Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn trung trực, thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.16 KB, 113 trang )

TÓM TẮT
Nền tảng vững chắc nhất của tuổi trẻ khi bước vào đời, đó là nghề nghiệp.
Nghề nghiệp khơng vững chắc, không phù hợp với khả năng của bản thân mình như
ngơi nhà chắp vá, tạm bợ và sẽ dễ dàng bị sụp đổ trước những biến cố của cuộc đời.
Do đó, điều quan trọng khơng nằm ở nghề gì, kiếm được nhiều tiền hay khơng, có
tạo dựng được danh tiếng hay khơng, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với
bản thân hay khơng. Vì thế, chọn nghề là yếu tố quyết định cho tương lai bền vững.
Giáo dục phổ thông là nền tảng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam,
vì giai đoạn này là chuyển tiếp từ một học sinh đang theo học ở Nhà trường phổ
thông thành những công dân thực thụ của xã hội hoặc là sinh viên, học viên… hay
có thể là nguồn lao động chính của gia đình và xã hội. Do đó, cơng tác hướng
nghiệp là bộ phận quan trọng và thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu
cần thiết góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý
học sinh sau khi tốt nghiệp. Và công tác này nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn
học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp
với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Vì vậy, việc giáo dục hướng nghiệp cho thế
hệ trẻ là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực,
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành
Giáo dục học của mình.
Nội dung luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn và cấu trúc của luận văn.
Phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT.

v



Chương 2: Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho HS tại trường THPT Nguyễn
Trung Trực, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho HS tại trường THPT Nguyễn
Trung Trực, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
Nhìn chung, cơng tác giáo dục hướng nghiệp của học sinh ở trường THPT
Nguyễn Trung Trực được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm và chú
trọng xem như là những hoạt động chuyên môn không thể thiếu. Có thể nói trong
những năm qua, Nhà trường đã làm tốt chức năng định hướng chọn nghề cho học
sinh, đa phần học sinh đi đúng sở trường, năng lực và hoàn cảnh kinh tế cũng như
truyền thống của gia đình, hàng năm tỷ lệ đỗ vào đại học và cao đẳng, học nghề
chiếm tỷ lệ cao so với các trường trong tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ dừng lại theo hình thức mùa vụ, đến hẹn lại
lên, nội dung cịn đơn điệu, hình thức chưa phong phú, đa dạng và thiếu tính thu
hút, … Chính vì vậy, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh của Nhà trường trong suốt thời gian qua.
Để công tác này trong thời gian tới gặt hái được nhiều thành công hơn nữa,
Nhà trường cần trú trọng thực hiện đồng bộ các nhóm biện pháp, từ đó học sinh sẽ
có được năng lực tự giải quyết những vấn đề khó khăn trong suốt q trình lựa chọn
ngành, nghề; nhận thức tốt về những sở trường của bản thân, về ngành, nghề lựa
chọn phù hợp với năng lực, đặc tính, sở thích, điều kiện kinh tế và truyền thống của
gia đình hay nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương nơi sinh sống. Ngồi ra, học
sinh cũng có thể tự tin giải quyết những tốt vướn mắc và đủ bản lĩnh đưa ra những
quyết định và lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai chính mình, nếu đảm bảo các
nguyên tắc và bám sát các nhóm biện pháp có thể khẳng định rằng hoạt động giáo
dục hướng nghiệp của Trường THPT sẽ đạt được những kết quả ngoài mong đợi.

vi


ABSTRACT

The strongest foundation of youth when entering life, it is career. Unsure
occupations, unsuitable for self-possessions such as patchwork, temporary and
easily collapsed before the events of life. Therefore, it is important not to make a
living, to earn a lot of money, to have a reputation or not, but whether the profession
is right for you or not. Therefore, choosing a career is the decisive factor for a
sustainable future.
General education is an important cornerstone in the Vietnamese education
system, as it is a transition from a student attending a school to being a true citizen
of a society or a student, trainees ... or can be the main source of labor for family
and society. Therefore, vocational guidance is an important component and
vocational guidance is a necessary requirement to actively and effectively
contribute to the proper assignment and use of students after graduation. And this
work aims to foster and guide students to choose a career that suits the development
requirements of the society and at the same time fit the physical strength and
aptitude of the individual. Therefore, vocational education for the younger
generation is an important issue with deep social significance.
Based on the above reasons, the researcher selected the topic of "Vocational
education for students of Nguyen Trung Truc high school, Rach Gia city, Kien
Giang province" to do his master’s thesis on education.
The thesis content includes:
Introduction: The reasons for choosing the topic, research objectives, research
tasks, research subjects, research subjects, research areas, research hypotheses,
research methods, thesis contributions and the structure of the thesis.
The content has three chapters:
Chapter 1: Theoretical background of vocational education for high school
students.

