Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.86 KB, 19 trang )

TÁC DỤNG
VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
CỦA CHÂM CỨU


Mục tiêu học tập

- Trình bày được Tác dụng của châm cứu theo YHHĐ và YHCT.
- Trình bày được Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHHĐ và YHCT.
- So sánh được ưu – nhược điểm cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo
YHHĐ và YHCT.


I – ĐẠI CƯƠNG
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh có từ lâu đời, đem
lại hiệu quả điều trị cao, phạm vi ứng dụng rộng rãi, tiết kiệm kinh tế cho
người bệnh.


I – ĐẠI CƯƠNG
Từ xưa giải thích tác dụng và cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền
dựa vào các học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Tạng phủ… cịn chưa có tính thuyết
phục cho quan điểm khoa học hiện đại.
Ngày nay, châm cứu cũng được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam quan
tâm đi sâu nghiên cứu để chứng minh tác dụng cũng như cơ chế tác dụng theo khoa
học hiện đại.
Các nghiên cứu của thập kỷ gần đây đã phần nào chứng minh được sự tồn tại khách
quan của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu ngày càng được sáng tỏ đem
lại sự tin tưởng của các nhà khoa học và người bệnh trong điều trị theo phương
pháp Y học cổ truyền nói chung và châm cứu nói riêng.



II – TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

1. Theo y học hiện đại:
- Bệnh tật trong cơ thể thường ở các trạng thái: Hưng phấn hoặc ức chế, cấp hoặc
mạn tính…
- Châm cứu có tác dụng kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế tùy mục đích để điều
trị; Nếu bệnh ức chế thì dùng châm cứu để kích thích gây hưng phấn. Nếu bệnh
hưng phấn thì châm cứu gây ức chế để điều chỉnh cơ thể trở lại trạng thái sinh lý
bình thường.
- Châm có tác động tại chỗ, theo các tiết đoạn thần kinh hoặc toàn thân để giảm
đau, trên cơ chế tác dụng của cung phản xạ, các chất trung gian hóa học, nội tiết …


II – TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

2. Theo y học cổ truyền:
Bệnh tật là sự mất cân bằng về âm dương, khí huyết
Biểu hiện của bệnh thường ở hai trạng thái: Thiên thắng (thực) hoặc thiên suy (hư).
Châm cứu có tác dụng duy trì cân bằng âm dương, điều hịa chức năng tạng phủ, kinh lạc.


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
1. Theo y học hiện đại:
Các giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu:
- Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới.
- Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski.
- Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
- Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski.


•- Thuyết về đau của Melzak và Wall (cổng kiểm sốt 1965).

•Thuyết cổng kiểm sốt do Melzack và Wall (1965) đưa ra dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh ở mức tủy sống,
thuyết này cho rằng:

•- Khi có kích thích đau, các thụ thể cảm nhận cảm giác đau tổn thương sẽ mã hóa về số lượng, tần số, không gian, thời gian rồi truyền vào theo
các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau hướng tâm (sợi Aδ và C) qua hạch gai vào sừng sau tủy sống và tiếp xúc với tế bào neurone thứ hai
hay tế bào T (transmission cell – tế bào dẫn truyễn) từ đó dẫn truyền lên trung ương. Trước khi tiếp xúc với tế bào T, các sợi này cho ra một
nhánh tiếp xúc với neurone liên hợp. Neurone liên hợp đóng vai trò như một kẻ gác cổng, khi hưng phấn thì gây ra ức chế dẫn truyền trước
sinap của sợi Aδ và sợi C (đóng cổng), xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau. Khi ức chế không gây ra
ức chế dẫn truyền trước sinap của sợi Aδ và sợi C (cổng mở), do đó xung động được dẫn truyền lên đồi thị và vỏ não cho ta cảm giác đau.

•- Các sợi to (Aα và Aβ) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể. Các sợi này cũng cho một nhánh tiếp xúc với neurone liên hợp trước khi đi lên

trên. Các xung động từ sợi to gây hưng phấn neurone liên hợp, do đó gây ức chế dẫn truyền trước sinap của cả sợi to và sợi nhỏ (đóng cổng),
khi đó xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau. Kiểm soát đau theo thuyết cổng kiểm sốt (gate control
theory)

•Thuyết cổng kiểm sốt do Melzack và Wall (1965) đưa ra dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh ở mức tủy sống,
thuyết này cho rằng:

•- Khi có kích thích đau, các thụ thể cảm nhận cảm giác đau tổn thương sẽ mã hóa về số lượng, tần số, khơng gian, thời gian rồi truyền vào theo
các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau hướng tâm (sợi Aδ và C) qua hạch gai vào sừng sau tủy sống và tiếp xúc với tế bào neurone thứ hai
hay tế bào T (transmission cell – tế bào dẫn truyễn) từ đó dẫn truyền lên trung ương. Trước khi tiếp xúc với tế bào T, các sợi này cho ra một
nhánh tiếp xúc với neurone liên hợp. Neurone liên hợp đóng vai trị như một kẻ gác cổng, khi hưng phấn thì gây ra ức chế dẫn truyền trước
sinap của sợi Aδ và sợi C (đóng cổng), xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau. Khi ức chế không gây ra
ức chế dẫn truyền trước sinap của sợi Aδ và sợi C (cổng mở), do đó xung động được dẫn truyền lên đồi thị và vỏ não cho ta cảm giác đau.

