Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Làm rõ luận điểm: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng” của Hồ Chí Minh. Làm rõ nguyên tắc “ xây đi đôi với chống ” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.78 KB, 8 trang )

BÀI LÀM
Câu 1:

 Làm rõ luận điểm : “ Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng
phương pháp bạo lực cách mạng ” của Hồ Chí Minh.
Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man
các phong trào yêu nước. "Chế độ thực dân tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ
mạnh đối với kẻ yếu rồi". Chưa đánh bại được lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì
chưa thể có thắng lợi hồn tồn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là
con đường cách mạng bạo lực.
Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai, Hồ Chí Minh vạch rõ
tính tất yếu của bạo lực cách mạng. "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp
và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng, chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.
Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1940-1945, Người cùng với Trung ương
Đảng chỉ đạo xây dựng cơ sở của bạo lực cách mạng bao gồm 2 lực lượng: lực lượng chính trị
quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. Theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Minh
được thành lập. Đó là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực trong chính trị quần chúng, một lực
lượng cơ bản và giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa vũ trang.
Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,
nhưng phải "tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp,
sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành
thắng lợi cho cách Mạng"
Trong cách mạng tháng Tám, bạo lực thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang với lực lượng
chính trị là chủ yếu. Đó là cơng cụ đập tan chính quyền của bọn Phátxít Nhật và tay sai giành
chính quyền về tay nhân dân.


Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết


định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính
trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị. Theo Hồ Chí
Minh, các đồn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì
càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến- của các thế
lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người.
Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn
chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hịa bình,
chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chí khí khơng cịn khả
năng hịa hỗn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng
qn sự thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh. Tư tưởng bạo lực cách mạng và
tư tưởng nhân đạo, hịa bình thống nhất biện chứng với nhau. u thương con người, u
chuộng hịa bình, tự do, cơng lý, tranh thủ mọi khả năng hịa bình để giải quyết xung đột, nhưng
một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết
dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hịa
bình, vì độc lập, tự do. Đánh giặc khơng phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại
ý chí xâm lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết
thúc chiến tranh.
Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc "lực lượng chính là ở dân".
Người chủ trương: tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Hồ Chí Minh
không chủ trương tiến hành kiểu chiến tranh thông thườg, có chiến tuyến rõ rệt, chỉ dựa vào lực
lượng quân đội và dốc toàn lực vào một số trận sống mái với kẻ thù mà chủ trương phát động
chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng tồn dân, có lực lượng vũ trang làm nịng cốt, đấu
tranh tồn diện với kẻ thù đế quốc với tư tưởng chiến lược tiến công, phương châm chiến lược


đánh lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Hồ Chí Minh nói: "Khơng dùng tồn lực của nhân
dân về đủ mọi mặt để ứng phó, khơng thể nào thắng lợi được!” .

Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình
thái bạo lực cách mạng.
Trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với
đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm
thắng lợi quân sự to lớn hơn" .
Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn
bớt thù, phân hóa và cơ lập kẻ thù. phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ đồng tình ủng hộ của quốc tế. Hồ Chí Minh chủ trương
"vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ".
Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của
ta, phá hoại kinh tế của địch. Người kêu gọi "hậu phương thi đua với tiền phương", coi "ruộng
rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nơng là chiến sĩ", "tay cày tay súng, tay búa tay
súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến".
Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng khơng kém quan
trọng.
Mục đích của cách mạng và chiến tranh chính nghĩa là vì độc lập, tự do, làm cho khả
năng tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia
kháng chiến.
Trước những kẻ thù lớn mạnh. Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến
lược đánh lâu dài.
Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao
độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Mặc
dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh ln đề cao sức mạnh bên trong, phát
huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập, tự chủ.


Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan
điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, Người đă động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động,
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại đó kháng chiến thắng lợi.

 Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ phương pháp tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc phải bằng con đường bạo lực cách mạng. “Sự áp bức và bóc lột
vơ nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, khơng
có cách mạng thì chết”. Do đó, “trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của
dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền
và bảo vệ chính quyền".
Bộ phận nịng cốt của lực lượng chính trị là Mặt trận Việt Minh. Từ căn cứ địa Cao Bằng,
cơ sở Mặt trận Việt Minh lan nhanh ra khu Việt Bắc và cả nước. Các đoàn thể cứu quốc phát
triển khắp nơi, mạnh nhất là các vùng nông thôn và căn cứ địa. Đầu năm 1943, Thường vụ
Trung ương Đảng đã họp và đề ra chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và tập trung
mọi hoạt động vào việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có thời cơ. Thực hiện chủ
trương đó, cơng tác chuẩn bị lực lượng cách mạng càng được đẩy mạnh. Đảng tiến hành thành
lập “Hội văn hóa cứu quốc” (năm 1944) nhằm tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ vào trận tuyến đấu
tranh vì một nền văn hóa mới, vì sự nghiệp chống đế quốc Pháp- phát xít Nhật, giành độc lập
dân tộc. Đồng thời, Đảng vận động, giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước thành lập
“Đảng dân chủ Việt Nam” (6/1944) góp phần mở rộng khối đại đồn kết dân tộc, làm thất bại
âm mưu chia rẽ và lôi kéo tư sản dân tộc và trí thức của phát xít Nhật và tay sai. Đảng cũng tăng
cường cơng tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại kiều thông qua
“Mặt trận dân chủ chống phát xít Nhật” tại Đơng Dương. Sau khi Nhật đảo chính Pháp
(9/3/1945), cơng tác xây dựng lực lượng chính trị được đẩy lên một bước mới. Ở nông thôn,
Đảng phát động phong trào phá kho thóc Nhật cứu đói. Tại các vùng đô thị, Mặt trận Việt Minh
liên tiếp tổ chức mít tinh, biểu tình chống phát xít Nhật.


Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, lực lượng vũ trang có vai trị quyết định trong việc phát
triển chiến tranh du kích cục bộ ở nơng thơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hoạt động tác
chiến của lực lượng vũ trang sẽ gây thanh thế rất lớn cho cách mạng, góp phần phát triển cơ sở

chính trị quần chúng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thời kì tồn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây
giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì khơng đủ để đẩy mạnh phong trào đi
tới. Để chống lại âm mưu càn quét của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ
đạo Cứu quốc quân bám sát quần chúng, kiên trì đấu tranh chống địch khủng bố, giữ gìn lực
lượng, cỗ vũ phong trào quần chúng trong cả nước. Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ
thị “Sửa soạn khởi nghĩa”, ra lời kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Ngày
22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn được thành lập với phương châm chính
trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, có nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, vận
động nhân dân nổi dậy đấu tranh, dìu dắt các đội vũ trang địa phương trong việc huấn luyện,
trang bị vũ khí; đồng thời gây dựng cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. Chỉ
ba ngày sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã liên tiếp tấn cơng xố
sổ hai đồn địch ở Phay Khắt (25/12/1944), Nà Ngần (26/12/1944) gây tiếng vang lớn, cổ vũ
mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước.


Câu 2:

 Làm rõ nguyên tắc “ xây đi đôi với chống ” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.. Trong
đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức
thường đan xen nhau đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí
trong mỗi con người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn
giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo
dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức phải được tiến
hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp,
tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở
mỗi người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, “ Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu mất
dần đi, đó là thái độ của người cách mạng ”. Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức

cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chức, trước hết là Đảng.
Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống
hằng ngày. Hồ Chí Minh cho rằng , trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng , đạo đức mới
chỉ có thể xây dựng thành cơng trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống
những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là “ một cuộc
chiến đấu khổng lồ ” giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành
được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên
truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong
sạch về đạo đức.

 Liên hệ tấm gương Hồ Chí Minh
Về "xây", Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng
phí, yêu cầu mọi cán bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa
cá nhân, phải cần kiệm liêm chính, chí cơng, vơ tư.


Theo quan điểm của Người, xây dựng đời sống mới có vai trị rất quan trọng với chính
quyền Dân chủ Cộng hồ cịn non trẻ, với cuộc kháng chiến, kiến quốc đang rất cam go. Xây
dựng đời sống mới để xoá đi những tàn dư lạc hậu của phong kiến, đế quốc để lại, muốn "diệt
cỏ dại phải trồng nhiều hoa"; đồng thời, từng bước giáo dục nhân dân thấy được sự tốt đẹp của
chế độ mới và trách nhiệm từng người với Tổ quốc. Người viết: "Những người ở trong các cơng
sở từ làng (xã) cho đến Chính phủ Trung ương đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính
phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa
đó cũng khơng được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu"
Bên cạnh "xây", Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết "chống" tham ơ, lãng phí, quan
liêu. Người nói: "Nếu chính mình tham ơ bảo người ta liêm khiết có được khơng? Khơng được.
Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ
địch trong mình ta nó mạnh lắm. Nó vơ hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút
trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm”
Ngay sau khi giành được chính quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1945 Hồ Chủ tịch đã ký

sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt, sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc
biệt có quyền "đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã
phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tịa án đặc biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm
phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc
biệt".

 Liên hệ với bản thân trong việc thực hiện nguyên tắc này học đc gì và thực hiện như
thế nịa
Em một cơ sinh viên cịn ngồi trên ghế giảng đường của trường Đại Học Thương Mại từ
nguyên tắc “ xây đi đôi với chống ” của Hồ Chí Minh đã học được rất nhiều điều :
-

Cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình. Phải thật sự trung thực, trách nhiệm
với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè.

-

Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người.
Phải chống lại thói ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vơ cảm, "đục
nước béo cị" khi người khác gặp hoạn nạn.


-

Cần chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, có lối

-

sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội.
Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con ngoan, trị giỏi.

Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng vào cuộc sống hằng ngày,

-

vào cơng việc.
Có ý thức trong tự phê bình và phê bình; biết tơn trọng và lắng nghe ý kiến của người
khác; tích cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè .
 Để làm được những điều trên em cần thực hiện :

-

Luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm nhường,

-

độ lượng với mọi người xung quanh.
Cần tự rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức, biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng
mực, hòa nhã với đồng nghiệp, người thân, bà con lối xóm. Đồng cảm và sẵn sàng giúp
đỡ những người có hồn cảnh đặc biệt; khơng kiêu căng, tự cao, tự đại trong mọi trường

-

hợp
Học tập qua chính những tấm gương đồng nghiệp, bè bạn xung quanh của mình.
Ngay từ đầu năm học em phải xây dựng cho mình kế hoạch làm việc của năm và phân
định cơng việc cụ thể cho từng tháng, từng kì. Việc xây dựng kế hoạch phải sát với tình
hình thực tế, khơng qua loa, đại khái hay chung chung, có sự phân định trách nhiệm công
việc rõ ràng.

---Hết---




×