vii



Chapter 2: Situation of vocational education for students at Nguyen Trung
Truc High School, Rach Gia City, Kien Giang Province.
Chapter 3: Vocational education measures for students at Nguyen Trung Truc
high school, Rach Gia city, Kien Giang province.
In general, the vocational education of students in Nguyen Trung Truc High
School is paid attention to by the Party Committee, the school's Board of
Supervisors as the indispensable professional activities. It can be said that over the
past years, the school has done well the job orientation orientation for students,
most students go to the right strengths, capacity and economic circumstances as
well as the tradition of family, Higher enrollment rates for universities and colleges
and apprenticeships are high in comparison with schools in the province.
However, this activity also only stopped in the form of seasons, to re-up, the
content is monotonous, the form is not rich, diverse and unattractive ... Therefore,
greatly affected to the quality of vocational education for students of the school
during the past time.
To make this work more successful in the future, the school needs to
accommodate all groups of measures so that students will have the capacity to solve
problems themselves. the process of selecting lines of business; be well aware of the
strengths of the self, of the chosen occupations in accordance with the capacity,
character, preference, economic and traditional conditions of the family or the
human resource needs of the place of birth wave. In addition, students can also
confidently tackle the good and bad things that make the decisions and career
choices for their future, if the principles are adhered to and the groups that follow
are available. It can be asserted that Nguyen Trung Truc high school career
education will achieve exceed expectations.

viii


MỤC LỤC

Lý lịch khoa học ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Mục lục ....................................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xiii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 4
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................. 5
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm hướng nghiệp ................................................................................. 12
1.2.2. Khái niệm giáo dục ......................................................................................... 13
1.2.3. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp .................................................................. 13
1.2.4. Khái niệm học sinh trung học phổ thông ........................................................ 14

ix



1.3. Các vấn đề lí luận về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông14
1.3.1. Nhiệm vụ, vai trò của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông .......................................................................................................................... 14
1.3.2. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ....... 19
1.3.3. Hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ............ 20
1.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông .......................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ HÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG .............................................. 31
2.1. Khái quát về Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang ................................................................................................. 31
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................... 32
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................ 32
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 32
2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ......................................................................... 32
2.2.4. Phương pháp khảo sát. .................................................................................... 33
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 34
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Nguyễn
Trung Trực về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ................ 34
2.3.2.Thực trạng nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT
Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. .................................... 36
2.3.3 Thực trạng hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT
Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. .................................... 39
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại
trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ............. 43
2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 48

x



CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC
SINH TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC THÀNH PHỐ RẠCH
GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ..................................................................................... 52
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại
trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .............. 52
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính lí luận ..................................................................... 52
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 52
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................... 53
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................. 53
3.2. Các biện pháp GDHN cho HS THPT của trường THPT Nguyễn Trung Trực,
TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .................................................................................. 53
3.2.1. Nhóm biện pháp về nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ............... 53
3.2.2 Nhóm biện pháp về hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ............... 58
3.2.3 Nhóm biện pháp về các yếu tố ảnh hưởng giáo dục hướng nghiệp ................. 65
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 73
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ..................... 73
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 74
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm................................................................................... 74
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm .............................................................................. 74
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................... 74
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 82
1. Kết luận ................................................................................................................. 82
1.1.Về lí luận ............................................................................................................. 82
1.2. Về thực trạng ...................................................................................................... 82
1.3.Về các biện pháp ................................................................................................. 82
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 83

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................ 83

xi


2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang ............................................. 83
2.3. Đối với các trường phổ thông ............................................................................ 84
2.4. Đối với Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kiên Giang ..... 84
2.5. Đối với cha mẹ học sinh ..................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 85
I. Tài liệu trong nước ................................................................................................. 85
1.1. Tổ chức ............................................................................................................... 85
1.2. Cá nhân............................................................................................................... 85
II. Tài liệu tiếng nước ngoài ...................................................................................... 87
PHỤC LỤC ............................................................................................................. 86

