960

Mỹ, châu Âu,

1980 – nay

(Deconstructionism)
Chủ nghĩa Duy Lý
(Rationalism)
Hiện đại mới
(New-Modernism)

Nhật,..
1970-nay

Kiến trúc High-tech
Chuyển hoá luận

Nhật

1960 – 1980

(Metabolism)
Như vậy, Kiến trúc Đương đại đã chứng minh khơng có khuynh hướng tư

duy nào mang tính ưu việt tuyệt đối, mà cũng có thời điểm phát triển cao trào, có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sau đó sẽ phải nhường lại cho khuynh hướng tư duy
mới, để đi đến sự phát triển mới. Sự xuất hiện của các khuynh hướng tư duy mới
khơng có nghĩa là dấu chấm hết của những khuynh hướng Nghệ thuật – Kiến trúc
trước đó.
Thơng qua Bảng 1.1 Một số “xu hướng” kiến trúc trong khoảng thời gian vào
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ta có thể thấy các xu hướng như Hình thức (khả
kiến), ý nghĩa (khả nghĩa) và ý niệm (khả niệm) là ba yếu tố quan trọng trong tư


9
duy sáng tạo nghệ thuật – kiến trúc. Những tính chất trên đã luôn đồng hành với
kiến trúc qua các thời kỳ lịch sử, nhưng tùy thuộc vào các giai đoạn văn hóa, lịch
sử khác nhau mà chúng được đề cao và đúc kết thành những lý thuyết hoặc lý luận
tương ứng.
Các yếu tố khả kiến của kiến trúc luôn được nhận thức và thừa nhận khá dễ
dàng như là đặc tính tất yếu trong khi hai yếu tố cịn lại chỉ mới được thừa nhận
và khai thác trong thời gian gần đây. Nhìn chung, lịch sử tư duy thiết kế kiến trúc
có thể được nhìn nhận như là sự chuyển dịch từ tính chất hình thức (khả kiến), ý
nghĩa (khả nghĩa) đến ý niệm (khả niệm) hay có thể hiểu hơn nữa là sự chuyển
biến của ba mơ hình tư duy thiết kế chủ đạo đó là: hình thức luận, cấu trúc luận và
hiện tượng luận.


10

PHẦN NỘI DUNG
CÂU 1. TƯ DUY HÌNH THÀNH/ ẤN ĐỊNH HÌNH THỨC TRÊN CƠNG
TRÌNH ĐĨ
Kiến trúc Ai Cập cổ đại và kiến trúc thời Trung cổ. Hình thức kiến trúc, cùng

với bố cục không gian đã tạo thành một kiến trúc mang tính biểu tượng cao. Kiến
trúc lúc này hướng tới sự tượng trưng cho tinh thần vương quyền lẫn tôn giáo,
nhằm phục vụ cho các nhu cầu xã hội nhất định. Việc sáng tác, cảm nhận và thụ
hưởng của công chúng lúc bấy giờ được dẫn dắt theo các hình thức đó.
Ở một phương thức sáng tác kiến trúc khác, người Hy Lạp – La Mã cổ đại
xem kiến trúc tượng trưng cho lý tưởng về cái đẹp, cái hài hòa. Tri thức về Cổ
điển là đại diện lớn nhất và duy nhất để lý giải về kiến trúc với chủ đích kiến trúc
hướng tới thẩm mỹ dẫn đến lý tưởng và chuẩn mực.
Thế kỷ XX, Sau cùng thì Chủ nghĩa Cơng năng cũng đã tự mình giải thốt
mạnh mẽ khỏi tư duy của Chủ nghĩa Cổ điển. Sáng tác kiến trúc nói chung người
cảm thụ nói riêng đều phải hoặc được tiếp cận dựa trên yếu tố công năng của cơng
trình như một ngun tắc tiên quyết.
Trong thời hiện đại nổi lên một số xu hướng kiến trúc được cho là theo lối tư
duy hình thức luận với các đặc điểm nổi bậc theo bảng 1-1.
Bảng 1-1. Các xu hướng và đặc điểm theo lối tư duy hình thức.
“XU HƯỚNG”
Chủ nghĩa hiện đại