•- Các sợi to (Aα và Aβ) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể. Các sợi này cũng cho một nhánh tiếp xúc với neurone liên hợp trước khi đi lên


trên. Các xung động từ sợi to gây hưng phấn neurone liên hợp, do đó gây ức chế dẫn truyền trước sinap của cả sợi to và sợi nhỏ (đóng cổng),
khi đó xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất cảm giác đau.
- Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh của các tác giả Hoa kỳ (Guilemin, Chorhaoli), Mayer, Bruce Pomeranz….


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
1. Theo y học hiện đại:
Châm cứu là một kích thích tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc dập tắt
cung phản xạ bệnh lý, có thể xuất hiện ngay sau khi châm và tác động vào huyệt, nhưng
cũng có thể sau khi lưu kim lâu mới thấy, hoặc phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần mới có kết
quả.


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

1. Theo y học hiện đại:
* Phản ứng tại chỗ:
- Châm là một kích thích cơ học hay cứu vào huyệt là một kích thích lý học
(Nhiệt) gây nên một kích thích tại da, cơ, tạo ra một cung phản xạ mới có tác
dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự
co cơ. Dựa trên nguyên lý của Utomski
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận
mạch, nhiệt độ ở da, sự tập trung bạch cầu...


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

1. Theo y học hiện đại:
* Phản ứng tại chỗ:
Có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khá lớn, là cơ sở của

phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi
có tổn thương mà châm cứu dùng các huyệt gọi là
A thị huyệt (Thống điểm, Thiên ứng huyệt).


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

1. Theo y học hiện đại:
* Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:
Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi tiết đoạn gồm một
một khoanh tuỷ, gồm 1 đôi dây thần kinh tuỷ
sống (Sừng trước và sau), đôi hạch giao cảm, chi
phốivận động và cảm giác của một số cơ quan nội
tạng, bộ phận hoặc vùng da tương ứng.
Châm cứu vào các huyệt thuộc tiết đoạn đó có
thể điều chỉnh những rối loạn trong tiết đoạn,
làm mất co thắt và giảm đau.


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

1. Theo y học hiện đại:
* Phản ứng toàn thân:
Trải qua thực tế lâm sàng điều trị bằng châm cứu thấy: Một huyệt có thể điều trị được
nhiều bệnh khác nhau, một bệnh cũng có thể có nhiều cơng thức huyệt điều trị khác
nhau tùy thuộc vào thời gian bị bệnh, thời gian mà thầy thuốc châm cứu…(Tý ngọ lưu
chú – Thời châm cứu).
Các phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn sẽ phần nào giải thích được cơ chế tác dụng
tồn thân trong điều trị bằng châm cứu.



III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
1. Theo y học hiện đại:
* Phản ứng toàn thân:

Dựa vào phản ứng toàn thân của vỏ đại não, ta chọn dùng những huyệt ở xa vùng bệnh
nhưng có tác dụng đặc hiệu đến vùng bệnh, khi châm cứu đạt cảm giác đắc khí (căng, tê,
tức, nặng) đó là dấu hiệu báo kích thích đã đạt mức độ có tác dụng trị liệu.


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
2. Theo y học cổ truyền:
*Điều hoà âm dương
Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ
bản là điều hoà âm dương.
Sự mất cân bằng gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngồi (tà khí của lục dâm), hoặc do thể trạng
suy yếu, sức đề kháng giảm yếu (chính khí hư), hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tâm
thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do các nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự
ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ….


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
2. Theo y học cổ truyền:
*Điều hoà âm dương
Nguyên tắc điều trị chung là lập lại mối cân bằng âm dương. Cụ thể
trong điều trị bằng châm cứu muốn đuổi tà khí, nâng cao chính khí
phải tuỳ thuộc vào vị trí nơng sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư
thực của người bệnh để vận dụng châm hay cứu, hư thì bổ, thực thì
tả; nhiệt thì châm cịn hàn thì cứu hoặc ôn châm.



III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
2. Theo y học cổ truyền:
* Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc, phương pháp chữa bệnh
bằng châm cứu cơ bản là điều hoà cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.
Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hồ khí huyết, làm cơ thể luôn luôn khoẻ mạnh, chống
được các tác nhân gây bệnh.
Nếu vì một ngun nhân nào đó mà làm cho khí huyết trong hệ kinh lạc khơng thơng suốt thì sẽ gây
ra bệnh, biểu hiện ra ngồi ở hệ kinh lạc


III – CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
2. Theo y học cổ truyền:
* Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc
Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi bệnh lý trên các đường kinh mang tên nó
hoặc trên các đường kinh có mối quan hệ biểu lý với nó (chẩn đốn dựa vào phương pháp chẩn đoán
chung kết hợp với phương pháp chẩn đốn trên kinh lạc, dị kinh lạc..).
Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cuả cơ thể người ta chú
trọng đặc biệt vào các vấn đề sau:
- Châm kim phải đắc khí
- Hư thì bổ, thực thì tả
- Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng các huyệt tại chỗ với
các huyệt ở xa (thường ở tay chân).


IV – KẾT LUẬN
Tác dụng của châm cứu từ xưa đã được vận dụng và chứng minh dựa trên nền Y học cổ
truyền. Ngày nay vẫn được sự quan tâm trong điều trị cũng như trong nghiên cứu của
các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nhằm chứng minh rõ ràng hơn các vấn đề có

liên quan đến sự tồn tại của hệ kinh lạc cũng như tác dụng và cơ chế tác dụng của hệ
kinh lạc, của châm cứu góp phần vào hiện đại hóa nền y học cổ truyền.


CHÂN THÀNH CẢM ƠN!



×