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

CMHS

: Cha mẹ học sinh

CNH, HĐH


: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CBQL

: Cán bộ quản lý

ĐH

: Đại học

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

ĐTB

: Điểm trung bình

ĐT

: Đào tạo

GD

: Giáo dục

GDHN

: Giáo dục hướng nghiệp


GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

THPT

: Trung học phổ thông

XH

: Xã hội

XH

: Xếp hạng

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1


TRANG
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ

35

huynh và học sinh về tầm quan trọng của GDHN
Bảng 2.2

Thực trạng nội dung GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn

38

Trung Trực, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.3

Thực trạng hình thức GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn

41

Trung Trực, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.4

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN cho HS tại trường

45

THPT Nguyễn Trung Trực
Bảng 3.1


Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp GDHN cho HS
trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang theo đánh giá của CBQL và GV được khảo sát

xiv

74


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền tảng vững chắc nhất của tuổi trẻ khi bước vào đời, đó là nghề nghiệp. Nghề
nghiệp không vững chắc, không phù hợp với khả năng của bản thân mình như ngơi nhà
chắp vá, tạm bợ và sẽ dễ dàng bị sụp đổ trước những biến cố của cuộc đời. Do đó, điều
quan trọng khơng nằm ở nghề gì, kiếm được nhiều tiền hay khơng, có tạo dựng được
danh tiếng hay khơng, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay khơng.
Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới
thành cơng. Vì thế, chọn nghề là yếu tố quyết định cho tương lai bền vững.
Giáo dục phổ thông là nền tảng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, vì
giai đoạn này là chuyển tiếp từ một học sinh đang theo học ở Nhà trường phổ thông thành
những công dân thực thụ của xã hội hoặc là sinh viên, học viên… hay có thể là nguồn lao
động chính của gia đình và xã hội. Do đó, cơng tác hướng nghiệp là bộ phận quan trọng
và thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết góp phần tích cực và có hiệu
quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp. Và cơng tác
này nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển
của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân.
Giáo dục có sứ mạng giúp con người phát huy tất cả mọi tiềm năng và tất cả mọi
tiềm lực sáng tạo. Bước vào giai đoạn mới đòi hỏi mỗi người một năng lực tự chủ và xét
đốn cao hơn, gắn bó với sự tăng cường trách nhiệm cá nhân. Một trong những mục tiêu
của nền giáo dục các nước phát triển là bồi dưỡng cho con người có tinh thần khai phá,

năng lực tự mưu sinh để trở thành con người tự lực, thích ứng với sự biến đổi của xã hội.
Vì vậy, việc giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho thế hệ trẻ là vấn đề quan trọng, có ý
nghĩa xã hội (XH) sâu sắc.
Tuy nhiên, trong XH lâu nay vẫn tồn tại cách nghĩ, chỉ vào đại học mới có danh
tiếng. Trong khi nhu cầu nguồn nhân lực không chỉ cần đến “thầy” mà còn rất cần cả
“thợ”. Hơn 30 năm qua, hệ thống giáo dục nước ta phát triển mạnh và đạt được những
thành tựu ở tất cả các cấp học, từ mầm non đến đại học. Nhưng việc giúp HS có những

1


hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở
thích cá nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu XH thì cịn khá nhiều bất cập và
hạn chế. Bởi vì, khơng ít học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp theo trào lưu chung của xã
hội. Việc này không chỉ khiến học sinh đó lãng phí thời gian, cơng sức, tiền của mà còn
gây nên sự mất cân bằng trong xã hội, một số ngành nghề dư thừa lao động, trong khi
một số ngành nghề khác thì thiếu người lao động trầm trọng. Giáo dục hướng nghiệp hiện
nay vẫn chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, cịn
có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội,
học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn
nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Giáo dục hướng
nghiệp cho HS trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Giáo dục học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề giáo dục hướng nghiệp (GDHN)
cho HS Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, đề xuất các biện pháp GDHN cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực
thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục HS tại trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tìm những biện pháp hiệu quả để hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS tại
trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang ngày một nâng cao và
có chất lượng hơn.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình chọn nghề HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức, đánh
giá bản thân, thiếu hiểu biết về ngành, nghề và ra quyết định chọn ngành, nghề. Vì vậy có
thể GDHN cho HS THPT phù hợp với mục tiêu, nội dung là vấn đề cần thiết và cấp bách
nhất trong giai đoạn hiện nay, góp phần quan trọng vào chủ trương phân luồng sau THPT.