ĐẶC ĐIỂM
 Đề cao công năng, cho rằng hình thức đi theo cơng
năng.
 Hình khối vng vắn, kỷ hà
 Tỷ lệ hài hòa, cân đối trật tự theo chuẩn mực kiến
trúc


11
 Cơng trình ln hồn thiện, “ngang bằng sổ thẳng”
Chủ nghĩa hậu hiện đại


 Sử dụng các motif lịch sử - Văn hóa để tạo ngơn
ngữ đa dạng, đa tầng, đa nghĩa.
 Chú trọng hình thức trang trí bên ngồi, khơng
quan tâm đến kỹ thuật, kết cấu cơng trình.

Xu hướng Hi-tech

 Hình khối và cơng năng quan trọng như nhau
 Hình thức đến từ trí tưởng tượng
 Sử dụng hình học Fractual (KTS. Daniel
Lisbeskind)
 Kiến trúc tham số (KTS. Frank O’ Gehry)
 Sử dụng hình học Topology (KTS. ZAha Hadid)

Hiện đại mới

 Quan tâm tìm tịi hình khối, kết cấu, vật liệu mới
lạ, hấp dẫn.
 Cân đối, trật tự, chuẩn mực kiến trúc. Tỷ lệ cơng
trình hài hịa với nhau.
 Cơng trình có tĩnh động-tĩnh tùy trường hợp

Giải tỏa kết cấu

 Phá vỡ hình khối kiến trúc thành một tập hợp các
mảng khối rời rạc.
 Sử dụng đường chéo và cắt lát
 “Hoàn hảo bị xáo trộn” chối bỏ ý tưởng về hình
khối hồn hảo cho những hoạt động đặc thù tạo
nên những cú sốc, sự không chắc chắn, sự bất ổn,

gãy vỡ.

Điển hình cho lối tư duy hình thức có thể kể đến xu hướng Hậu hiện đại (PostModernism), cùng với các kiến trúc sư: Kiến trúc sư kiêm nhà lý thuyết ri, Michael
Graves, Charles Moore, Philip Johnson ở Hoa Kỳ nổi bậc là Kiến trúc sư Venturi
– Rauch và cơng trình Vanna Venturi House (Mother’s house).


12

1.1

Robert Charles Venturi Jr.

Robert Venturi (1925-2018) được biết đến như là một trong những kiến sư
tài năng xuất chúng của kiến trúc đương đại. Ông cũng được ghi nhận là người đã
giải phóng kiến trúc hiện đại khỏi chính nó bằng những lời nói hùng hồ và các dự
án của chính mình. Giống như những người đã đạt giải thưởng Pritker khác, ông
cũng là một nhà văn, một giáo viên, một nghệ sĩ và một nhà triết học cũng như
một kiến trúc sư. (“Robert Venturi (1925-2018) has been described as one of the
most original talents in contemporary architecture. He has also been credited with
saving modern architecture from itself. He has done this by being eloquent
verbally with his writings and visually with the appearance of his buildings. Like
other Pritzker Architecture Prize Laureates before him, he is a writer, a teacher,
an artist and philosopher, as well as an architect.”) [10]
Chủ nghĩa Hiện đại xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và trở nên phổ biến từ sau
Thế chiến thứ II cho đến những năm 1980. Bản chất của nó đến từ những thay đổi
quy mô lớn cả về công nghệ và xã hội, cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, nền
sản xuất được manh nha. Kiến trúc Hiện đại như một phương tiện để đáp ứng sự
ra đời của công nghệ, máy móc và là nơi tiêu thụ các sản phẩm của nền cơng
nghiệp sản xuất, khai khống.

Chúng gắn liền với chủ nghĩa công năng, điều đã được KTS Le Corbusier trả
lời một cách dứt khoát trong cuốn sách “Hướng tới một nền Kiến trúc mới” của
mình. Kiến trúc Hiện đại của thế kỉ XIX, XX là gì? Le Corbusier đã thuyết phục
những KTS cịn cố chấp giữ cho mình những phong cách mang các giá trị phù
phiếm. Ơng khích lệ các KTS quay trở lại với nguồn gốc của Kiến trúc – các yếu
tố tạo ra một Kiến trúc thực sự đó là: điểm – tuyến – diện – khối. Một số phong
trào phát triển bên trong nó phải kể đến chủ nghĩa Kiến tạo, De Stijl, Bauhaus,
Brutalism.


13
Tuy nhiên, đến những năm 1960, Kiến trúc Hậu hiện đại nổi lên như một cú
giáng phản ứng chống lại sự khắc khổ và thiếu đa dạng của Kiến trúc Hiện đại.
Mở đầu cho sự phản ứng này là cuốn sách “Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện
đại”, Charles Jencks, cha đẻ của lý thuyết Hậu hiện đại có viết: “Kiến trúc Hiện
đại đã chết ở Saint Louis, Missouri vào ngày 15/7/1972, lúc 3:32pm”[7], kèm theo
bức ảnh khu nhà ở công cộng Pruitt-Igoe của Minoru Yamasaki ở St. Louis bị nổ
tung. Nó báo hiệu một trào lưu Kiến trúc mới ra đời và sự trỗi dậy của một phương
thức tư duy vui tươi, không khuôn khổ, đề cao giá trị văn hoá và bối cảnh, mối
quan hệ giữa thiên nhiên – con người – kiến trúc.
Kiến trúc sư Owen Hopkins cho rằng người tiên phong của Chủ nghĩa Hậu
hiện đại như Robert Venturi, đã ủng hộ cho các cơng trình Kiến trúc phản ánh thế
giới muôn màu này, Kiến trúc khám phá sự phức tạp và mâu thuẫn, thực trạng
trong xã hội, thay vì cố gắng bác bỏ chúng.
1.2

Vanna Venturi House (Mother’s house).

1.2.1


Lược sử

Robert Venturi và John Rauch1 đã thiết kế ngôi nhà Vanna Venturi vào năm
1962 cho mẹ của Robert Venturi ở Chestnut Hill, Pennsylvania.
Ngôi nhà là dự án khám phá và minh chứng cho “sự phức tạp và mâu thuẫn
trong kiến trúc” - đây cũng là tên cuốn sách (Complexity and Contradiction in
Architecture) được xuất bản 1966 vài năm sau khi ngơi nhà được hồnh thành.
Venturi đã trải qua sáu phiên bản làm việc để hoàn thành của ngơi nhà mà ngày
nay được biết đến như là ví dụ đầu tiên của kiến trúc hậu hiện đại.

11

John Rauch: Cộng sự hợp tác thiết kế cùng với John Rauch (từ 1964).


14

1.2.2

Sự phức tạp và mâu thuẫn

Cuốn sách “Tính phức tạp và tính mâu thuẫn trong kiến trúc” của Venturi
được mở đầu bằng sự mong muốn nhìn nhận lại nền kiến trúc lúc đó và bênh vực
cho kiến trúc của mình.
Với tính bộc trực thẳng thắn theo ơng, kiến trúc cần phải phức tạp và mâu
thuẫn ngay cả khi nó muốn thỏa mãn cả 3 yếu tố của Vitruve là thích dụng, bền
vững và thẩm mỹ – ông khai thác yếu tố mập mờ, chấp nhận cái phức tạp và mâu
thuẫn nội tại và điều đó chống lại kiến trúc Hiện đại với chủ trương “tinh khiết”.
Ông viết: “Các kiến trúc sư khơng có một lý do gì để bị đạo lý và ngôn ngữ khắc
khổ của kiến trúc Hiện đại chính thống dọa nạt lâu như thế”.[18] Ơng đề xuất việc

nhấn mạnh mặt tiền, kết hợp yếu tố truyền thống, sử dụng tinh tế vật liệu một cách
khác thường, sử dụng phân vị và mơ-đun để làm cho tịa nhà trở nên thú vị hơn,
bằng cách sử dụng các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến
trúc.
a. Dấu hiệu cổ điển.
Venturi sử dụng "dấu hiệu" cổ điển đó là tính đối xứng như lối kiến trúc
Palladian2 nhưng sau đó lại “mâu thuẫn” với tính đối xứng đó thơng qua các ơ cửa
sổ. Hình thức bên ngồi của ngôi nhà dường như đối xứng ngoại trừ phần dãy cửa
với 5 ô cửa sổ chạy ra gần mép tường biên.