2


Thơng qua đó trợ giúp HS giải quyết được những khó khăn trong q trình chọn nghề
góp phần nâng cao hiệu quả GDHN ở THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDHN cho HS THPT.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn
Trung Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5.3. Đề xuất biện pháp GDHN cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn: Đề tài tập trung tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá,
Tỉnh Kiên Giang và thời gian là năm học 2016 -2017.
6.2. Phạm vi ngiên cứu: HS, CBQL, GV chủ nhiệm, phụ huynh HS (300 người, bao
gồm: 50 CBQL và GV (4 CBQL trường và 46 GV chủ nhiệm và GV bộ môn), 200 HS lớp
12, 50 CMHS). Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát về nội dung và hình
thức GDHN cho HS tại trường THPT.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp đọc và phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Dành cho 300 người (CBQL, GV, HS,
CMHS) để làm rõ thực trạng GDHN và các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN tại trường
THPT Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Dành cho 2 CBQL, 4 GV, 4 HS, 4 CMHS để
làm rõ các thông tin định lượng thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động GDHN cho HS tại trường
THPT Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang để làm rõ thêm thực
trạng GDHN.

3


7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Dành cho CBQL và GV có kinh nghiệm về cơng
tác GDHN để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu nhận được.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động GDHN cho HS THPT.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đánh giá được thực trạng GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn Trung
Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng
cao hiệu quả GDHN cho HS tại Trường.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ

lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về GDHN cho HS THPT.
Chương 2: Thực trạng GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Biện pháp GDHN cho HS tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành
phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

4


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác GDHN hay hướng nghiệp để định hướng phân luồng HS sau THPT không
phải là một vấn đề mới mẻ gì, mà đã được thế giới khẳng định là một việc rất cần thiết
nhằm để có được nguồn nhân lực dồi dào, nếu phân bổ, sử dụng hợp lý thì hiệu quả về kinh
tế và ý nghĩa về XH là vơ cùng to lớn. Đã có nhiều quốc gia như Liên Bang Nga, Pháp,
Đức, Anh và nhiều quốc gia khác đã thực hiện khá thành công đối với công tác này.
1.1.1. Trên thế giới
Công tác GDHN ở các nước trên thế giới đã ra đời từ rất sớm. Cùng với sự phát
triển nhanh, đa dạng của hệ thống những ngành nghề thì nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học của các nhà khoa học, các nhà GD đã tập trung nhiều vào lĩnh vực GDHN. Quá
trình GD và ĐT thế hệ trẻ thành lực lượng lao động kỹ thuật là quá trình liên tục với
nhiều thành tố của kiến thức, kỹ năng và thái độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện và hài hòa.
Quan điểm chọn nghề là một trong những biểu hiện quan trọng phản ánh nhân cách
của mỗi người, là một trong những quyết định xu hướng phát triển của người đó trong
tương lai. Quyền tự do chọn nghề và việc lựa chọn ngành nghề là một việc rất quan trọng

trong cuộc sống con người. Do vậy việc lựa chọn nghề cần đắn đo suy nghĩ và đó là trách
nhiệm đầu tiên của thanh niên khi bước vào đời.
Những mặt tích cực của công tác GDHN của các nước đạt được đó là:
Năm 1848, ở Pháp xuất bản cuốn “Hướng dẫn chọn nghề” đầu tiên. Nội dung cuốn
sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển công nghiệp và
việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp [24]. Năm 1909,
Frank Parsons bàn đến hướng nghiệp cho HS cần phải dựa trên năng lực, năng khiếu, hứng
thú, sở thích của cá nhân [25]; Từ năm 1918 đến 1939, N.K.Krupskaia có nhiều bài viết