2
Kiến trúc Palladian là một phong cách kiến trúc Châu Âu bắt nguồn từ cơng trình của kiến trúc sư người
Venice Andrea Palladio (1508–1580). Những gì ngày nay được công nhận là kiến trúc Palladian phát triển từ các
khái niệm của ông về đối xứng, phối cảnh và các nguyên tắc của kiến trúc cổ điển chính thức từ truyền thống Hy
Lạp và La Mã cổ đại.


15

Hình 1-1. Mặt tiền nhà Vanna Venturi
(nguồn: www.archdaily.com)

Hình 1-2. Tỷ lệ mặt tiền
(nguồn: hiệu chỉnh học viên)
Mặt tiền nhà “dường như” đối xứng

Hình 1-3. Palladian
architecture
(A villa with a superimposed
portico)[6]


Tuy nhiên, khi di chuyển xung quanh ngôi nhà, bắt đầu thấy rằng mặt trước
và mặt sau như là thuộc về hai ngơi nhà hồn tồn riêng biệt. Trong khi mặt tiền
phía trước gợi lên ý tưởng khuôn mẫu về “ngôi nhà” (mái dốc, cửa sổ) thì mặt sau
lại trái ngược chỉ cao một tầng với hàng hiên ở trên cùng.


16
Việc hồn tồn thiếu chú ý đến tính đối xứng ở ngoại thất, kết hợp với ý nghĩ
ban đầu là cơng trình thực tế sẽ đối xứng nhưng mặt sau hồn tồn khơng như vậy.
Điều này đã thể hiện được ý của Venturi về cơng trình Vanna Venturi House là
phức tạp và hồn tồn khó hiểu.

Hình 1-4. Bất đối xứng, mặt trước và sau
(nguồn: học viên)
Tính bất đối xứng giữa mặt trước và mặt sau của cơng trình
Một ví dụ khác về một biểu tượng cổ điển đó là mái vịm trên lối vào. Vịm
biểu thị “lối vào” và tính toàn vẹn của cấu trúc trong kiến trúc cổ điển. Thật vậy,
Venturi đặt một vịm phía trên cửa trước của ngôi nhà như để biểu thị lối vào. Tuy
nhiên, ông cắt xun qua vịm nơi có đá đỉnh vịm (key stone), như một minh
chứng là loại trừ phần quan trọng nhất của kiến trúc vịm cổ điển. Cổng vịm của
cơng trình gợi ý về một sự kiện xâm nhập thậm chí là sự bất hợp lý vì đã mất đi
viên đá đỉnh vòm.


17
Tuy nhiên, cuốn vòm cung được “vẽ” bằng hồ này vẫn biểu thị hình thức
lối vào chủ đạo vào tịa nhà, nhưng nó khơng cịn đại diện cho tính tồn vẹn của
cấu trúc vòm nữa. Dấu hiệu của vòm vẫn giống nhau, nhưng theo cách mà Venturi
đã thay đổi và tạo nên một chủ nghĩa rất khác.


Hình 1-5. So sánh hình ảnh “vịm” của Vanna Venturi House và cung
vịm của kiến trúc Roman.
(nguồn: học viên)


18

Hình 1-6. Một góc mặt tiền nhà với vịm “phi cấu trúc”
(nguồn: www.archdaily.com)
Vòm “phi cấu trúc” được “vẽ” bằng hồ mang dáng dấp của kiến trúc vòm
Roman nhưng bị đục thủng bởi cấu trúc mái.
Venturi phân tích kiến trúc Mannerism, kiến trúc Baroque và Roccoco và
thấy rõ sự mâu thuẫn, trái ngược của chúng. Venturi bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối
với Le Corbusier và Alvar Aalto nhưng tìm ra sự mâu thuẫn trong tác phẩm Biệt
thự Savoye của Le Corbusier và cho rằng Le Corbusier là bậc thầy trong việc giải
quyết mặt đứng đơn giản, còn nội thất vẫn phức tạp.
Khi bước vào khơng gian sống chính. Tầng một chức năng phòng bếp và ngủ
(do yêu từ mẹ của Venturi). Tầng hai có một phịng ngủ, khơng gian lưu trữ và
một sân thượng cùng với một "cầu thang hư không" và nó được tích hợp vào khơng
gian cốt lõi. Cầu thang này càng làm cơng trình trở nên ngờ nghệch, vụng về xét
về mặt chức năng của nó là hồn tồn vơ dụng do độ dốc của nó q cao. Trong
khi ở cấp độ khác nó phục vụ như một cái thang để làm sạch cửa sổ cao ở tầng thứ
hai.


19

Hình 1-7. Cầu thang với
độ dốc “vơ lý”.

(nguồn:www.archdaily.com)

Hình 1-8. Cầu thang "cụt".
(nguồn: www.archdaily.com)

Để tạo ra sự mâu thuẫn và phức tạp hơn, Venturi đã thử nghiệm với “quy
mô”. Bên trong nhà một số yếu tố là "quá lớn", chẳng hạn như kích thước của lị
sưởi và chiều cao của lị sưởi so với kích thước của căn phịng.

Hình 1-9. Kích thước của lò sưởi và chiều cao của lò sưởi so với kích
thước của căn phịng.
(nguồn: www.archdaily.com)


20
b. Dấu hiệu của chủ nghĩa hiện đại và sự chối bỏ
Venturi phê phán Le Corbusier là người sáng lập thuyết “tinh khiết”
(purisme) đã vứt bỏ sự nhập nhằng trong kiến trúc.
Yếu tố sau đây của ngôi nhà là một phản ứng chống lại chuẩn mực “tinh
khiết” của Kiến trúc Hiện đại:
 Các mái dốc so với mái bằng.
 Các bức tường kính mở ra ở tầng trệt.
 Trán tường bị đục thủng hoặc đầu hồi gắn một vòm “phi cấu trúc”.
 Sự tập trung nhấn mạnh vào hính dáng lị sưởi và ống khói chứ khơng
phải là sự tập trung vào hệ thống cột của kiến trúc hiện đại.

Hình 1-10. Mơ hình 3d cơng trình Vanna Venturi House
(nguồn: Học viên)



21
c. “Tạo nên được nhiều sự sống động hơn”
Venturi lại phê phán Mies van der Rohe qua khẩu hiệu “Less is more”3 (ít
hơn tức là nhiều). Ơng cho rằng Mies đã khiên cưỡng đơn giản hóa vấn để trớ
thành chủ nghĩa đơn giản và không phù hợp với thực tế cuộc sống. Ơng viết: “Sự
đơn giản hóa ồn ào như vậy tạo nên một loại kiến trúc vô vị- “less is a bore” (ít
hơn là sự buồn tẻ)”.[9]
Trong cuốn sách thứ hai “Học từ Las Vegas” (1972), Venturi phát triển thêm
lập luận chống lại Chủ nghĩa Hiện đại. Ông kêu gọi xem xét và ca ngợi kiến trúc
đương đại, chứ không nên áp đặt những điều không tưởng vào kiến trúc. Ơng cho
rằng các yếu tố trang trí “đáp ứng nhu cầu hiện tại cho sự đa dạng và truyền thông”,
là phương tiện để mở ra cho người đọc những suy nghĩ mới về các tòa nhà, như
rút ra từ toàn bộ lịch sử kiến trúc – cả phong cách bản địa, cả truyền thống lẫn hiện
đại.
Ông tiếp tục dùng cuốn sách mới này bênh vực cho luận điểm của cuốn sách
trước đây của ông: coi trọng các biểu tượng, nhấn mạnh sự phức tạp và tính đa
dạng cùng tồn tại và có vẻ như tha thứ cho “sự lộn xộn”.