5


khẳng định hiệu quả lao động phần lớn phụ thuộc vào sự phù hợp của con người đối với
nghề nghiệp [25, Tr.9]. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến các hình thức, phương
thức hướng nghiệp trong nhà trường bao gồm: - Năm 1986, các tác giả H.Frankiewiez;
Bernd Rothe; U.Viets; B.Germer, D. Marschneider đã đưa ra các phương thức: “Phối
hợp, cộng tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp và các trường phổ thông
trong việc lập kế hoạch thực tập cho HS THPT” [18]; Các tác giả R.Oberliesen, H.Keim,
M.Schumann, G.Duismann đã có những cơng trình nghiên cứu về phương thức tổ chức
cho HS phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, họ
đã khẳng định: “Hoạt động dạy học, lao động – kĩ thuật – kinh tế không chỉ mang tính
quan trọng đối với các mơn khoa học khác, mà còn là bộ phận cấu thành cơ bản của giáo
dục THPT… bởi vì nó đã tạo điều kiện cho HS phát triển thành những con người trưởng
thành trong cuộc sống lao động – xã hội” [2]. Năm 1996, tác giả Schmidt, J.J [20] và năm
1998, Roger D. Herring [26] khuyến khích các GV phối hợp định hướng nghề cho HS
thông qua những bài giảng hàng ngày trên lớp; Tổ chức hoạt động tập thể hoặc các sự
kiện đặc biệt như đi dã ngoại, lựa chọn sách, phim, clip, và các phương tiện đại chúng
khác. Với HS trung học, có nhiều chương trình sự kiện đặc biệt về nghề sẽ giúp HS hiểu
được mối tương tác giữa những trải nghiệm của bản thân với những ước mơ, khát vọng
thành công trong tương lai. Các tác giả này đã khái quát mục tiêu hướng nghiệp cho từng

cấp học và những cách thức để tiến hành những mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra mối quan
hệ giữa định hướng nghề và tham vấn nghề, các thành phần tạo nên mơ hình GDHN hiệu
quả. Các tác giả Morgan và Hart (1977) nhấn mạnh vai trò của GDHN trong nhà trường
đã khẳng định GDHN trong nhà trường cần phải khuyến khích HS suy nghĩ về bản thân
mình và về thế giới cơng việc; yêu cầu HS cần có kiến thức, hiểu biết và kĩ năng trong
quá trình chọn nghề trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp thông minh [26]. Như vậy:
Hướng nghiệp và GDHN đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu
về hướng nghiệp, GDHN đều khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên,
HS Là giúp các em chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, khuyến
khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản xuất, tham quan, thực tập
ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của HS về nghề.

6


1.1.2. Tại Việt Nam
Theo dân gian Việt Nam, ông cha ta đã từng căn dặn “Nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”. Nghệ tinh là tinh thông nghề. Mỗi người phải thông thạo một nghề. Khi đã tinh
thơng nghề nghiệp đó rồi thì bản thân người đó sẽ được sung sướng, giá trị tinh thần đó
sẽ được lên cao (thân vinh). Là người, khi ra đời ai cũng phải có một nghề để kiếm sống,
để tự lo cho bản thân, cho gia đình. "Nghề" bao trùm cả nghề lao động chân tay và
nghề lao động trí óc. Nhưng củng có một mục đích chung là "tinh thơng" nghề nghiệp ấy.
Phải có tinh thơng thì ta mới làm việc có năng suất cao, hiệu quả tốt, lợi nhuận lớn. Từ đó
mọi người mới cảm phục, kính u và ta có được cuộc sống sung sướng. Muốn được như
vậy ta phải biết quý mến nghề, luôn trau dồi học hỏi để nghề ấy càng ngày tinh xảo hơn.
Hay tục ngữ có câu nói “Một nghề cho chín cịn hơn chín nghề”. Ngày nay, thực tế
cho thấy nghề nghiệp nào trong cuộc sống cũng đều đáng quý, nếu như chúng ta làm
nghề nghiệp đó bằng tất cả tình yêu, sự hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp. Nếu chọn nhiều
nghề, chúng ta sẽ khơng có đủ sự kiên tâm, sức lực và kĩ năng để thực hiên tốt. "Một
nghề" có chất lượng cịn hơn số lượng "chín nghề".

“Một nghề thì sống đống nghề thì chết” câu thành ngữ ý nói một nghề mà giỏi thì
thành đạt, một nghề mà chắc chắn thì sống, đừng có hời hợt, nghề gì cũng biết nhưng
khơng chun một nghề gì thì sẽ đổ vỡ khơng thành.
Mặc dù khơng phải là những cơng trình đồ sộ, những tuyệt tác nhân loại, nhưng
những kinh nghiệm của ông cha để lại là tài sản vô giá mà ngày nay chúng ta phải tốn thật
nhiều giấy mực để có thể giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho tuổi trẻ của mình. Khi lựa
chọn ngành nghề thì phải đúng sở thích và sở trường, khơng thể chạy theo xu hướng của
nhóm bạn, khơng phải chạy theo thị hiếu tầm thường và ngắn hạn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác GDHN trong trường
phổ thông và sử dụng hợp lý HS ra trường. Tại Việt Nam, công tác GDHN đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo thực hiện từ rất sớm. Ngày 19/03/1981, Hội đồng
Chính phủ đã ra quyết định số 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông
và việc sử dụng HS các cấp tốt nghiệp ra trường. Đây là quyết định đầu tiên và đã định

7


hướng con đường GDHN cho HS trong trường phổ thông, mở ra bước phát triển mới cho
nền GD phổ thông nước nhà.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua, ở trường phổ thông chúng ta chỉ chú trọng nhiều
vào việc nâng cao chất lượng dạy học các mơn văn hóa. Việc GDHN, dạy HS kiến thức,
kỹ năng thực hành, kỹ năng sống và làm việc luôn bị xem nhẹ. Để khắc phục vấn đề này,
trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã liên tục
định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông như:
Trong nghị quyết Số: 29 NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tào, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã khẳng định: “Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,

ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây
dựng chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh
có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu
phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và
chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020” [3, tr.4].
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản về GD của Nghị quyết số 29 của Đảng,
tại mục a, khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã
chỉ rõ “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời” [4, tr.1]

8


Song song đó ngày 09/6/2014 Chính phủ đã có Nghị quyết số 44NQ/CP ban hành
chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã chỉ rõ: “Rà
sốt, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu
về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn xã hội theo
hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết
xã hội. Triển khai cơ chế phối hợp giữa các trường bảo đảm chất lượng, thống nhất
chương trình, giáo trình theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo. Phát triển các
chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành,
nghề của xã hội” [3, tr.4]
Sau đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng chương trình hành động Số: 2653/QĐBGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2014, Ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục
triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tại

mục 2, điểm d phần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân đã chỉ rõ: “Bộ Giáo dục và
Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện đề án triển khai
phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; thống nhất việc quản lý
các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; hoàn thiện Luật Giáo dục nghề
nghiệp” [2, tr.2].
Luật GD Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), điểm 4, điều 27 quy định
mục tiêu của GD phổ thông là “GD THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết
quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về
kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lực chọn hướng
phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
[5, tr.21-22].
Bên cạnh đó, theo thống kê và phân tích của tác giả Trương Thị Hoa trong luận án tiến
sỹ của mình cho thấy [20]:
Những năm 60 của thế kỉ XX, ở Việt Nam, lí luận và thực tiễn hướng nghiệp được
bắt đầu phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn hướng nghiệp
của Liên Xơ (cũ). Thời kì đầu, quan niệm hướng nghiệp đi đôi với giáo dục lao động, để

9


định hướng nghề nghiệp cho HS trước hết cần giáo dục cho HS thái độ sẵn sàng bước
vào các hoạt động nghề nghiệp.
Năm 1985 – 1987: Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo, Trần Đức Xước, Nguyễn Thế
Quảng, Nguyễn Phúc Chỉnh đi sâu nghiên cứu việc tiến hành công tác GDHN trong các
trường phổ thơng và đề cập đến các hình thức GDHN, dạy nghề trong trường phổ thông.
Từ năm 2003- 2010, khái quát các kinh nghiệm hướng nghiệp của một số nước trên
trên giới, có những đánh giá về cơng tác hướng nghiệp cho HS ở trường phổ thông và đã
đưa ra những giải pháp về công tác GDHN ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 có các tác
giả Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Lưu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ, và
sau này có Nguyễn Văn Lê, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân. Các tác giả