“Less is more” là một thành ngữ trong tiếng Anh, có nghĩa là đơi khi cái gì đó được sử dụng với số lượng
ít thì đem lại nhiều lợi ích hơn khi dùng nhiều
3


22

Hình 1-11. Sự đa dạng và phức tạp trên mặt đứng của cơng trình
(Nguồn: học viên)
1.3

Tiểu kết


Venturi với lời phê bình lối kiến trúc đơn điệu cộc lốc của các cao ốc mang
nặng tính thực dụng của diện tích mặt bằng mà lại bỏ qn tính đa dạng, sự hài
hồ giữa lịch sử cổ điển và văn minh đương đại đã thổi một luồng gió mới vào tư
duy và hành động của nhiều kiến trúc sư và các nhà thiết kế trên thế giới.
Như vậy, các yếu tố được phân tích trên hồn tồn là một “lời từ chối” Chủ
nghĩa Hiện đại và phản ánh sự trở lại của kiến trúc truyền thống, tạo nên tính biểu
tượng với các hình thức đặc trưng.
Những điều trên cho thấy lối tư duy về mặt hình thức bằng cách phá vỡ các
nguyên tắc tập trung vào các motif lịch sử để tạo nên các mơ thức trang trí bên
ngồi, khơng quan tâm đến kỹ thuật, kết cấu cơng trình


23
CÂU 2. TƯ DUY HÌNH THÀNH/ ẤN ĐỊNH Ý NGHĨA TRÊN CƠNG
TRÌNH ĐĨ
Tương tự tư duy khả kiến, khuynh hướng tư duy tạo dựng và ấn định ý nghĩa
đã xuất hiện từ những buổi đầu của kiến trúc và tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong
Kiến trúc Đương đại.
Vào những năm 1950, cùng với sự bùng nổ về kinh tế cũng như khoa học kỹ
thuật. Con người đã cảm thấy nhàm chán với những mảng bê tông thô kệch và
mảng kính lạnh lùng. Họ cần thấy cần hơn những ý nghĩa ẩn ý từ bên trong cơng
trình kiến trúc chứ không dựng lại ở điều thể hiện ở mặt ngồi cơng trình. Từ đó
trào lưu kiến trúc theo lối tư duy ấn định ý nghĩa được hình thành và phát triển.
Một số xu hướng kiến trúc được cho là theo lối tư duy ý nghĩa (cấu trúc luận)
với các đặc điểm nổi bậc theo bảng 1-1.
Bảng 2-1. Các xu hướng và đặc điểm theo lối tư duy ý nghĩa
“XU HƯỚNG”
Làn sóng mới – bản địa
mới

(Regionalsm)

ĐẶC ĐIỂM
 Thực hành kiến trúc hiện đại trong sự gắn kết với
văn hóa bản địa.
 Sử dụng hình học cơ bản để hỗ trợ các biểu tượng
trừu tượng theo truyền thống.

Chuyển hóa luận

 Chống lại sự tĩnh lại, cố định và có khả năng thích
ứng với mơi trường và thay đổi.
 Chú ý tính linh hoạt nên cơng trình hồn thiện
nhưng vẫn cịn như dang dở, còn phải tiếp tục.
 Kiến trúc đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi
thời điểm một cách hoàn chỉnh.


24
 Thuyết tam nguyên
 (KTS. Kenzo Tange)

 “Công năng – Kết cấu – Biểu tượng”[2]với kết cấu
là yếu tố vật lí, cơng năng – yếu tố xã hội, và biểu
tượng – thể hiện yếu tố tinh thần.