này đã đút rút nhiều hướng để có thể giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong thời kỳ
hội nhập.
Các luận án của các tác giả Nguyễn Thị Nhung (2009): “Biện pháp tổ chức hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cho HS trung học phổ thông miền núi Tây Bắc” [20]; Bùi Việt Phú
(2009): “Tổ chức GDHN cho HS trung học phổ thơng theo tinh thần xã hội hóa”; Phạm
Văn Khanh (2012): “GDHN trong dạy học các môn học khoa học tự nhiên ở trường trung
học phổ thông KV Nam Trung Bộ” đã tập trung nghiên cứu những giải pháp để nâng cao
chất lượng GDHN trong nhà trường phổ thông theo các hướng khác nhau.
Những cơng trình trên đều khái qt được các con đường GDHN và đã chỉ ra được
những đặc trưng cơ bản của các con đường đó.
Như vậy, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về
hướng nghiệp và GDHN, đã khái quát mục tiêu, nội dung, con đường hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thơng. Khẳng định vị trí và vai trị của hướng nghiệp và GDHN trong nhà
trường THPT. Chính các nghiên cứu của các tác giả trên là cơ sở lí luận, thực tiễn cho việc
thực hiện GDHN trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Các nhà GDH Việt Nam quan niệm: GDHN là một hoạt động của các tập thể sư
phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục
đích giúp HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với

10


nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục
– học tập trong nhà trường.
Các tác giả như Trần Trọng Thủy (1978), Phạm Tất Dong (1984), Nguyễn Trọng Bảo
(1985), Nguyễn Ngọc Quang (1989), Phạm Huy Thụ (1996), Đặng Danh Ánh; Nguyễn
Minh Đường; Hà Thế Truyền; Phùng Đình Mẫn (2005) đã đưa ra rất nhiều quan niệm khác
nhau về GDHN. Tuy nhiên các tác giả đều thống nhất GDHN là một hệ thống các biện
pháp tác động nhằm giúp HS chọn nghề phù hợp. Cụ thể:
Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo (1985), Phùng Đình Mẫn (2005): GDHN là một hệ

thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế
hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào
lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về GDHN của các nhà khoa học, dù ở khía
cạnh nào thì các quan niệm trên cũng đã nhấn mạnh đến những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, GDHN là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó
nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi
vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần, đồng thời giúp HS chọn
nghề phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội.
Thứ hai, GDHN là một hệ thống các biện pháp tác động: các biện pháp tâm lý học,
sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để GDHN cho HS.
Thứ ba, trong nhà trường phổ thông, GDHN vừa là hoạt động dạy của GV, là công
việc của tập thể sư phạm vừa là hoạt động học của HS, HS lĩnh hội được những thông tin
về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề … và kết quả cuối cùng của
GDHN là HS chọn được nghề phù hợp. Trên cơ sở các quan niệm trên, theo chúng tôi:
GDHN là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà
trường đóng vai trị chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề
cho HS trên cơ sở đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị
của bản thân, phù hợp với điều kiện hồn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của
xã hội. Như vậy, các quan niệm trên cho thấy GDHN được thực hiện thông qua rất nhiều

11


hoạt động, nhiều con đường khác nhau, với các mục tiêu và nội dung khác nhau nhưng
đều hướng đến mục tiêu chung là giúp HS chọn được nghề phù hợp.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm hướng nghiệp
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thông dụng, hướng nghiệp được hiểu theo hai khía
cạnh [38]:

Thứ nhất, tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác: Công tác hướng
nghiệp cho thanh niên HS;
Thứ hai, giáo dục có định hướng: Trường hướng nghiệp. Hướng nghiệp thường được
hiểu trên hai bình diện: bình diện xã hội và bình diện trường phổ thơng.
Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của xã
hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được
nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp
ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng
nghiệp là cơng việc mà tồn xã hội có trách nhiệm tham gia. Trong những điều kiện lý
tưởng, thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp thường xuyên bằng nhiều hình thức. Nếu
xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hóa, truyền hình, đài phát thanh, thư viện… vào
cơng tác hướng nghiệp thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với các em sẽ rất to lớn.
Trên bình diện trường phổ thơng, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò.
Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của
tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp
các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực,
hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.
Tóm lại, hướng nghiệp trong trường phổ thơng được thể hiện như một hệ thống tác
động sư phạm nhằm làm cho HS chọn được nghề một cách hợp lý. Hướng nghiệp là một
trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Qua đó, mỗi HS phải lĩnh hội được
những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải
nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự

12


đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm – sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu
của nghề đang đặt ra cho người lao động.
Như vậy, hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát

triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa
mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ
địa phương và quốc gia.
1.2.2. Khái niệm giáo dục
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập
theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường
diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học [38].
1.2.3. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
GDHN có vai trị quan trọng trong việc giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản
về nghề nghiệp và phát huy được tính chủ động, sự tự tin khi lựa chọn nghề nghiệp cho
tương lai, giúp các em linh hoạt và năng động trước sự phức tạp của nền kinh tế thị
trường. GDHN phải đem lại cho HS kinh nghiệm tìm hiểu thơng tin nghề nghiệp, củng cố
các quan điểm lao động, thái độ sẵn sàng đi vào cuộc sống, định hướng giá trị nghề
nghiệp, hình thành ở các em động cơ đúng đắn trong tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.
Giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề
nghiệp cho HS, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho HS đi
vào những lĩnh vực mà xã hội đang có u cầu. Trên bình diện trường Trung học, hướng
nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là
hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên,
tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết
định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản
thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.
GDHN có ba nhiệm vụ là định hướng nghề nghiệp, tư vấn chọn nghề và tuyển chọn
nghề. Ba nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thơng có mối quan hệ
gắn bó hữu cơ với nhau. GDHN là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc

13



đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác
định những mong muốn và năng lực của mình thơng qua thơng tin và tư vấn về thực tế
thế giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và
nhu cầu trong đào tạo. Trong nhà trường phổ thông, thực chất công tác GDHN cho HS là
quá trình GD nhằm điều chỉnh động cơ hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải
quyết mối quan hệ giữa cá nhân với XH, giữa cá nhân với nghề, GD sự lựa chọn nghề
nghiệp một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề
nghiệp và đạt năng suất cao. Bên cạnh đó, GDHN phải giúp HS có được hướng giải
quyết vấn đề và đối mặt với những ước mơ không thực hiện được.
Như vậy, theo Phạm Viết Vượng, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động định hướng
nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp
với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội [28, tr. 322].
1.2.4. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Theo từ điển Lạc Việt, học sinh là người theo học ở trường [38].
Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc
thiếu nhi trong độ tuổi đi học (6-18 tuổi) đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ
sở hoặc trung học phổ thông [36]. Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình
và nhà trường, vì vậy thơng thường học sinh được tạo điều kiện đi học ở gần nhà. Học
sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định
hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.
Nói tóm lại, từ những cách nhận thức đó, ta có thể hiểu học sinh THPT là những người
đang theo học chương trình giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo dục THPT.
1.3. Các vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thơng
1.3.1. Nhiệm vụ, vai trị của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
a) Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp
GDHN cho HS phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn
nhân lực. GDHN có các nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ đầu tiên, là qua GDHN các em được làm quen với những nghề cơ bản
trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần


14


thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Nhiệm vụ này được thể hiện trong suốt
những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó giúp các em có điều kiện tìm hiểu
nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phương). Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các
bạn trẻ trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất,
thái độ đối với nghề như thế nào là đúng, v.v.. Đồng thời, HS còn phải biết những yêu cầu
tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề v.v…
Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất là hình thành ở HS những biểu tượng đúng đắn về những
nghề cần phát triển.
Nhiệm vụ thứ hai, là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp: trong quá trình tìm
hiểu nghề, ở HS sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em HS này thích nơng
nghiệp, em khác thích cơng nghiệp, có em lại chỉ chú ý đến nghệ thuật, v.v.. Người làm
hướng nghiệp sẽ hướng dẫn sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những
đặc điểm, những điều kiện, những hồn cảnh riêng của từng em một.
Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề. Vì vậy,
hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con
người. Ở một số nước, người ta đề ra ngun tắc: Khơng bố trí vào nghề nếu khơng có
hứng thú với nghề. Trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cũng như quan điểm tâm lý học,
nguyên tắc đó là đúng.
Song việc giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa đối với sự hình
thành và phát triển hứng thú. Trong xã hội, khơng ít nghề ở ngồi sự định hướng của HS.
Nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những HS đã dứt khoát chọn
nghề ấy, và cảm thấy thoải mái hoặc hài lịng với sự lựa chọn của mình, từ đó nảy nở
hứng thú với nghề.
Nhiệm vụ thứ ba, là giúp HS hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng: Người ta
chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chun mơn thực sự, đóng góp
được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình. Xét đến cùng, ai cũng muốn có
năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động nghề nghiệp. mặt khác, nghề nghiệp cũng

không chấp nhận những người thiếu năng lực. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải
tạo điều kiện sao cho HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có.

15


×