 Thuyết cộng sinh

 “Sự phân chia các thành phần kiến trúc không chỉ


 (KTS. Kurokawa)

phụ thuộc vào chức năng, mà còn phụ thuộc vào ý
nghĩa” [2]
 Những biểu hiện của kiến bao gồm” sự cộng sinh
giữa văn hóa phương Đơng và văn hóa phương tây,
giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian bên
trong với khơng gian bên ngồi.

Chủ nghĩa duy lý

 Theo đuổi khối hình học đơn giản (khối cơ bản) để
tạo hình tượng cơ đọng, tạo dựng được hình ảnh
kiến trúc đầy ấn tượng, dễ nhớ.

Kiến trúc bền vững

 Thực hành KT bằng những biện pháp kỹ thuật

(KT sinh thái, ecology

hiện đại cùng với giá trị văn hóa bản địa (diễn

architecture)/ KT xanh/

giải các tầng ý nghĩa theo những giá trị (có tính )

kiến trúc tiết kiệm năng

văn hóa truyền thống.


lượng (Low-E

 Địa điểm bền vững

architecture/ kiến trúc

 Sử dụng tài ngun năng lượng hiệu quả

sinh khí hậu)

 Chất lượng mơi trường trong nhà
 Kiến trúc tiên tiến, phù hợp với bản sắc
 Tính xã hội, nhân văn bền vững trong cơng trình
 Thể hiện sự đồng bộ, nhất qn và kiên trì mơ hình
kiến trúc bền vững trong tư duy hệ thống.
 Đảm bảo hiệu quả sử dụng dài hạn cho các thế hệ
tương lai.


25
Kiến trúc Hiện đại Nhật Bản nổi bật trong các trào lưu kiến trúc Hiện đại trên
thế giới, cùng với Phần Lan4 và Brasil5, được giới phê bình nghệ thuật coi là ba
nền kiến trúc Hiện đại mang đậm màu sắc dân tộc. Trong giai đoạn kiến trúc Hiện
đại Nhật nổi lên phong trào Làn sóng mới (New Wave)– bản địa mới với nhiều
cái tên nổi bậc như Kenzo Tange, Fimihiko Maki, Tadao Ando…
2.1

Kenzo Tange


Kenzo Tange (丹下 健三 Tange Kenzō) là một kiến trúc sư người Nhật. Bị
quyến rũ bởi những bản vẽ của Le Corbusier. Phong cách kiến trúc của ơng được
tạo nên với những sự hịa trộn từ các phong cách kiến trúc phương Tây kết hợp
với phong cách kiến trúc Nhật Bản để tạo nên những điểm độc đáo cho nền kiến
trúc thế kỷ XX.
2.2

Trung tâm thể dục thể thao (TTTD) Kagawa (Kagawa

Prefectural Gymnasium)
Sau khi xem những tác phẩm của Le Corbusier trên tạp chí, chính những cơng
trình của kiến trúc sư người Pháp này đã thổi bùng lên mơ ước kiến trúc thời niên
thiếu của ông. Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Tokyo, ông làm việc 4
năm tại văn phòng của Kunio Maekawa. Trong lần phỏng vấn với Reuter ơng đã
nói: “Tơi đã chọn kiến trúc cho mình khi tơi thấy thiết kế của Le trên một tạp chí
Nhật Bản vào những năm 1930”.” (“I first decided architecture was for me when
I saw Le Corbusier's designs in a Japanese magazine in the 1930s”)[8]
Cũng chính ở những giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp, Biệt thự Seijo được
lấy cảm hứng từ Le Corbusier’s Villa Savoye và áp dụng một số nguyên tắc mà
kiến trúc sư Le Corbusier đã đưa ra từ nhiều năm trước chẳng hạn như nhà trên
cột (Pilotis), cửa băng ngang, mặt tiền mở.

Đặc trưng với các phong cách mang tính dân tộc như Art Nouveau, chủ nghĩa Cổ điển Bắc Âu, chủ nghĩa
giải tỏa kết cấu.
5
Đặc trưng với các cơng trình của kiến trúc sư Oscar Niemeyer
4



×